Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ TƯ

Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh


PHẨM CÚ NGHĨA THỨ MƯỜI HAI

            Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Thế nào là Bồ-Tát cú nghĩa?"
            Ðức Phật nói: "Này Tu Bồ Ðề! Không cú nghĩa là Bồ-Tát cú nghĩa.
            Tại sao vậy? Vì vô thượng bồ đề không có nghĩa xứ cũng không có ngã, thế nên không cú nghĩa là Bồ-Tát cú nghĩa.
            Ví như chim bay trong hư không chẳng có dấu tích, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Ví như những sự thấy trong giấc mộng không chỗ có, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Ví như ảo thuật dương diệm ảnh hưởng biến hóa đều không có thiệt nghĩa, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Ví như pháp-như pháp-tánh pháp-tướng pháp-vị và thiệt tế không có nghĩa, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Ví như sắc thọ tưởng hành thức của ảo nhơn không có nghĩa, đại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Ví như lục căn lục trần lục thức của ảo nhơn không có nghĩa, ví như nhãn xúc nhơn duyên sanh thọ nhẫn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ của ảo nhơn không có nghĩa, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như lúc ảo nhơn thật hành nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không chẳng có nghĩa, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như lúc ảo nhơn thật hành tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộng không có nghĩa, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác, sắc thọ tưởng hành thức không có nghĩa vì ngũ uẩn đây không có vậy, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như đức Phật, nhãn đến ý, sắc đến pháp, nhãn xúc đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ đều không xứ sở, đại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như đức Phật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến pháp bất cộng đều không xứ-sở, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như trong tánh hữu vi không tánh nghĩa vô vi, trong tánh vô vi không tánh nghĩa hữu vi, đại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như bất sanh bất diệt không xứ-sở, như bất tác bất xuất bất đắc bất cấu bất tịnh đều không xứ-sở, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Vì pháp gì bất sanh bất diệt nên không xứ-sở? Vì pháp gì bất tác bất xuất bất đắc bất cấu bất tịnh nên không xứ sở?
            Ðức Phật nói: "Này Tu Bồ Ðề! Vì ngũ uẩn thập nhị xứ thập bát giới đều bất sanh bất diệt nhẫn đến bất cấu bất tịnh nên không xứ-sở. Vì tứ niệm xứ đến pháp bất cộng đều bất sanh bất diệt nhẫn đến bất cấu bất tịnh nên không xứ-sở.
            Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Này Tu Bồ Ðề! Như nơi tứ niệm xứ đến pháp bất cộng, tịnh nghĩa rốt ráo bất khả đắc, đại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như trong tịnh, ngã nhẫn đến tri giả kiến giả đều bất khả đắc, vì ngã đến kiến giả đều không chỗ có vậy. Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Này Tu Bồ Ðề! Ví như lúc mặt nhựt mọc lên thời không có tối tăm. Ðại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như thời kỳ kiếp thiêu không có tất cả vật. Ðại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như trong Phật giới không có phá giới. Ðại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như trong Phật định không có loạn tâm, trong Phật huệ không có ngu si, trong Phật giải thoát không có chẳng gải thoát, trong Phật giải thoát tri kiến không có chẳng giãải thoát tri kiến. Ðại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát uc1 nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Như trong Phật quang thời nguyệt-quang-nhựt-quang không hiện, như trong Phật-quang-thời quang minh của chư thiên cõi dục cõi sắc đều không hiện. Ðại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.
            Tại sao vậy? Vì vô thượng bồ đề cùng Bồ-Tát và Bồ Tát cú nghĩa, tất cả pháp đây đều chẳng hiệp chẳng tan không sắc không hình không đối là nhứt thướng, chính là vô tướng.
            Này Tu Bồ Ðề! Vô-ngại-tướng trong tất cả pháp đây, đại Bồ-Tát phải nên học cũng phải nên biết.
            Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Những gì là tất cả pháp? Thế nào là vô ngại tướng trong tất cả pháp mà phải học phải biết?
            Ðức Phật nói: "Này Tu Bồ Ðề! Tất cả pháp là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng. Ðây gọi là tất cả pháp, trong tất cả pháp vô ngại tướng đây, đại Bồ-Tát phải học phải biết.
            Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Những gì là pháp thiện thế gian nhẫn đến những gì là pháp bất cộng?
            Ðức Phật nói: "Này Tu Bồ Ðề! Pháp thiện thế gian là hiếu thuận với cha mẹ, cúng dường sa môn bà la môn, kính thờ bực tôn trưởng, chỗ phước bố thí, chỗ phước trì giới, chỗ phước tu thiền định, chỗ phước khuyến đạo, phương tiện sanh phước đức, thập thiện đạo thế gian, quán tưởng chín tướng bất tịnh: Tướng xanh, tướng sình, tướng máu, tướng nứt, tướng nhũn bấy, tướng bị ăn, tướng tan rã, tướng xương, tướng thiêu, tứ thiền tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, niệm thiện, niệm hơi thở, niệm thân thể, niệm chết. Ðây gọi là pháp thiện thế gian.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp bất thiện? Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ. lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lẫn, não hại, tà kiến, thập bất thiện đạo này gọi là pháp bất thiện.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp hữu ký? Pháp thiện hoặc pháp bất thiện gọi là pháp hữu ký?
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp vô ký? Vô ký thân nghiệp khẩu nghiệp ý nghiệp, vô ký tứ đại, vô ký ngũ-ấm-thập-nhị-nhập thân-bát-giới, vô ký báo, đây gọi là pháp vô ký.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp thế gian? Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là pháp thế gian.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp xuất thế gian? Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không giải thoát môn vô tướng giải thoát môn, vô tác giải thoát môn, vị tri dục tri căn, tri căn dĩ tri căn, hữu giác hữu quán tam muội, vô giác hữu quán tam muội, vô giác vô quán tam muội, bát bội xả, nội không đến vô pháp hữu pháp không, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, nhứt thiết trí, đây gọi là pháp xuất thế gian.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp hữu lậu? Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, lục chủng, lục xúc, lục thọ, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là pháp hữu lậu.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp vô lậu? Tứ niệm xứ nhẫn đến bất cộng pháp và nhứt thiết trí, đây gọi là pháp vô lậu.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp hữu vi? Nếu là pháp có sanh có trụ có diệt, dục giới sắc giới vô sắc giới, ngũ ấm nhẫn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ, tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộng và nhứt thiết trí, đây gọi là pháp hữu vi.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp vô vi? Nếu là pháp bất sanh bất trụ bất diệt, sạch tham sân si, pháp như pháp tánh pháp tướng pháp vị thiệt tế, đây gọi là pháp vô vi.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là cộng pháp. Tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là cộng pháp.
            Này Tu Bồ Ðề! Những gì là bất cộng pháp? Tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, đây gọi là bất cộng pháp.
            Này Tu Bồ Ðề! Ở trong những pháp tứ-tướng-không đây, đại Bồ-Tát chẳng nên chấp trước, vì bất động vậy. Ðại Bồ-Tát cũng phải biết tất cả pháp chẳng có hai tướng, vì bất động vậy.
            Ðây gọi là Bồ-Tát nghĩa.