|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
- KINH
TĂNG NHẤT A HÀM
- Việt Dịch: Hòa Thượng
Thích Thanh Từ
Hiệu Đính: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
- Viện Nghiên Cứu Phật
Học Việt Nam
PL 2541 - TL 1997
-
- TẬP
BA
- 2
-
XXXXII.2. Phẩm Bát Nạn (2)
-
-
4. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ,
trong vườn Lộc Dã cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.
-
Lúc ấy, A-tu-la tên Ba-ha-la và
Thiên tử Mâu-đề-luân phi thời đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, lui
ngồi một bên. Khi ấy đức Phật hỏi A-tu-la:
-
- Các Ông rất thích biển lớn, phải
không?
-
A-tu-la bạch Phật:
-
- Rất thích! Không phải không
thích.
-
Ðức Phật bảo:
-
- Trong biển lớn có pháp kỳ đặc gì
mà các Ông thấy rồi vui thích ở trong ấy?
-
A-tu-la bạch Phật:
-
- Trong biển lớn có tám việc chưa
từng có, các A-tu-la vui thích ở trong ấy. Thế nào là tám? Biển lớn rất sâu
rộng, đó là việc chưa từng có thứ nhất.
-
Lại nữa, biển lớn có thân đức này,
bốn sông lớn, mỗi sông dẫn theo năm trăm sông nhỏ chảy vào biển lớn, rồi mất
tên riêng của sông; đó là pháp chưa từng có thứ hai.
-
Laị nữa, biển lớn đều có đồng một
vị; đó là pháp chưa từng có thứ ba.
-
Lại nữa, biển lớn nước thủy triều
đúng thời không mất thời tiết; đó là pháp chưa từng có thứ tư.
-
Lại nữa, biển lớn là nơi cư trú của
các loài quỷ thần có hình tướng, hết thảy đều nằm trong biển lớn; đó là pháp
chưa từng có thứ năm.
-
Lại nữa, biển lớn dung chứa những
loài hình tướng to lớn, trăm do-tuần đến bảy ngàn do-tuần cũng không chật
chội; đó là pháp chưa từng có thứ sáu.
-
Lại nữa, biển lớn xuất phát bao
nhiêu trân bảo, xà cừ, mã não, trân châu, hổ phách, thủy tinh, lưu ly; đó là
pháp chưa từng có thứ bảy.
-
Lại nữa, phía dưới biển lớn có cát
vàng, lại có núi Tu-di làm bằng bốn thứ trân bảo; đó là điều chưa từng có thứ
tám.
-
Ðây là tám pháp chưa từng có, khiến
các A-tu-la vui thích trong ấy.
-
Lúc ấy, A-tu-la bạch Phật:
-
- Trong pháp Như Lai có gì kỳ đặc,
khiến các Tỳ-kheo thấy rồi, vui thích trong ấy?
-
Phật bảo A-tu-la:
-
- Có tám pháp chưa từng có, khiến
các Tỳ-kheo vui thích trong ấy. Thế nào là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới
luật, không có hạnh phóng dật; đó là pháp chưa từng có thứ nhất. Các Tỳ-kheo
thấy rồi vui thích trong ấy, như biển lớn kia rất sâu và rộng.
-
Lại nữa, trong pháp của Ta có bốn
dòng họ đều làm Sa-môn trong pháp của Ta không gọi theo tên cũ để làm tên
riêng, cũng như biển lớn kia, bốn sông lớn đều chảy về biển mà đồng một vị,
không có tên khác; đó là pháp chưa từng có thứ hai.
-
Lại nữa, trong pháp của Ta lập bày
cấm giới, cùng vâng theo không vượt qua điều qui định; đó là pháp chưa từng có
thứ ba.
-
Lại nữa, trong pháp của Ta đều đồng
một vị, đó là vị của Tám đạo phẩm của Hiền Thánh; đó là pháp chưa từng có thứ
tư, như biển lớn kia thảy đồng một vị.
-
Lại nữa, trong pháp của Ta sung mãn
các pháp. Ðó là Tứ ý đoạn, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác ý, Bát
chơn chánh hạnh, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích trong ấy, như biển lớn kia có
các loài Thần ở trong; đó là pháp chưa từng có thứ năm.
