|
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ
HAI MƯƠI BẢY
Hán
dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt
dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
-
PHẨM TỨ NHIẾP THỨ BẢY MƯƠI TÁM
-
(tiếp theo)
-
-
Ðức Phật
bảo ngài Tu Bồ Ðề:
-
Thế nào là
tứ vô sở úy?
-
Ðức Phật
nói lời thành thiệt rằng: Ta là người Nhứt thiết chánh trí. Nếu
có sa môn hay Bà la môn, hoặc chư Thiên, Ma vương, Phạm vương,
hoặc người nào bảo thiệt rằng pháp ấy c hẳng biết. Cũng chẳng
thấy nhẫn đến chút tướng sợ sệt. Vì thế nên ta được an ổn, được
không chỗ sợ, an trụ chỗ của bực thánh chúa, ở giữa đại chúng
như sư tử rống, hay chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả chúng
khác, hoặc sa môn hay Bà la môn, chư Thiên, Ma, Phạm thiệt chẳng
chuyển được. Ðây là sự vô úy thứ nhứt vậy. Ðức Phật nói lời
thành thiệt rằng: nơi ta tất cả tập lậu đã hết sạch. Nếu có sa
môn hay Bà la môn, hoặc chư Thiên hay Ma vương, Phạm vương, hoặc
những chúng khác như thiệt nói tập lậu ấy chẳng hết. Cũng chẳng
thấy, nhẫn đến có chúng tướng sợ sệt. Vì thế nên ta được an ổn
được không sợ sệt, an trụ chỗ của bực thánh chúa, ở giữa đại
chúng như sư tử rống hay chuyển pháp luân thanh tịnh, mà các sa
môn hay Bà la môn hoặc chư Thiên, Ma vương, Phạm vương, hoặc
những chúng khác thiệt chẳng chuyển được. Ðây là sự vô úy thứ
hai vậy.
-
Ðức Phật
nói lời thành thiệt rằng: ta nói đây là pháp chướng đạo. Nếu có
sa môn hay Bà la môn, hoặc chư Thiên hay Ma vương, Phạm vương,
hoặc những chúng sanh khác như thiệt nói thọ pháp ấy chẳng
chướng đạo. Cũng chẳng thấy nhẫn đến có chút tướng sợ sệt. Vì
thế nên ta được an ổn, được không sợ sệt, an trụ chỗ của bực
thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử rống hay chuyển pháp luân
thanh tịnh, mà các sa môn, Bà la môn hoặc chư Thiên, Ma vương,
hoặc những chúng khác thiệt chẳng chuyển được. Ðây là sự vô úy
thứ ba vậy.
-
Ðức Phật
nói lời thành thiệt rằng: thánh đạo của ta nói có thể ra khỏi
thế gian, thiệt hành theo đây có thể hết khổ. Nếu có sa môn hay
Bà la môn, hoặc chư Thiên, Ma vương, Phạm vương, hoặc những
chúng khác như thiệt nói thiệt hành đạo ấy chẳng hay ra khỏi thế
gian, chẳng hay hết khổ. Cũng chẳng thấy nhẫn đến có chút tướng
sợ sệt. Vì thế nên ta được an ổn, được không sợ sệt, an trụ chỗ
của bực thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử rống hay chuyển
pháp luân thanh tịnh mà các sa môn, Ba la môn, hoặc chư Thiên,
Ma vương, Phạm vương, hoặc những chúng khác thiệt chẳng chuyển
được. Ðây là sự vô úy thứ tư vậy.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thế nào là bốn trí vô ngại?
-
Một là
nghĩa vô ngại trí. Hai là pháp vô ngại trí. Ba là từ vô ngại
trí. Bốn là nhạo thuyết vô ngại trí.
-
Trí huệ
duyên nơi nghĩa là nghĩa vô ngại trí.
-
Trí huệ
duyên nơi pháp là pháp vô ngại trí.
-
Trí huệ
duyên nơi ngôn từ là từ vô ngại trí.
