Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ HAI MƯƠI CHÍN

Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM THẤT DỤ THỨ TÁM MƯƠI LĂM
          Ngài Tu  Bồ Ðề bạch đức Phật:
          Bạch đức Thế-Tôn! Nếu các pháp tánh vô sở hữu, chẳng phải Phật làm ra, nhẫn đện1 chẳng phải Bồ-Tát làm ra, thì itại sao lại phânbiệt có các pháp dị bbiệt, những là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời, những là do n ghiệp nhơn duyên mà biết có kẻ sanh địa ngục, có kẻ sanh ngạ quỷ, có kẻ sanh súc sanh, do nơi nghiệp duyên như vậy mà biết có kẻ sanh trong loài người, sanh các cõi trời, nhẫn đến trời phi tưởng phi phi tưởng, do nơi nghiệp duyên ấy mà biết có người được Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, do nơi nghiệp duyên ấy mà biết là chư đại Bồ-Tát, do nơi nghiệp duyên ấy mà biết là Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
          Bạch đức Thế-Tôn! Trong pháp vô tánh, không có nghiệp dụng, sao lại có vì tác nghiệp nhơn duyên, hoặc đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hoặc sanh trong người trên trời, hoặc sanh được Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật, đại Bồ-Tát hành Bồ-Tát đạo sẽ được Nhứt thiết chủng trí, vì được Nhứt thiết chủng trí nên có thể cứu chúng sanh ra khỏi sanh tử?
          Ðức Phật dạy:
          Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy. Trong  pháp vô tánh không có nghiệp, không có quả báo.
          Này Tu Bồ Ðề! Hàng phàm phu chẳng nhập thánh pháp, chẳng biết các pháp không có tánh tướng. Vì điên đảo ngu si nên họ khởi các nghiệp nhơn duyên.
          Các chúng sanh ấy theo nghiệp mà có thân, hoặc thân địa ngục, thân ngạ quỷ, thân súc sanh, thân người, thân trời.
          Pháp vô tánh ấy không có nghiệp không có quả báo. Vô tánh thường là vô tánh.
          Như Tu Bồ Ðề nói: nếu tát cả pháp vô tánh, sao lại có Tu Ðà Hoàn nhẫn đến chư Phật được Nhứt thiết chủng trí.
          Này Tu Bồ Ðề! Ý ông  nghĩ sao? Ðạo có phải là vô tánh chăng? Quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến chư Phật Nhứt thiết chủng trí có phải là vô tánh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Ðạo vô tánh, quả Tu Ðà Hoàn cũng vô tánh, nhẫn đến chư Phật Nhứt thiết chủng trí cũng vô tánh.
          Này Tu Bồ Ðề! Pháp vô tánh có thể được pháp vô tánh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Pháp vô tánh không thể được pháp vô tánh.
          Này Tu Bồ Ðề! pháp hữu tánh có thể được pháp hữu tánh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Pháp hữu tánh không thể được pháp hữu tánh.
          Này Tu Bồ Ðề! Pháp vô tánh và đạo, tất cả pháp đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, là nhứt tướng, đó là vô tướng.
          Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát-Nhã ba la mật, đại Bồ-Tát dùng sức phương tiện thấy chúng sanh do vì điên đảo chấp trước năm ấm trong vô thường thấy là thường, trong khổ thấy là lạc, trong bất tịnh thấy là tịnh, trong vô ngã thấy là ngã. Chấp trước chỗ vô sở hữu.
          Bồ-Tát vì dùng sức phương tiện, ở trong vô sở hữu chứu thoát chúng sanh.
          Bạch đức Thế-Tôn! Chỗ chấp trước của phàm phu có thiệt chăng, có khác biệt chăng vì c hấp trước nên khởi nghiệp, vì nghiệp nhơn duyên nên ở trong năm đường sanh tử chẳng ra khỏi được.
          Này Tu Bồ Ðề! Chỗ chấp trước khởi nghiệp của phàm phu không có một chút sự thiệt như lông tóc. Chỉ vì điên đảo thôi.
          Này Tu Bồ Ðề! Nay sẽ vì ông mà nói ví dụ. Người trí bo ví dụ mà được hiểu.
          Này Tu Bồ Ðề! Như chỗ thấy trong chiêm bao, người  hưởng thọ ngũ dục có chỗ nơi thiệt chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Chiêm bao còn là hư vọng bất khả đắc, huống là người trong chiêm bao hưởng thọ ngũ dục có chỗ nơi thiệt!
          Này Tu Bồ Ðề! Các pháp, hoặc hữu lậu, vô lậu, hoặc hữu vi vô vi, và có pháp gì chẳng  như chiêm bao chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Các pháp, hoặc hữu lậu, vô lậu, hoặc hữu vi vô vi, không có pháp gì chẳng như chiêm bao.