-
Lại nữa, trong pháp của Ta có các
thứ trân bảo, đó là trân bảo Niệm giác ý, trân bảo Trạch pháp giác ý, trân bảo
Tinh tấn giác ý, trân bảo Hỷ giác ý, trân bảo Ỷ giác ý (khinh an), trân bảo
Ðịnh giác ý, trân bảo Hộ giác ý (xả); đó là điều chưa từng có thứ sáu. Các
Tỳ-kheo thấy rồi vui thích trong ấy, như biển lớn kia phát xuất các thứ trân
bảo.
-
Lại nữa, trong pháp của Ta có các
chúng sanh, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo. Nơi Vô dư
Niết-bàn mà được diệt độ, nhưng pháp của Ta không tăng giảm, như biển lớn kia,
các sông chảy vào, nước biển không tăng giảm; đó là pháp chưa từng có thứ bảy.
Các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong ấy.
-
Lại nữa, trong pháp của Ta có Kim
cang tam-muội, Diệt tận tam-muội, Nhất thiết quang minh tam-muội, Ðắc bất khởi
tam-muội, các thứ tam-muội không thể tính kể, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích.
Như biển lớn kia phía dưới có cát vàng; đó là pháp chưa từng có thứ tám. Các
Tỳ-kheo thấy rồi vui thích trong ấy.
-
Trong pháp của Ta có tám pháp chưa từng có này, các Tỳ-kheo rất tự vui thích.
-
Lúc ấy, A-tu-la bạch Phật:
-
- Giả sử trong pháp của Như Lai chỉ
có một pháp chưa từng có, cũng đã hơn tám việc chưa từng có của biển kia trăm
lần, ngàn lần không thể so sánh: đó là Tám đạo phẩm Hiền Thánh. Lành thay! Thế
Tôn hoan hỷ nói lời này.
-
Bấy giờ, Thế Tôn dần dần thuyết
pháp, đó là luận về thí, về giới, về sanh thiên, dục là tưởng bất tịnh, lậu là
hoạn lớn, xuất yếu là vui. Bấy giờ Thế Tôn thấy A-tu-la mở thông tâm ý, Ngài
bèn đem các pháp chư Phật thường nói như Khổ, Tập, Tận (Diệt), Ðạo vì A-tu-la
mà nói. A-tu-la bèn khởi ý niệm rằng: 'Ðáng lẽ có Năm đế, nay Thế Tôn chỉ nói
Bốn đế, còn với chư Thiên thì nói Năm đế'
-
Khi ấy, Thiên tử ở tại chỗ ngồi
được pháp nhãn tịnh. A-tu-la bạch Phật:
-
- Lành thay Thế Tôn! Hoan hỷ nói
lời này, nay tôi muốn trở về chỗ mình.
-
Phật dạy:
-
- Nên biết đúng thời.
-
A-tu-la liền từ chỗ ngồi đứng dậy,
cúi đầu lễ chân Phật, theo đường mà đi. Khi ấy, Thiên tử bảo A-tu-la
-
- Nay ý niệm của Ông không tốt, nói
rằng: 'Như Lai vì chư Thiên nói Năm đế, với ta chỉ nói Bốn đế'. Vì sao? Chư
Phật Thế Tôn trọn không hai lời, chư Phật trọn không bỏ chúng sanh, nói pháp
cũng không mỏi mệt, nói pháp với tâm bình đẳng mà nói pháp. Có Bốn đế là Khổ,
Tập, Tận, Ðạo; nay Ông chớ nghĩ như vậy mà đỗ lỗi Như Lai nói có Năm đế.
-
A-tu-la trả lời:
-
- Nay tôi làm việc không tốt, tự sẽ
sám hối. Cần phải đến chỗ Phật hỏi nghĩa này.
-
Bấy giờ, A-tu-la và Thiên tử nghe
Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
5. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ,
rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:
-
- Trời đất chấn động mạnh có tám
nhân duyên. Thế nào là tám? Tỳ-kheo nên biết! Ðất của Diêm-phù-đề nầy, chiều
Nam Bắc hai vạn một ngàn do-tuần, chiều Ðông Tây bảy ngàn do-tuần, bề dầy sáu
vạn tám ngàn do-tuần. Nước sâu tám vạn bốn ngàn do-tuần, lửa dày tám vạn bốn
ngàn do-tuần. Dưới lửa có lớp gió dày sáu vạn tám ngàn do-tuần. Phía dưới gió
có lớp Kim cang luân xá-lợi của chư Phật Thế Tôn thời quá khứ đều ở đây.
