|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
- KINH
TĂNG NHẤT A HÀM
- Việt Dịch: Hòa Thượng
Thích Thanh Từ
Hiệu Đính: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
- Viện Nghiên Cứu Phật
Học Việt Nam
PL 2541 - TL 1997
-
- TẬP
HAI
- 1
-
XXVII. Phẩm Đẳng Thú Tứ Đế
-
-
1. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Này các Tỳ-kheo! Ta thường thuyết
pháp Tứ đế. Dùng vô số phương tiện mà quán sát pháp này, phân biệt nghĩa và
diễn giảng rộng cho người. Thế nào là Tứ đế? Nghĩa là pháp Khổ đế. Ta đem vô
số phương tiện mà quán sát pháp này, phân biệt nghĩa và diễn giảng rộng cho
người; dùng vô số phương tiện thuyết Tập, Tận, Ðạo đế mà quán sát pháp này,
phân biệt nghĩa và diễn giảng rộng cho người.
-
Tỳ-kheo! Các Thầy nên gần gũi
Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, thừa sự cúng dường. Vì sao thế? Tỳ-kheo Xá-lợi-phất dùng
vô số phương tiện thuyết Tứ đế này, diễn giảng rộng cho người. Tỳ-kheo
Xá-lợi-phất sẽ phân biệt nghĩa này cho các chúng và bốn bộ chúng, diễn giảng
rộng cho người. Và vô số chúng sanh được sạch hết các trần cấu, được pháp nhãn
thanh tịnh.
-
Tỳ-kheo! Các Thầy nên gần gũi
Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, hầu hạ cúng dường, Vì sao thế? Tỳ-kheo
Xá-lợi-phất là cha mẹ của chúng sanh. Ðã sanh rồi, nuôi nấng cho lớn là
Tỳ-kheo Mục-kiền-liên. Vì sao thế? Tỳ-kheo Xá-lợi-phất thuyết pháp là muốn
thành tựu Tứ đế cho người. Tỳ-kheo Mục-kiền-liên thuyết pháp là thành tựu đệ
nhất nghĩa, thành tựu hạnh vô lậu cho người. Các Thầy hãy gần gũi Tỳ-kheo
Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.
-
Thế Tôn nói xong, trở vào tịnh
thất. Thế Tôn đi chưa bao lâu, Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:
-
- Người nào có thể được pháp Tứ đế,
người ấy mau được lợi lành. Thế nào là Tứ đế? Nay nói Khổ đế và dùng vô số
phương tiện diễn giảng rộng nghĩa này.
-
Thế nào là Khổ đế? Nghĩa là sanh
khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ưu bi não khổ, oán tắng hội khổ, ái ân biệt ly
khổ, cầu bất đắc khổ. Nói tóm lại, là Nam thạnh ấm khổ. Ðó là Khổ đế.
-
Thế nào là Khổ tập đế? Nghĩa là ái
kết vậy.
-
Thế nào là Tận đế? Nghĩa là ái kết
dứt hẳn, không sót. Ðó là Tận đế.
-
Thế nào là Ðạo đế? Nghĩa là Tám đạo
phẩm của Hiền Thánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh phương tiện,
chánh mạng, chánh nghiệp, chánh niệm, chánh định. Ðó là Ðạo đế. Chúng sanh
chóng được lợi lành vì có thể nghe được pháp Tứ đế này.
-
Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đang
thuyết pháp này, vô lượng chúng sanh không kể được lúc nghe pháp này các trần
cấu sạch hết, được pháp nhãn thanh tịnh: 'Chúng ta cũng chóng được lợi lành.
Thế Tôn thuyết pháp cho ta ở yên phước địa.'
-
- Thế nên này Bốn bộ chúng! Hãy tìm
phương tiện hành Tứ đế này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
2. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
- Bấy
giờ có nhiều Tỳ-kheo vào thành Xá-vệ. Những Tỳ-kheo này liền nghĩ: 'Chúng ta
khất thực hãy còn sớm. Chúng ta nên đến thôn của ngoại đạo dị học, luận nghị
với họ'.
