Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ BẢY


Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM THẮNG XUẤT THỨ HAI MƯƠI HAI

            Ngài huệ mạng Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Ðại thừa và người đại thừa vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bạch đức Thế-Tôn! Ðại thừa này đông đẳng với hư không.
            Như hư không dung thọ vô lượng vô biê n a tăng kỳ chúng sanh. Cũng vậy đại thừa này dung thọ vô lượng vô biên a tăng kỳ chúng sanh.
            Ðại thừa này chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ dừng ở.
            Ðại thừa này chẳng thể được quá khứ, chẳng thể được vị lai, chẳng thể được hiện tại. Ba đời bình đẳng là đại thừa này.
            Do duyên cớ trên đây nên gọi là đại thừa.
            Ðức Phật nói: "Ðúng như vậy. Này Tu Bồ-Ðề! Ðại Bồ-Tát đại thừa là sáu ba la mật: đàn na ba la mật, thi la ba la mật, sằn đề ba la mật, tỳ lê gia ba la mật, thiền na ba la mật, Bát-Nhã ba la mật.
            Lại có đại Bồ-Tát đại thừa là tất cả đa la ni môn, tất cả tam muội môn. Như là thủ lăng nghiêm tam muội đến ly trước như hư không bất nhiễm tam muội.
            Lại có đại Bồ-Tát đại thừa là nội không đến vô pháp hữu pháp không.
            Lại có đại Bồ-Tát đại thừa là tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng.
            Này Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói đại thừa này vượt hơn tấtcả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu dục giới là có chơn thiệt chẳng hư vọng là đế lý chẳng điên đảo thường hằng chẳng hư hoại chẳng phải pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi dục giới hư vọng nhớ tưởng phân biệt hòa hiệp danh tự vân vân có tất cả tướng vô thường phá hoại là pháp không có. Thế nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu sắc giới và vô sắc giới là có chơn thiệt chẳng hư vọng là đế lý chẳng điên đảo thường hằng chẳng hư hoại chẳng phải pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi sắc giới và vô sắc giới hư vọng nhớ tưởng phân biệt hòa hiệp danh tự vân vân có tất cả tướng vô thường phá hoại là pháp không có. Thế nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu sắc uẫn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ là có chơn thiệt chẳng hư vọng là đế lý chẳng điên đảo thường hằng chẳng hư hoại chẳng phải pháp không có,thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và cư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi sắc uẩn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ hư vọng nhớ tưởng phân biệt hòa hiệp danh tự vân vân có tất cả tướng vô thường phá hoại là pháp không có, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu pháp tánh như thiệt tế bất khả tư nghì tánh là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi pháp tánh đến bất khả tư nghì tánh không có pháp chẳngÕ phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu Ðàn na ba la mật đến Bát Nhã ba la la mật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi đàn na ba la la mật đến bát nhã ba la mật không có pháp chẳng phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu nội không đến vô pháp hữu pháp không là pháp có mà chẳng là pháp không có thời đại thừa này không thể vượt qua tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi nội không đến vô pháp hữu pháp không không có pháp chẳng phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi tứ niệm xứ đến bất cộng pháp không có pháp chẳng phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu tánh nhơn pháp, bát nhơn pháp, tu đà hoàn pháp, tư đà hàm pháp, a na hàm pháp, a la hán pháp, Bích Chi Phật pháp và Phật pháp là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi tánh nhơn pháp đến Phật pháp không có pháp chẳng phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu bực Tánh Ðịa, bực Bát Nhơn, bực Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi bực Tánh Ðịa đến chư Phật không có pháp chẳng phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la không có pháp chẳng phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu đại Bồ-Tát từ lúc mới phát tâm đến lúc ngồi đạo tràng, những tâm trong khoảng trung gian đó là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại thừa này không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi những tâm trong khoảng trung gian từ lúc phát tâm đến lúc ngồi đạo tràng của đại Bồ-Tát không có pháp chẳng phải pháp, nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu như kim cang huệ của đại Bồ-Tát là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại Bồ-Tát này không thể biết được tất cả kiết sử và tập khí không có pháp chẳng phải pháp để được nhứt thiết chủng trí.
            Bỡi như kim cang huệ không có pháp chẳng phải pháp, nên đại Bồ-Tát biết được tất cả kiết sử và tập khí không có pháp chẳng phải pháp được nhứt thiết chủng trí. Thế nên đại thừa này vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu ba mươi hai tướng của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời oai đức của chư Phật chẳng thể chiếu sáng vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Bỡi ba mươi hai tướng không có pháp chẳng phải pháp, nên oai đức của chư Phật chiếu sáng vượt hơn tất cả thế gian và chư thiên nhơn a tu la.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu quang minh của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chẳng thể chiếu khắp hằng sa quốc độ.
            Bỡi quang minh của chư Phật không có pháp chẳng phải pháp, nên có thể chiếu khắp hằng sa quốc độ.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chư Phật chẳng thể dùng sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm ấy thấu đến khắp vô lượng a tăng kỳ quốc độ mười phương.
            Bỡi sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật không có pháp chẳng phải pháp, nên chư Phật có thể dùng âm thanh trang nghiêm ấy thấu đến khắp vô lượng a tăng kỳ quốc độ mười phương.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu pháp luân của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chư Phật không thể chuyển pháp luân mà tất cả Sa Môn Bà La Môn hoặc chư Thiên Vương Ma Vương Phạm Vương và tất cả thế gian chúng sanh đều chẳng chuyển được.
            Bỡi pháp luân của chư Phật không có pháp chẳng phải pháp, nên chư Phật có thể chuyển pháp luân mà tất cả Sa môn Bà la môn hoặc Trời ngưòi và tất cả chúng khác trong thế gian đều chẳng chuyển được.
            Này Tu Bồ Ðề! Chư Phật vì chúng sanh chuyển pháp luân. Nếu chúng sanh ấy là pháp thiệt có mà chẳng phải là pháp không có, thời không thể làm cho chúng sanh ấy ở nơi vô dư y Niết Bàn mà nhập Niết Bàn.
            Bỡi chư Phật vì chúng sanh chuyển pháp luân. Chúng sanh ấy không có pháp chẳng phải pháp, nên có thể làlm cho cúng sanh ấy ở trong Vô Dư Y Niết Bàn đã diệt độ, nay diệt độ, sẽ diệt độ.