-
Tỳ-kheo nên biết! Hoặc có khi gió
lớn chấn động, lửa cũng động. Lửa đã động, nước liền động, nước đã động, đất
liền động. Ðây là nhân duyên thứ nhất khiến đất chấn động mạnh.
-
Lại nữa, khi Bồ-tát từ cõi Trời
Ðâu-suất giáng thần vào thai mẹ, lúc ấy đất cũng chấn động mạnh. Ðây là nhân
duyên thứ hai khiến đất chấn động mạnh.
-
Lại nữa, khi Bồ-tát giáng thần ra
khỏi thai mẹ, lúc ấy đất cũng chấn động mạnh. Ðây là nhân duyên thứ ba khiến
đất chấn động mạnh.
-
Lại nữa, khi Bồ-tát xuất gia học
đạo, thành đạo Vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, lúc ấy trời đất chấn động
mạnh. Ðây là nhân duyên thứ tư khiến đất chấn động mạnh.
-
Lại nữa, nếu Như Lai ở cảnh giới Vô
dư Niết-bàn diệt độ, lúc ấy trời đất chấn động mạnh. Ðây là nhân duyên thứ tư
khiến đất chấn động mạnh.
-
Lại nữa, nếu có Tỳ-kheo đại thần
túc, tâm được tự tại, tùy ý muốn làm vô số biến hóa, hoặc phân thân ra trăm
nghìn, rồi trở lại một thân, bay trên hư không, xuyên qua vách tường núi đá,
ẩn hiện tự do, quán đất không có tướng đất, thảy đều rỗng không, lúc ấy đất
chấn động mạnh. Ðây là nhân duyên thứ sáu đất chấn động mạnh.
-
Lại nữa, chư Thiên đại thần túc,
thần đức vô lượng mệnh chung từ nơi ấy lại sanh trở về nơi ấy. Do phước đời
trước tạo đầy đủ các đức, bỏ thân Trời cũ, được làm Ðế Thích hoặc Phạm thiên
vương. Lúc ấy đất chấn động mạnh. Ðó là nhân duyên thứ bảy đất chấn động mạnh.
-
Lại nữa, nếu chúng sanh mệnh chung
phước hết, khi ấy các quốc vương không vừa ý nước của mình. Các nước chinh
phạt lẫn nhau, hoặc bị đói hiểm mà chết, hoặc bị đao bén mà chết. Lúc ấy trời
đất chấn động. Ðó là nhân duyên thứ tám khiến đất chấn động mạnh.
-
Như thế Tỳ-kheo ! Có tám nhân duyên
khiến trời đất chấn động mạnh.
-
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
6. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Tôn giả A-na-luật ở tại
bốn nơi Phật cư trú.
-
Lúc ấy, A-na-luật ở chỗ vắng khởi ý
này: 'Trong hàng để tử của Phật Thích Ca Văn những bậc thành tựu giới đức trí
tuệ, đều nương vào giới luật, ở trong Chánh pháp này mà được nuôi lớn. Người
không đầy đủ giới luật trong hàng Thanh văn, những người này đều lìa Chánh
pháp, không tương ứng với giới luật. Nay, như hai pháp này, Giới và Văn, pháp
nào hơn ? Nay ta có thể đem cội gốc nhân duyên này, đến hỏi Như Lai, việc này
thế nào?'
-
A-na-luật lại khởi ý niệm này:
'Pháp việc làm của người tri túc, không phải việc làm của người không biết đủ.
Pháp này là việc làm của người thiểu dục, không phải việc làm của người đa
dục. Pháp này là việc làm của người ở chỗ vắng, không phải việc làm của người
ở chỗ ồn. Pháp này là việc làm của người trì giới, không phải việc làm của
người phạm giới. Pháp này là việc làm của người định, không phải việc làm của
người loạn. Pháp này là việc làm của người trí tuệ, không phải việc làm của
người ngu si. Pháp này là việc làm của người đa văn, không phải việc làm của
người ít học.'
-
Lúc ấy, A-na-luật, suy nghĩ về tám
điều tâm niệm của bậc đại nhân rồi nghĩ rằng: 'Nay ta có thể đến chỗ Thế Tôn
để hỏi nghĩa này'.
-
Bấy giờ, Thế Tôn ở tại thành Xá-vệ,
rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Ðộc. Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc thỉnh Phật và chư Tỳ-kheo
Tăng-kiết hạ ba tháng, A-na-luật dẫn năm trăm Tỳ-kheo, dần dần du hóa trong
nhân gian, lần đến nước Xá-vệ, đến chỗ đức Phật, cúi đầu đảnh lễ, lui ngồi một
bên.