-
Rồi những Tỳ-kheo này đi đến thôn
ngoại đạo. Ðến nơi thăm hỏi rồi ngồi một bên. Bấy giờ dị học hỏi các Tỳ-kheo
rằng:
-
- Sa-môn Cù-đàm thuyết pháp này cho
các đệ tử: 'Tỳ-kheo, các Thầy đều nên học pháp này, đều nên liễu tri, do liễu
tri rồi nên cùng vâng làm'. Chúng tôi, cũng thuyết pháp này cho các đệ tử:
'Các ông đều nên học pháp này, đều nên liễu tri, do liễu tri rồi nên cùng vâng
làm'. Sa-môn Cù-đàm với chúng tôi đây có khác gì? Có thêm bớt gì? Nghĩa là
Sa-môn Cù-đàm thuyết pháp, ta cũng thuyết pháp, Sa-môn Cù-đàm giáo hối, ta
cũng giáo hối.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe lời này
xong, không nói đúng cũng chẳng nói sai, từ chỗ ngồi đứng lên mà đi. Những
Tỳ-kheo ấy tự bảo nhau:
-
- Chúng ta nên đem nghĩa này bạch
với Thế Tôn.
-
Các Tỳ-kheo vào thành Xá-vệ khất
thực, ăn xong thu xếp y bát, vắt tọa cụ lên vai trái, đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy
rồi ngồi một bên. Bấy giờ số đông Tỳ-kheo đem nhân duyên này bạch đầy đủ với
Thế Tôn. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Nếu ngoại đạo kia hỏi điều này
thì các thầy nên dùng lời này đáp họ:
-
- 'Có một cứu cánh hay có nhiều cứu
cánh?'
-
Hoặc có thể Phạm chí kia thuyết
bình đẳng sẽ phải nói rằng:
-
'- Là một cứu cánh chứ chẳng phải
nhiều cứu cánh.
-
'- Cứu cánh ấy là vô dục cứu cánh.
-
'- Thế nào, cứu cánh ấy là cứu cánh
có sân giận hay cứu cánh không sân giận?
-
'- Cứu cánh ấy là cứu cánh không
sân giận. Chẳng phải là cứu cánh có sân giận.
-
'- Thế nào, cứu cánh ấy có si hay
cứu cánh không si?
-
'- Cứu cánh ấy là cứu cánh không
si.
-
'- Thế nào, cứu cánh ấy là cứu cánh
có ái hay cứu cánh không ái?
-
'- Cứu cánh ấy là cứu cánh không
ái.
-
'- Thế nào, cứu cánh ấy là cứu cánh
có thọ hay cứu cánh không thọ?
-
'- Cứu cánh ấy là cứu cánh không
thọ.
-
'- Thế nào, cứu cánh ấy là trí hay
không phải trí?
-
'- Cứu cánh của trí.
-
'- Cứu cánh này là cứu cánh của nộ
hay cứu cánh không nộ? Họ sẽ nói rằng:
-
'- Cứu cánh này là cứu cánh chẳng
phải nộ.
-
Này Tỳ-kheo! Có hai kiến này. Thế
nào là hai kiến? Là hữu kiến và vô kiến. Các Sa-môn, Bà-la-môn chẳng biết gốc
ngọn của hai kiến này. Họ liền có tâmn dục, có tâm sân giận, có tâm ngu si, có
tâm ái, có tâm thọ. Ðó là vô tri. Họ có tâm nộ, không cùng hạnh tương ưng.
Người ấy không thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết, sầu lo khổ não, chua cay vạn
mối không thoát khỏi khổ.