-
Trí huệ
duyên nơi nhạo thuyết là nhạo thuyết vô ngại trí.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thế nào là mười tám pháp bất cộng?
-
Nơi chư
Phật: một là thân không lỗi, hai là miệng không lỗi, ba là niệm
không lỗi, bốn là không có tưởng dị biệt, năm là không có tâm
chẳng định, sáu là không có sự chẳng biết rồi mà bỏ, bảy là
nguyện dục không giảm, tám là tinh tiến không giảm, chín là niệm
không giảm, mười là huệ không giảm, mười một là giải thoát không
giảm, mười hai là giải thoát tri kiến không giảm, mười ba là
tấtcả thân nghiệp hành động theo trí huệ, mười bốn là tất cả
khẩu nghiệp hành động theo trí huệ, mười lăm là tất cả ý nghiệp
hành động theo trí huệ, mười sáu là trí huệ biết đời quá khứ vô
ngại, mười bảy là trí huệ biết đời vị lai vô ngại, mười tám là
trí huệ biết đời hiện tại vô ngại.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thế nào là ba mươi hai tướng?
-
Một, lòng
bàn chưn bằng phẳng. Hai, lòng bàn chưn lằn chỉ xoắn hình bánh
xe ngàn cộng. Ba, ngón tay và ngón chưn dài hơn người khác. Bốn,
tay và chưn dịu mềm hơn chỗ khác trên thân. Năm, gót chưn rộng
no đầy đẹp tốt. Sáu, các ngón tay ngón chưn có màn lưới mỏng
trong suốt liền nhau đẹp hơn người khác. Bảy, lưng bàn chưn cao
bằng đẹp tương xứng với gót chưn. Tám, bắp chưn thon đẹp như bắp
chưn của lộc vương. Chín, đứng thẳng hai tay rờ lên gối. Mười,
tướng âm ẩn kín như mã vương, tượng vương. Mười một, thân ngang
rộng như cội cây Ny câu lô. Mười hai, mỗi lỗ lông mọc một sợi
lông màu xanh dịu mềm xoắn về phía hữu. Mười ba, lông hướng lên
trên màu xanh dịu mềm mà xoắn về phía hữu. Mười bốn, thân màu
hoàng kim, màu đẹp hơn vàng Diêm Phù Ðàn. Mười lăm, ánh sáng từ
thân chiếu ra một trượng. Mười sáu, da mỏng mịn trơn chẳng dính
bụi, ruồi muỗi chẳng đậu được. Mười bảy, bảy chỗ trên thân no
đầy: hai lòng bàn chưn, hai lòng bàn tay, trên đầu hai vai và
giữa cổ. Mười tám, dưới hai nách no đầy. Mười chín, phần thân
trên như sư tử. Hai mươi, thân hình ngay thẳng. Hai mươi mốt,
vai tròn đẹp. Hai mươi hai, có bốn mươi cái răng. Hai mươi ba,
răng trắng bằng kín và chưn rất sây. Hai mươi bốn, bốn cái
răngnah rất trắng hơn cả và lớn. Hai mươi lăm, hai má vuông bầu
như má sư tử. Hai mươi sáu, trong yết hầu có hai chỗ rịn nước
tân dịch vị ngọt ngon trên hết các vị ngọt ngon nhứt. Hai mươi
bảy, lưỡi lớn mỏng mềm có thể che trùm đến tóc và tai. Hai mươi
tám, âm thanh trong trẻo vang xa như tiếng chim Ca lăng tần già.
Hai mươi chín, màu mắt sáng như vàng ròng. Ba mươi, lông nheo
như của ngưu vương. Ba mươi mốt, giữa chặn hai mày có lông
trắng mềm nhuyễn như bông. Ba mươi hai, xương thịt trên đỉnh đầu
vun thành búi.
-
Thân đức
Phật thành tựu đủ ba mươi hai tướng này ánh sáng chiếu khắp cõi
Ðại Thiên. Nên lúc muốn chiếu rộng thời chiều khắp vô lượng vô
số thế giới mười phương. Vì c húng sanh nên đức Phật thọ thân
ánh sáng một trượng. Nếu phóng vô lượng quang thời không có thời
tiết, năm tháng ngày giờ.