-
Tôn giả A-nan bạch Phật:
-
- Con ở nơi vắng lặng, suy nghĩ về
nghĩa này. Giới và Văn, hai pháp này pháp nào tối thắng?
-
Khi ấy, đức Phật bèn vì A-na-luật
nói kệ:
-
Giới hơn hay Văn hơn
-
Nay Ông khởi hồ nghi
-
Giới tối thắng hơn Văn
-
Trong đó có gì nghi.
-
Vì sao? A-na-luật nên biết! Nếu
Tỳ-kheo thành tựu giới, liền được định ý. Ðã được định ý liền được trí tuệ. Ðã
được trí tuệ liền được đa văn. Ðã được đa văn liền được giải thóat. Ðã được
giải thoát liền được diệt độ nơi Niết-bàn vô dư. Do điều này biết rõ rằng giới
là tối thắng.
-
Lúc ấy, A-na-luật hướng về Thế Tôn,
nói tám điều tâm niệm của bậc đại nhân.
-
Phật bảo A-na-luật:
-
- Lành thay, lành thay, A-na-luật!
Ðiều thầy suy nghĩ chính là điều suy nghĩ của bậc Ðại nhân: Ít muốn, biết đủ,
ở chỗ vắng, thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựu
giải thoát, thành tựu đa văn.
-
A-na-luật! Nay Thầy nên khởi ý này,
suy nghĩ về tám điều tâm niệm của bậc Ðại nhân. Thế nào là tám? Pháp này là
việc làm của người tinh tấn, không phải việc làm của người giải đãi. Vì sao?
Bồ-tát Di-lặc đáng lẽ trong ba mươi kiếp sẽ thành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng
Chánh Giác, nhưng ta do sức tinh tấn mà thành Phật trước hơn.
-
A-na-luật biết đó, các đức Phật Thế
Tôn đồng một bậc, đồng nhau về giới luật, giải thoát trí tuệ không khác; cũng
lại đồng nhau về không, vô tướng, vô nguyện, có ba mươi hai tướng tốt, tám
mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân, nhìn không chán, không thể thấy đảnh, thảy
đều không khác, chỉ có tinh tấn không đồng. Ðối với chư Phật Thế Tôn thời quá
khứ và tương lai, người tinh tấn hơn hết là Ta.
-
Cho nên, này A-na-luật! Ðiều tâm
niệm thứ tám của bậc Ðại nhân này là tối thượng, là tôn quý, không có thí dụ
nào sánh kịp. Cũng như do sữa có lạc, do lạc có tô, do tô có đề hồ nhưng trong
đó đề hồ là hơn hết, không thể so sánh. Ðây cũng thế, ý niệm tinh tấn đối với
trong tám điều tâm niệm của bậc Ðại nhân là tối thượng, thật không thể so
sánh. Cho nên A-na-luật, nên vâng theo tám điều tâm niệm của bậc Ðại nhân,
cũng nên vì bốn bộ chúng phân biệt nghĩa ấy. Nếu tám điều tâm niệm của Ðại
nhân được lưu truyền tại thế gian thì khiến đệ tử Ta đều được thành tựu quả
Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.
-
Vì sao? Pháp Ta là điều được làm
của người thiểu dục, không phải là điều được làm của người đa dục. Pháp Ta là
điều được làm của người tri túc, không phải điều được làm của người không biết
đủ. Pháp Ta là điều được làm của người ở chỗ vắng, không phải là điều được làm
của người ở trong chúng. Pháp Ta là điều được làm của người trì giới, không
phải là điều được làm của người phạm giới. Pháp Ta là điều được làm của người
định, không phải là điều được làm của người loạn. Pháp Ta là điều được làm của
người trí, không phải là điều được làm của người ngu. Pháp Ta là điều được làm
của người tinh tấn, không phải là điều được làm của người giải đãi.
-
Thế nên, A-na-luật! Bốn bộ chúng
nên tìm cách thực hành tám điều tâm niệm của bậc Ðại nhân này. Như thế,
A-na-luật nên học điều này.
-
Bấy giờ, Tôn giả A-na-luật nghe
Phật dạy xong vui vẻ vâng làm.
-
7. Tôi nghe nhu vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Có tám bộ chúng, các Thầy nên
biết. Thế nào là tám? Ðó là chúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả,
chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng Trời Ba mươi ba, chúng Ma vương,
chúng Phạm thiên.