-
Cũng có các Sa-môn, Bà-la-môn như
thực mà biết. Người đó sẽ không có tâm ngu si, sân giận, hằng cùng hạnh tương
ưng, liền thoát được sanh, già, bịnh, chết. nay thuyết nguồn gốc của khổ. Như
thế, Tỳ-kheo! Có diệu pháp này gọi là pháp bình đẳng. Các pháp không hành bình
đẳng thì rơi vào ngũ kiến.
-
Nay ta sẽ thuyết về bốn thọ. Thế
nào là bốn thọ? Nghĩa là dục thọ, kiến thọ, giới thọ, ngã thọ. Ðó là bốn thọ.
Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn tận tri tên của dục thọ, người ấy tuy biết tên của
dục thọ mà lại chẳng tương ưng. Họ phân biệt tên của dục thọ mà chẳng phân
biệt tên kiến thọ, giới thọ, ngã thọ. Vì sao thế? Vì Sa-môn, Bà-la-môn đó
không thể phân biệt tên ba thọ này.
-
Thế nên hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn
phân biệt hết các thọ này, họ liền phân biệt dục thọ, kiến thọ mà chẳng phân
biệt giới thọ, ngã thọ. Sở dĩ như thế là vì Sa-môn, Bà-la-môn ấy không thể
phân biệt hai thọ này.
-
Giả sử Sa-môn, Bà-la-môn có thể
phân biệt hết các thọ, hoặc lại có người chẳng đầy đủ. Người ấy bèn có thể
phân biệt dục thọ, kiến thọ, giới thọ mà chẳng phân biệt ngã thọ. Sở dĩ như
thế là vì Sa-môn, Bà-la-môn ấy không thể phân biệt ngã thọ vậy.
-
Thế nên lại có Sa-môn, Bà-la-môn
phân biệt hết các thọ, lại có người không đủ. Ðây gọi là bốn thọ. Có những
nghĩa gì? Làm sao phân biệt?
-
Bốn thọ do ái sanh. Như thế,
Tỳ-kheo! Có diệu pháp này đáng nên phân biệt. Nếu có người không hành các thọ
này, đây không gọi là bình đẳng. Vì sao thế? Vì nghĩa của các pháp khó rõ, khó
hiểu. Nghĩa của phi pháp như thế chẳng phải là chỗ bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác
nói. Tỳ-kheo nên biết! Như Lai có thể phân biệt hết tất cả các thọ. Vì có thể
phân biệt tất cả các thọ nên cùng tương ưng với pháp; phân biệt dục thọ, kiến
thọ, giới thọ, ngã thọ, Như Lai phân biệt hết các thọ, nên cùng pháp tương
ưng, không có trái nhau.
-
Bốn thọ này do đâu mà sanh? Bốn thọ
này do ái sanh, do ái mà tăng trưởng và thành tựu thọ này. Ta liền không khởi
tâm đối với các thọ. Vì không khởi các thọ nên không sợ hãi, vì không sợ hãi
liền nhập Niết-bàn. Sanh tử đã tận, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không
còn thọ thân sau nữa, như thật mà biết, đầy đủ các pháp, là gốc của pháp hạnh.
Sở dĩ như thế là vì pháp này rất vi diệu, nên chư Phật thuyết, ở các hành
không có thiếu sót.
-
Ở đây có đệ nhất Sa-môn
(Tu-đà-hoàn), đệ nhị Sa-môn (Tư-đà-hàm), đệ tam Sa-môn (A-na-hàm) và đệ tứ
Sa-môn (A-la-hán). Không còn có Sa-môn nào vượt hơn điều này, có thể hơn người
này, tạo tiếng rống của sư tử.
-
Các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui
vẻ vâng làm.
-
3. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Ðộc đến
chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn hỏi Trưởng giả:
-
- Thế nào Trưởng giả, trong nhà Ông
cũng thường bố thí chứ?
-
Trưởng giả bạch Phật:
-
- Nhà con bây giờ nghèo mà cũng
thường bố thí. Nhưng thức ăn uống xấu tệ, không bằng lúc thường.