-
Âm thanh
của đức Phật vang khắp cõi Ðại Thiên Nếu lúc muốn lớn tiếng thì
vang khắp vô lượng vô số thế giới mười phương tùy theo số chúng
sanh nhiều ít, âm thanh của đức Phật đều khắp đến họ cả.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thế nào là tám mươi tùy hình hảo?
-
Một, đỉnh
đầu không thể thấy đến. Hai, mũi thẳng cao đẹp và lỗ kín. ba,
mày như vành trăng mới sanh mà màu ngọc lưu ly biếc. Bốn, vành
tai lớn dày. Năm, thân vóc vững chắc như Na la diên. Sáu, đầu
xương móc nhau như móc xích. Bảy, lúc xoay mình lại dạng như
tượng vương. Tám, lúc đi bàn chưn cách đất bốn tấc mà chỉ chưn
lại hiện trên đất. Chín, móng tay như màu đồng đỏ mỏng mà láng
bóng. Mười, xương gối cứng chắc tròn đẹp. Mười một, toàn thân
sạch sẽ. Mười hai, thân mềm dịu. Mười ba, thân chẳng cong. Mười
bốn, ngón tay dài vót tròn. Mười lăm, chỉ tay trang nghiêm. Mười
sáu, mạch máu ẩn sâu. Mười bảy, mắt cá chẳng lộ. Mười tám, thân
nhuần láng. Mười chín, thân tự giữ ngay đi chẳng xiên. Hai mươi,
thân đầy đủ. Hai mươi mốt, biết đầy đủ. Hai mươi hai, dung nghi
đầy đủ. Hai mươi ba, luôn an ổn không gì làm loạn động được. Hai
mươi bốn, oai chấn tất cả. Hai mươi lăm, tất cả đều thích nhìn.
Hai mươi sáu, khuôn mặt chẳng lớn dài. Hai mươi bảy, chánh dung
mạo chẳng đổi sắc. Hai mươi tám, khuôn mặt đầy đủ. Hai mươi
chín, môi đỏ màu như màu trái Tần bà. Ba mươi, âm thanh vẳng
sâu. Ba mươi mốt, lỗ rún sâu tròn đẹp. Ba mươi hai, lông xoắn về
phía hữu. Ba mươi ba, tay chưn đều bằng đầy. Ba mươi bốn, tay
chưn như ý. Ba mươi lăm, chỉ tay thẳng sáng. Ba mươi sáu, chỉ
tay dài. Ba mươi bảy, chỉ tay chẳng đứt. Ba mươi tám, tất cả
chúng sanh ác tâm khi nhìn thấy đều hòa vui. Ba mươi chín, gương
mặt rộng rất đẹp. Bốn mươi, gương mặt đầy sạch như mặt trăng.
Bốn m ươi mốt, tùy theo ý chúng sanh mà hòa vui cùng nói chuyện.
Bốn mươi hai, chưn lông ra hơi thơm. Bốn mươi ba, miệng ra hơi
thơm vô thượng. Bốn mươi bốn, nghi dung như sư tử. Bốn mươi lăm,
đi đứng như tượng vương. Bốn mươi sáu, cách đi như nga vương.
Bốn mươi bảy, đầu như trái Ma đà na. Bốn mươi tám, đầy đủ tất cả
âm thanh. Bốn mươi chín, răng bén. năm mươi, lưỡi màu đỏ. Năm
mươi mốt, lưỡi mỏng. Năm mươi hai, lông màu hồng. Năm mươi ba,
lông sạch sẽ. Năm mươi bốn, mắt rộng dài. Năm mươi lăm, cữa lỗ
đủ tướng. Năm mươi sáu, tay chưn trắng đỏ như màu hoa sen hồng.