-
Tỳ-kheo nên biết! Từ trước đến nay
Ta đi vào trong chúng Sát-lợi, cùng họ chào hỏi, nói năng đàm luận, cũng không
người nào bằng Ta. Ta đi một mình không bạn bè, cũng không ai ngang hàng. Ta
ít muốn, biết đủ, niệm không lầm loạn, thành tựu giới, thành tựu chánh định,
thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn.
-
Lại tự nhớ nghĩ, Ta vào trong chúng
Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng Trời Ba
mươi ba, chúng Ma vương, chúng Phạm thiên vương, cùng họ chào hỏi nói năng đàm
luận, Ta đi một mình không bạn bè, cũng không ai ngang hàng, ở trong ấy tối
tôn, cũng không người sánh bằng. Ta ít muốn biết đủ, ý không lầm loạn, thành
tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành
tựu đa văn, thành tựu tinh tấn.
-
Bấy giờ, trong tám bộ chúng, Ta đi
riêng một mình không bạn bè, vì bao chúng sanh làm tàn che lớn. Khi ấy tám bộ
chúng không thể thấy đảnh, cũng không dám nhìn mặt, huống gì cùng luận nghị.
Vì sao? Vì ta cũng không thấy trong cõi Trời, cõi Người, trong chúng Ma hoặc
Thiên ma, chúng Sa-môn, Bà-la-môn có ai có thể thành tựu tám pháp này, trừ Như
Lai không kể. Cho nên Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thực hành tám pháp này. Như
thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.
-
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
8. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
- Bấy
giờ, trưởng giả A-na-bân-để đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một
bên.
-
Lúc ấy, Thế Tôn bảo trưởng giả:
-
- Trong nhà trưởng giả bố thí rộng
lớn, phải chăng?
-
Trưởng giả bạch Phật:
-
- Bố thí cho nhà nghèo, ngày đêm
không ngừng, tại bốn cửa thành, và trong chợ lớn, trong nhà, nơi đường đi,
Phật và Tỳ-kheo Tăng. Ðó là tám chỗ bố thí.
- Như
thế, bạch Thế Tôn! Người đời cần gì, cần y phục cho y phục, cần thức ăn cho
thức ăn, trọn không vi phạm đến trân bảo nhà nước . Y phục, mền nệm, thức ăn
uống, giường nằm, thuốc men trị bệnh, trị ghẻ, thảy đều cấp thí cho.
-
Cũng có chư Thiên đến chỗ con, ở
trên hư không bảo rằng: 'Nên phân biệt tôn ty! Người này trì giới, người này
phạm giới; cho người này được phước, cho người nầy không được báo đền'.
-
Song tâm con không có bỉ thử, không
khởi tâm tăng giảm; lòng từ bình đẳng khắp tất cả chúng sanh. Hơn nữa, chúng
sanh nương mạng căn mà thân hình tồn tại, có ăn mới sống, không ăn thì mạng
căn không cứu giúp. Bố thí cho tất cả chúng sanh, quả báo ấy vô lượng, thọ quả
báo ấy không có tăng giảm.
-
Phật bảo trưởng giả:
-
- Lành thay, lành thay! Trưởng giả,
bố thí bình đẳng, phước tôn quý bậc nhất. Song tâm của chúng sanh lại có hơn
kém, như bố thí cho người trì giới hơn bố thí cho người phạm giới.
-
Lúc ấy trên hư không, chư Thiên
thần khen ngợi vô lượng, liền nói kệ này:
-
Phật nói chọn thí hơn
-
Chúng ngu có tăng giảm
-
Muốn được ruộng phước tốt
-
Ai hơn chúng của Phật?
-
Nay lời Thế Tôn nói, rất là thích
thay! Bố thí cho người trí giới hơn người phạm giới.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo trưởng giả
A-na-bân-để:
-
- Nay Ta sẽ nói với Ông về chúng
Hiền Thánh. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ, giữ trong tâm: Hoặc bố thí ít được
phước nhiều, hoặc bố thí nhiều được phước nhiều.
-
Trưởng gỉa A-na-bân-để bạch Phật:
-
- Cúi xin Thế Tôn diễn bày nghĩa
ấy. Thế nào là thí ít được phước nhiều? Thế nào là thí nhiều cũng được phước
nhiều?