-
Thế Tôn bảo:
-
- Nếu lúc bố thí, hoặc tốt hay xấu,
dù nhiều hay ít mà không dùng tâm ý, cũng không phát nguyện, lại không có lòng
tin nên do quả báo của việc làm này mà sanh ra không được thức ăn ngon, ý
không ưa vui, ý lại cũng không thích mặc quần áo đẹp, cũng không thích gia
nghiệp ruộng vườn tốt, tâm cũng không vui ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ
cũng không biết vâng lời. Vì sao thế? Chính vì trong lúc bố thí không dụng
tâm, nên chịu quả báo này.
-
Nếu lúc Trưởng giả bố thí, dù tốt
hay xấu, nhiều hay ít, nên chí thành dụng tâm, chớ có làm tổn phí thêm cầu đòi
đời sau. Như thế nếu sanh ở đâu Trưởng giả cũng có thức ăn uống tự nhiên, bảy
báu đầy đủ, tâm thường vui trong ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ đều biết
vâng lời. Sở dĩ như thế là vì trong lúc bố thí, có phát lòng hoan hỉ.
-
Trưởng giả nên biết! Quá khứ lâu xa
có Phạm chí tên Tỳ-la-ma giàu có, nhiều của báu, trân châu, hổ phách, xa cừ,
mã não, thủy tinh, lưu ly. Ông ta ưa bố thí. Lúc bố thí, ông dùng tám vạn bốn
ngàn bát vàng đựng đầy bạc vụn mà bố thí như thế. Ông ta lại đem tám vạn bốn
ngàn bồn tắm bằng vàng bạc bố thí, lại đem tám vạn bốn ngàn trâu, lấy vàng bạc
treo lên sừng đem bố thí như thế; lại đem tám vạn bốn ngàn ngọc nữ bố thí, y
phục tự khoác lại đem tám vạn bốn ngàn giường đều dùng chăn đệm thêu đủ màu
trải lên; lại đem tám vạn bốn ngàn y phục bố thí; lại đem tám vạn bốn ngàn
long tượng bố thí, đều dùng vàng bạc trang sức; lại đem tám vạn bốn ngàn ngựa
bố thí, đều lấy yên cương vàng bạc phủ lên; lại đem tám vạn bốn ngàn xe bố
thí. Ông ta làm một cuộc đại thí như thế. Ông ta lại đem tám vạn bốn ngàn nhà
cửa bố thí. Ông bố thí tại bốn cửa thành, ai cần ăn cho ăn, cần áo cho áo, y
phục, thức ăn uống, giường chiếu, thuốc men trị bịnh.. đều cho tất cả.
-
Trưởng giả nên biết! Ông Tỳ-la-ma
ấy tuy bố thí như thế mà chẳng bằng tạo một phòng xá đem bố thí cho Chiêu-đề
Tăng. Phước này chẳng thể kể lường. Dù cho tạo bố thí như thế và tạo phòng nhà
đem thí Chiêu-đề Tăng, chẳng bằng thọ tam tự quy y Phật, Pháp và Thánh chúng.
Phước này chẳng thể kể. Dù cho người ấy bố thí như thế, làm phòng nhà và thọ
tam tự quy, tuy có phước này vẫn không bằng thọ trì ngũ giới. Dù cho người ấy
bố thí như thế là làm phòng nhà, thọ tam tự quy y, thọ trì ngũ giới, tuy có
phước này vẫn chẳng bằng trong khoảng búng ngón tay có lòng thương xót chúng
sanh. Phước này công đức không thể đo lường.
-
Dù cho người kia bố thí như thế,
làm phòng xá Tăng, thọ tam tự quy, trì ngũ giới và trong khoảng búng ngón tay
thương xót chúng sanh; tuy có phước này cũng không bằng trong chốc lát khởi
tưởng thế gian không đáng ưa thích. Phước này công đức không thể cân lường.