Năm mươi bảy, rún chẳng lộ. Năm mươi tám, bụng chẳng lộ. Năm
mươi chín, bụng nhỏ. Sáu mươi, thân chẳng nghiêng động. Sáu mươi
mốt, thân vững nặng. Sáu mươi hai, thân phần lớn. Sáu mươi ba,
thân cao. Sáu mươi bốn, tay chưn dịu láng sạch sẽ. Sáu mươi lăm,
từ nơi thân ánh sáng chiếu ra một trượng. Sáu mươi sáu, ánh sáng
chiếu thân mà đi. Sáu mươi bảy, bình đẳng xem chúng sanh. Sáu
mươi tám, chẳng khinh chúng sanh. Sáu mươi chín, tùy theo chúng
sanh âm thanh chẳng hơn chẳng kém. Bảy mươi, thuyết pháp chẳng
chấp. Bảy mươi mốt, tùy theo ngữ ngôn của chúng sanh mà thuyết
pháp cho họ. Bảy mươi hai, phát âm đáp đúng các âm thanh. Bảy
mươi ba, thứ đệ có nhơn duyên thuyết pháp. Bảy mươi bốn, tất cả
chúng sanh không ai có thể nhìn xem hết những tướng trên thân
đức Phật. Bảy mươi lăm, người xem không nhàm chán. Bảy mươi sáu,
tóc dài đẹp. Bảy mươi bảy, tóc chẳng rối. Bảy mươi tám, tóc xoắn
đẹp. Bảy mươi chín, tóc màu như thanh châu. Tám mươi, tay chưn
có tướng phước đức.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thân của đức Phật thành tựu tám mươi tùy hình hảo như vậy.
-
Lại nữa,
này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát-Nhã ba la mật, đại Bồ-Tát giáo hóa
chúng sanh rằng: này thiện nam tử! Phải khéo học phân biệt các
chữ, cũng khéo biết một chữ nhẫn đến bốn mươi hai chữ. Tất cả
ngữ ngôn đều nhập tự môn đầu tiên. Tất cả ngữ ngôn cũng nhập tự
môn thứ hai, nhẫn đến tự môn thứ bốn mươi hai, tất cả ngữ ngôn
đều nhập trong đó. Một chữ đều nhập trong bốn mươi hai chữ. Bốn
mươi hai chữ cũng nhập trong một chữ.
-
Chúng sanh
phải khéo học bốn mươi hai chữ ấy. Khéo học bốn mươi hai chữ rồi
có thể khéo giảng thuyết tự pháp. Khéo giảng nói tự pháp rồi
khéo giảng nói vô tự pháp.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Như đức Phật khéo biết pháp, khéo biết tự, khéo biết vô tự.
Vì vô tự pháp mà nói tự pháp. Tại sao? Vì vượt qua tất cả danh
tự pháp nên gọi là Phật pháp.
-
Như vậy,
này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát dùng hai thứ bố thí nhiếp lấy chúng
sanh, đó là tài thí và pháp thí.
-
Ðây là việc
hi hữu khó theo kịp của Bồ-Tát.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thế nào là đại Bồ-Tát ái ngữ nhiếp lấy chúng sanh?
-
Ðại Bồ-Tát
dùng sáu ba la mật, vì chúng sanh thuyết pháp, bảo rằng: các
người thật hành sáu ba la mật nhiếp lấy tất cả thiện pháp.
-
Này Tu Bồ
Ðề ! Thế nào là đại Bồ-Tát lợi hành nhiếp lấy chúng sanh?
-
Ðại Bồ-Tát
luôn luôn giáo hóa chúng sanh, bảo họ thật hành sáu ba la mật.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thế nào là đại Bồ-Tát đồng sự nhiếp lấy chúng sanh?
-
Do dùng sức
sáu thứ thần thông, đại Bồ-Tát biến hoá nhiều cách vào trong sáu
loài cùng với chúng sanh đồng sự, rồi dùng bốn pháp nhiếp mà
nhiếp lấy họ.