          Này Tu Bồ Ðề! Trong chiêm bao có năm đường snah tử qua lại chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không.
          Này Tu Bồ Ðề! Trong cihêm bao có tu đạo, do sự tu đạo này hoặc cấu nhiễm, hoặc thanh tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Tại sao? Vì chiêm bao không có sự thiệt, chẳng thể nói là cấu là tịnh được.
          Này Tu Bồ Ðề! Tượng trong gương có sự thiệt chăng? Có hay khởi nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy mà đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hoặc sanh trong người, trên trời chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Tượng ấy không có sự thiệt chỉ có gạt được trẻ nít thôi. Tượng ấy làm sao có được ngihệp nhơn duyên rồi do nghiệp nhơn duyên sẽ địa ngục nhẫn đến sanh trong người, trên trời!
          Này Tu Bồ Ðề! tượng trong gương ấy có tu đạo, do sự tu ấy mà bị cấu hay tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Tại sao? Vì tượng ấy rỗng không chẳng có sự thiệt nên không thể nói là cấu là tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Như trong khe sâu có vang. Vang ấy có nghiệp rồi do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa địa ngục nhẫn đến sanh trong người, trên trời chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Vang ấy rỗng không chẳng có âm thanh thiệt thì làm sao có nghiệp rồi do nghiệp nhơn duyên mà đọa địa ngục nhẫn đến sanh trong người trên trời.
          Này Tu Bồ Ðề! Vang ấy vả có, tu đạo do tu đạo ấy mà có nhiễm có tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Tại sao? Vì vang ấy có sự thiệt nên chẳng thể  nói là cấu là tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Như nắng dợn chẳng phải nước như tướng nước, chẳng phải sông như tướng sông. Nắng dợn ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên mà đọa địa ngục, nhân4 đến do tu đạo mà có cấu có tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Trong nắng dợn chẳng bao giờ có nước chỉ gạt được mắt kẻ vô trí thôi. Nắng dợn ấy không có sự thiệt, làm sao có được nghiệp, nhẫn đến chẳng thể nói là cấu là tịnh được.
          Này Tu Bồ Ðề! Như thành Càn thát bà, lúc mặt trời mọc thấy thành Càn thát bà. Kẻ vô trí không có thành mà tưởng có thành. Thành Càn thát bà ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa địa ngục, nhẫn đến do sự tu đạo mà có cấu có tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Thành Càn thát bà ấy rốt ráo không có, chỉ gạt được mắt kẻ vô trí  thôi, thì làmsao có được nghiệp nhẫn đến có thể nói được là cấu là tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Nhà ảo thuật, thuật ra các thứ vật, những là vo, ngựa, bò, dê, nam nữ. Huyển ảo ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa địa ngục, nhẫn đến do sự tu đạo mà có cấu có tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Vật huyễn ảo ấy rỗng không, chẳng có sự thiệt thì làm sao có được nghiệp, nhẫn đến có thể nói là cấu là tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Như hóa nhơn của đức Phật biến hoá ra. Hoá nhơn ấy vả có nghiệp, do nghiệp nhơn duyên ấy hoặc đọa địa ngục, nhẫn đến có cấu có tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hóa nhơn ấy không có sự thiệt, thì làm sao có được nghiệp, rồi do nghiệp nhơn duyên ấy, hoặc đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hoặc sanh trong người, trên trời, làm sao có được sự tu đạo rồi do sự tu đạo ấy mà có cấu có tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Ý ông nghĩ sao. Ở trong tướng rỗng không ấy có kẻ cấu kẻ tịnh chăng?
          Bạch đức Thế-Tôn! Không. Trong ấy vô sở hữu, không có kẻ bị cấu, không có kẻ được tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Như không có kẻ bị cấu không có kẻ được tịnh thì cũng không có cấu tịnh.
          Tại sao? Vì chúng sanh ở trong ngã và ngã sở có cấu có tịnh.
          Người thấy thiệt thì chẳng cấu chẳng tịnh nên cũng không có cấu tịnh.

 

--o0o--