Người ấy tạo công đức gì, Ta đều chứng minh hết; tạo phòng nhà cho Tăng, Ta
cũng biết phước này. Thọ tam tự quy Ta cũng biết phước này. Thọ trì ngũ giới,
Ta cũng biết phước này. Trong khoảng búng ngón tay thương xót chúng sanh, Ta
cũng biết phước này. Trong chốc lát khởi tưởng thế gian không đáng ưa thích.
Ta cũng biết phước này. Bấy giờ, Bà-la-môn làm cuộc bố thí lớn như thế, há là
người khác sao? Chớ xem thế. Vì sao? Thí chủ khi ấy chính là Ta.
-
Trưởng giả nên biết! Quá khứ lâu
xa, những công đức Ta tạo được là do lòng tin chẳng dứt, không khởi tâm dính
mắc. Thế nên Trưởng giả! Lúc muốn bố thí, hãy hoan hỉ ban cho, chớ khởi tưởng
dính mắc. Tự tay bố thí, chớ sai người khác. Phát nguyện cầu quả báo, chớ sai
người khác. Phát nguyện cầu quả báo, sau cầu thọ phước, Trưởng giả sẽ được
phước vô cùng. Như thế, Trưởng giả nên học điều này.
-
Bấy giờ Trưởng giả nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
4. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Như lúc mặt trời vừa mọc, nhân
dân đều đi làm ruộng, trăm chim hót vang, con nít khóc la. Tỳ-kheo nên biết!
Nay Ta lấy đây làm thí dụ và sẽ giải thích nghĩa của nó. Nghĩa này phải hiểu
thế nào?
-
Nếu lúc mặt trời vừa mọc, đây thí
dụ Như Lai ra đời. Nhân dân đều làm ruộng, thí dụ như đàn-việt, thí chủ tùy
thời cung cấp y phục, cơm nước, giường nệm, thuốc men trị bịnh. Trăm chim hót
vang, đây dụ cho bậc Pháp sư cao đức, hay thuyết pháp vi diệu cho bốn bộ
chúng. Con nít khóc la là dụ cho Tệ ma Ba-tuần.
-
Thế nên các Tỳ-kheo! Như mặt trời
mới mọc, Như Lai ra đời trừ đi bóng tối, chiếu sáng tất cả. Như thế, các
Tỳ-kheo, hãy học điều này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
5. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Bồ-tát Di-lặc đến chỗ Thế
Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Bồ-tát Di-lặc bạch Thế Tôn:
-
- Bồ-tát Ma-ha-tát thành tựu mấy
pháp để hành bố thí Ba-la-mật, đầy đủ được sáu Ba-la-mật, chóng thành đạo Vô
thượng Chánh Chân?
-
Phật bảo Bồ-tát Di-lặc:
-
- Bồ-tát Ma-ha-tát hành bốn pháp
bổn, đầy đủ sáu Ba-la-mật, chóng thành Vô thượng Chánh Chân Ðẳng Chánh Giác.
Thế nào là bốn?
-
Ở đây Bồ-tát bố thí từ Phật
Bích-chi xuống đến người phàm đều bình đẳng, không chọn lựa, hằng nghĩ: 'Tất
cả do ăn mà tồn tại, không ăn thì chết'. Ðó là Bồ-tát thành tựu pháp đầu tiên,
đầy đủ lục độ.
-
Lại nữa, nếu lúc Bồ-tát bố thí đầu,
mắt, tủy, não, đất nước, tài sản, vợ con, hoan hỉ bố thí, không có tâm dính
mắc. Ví như người đáng lẽ chết, lúc ấy được sống lại, vui mừng hớn hở không
kềm nổi. Bấy giờ Bồ-tát phát tâm hoan hỉ cũng như thế; bố thí thệ nguyện không
sanh lòng chấp trước.