-
Ngài Tu Bồ
Ðề thưa:
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu chúng sanh rốt ráo bất khả đắc, pháp cũng bất khả
đắc pháp tánh cũng bất khả đắc, vì rốt ráo không, vô thỉ không.
Ðại Bồ-Tát thế nào lúc hành Bát-Nhã ba la mật, hành Thiền ba la
mật, hành Tiến ba la mật, hành Nhẫn ba la mật, hành Giới ba la
mật, hành Thí ba la mật, lại hành tứ tihền, tứ vô lượng tâm, tứ
vô sắc định, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười tám không; lại hành
không, vô tướng và vô tác tam muội, bát bội xả, cửu thứ đệ
định,, lại hành Phật thập lực, tứ vô úy, bốn trí vô ngại, mười
tám pháp bất cộng, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo? Thế
nào lại an trụ báo đắc năm món thần thông mà vì chúng sanh
thuyết pháp; chúng sanh thiệt bất khả đắc vì chúng sanh bất khả
đắc vậy. Sáu ba la mật nhẫn đến tám mươi tùy hình hảo đều bất
khả đắc.
-
Trong những
bất khả đắc ấy, không có chúng sanh, không có sắc, nhẫn đến
không có tám mươi tùy hình hảo.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Thế nào đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật, vì chúng
sanh thuyết pháp?
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát lúc hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát còn bất
khả đắc, huống là có Bồ-Tát pháp!
-
Ðức Phật
bảo ngài Tu Bồ Ðề:
-
Ðúng như
vậy. Ðúng như lời ông nói. Vì chúng sanh bất khả đắc nên biết là
nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không,
đệ nhứt nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không,
vô thỉ không, tán không, chư pháp không, tánh không, tướng
không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp
hữu pháp không.
-
Vì chúng
sanh bất khả đắc nên biết là ngũ ấm không, thập nhị nhập không,
thập bát giới không, thập nhị nhơn duyên không, tứ đế không, ngã
chúng sanh thọ mạng đều không, sanh giả dưỡng giả, dục giả,
chúng số giả đều không, nhơn giả, tác giả sử, tác giả, đều
không, khởi giả, sử khởi giả, thọ giả, sử thọ giả, đều không,
tri giả kiến giả đều không.
-
Vì chúng
sanh bất khả đắc nên biết tứ thiền không, tứ vô lượng tâm không,
tứ vô sắc định không, nên biết ba mươi bảy pháp trợ đạo không,
không vô tướng vô tác đều không, bát bội xả không, cửu thứ đệ
định không.
-
Vìi chúng
sanh bất khả đắc nên biết Phật thập lực không, tứ vô úy không,
bốn trí vô ngại không, mười tám pháp bất cộng không. Nên biết
quả Tu Ðà Hoàn không, quả Tư Ðà Hàm không, quả A Na Hàm không,
quả A La Hán không, đạo Bích Chi Phật không. Nên biết Bồ-Tát địa
không, vô thượng bồ đề không.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Ðại Bồ-Tát thấy tất cả pháp không như vậy vì chúng sanh
thuyết pháp chẳng mất các tướng không.
-
Bồ-Tát này
lúc quán như vậy biết rõ tất cả pháp vô ngại. Biết tất cả pháp
vô ngại rồi chẳng phá hoại các pháp tướng, chẳng thấy khác chẳng
phân biệt, chỉ vì chúng sanh, thuyết pháp đúng như thiệt.
-
Ví như hóa
nhơn của đức Phật biến hóa ra, hóa nhơn này lại hóa ra vô lượng
ngàn trăm ức người, có người dạy bố thí, có người dạy trì giới,
nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ, có người dạy tứ
thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Ý ông nghĩ sao? Hóa nhơn của đức Phật biến hóa ra đó có phân
biệt phá hoại các pháp chăng?
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Hóa nhơn đó okhông có tâm không có sở, đâu có phân biệt
pháp hoại các pháp.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Vì thế nên phải biết đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật vì
chúng sanh mà thuyết pháp đúng chỗ đáng nói, đem chúng sanh ra
khỏi chỗ điên đảo, làm cho chúng sanh được đến chỗ an trụ, vì
pháp chẳng trói chẳng mở vậy.