-
Phật bảo trưởng giả A-na-bân-để:
-
- Các vị hướng A-la-hán, đắc
A-la-hán, hướng A-na-hàm, đắc A-la-hàm, hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm, hướng
Tu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn, Trưởng giả, đó gọi là chúng Hiền Thánh, bố thí ít
thì được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều hơn.
-
Bấy giờ Thế Tôn bèn nói kệ:
-
Người thành tựu tứ hướng
-
Thành tựu Tứ quả thật
-
Ðây là chúng Hiền Thánh
-
Bố thí được phước rộng.
-
Các đức Phật Thế Tôn ở đời quá khứ
lâu xa cũng có chúng Hhiền Thánh này như Ta ngày nay không khác. Giả sử đời vị
lai. Các đức Phật Thế Tôn xuất hiện nơi đời, cũng có chúng Hiền Thánh như thế
này. Cho nên, này Trưởng giả ! Hãy có tâm hoan hỷ vui mừng cúng dường Thánh
Chúng.
-
Lúc ấy, đức Phật vì Trưởng giả nói
pháp vi diệu, để an lập địa vị bất thối chuyển. Trưởng giả nghe pháp xong, vui
mừng vô lượng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật, đi nhiễu ba
vòng rồi lui ra.
-
Bấy giờ, trưởng giả A-na-bân-để
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
9. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Nếu có thiện nam tử, thiện nữ
nhơn dùng tài vật bố thí thì sẽ được tám công đức. Thế nào là tám? Một là tùy
thời bố thí, không phải là phi thời. Hai là thanh khiết bố thí, không phải là
uế trược. Ba là tự tay đưa cho, không nhờ người khác. Bốn là tự nguyện bố thí,
không có tâm kiêu tứ. Năm là giải thoát mà bố thí, không có hy vọng báo đáp.
Sáu là bố thí cầu diệt độ, không cầu sanh Thiên. Bảy là bố thí tìm ruộng tốt,
không bố thí đất hoang. Tám là đem công đức này bố thí chúng sanh, không tự vì
mình.
-
Như thế, này các Tỳ-kheo! Thiên nam
tử, thiện nữ nhơn dùng tài vật bố thí thì được tám công đức.
-
Bấy giờ Thế Tôn bèn nói kệ:
-
Người trí tùy thời thí
-
Không có tâm tham tiếc
-
Ðã làm công đức rồi
-
Ðem thí hết cho người
-
Thí này là tối thắng
-
Ðược chư Phật khen ngợi
-
Hiện thân thọ quả báo
-
Chết ắt thọ phước Trời.
-
Cho nên, các Tỳ-kheo! Người muốn
tìm quả báo kia, nên làm tám việc này, phước báo ấy vô lượng không thể tính
kể, được báu cam lồ, dần dần đến diệt độ. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học
điều này!
-
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong vui vẻ vâng làm.
-
10. Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng
Kỳ-đà, vười Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-
- Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn
đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn: Tà kiến dẫn đến Nê-lê,
chánh kiến hướng đến Niết-bàn. Tà chí (tà tư duy), hướng đến đường Nê-lê,
chánh chí (chánh tư duy) là đường hướng đến Niết-bàn. Tà ngữ dẫn đến đường
Nê-lê, chánh ngữ hướng đến Niết-bàn, Tà nghiệp dẫn đến đường Nê-lê, chánh
nghiệp hướng đến Niết-bàn. Tà mạng dẫn đến đường Nê-lê, chánh mạng hướng đến
Niết-bàn. Tà phương tiện hướng đến đường Nê-lê, chánh phương tiện hướng đến
Niết-bàn. Tà niệm dẫn đến đường Nê-lê, chánh niệm hướng đến Niết-bàn. Tà định
dẫn đến đường Nê-lê, chánh định hướng đến Niết-bàn.
-
Này các Tỳ-kheo! Ðó là đường dẫn
đến Nê-lê, đường hướng đến Niết-bàn. Pháp mà chư Phật Thế Tôn thường nói, nay
đã rốt ráo. Các Thầy nên ở chỗ vắng vẻ, ngồi dưới gốc cây, nơi đồng trống,
nghĩ nhớ làm pháp lành, đừng khởi tâm giải đãi, kiêu mạn. Hôm nay không siêng
năng, sau hối không kịp.
-
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy
xong, vui vẻ vâng làm.
-
Phi thời, Nê-lê, Ðạo
-
Tu-la, Trời, Ðất động
-
Tám điều niệm đại nhơn chúng
-
Thiện nam tử thọ, Ðạo.
- --o0o--
|
|