-
Lại nữa, Di-lặc! Lúc Bồ-tát bố thí
đến khắp tất cả, chẳng tự vì mình khiến thành đạo Vô thượng Chánh Chân. Ðó là
thành tựu pháp thứ ba này, đầy đủ lục độ.
- Lại
nữa, Di-lặc! Bồ-tát Ma-ha-tát lúc bố thí suy nghĩ rằng: 'Trong các loại chúng
sanh, Bồ-tát thật là thượng thủ, đầy đủ lục độ, trọn vẹn các pháp bổn'. Vì
sao? Vì các căn tịch tĩnh, tư duy cấm giới, không khởi lòng sân giận, tu hành
tâm từ, dũng mãnh, tinh tấn, tăng trưởng các pháp lành, trừ các pháp bất
thiện, hằng giữ nhất tâm, ý chẳng lầm lẫn, đầy đủ pháp môn biện tài, trọn
không vượt thứ lớp, khiến các bố thí này đầy đủ lục độ, thành tựu
Ðàn-ba-la-mật. Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát hành bốn pháp này, chóng thành Vô thượng
Chánh Chân Ðẳng Chánh Giác.
-
Thế nên, Di-lặc! Nếu Bồ-tát
Ma-ha-tát, lúc muốn bố thí nên phát thệ nguyện đầy đủ các hạnh này. Như thế,
Di-lặc nên học điều này.
-
Bấy giờ Bồ-tát Di-lặc nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
6. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Như Lai xuất hiện ở đời có Bốn vô
sở úy. Như Lai được Bốn vô sở úy này, ở trong thế gian không có chỗ dính mắc,
ở trong đại chúng rống tiếng sư tử, chuyển bánh xe pháp. Thế nào là bốn?
-
Nay Ta đã thành tựu pháp này, dù
cho Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hoặc Ma thiên, loài bò bay máy cựa, ở trong đại
chúng bảo Ta không thành tựu pháp này, việc này chẳng đúng; Ta không sợ hãi.
Ðó là vô sở úy thứ nhất.
-
Hôm nay, như Ta các lậu hoặc đã
hết, không thọ thân nữa. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, các loài chúng sanh, ở
trong đại chúng nói Ta chưa sạch hết các lậu hoặc; việc này chẳng đúng. Ðó là
vô sở úy thứ hai.
-
Nay Ta đã lìa pháp ngu tối, muốn
cho ngu tối trở lại, không có việc này. Nếu lại có Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hoặc
Ma thiên, chúng sanh, ở trong đại chúng nói Ta bị ngu tối trở lại; việc này
không đúng. Ðó là vô sở úy thứ ba của Như Lai.
-
Pháp xuất yếu của chư Như Lai dứt
hết khổ, muốn cho không xuất yếu, trọn không có việc ấy. Nếu có Sa-môn,
Bà-la-môn, Ma hoặc Ma thiên, các loại chúng sanh, ở trong đại chúng, nói rằng
Như Lai chẳng dứt hết khổ; việc này chẳng đúng. Ðó là vô sở úy thứ tư của Như
Lai. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
7. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Nay có bốn người thông minh, dõng
mãnh, thông suốt cổ kim, mọi pháp đều thành tựu. Thế nào là bốn? Tỳ-kheo đa
văn, thông suốt cổ kim, ở trong đại chúng, thật là bậc nhất. Tỳ-kheo-ni đa
văn, thông suốt cổ kim, ở trong đại chúng, thật là bậc nhất. Ưu-bà-tắc đa văn,
thông suốt cổ kim, ở trong đại chúng, thật là bậc nhất. Ưu-bà-di đa văn, thông
suốt cổ kim ở trong đại chúng, thật là bậc nhất.
-
Ðó là, Tỳ-kheo, có bốn người này ở
trong đại chúng thật là bậc nhất.
-
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ này:
-
Dõng mãnh không chỗ sợ,
-
Ða văn hay thuyết pháp,
-
Trong chúng là sư tử,
-
Năng trừ pháp khiếp nhược.