-
Tại sao
vậy?
-
Này Tu Bồ
Ðề! Sắc chẳng trói chẳng mở. Thọ tưởng hành thức chẳng trói
chẳng mở.
-
Sắc không
trói không mở, chẳng phải sắc. Thọ tưởng hành thức không trói
không mở, chẳng phải thọ tưởng hành thức.
-
Tại sao? Vì
sắc rốt ráo thanh tịnh. Vì thọ tưởng hành thức nhẫn đến tất cả
pháp hoặc hữu vi hoặc vô vi cũng đều rốt ráo thanh tịnh.
-
Như vậy,
này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát vì chúng sanh thuyết pháp cũng chẳng có
được chúng sanh và tất cả pháp. Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.
-
Bồ-Tát vì
chẳng an trụ nơi pháp nên an trụ trong các pháp tướng, đó là sắc
không nhẫn đến pháp hữu vi pháp vô vi không.
-
Tại sao? Vì
sắc nhẫn đến pháp hữu vi pháp vô vi tự tánh bất khả đắc nên
không có chỗ an trụ. Pháp vô sở hữu chẳng an trụ pháp vô sở hữu.
Pháp tự tánh chẳng an trụ pháp tự tánh. Pháp tha tánh chẳng an
trụ pháp tha tánh.
-
Tại sao? Vì
tất cả pháp ấy đều bất khả đắc. Pháp bất khả đắc sẽ an trụ chỗ
nào?
-
Như vậy,
này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật, dùng các pháp
không ấy có thể thuyết pháp như vậy.
-
HÀnh
Bát-Nhã ba la mật như vậy, ở nơi chư Phật và hàng Thanh Văn,
Bích Chi Phật không có lỗi.
-
Tại sao?
Chư Phật, chư Bồ-Tát và Bích Chi Phật cùng A La Hán được pháp
này rồi vì chúng sanh thuyết pháp cũng chẳng chuyển các pháp
tướng. Vì như, pháp tánh, thiệt tế chẳng chuyển được vậy. Tại
sao? Vì các pháp không có tánh.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu pháp tánh, như, thiệt tế chẳng chuyển thì sắc cùng
pháp tánh có khác chăng? Sắc cùng với như và thiệt tế có khác
chăng. Thọ tưởng hành thức nhẫn đến pháp hữu vi pháp vô vi, pháp
thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu có khác
chăng?
-
Không. Này
Tu Bồ Ðề! Sắc chẳng khác pháp tánh, chẳng khác như, chẳng khác
thiệt tế. Thọ tưởng hành thức nhẫn đến hữu lậu vô lậu cũng
chẳng khác.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu sắc chẳng khác pháp tánh, chẳng khác như, chẳng
khác thiệt tế, thọ tưởng hành thức nhẫn đến hữu lậu, vô lậu,
chẳng khác thì làm sao phân biệt pháp ác có ác báo là địa ngục
ngạ quỷ súc sanh, pháp lành có báo lành là Người và Trời. Thế
nào phân biệt pháp ác thiện có báo ác thiện, pháp không ác không
thiện có báo không ác không thiện là quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến vô
thượng bồ đề.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Vì là thế đế nên phân biệt nói có quả báo, chẳng phải trong
đệ nhứt nghĩa đế. Trong đệ nhứt nghĩa đế chẳng thể nói nhơn
duyên quả báo. Tại sao? Ðệ nhứt nghĩa đế thiệt không có tướng,
không có phân biệt, cũng không có ngôn thuyết. Ðó là vì sắc nhẫn
đến pháp hữu lậu vô lậu bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh rốt
ráo không vô thỉ không vậy.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu do nơi thế đế mà phân biệt nói có quả báo chớ chẳng
phải đệ nhứt nghĩa đế, thì tất cả người phàm lẽ ra có quả Tu Ðà
Hoàn nhẫn đến vô thượng bồ đề?