-
Tỳ-kheo thành tựu giới,
-
Tỳ-kheo-ni đa văn,
-
Ưu-bà-tắc vững tín,
-
Ưu-bà-di cũng thế.
-
Trong chúng là đệ nhất,
-
Nếu hay hòa thuận chúng,
-
Muốn biết được nghĩa là,
-
Như lúc trời mới mọc.
-
Thế nên, này các Tỳ-kheo! Hãy học
thông suốt cổ kim, thành tựu mọi pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều
này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
8. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Có bốn loại kim sí điểu. Thế nào
là bốn? Kim sí điểu sanh bằng trứng, kim sí điểu sanh bằng thai, kim sí điểu
do thấp sanh, kim sí điểu do hóa sanh. Ðó là bốn loài kim sí điểu.
-
Cũng thế, Tỳ-kheo! Có bốn loại
rồng. Thế nào là bốn? Có rồng sanh bằng trứng, có rồng sanh bằng thai, có rồng
do thấp sanh và có rồng do hóa sanh. Ðó là, Tỳ-kheo! Có bốn loại rồng.
-
Tỳ-kheo nên biết! Nếu kim sí điểu
sanh bằng trứng, lúc muốn ăn thịt rồng, lên trên cây thiết xoa, gieo mình
xuống biển. Nước biển đó dọc ngang hai mươi tám vạn dặm, dưới đó có bốn loại
long cung. Có rồng loại trứng, có rồng loại thai, có rồng thấp sanh, có rồng
hóa sanh. Bấy giờ, kim sí điểu sanh bằng trứng dùng cánh lớn quạt nước rẽ hai,
bắt rồng loài trứng ăn thịt. Nếu lúc ấy nhằm loài rồng sanh bằng thai thì kim
sí điểu sẽ mất mạng. Kim sí điểu quạt nước bắt rồng, lúc nước chưa khép lại,
nó đã trở lại cây thiết xoa.
-
Tỳ-kheo nên biết! Nếu kim sí điểu
sanh bằng thai, lúc muốn ăn thịt rồng, lên trên cây thiết xoa gieo mình xuống
biển. Nước biển đó ngang dọc hai mươi tám vạn dặm, nó quạt nước, xuống để gặp
loại rồng thai sanh. Nếu gặp rồng sanh bằng trứng, cũng có thể bắt đem ra khỏi
biển. Nếu nó gặp rồng thấp sanh thì thân chim sẽ chết.
-
Tỳ-kheo nên biết! Nếu kim sí điểu
thấp sanh, lúc muốn ăn thịt rồng lên trên cây thiết xoa, gieo mình xuống biển.
Nước biển đó ngang dọc hai mươi tám vạn dặm. Chim ấy nếu được rồng loài trứng,
loài thai, thấp sanh đều có thể bắt được. Nếu gặp rồng hóa sanh, thì thân chim
sẽ chết.
-
Này Tỳ-kheo! Nếu kim sí điểu hóa
sanh, lúc muốn ăn thịt rồng, lên trên cây thiết xoa gieo mình xuống biển. Nước
biển đó ngang dọc hai mươi tám vạn dặm, nó quạt nước, xuống gặp rồng loài
trứng, loài thai, rồng thấp sanh, rồng hóa sanh đều có thể bắt hết. Lúc nước
chưa kịp khép lại, nó đã trở lên cây thiết xoa.
-
Tỳ-kheo nên biết! Nếu như Long vương phụng sự Phật, bấy giờ kim sí điểu không
thể ăn nuốt được. Vì sao thế? Như Lai thường hành Tứ đẳng tâm, vì thế nên chim
không thể ăn rồng. Thế nào là Tứ đẳng tâm?
-
Như Lai thường hành tâm từ, hằng
hành tâm bi, hằng hành tâm hỉ, hằng hành tâm xả (hộ). Ðó là, này Tỳ-kheo! Như
Lai hằng có bốn tâm bình đẳng này; có gân sức lớn, có đại dõng mãnh, không thể
ngăn trở, phá hoại. Vì thế kim sí điểu không thể ăn rồng. Vậy nên, các
Tỳ-kheo! Hãy hành Tứ đẳng tâm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
9. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Nếu lúc Thiện tri thức bố thí, có
bốn việc công đức. Thế nào là bốn? Biết lúc bố thí, chẳng phải không biết lúc;
tự tay bố thí, chẳng sai người khác; bố thí thường trong sạch chẳng phải không
trong sạch; bố thí hết sức vi diệu, không có nhơ đục.
-
Thiện tri thức khi bố thí có bốn
công đức này. Thế nên, này các Tỳ-kheo! Thiện nam, tín nữ khi bố thí nên có
đầy đủ bốn công đức này. Vì đủ bốn công đức này sẽ được phước nghiệp lớn, được
vị cam lồ tịch diệt. Nhưng phước đức này chẳng thể cân lường. Nói sẽ có phước
nghiệp như thế, hư không chẳng thể chứa đựng. Ví như nước biển chẳng thể đo
lường mà nói một hộc, nửa hộc, một lẻ, nửa lẻ (mười lẻ: 1 thưng) để gọi số
cân. Nhưng phước nghiệp này không thể nêu đủ. Như vậy công đức thiện nam, tín
nữ tạo được không thể kể tính; được phước nghiệp lớn, được cam lồ diệt, nên
nói sẽ có phước đức như thế. Thế nên, các Tỳ-kheo! Thiện nam, tín nữ sẽ đầy đủ
bốn công đức này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
10. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Nay có bốn loại người đáng kính,
đáng quý, là phước điền của đời. Thế nào là bốn? Nghĩa là gìn giữ lòng tin,
vâng theo giáo pháp, tự thân chứng và thấy được đến nơi.
-
Thế nào gọi là người gìn giữ lòng
tin? Hoặc có một người chịu người dạy dỗ, dốc một lòng tin, ý không nghi nan.
Có lòng tin đối với Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Họ cũng tin lời Như Lai, cũng tin lời Phạm chí; hằng tin lời những vị ấy,
không chấp giữ trí mình. Ðó gọi là người giữ gìn lòng tin.
-
Thế nào gọi là người tự vâng theo
giáo pháp? Ở đây có người phân biệt pháp, không tin người khác, quán sát pháp
là có hay không, là thực hay hư. Người ấy liền nghĩ: 'Ðây là lời Như Lai. Ðây
là lời Phạm chí'. Vì biết đây là pháp ngữ của Như Lai, người ấy liền phụng
trì, còn các lời ngoại đạo thì xa lìa. Ðó gọi là người vâng theo giáo pháp.
-
Thế nào gọi là người thân chứng? Ở
đây, có người thân tự tác chứng, họ cũng chẳng tin người khác, cũng chẳng tin
lời Như Lai. Họ cũng chẳng tin các ngôn giáo của các bậc tôn túc nói, chỉ theo
tánh mình mà đi. Ðó gọi là người thân chứng.
-
Thế nào gọi là người thấy đến nơi?
Ở đây, có người đoạn ba kiết sử, thành tựu pháp Tu-đà-hoàn, chẳng thối chuyển.
Người ấy có được cái thấy rằng có bố thí, có người nhận, có quả báo thiện ác,
có đời này, đời sau, có cha, có mẹ, có A-la-hán... Người ấy thọ giáo, thân
tín, tác chứng mà tự du hóa. Ðó gọi là người thấy đến nơi.
-
Ðó là, này Tỳ-kheo! Có bốn người
này. Hãy nhớ trừ bỏ ba người trên. Nhớ tu pháp thân chứng. Như thế, các
Tỳ-kheo, hãy học điều này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
- --o0o--
|
|