-
Này Tu Bồ
Ðề! Ý của ông nghĩ thế nào? Người phàm có biết là thế đế có biết
là đệ nhứt nghĩa đế chăng? Nếu biết, thì người phàm ấy lẽ ra đã
là quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến vô thượng bồ đề.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Bỡi người phàm thiệt chẳng biết thế đế, chẳng biết đệ nhứt
nghĩa đế, chẳng biết đạo, chẳng biết phân biệt đạo quả thì làm
sao có được các quả.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thánh nhơn biết thế đế, biết đệ nhứt nghĩa đế, có đạo, có tu
đạo, thế nến thánh nhơn sai biệt có các quả.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Tu đạo được quả chăng?
-
Không. Này
Tu Bồ Ðề! Tu đạo chẳng được quả, chẳng tu đạo cũng chẳng được
quả, cũng chẳng rời lìa đạo được quả, cũng chẳng an trụ trong
đạo được quả.
-
Như vậy,
này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát-Nhã ba la mật, đại Bồ-Tát vì chúng
sanh mà phân biệt các quả, cũng chẳng phân biệt là tánh hữu vi
tánh vô vi.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu chẳng phân biệt tánh hữu vi tánh vô vi mà được các
quả, tại sao đức Phật lại nói vì kiết sử tam giới hết nên gọi là
quả Tu Ðà Hoàn, vì tham sân si mỏng nên gọi là quả Tư Ðà Hàm, vì
tham sân si mạn nghi cõi dục hết nên g ọi là quả A Na Hàm, vì
tham sân si mạn nghi cõi sắc, vô sắc hết nên gọi là quả A La
Hán, bao nhiêu pháp tập nhơn đều diệt tan thì gọi là Bích Chi
Phật đạo, vì tất cả tập chủng phiền não dứt hẳn nên gọi là vô
thượng bồ đề.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Tôi phải biết phân biệt tánh hữu vi, tánh vô vi thế nào
để được quả?
-
Này Tu Bồ
Ðề! Ông cho quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A
La Hán, đạo Bích Chi Phật, đạo vô thượng bồ đề là hữu vi? Là vô
vi?
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Ðều là vô vi.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Trong pháp vôo vi có phân biệt chăng?
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Không.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Nếu có thiện nam thiện nữ nào thông đạt tất cả pháp hoặc hữu
vi hoặc vô vi là nhứt tướng đó là vô tướng, thì có phân biệt là
hữu vi hay vô vi chăng?
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Không.
-
Như vậy,
này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát vì chúng sanh thuyết pháp chẳng phân
biệt các pháp. Ðó là vì nội không nhẫn đến vì vô pháp, hữu pháp
không vậy.
-
Bồ-Tát ấy
tự mình được pháp không chỗ c hấp trước rồi cũng dạy người khác
pháp không chỗ chấp trước: hoặc là sáu ba la mật, hoặc là tứ
thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, hoặc là ba mươi bảy pháp
trợ đạo nhẫn đến Nhứt thiết chủng trí. Vì Bồ-Tát này tự mình
chẳng chấp trước, nên cũng dạy người khác được chẳng chấp trước.
-
Vì không
chỗ chấp trước nên không chỗ ngại.
-
Ví như hóa
nhơn của đức Phật biến hóa ra, bố thí cũng chẳng thọ báo bố thí
chỉ vì độ chúng sanh. Nhẫn đến hành Nhứt thiết chủng trí chẳng
thọ báo Nhứt thiết chủng trí.
-
Cũng vậy,
đại Bồ-Tát hành sáu ba la mật nhẫn đến hành tất cả pháp, hoặc
hữu lậu, vô lậu, hữu vi vô vi, đại Bồ-Tát chẳng trụ cũng chẳng
thọ báo, chỉ vì độ chúng sanh.
-
Tại sao? Vì
đại Bồ-Tát này khéo thông đạt tất cả pháp tướng vậy.
-
- --o0o--
|
|