- 12. PHẨM PHẠM CHÍ
- (Phần Sau)
-
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng
Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Phạm chí Đầu-na, vào lúc xế trưa, ung
dung đi đến chỗ Đức Phật, chào hỏi nhau rồi, ngồi qua một bên.
Đức Thế Tôn hỏi:
“Này Đầu-na, nếu ai hỏi: ‘Ông là Phạm chí phải
không?’ thì ông có tự xưng mình là Phạm chí chăng?”
Phạm chí Đầu-na đáp:
“Này Cù-đàm nếu ai đáng xưng là Phạm chí, thì
người ấy phải được cha mẹ sanh ra với sự thọ sanh thanh tịnh,
cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng tộc, đời đời không
ác, học rộng, trì chú, tụng đọc tinh thông bốn bộ điển kinh,
thấu triệt nhân duyên, chánh văn, truyện giải trí, thứ năm là
văn phạm. Này Cù-đàm, người đáng gọi là Phạm chí thì chính là
tôi vậy. Vì sao? Vì tôi được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho
đến bảy đời cha mẹ, chủng tộc không tuyệt, đời đời không ác,
học rộng, trì chú, tinh thông bốn bộ điển kinh, thấu triệt
nhân duyên, chánh văn, truyện giải trí và văn phạm.”
Đức Thế Tôn bảo:
“Này Đầu-na, Ta nay hỏi ông, ông hiểu thế nào
thì trả lời thế ấy. Này Đầu-na, nếu thuở xưa có Phạm chí, lúc
thân hoại mạng chung, đã đọc tụng kinh điển, truyền bá kinh
điển, tụng đọc kinh điển, đó là một là Dạ-tra, hai là Bà-ma,
ba là Bà-ma-đề-bà, bốn là Tỳ-xa-mật-đa-la, năm là
Dạ-bà-đà-kiền-ni, sáu là Ứng-nghi-la-bà, bảy là Bà-tư-tra, tám
là Ca-diếp, chín là Bà-la-bà, mười là Bà-hòa[02];
lại chủ xướng có năm hạng Phạm chí: có Phạm chí ngang hàng
Phạm thiên, có Phạm chí ngang hàng chư Thiên, có Phạm chí
không vượt giới hạn, có Phạm chí vượt giới hạn, và thứ năm là
Phạm chí Chiên-đồ-la[03],
thì này Đầu-na, trong năm loại Phạm chí ấy, ông thuộc hạng
nào?”
Đầu-na đáp:
“Này Cù-đàm nói nghĩa ấy tóm lược, không phân
biệt rộng rãi, nên tôi không hiểu được. Mong Sa-môn Cù-đàm
khéo giải thích cho tôi biết.”
Thế Tôn đáp:
“Này Đầu-na, hãy lắng nghe, khéo tư duy và ghi
nhớ, Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho ông.”
Đầu-na thứa:
“Xin vâng, thưa Cù-đàm.”
Đầu-na vâng lời, lắng nghe. Đức Phật giải
thích:
“Này Đầu-na, thế nào là Phạm chí ngang hàng
Phạm thiên? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh cho
đến bảy đời cha mẹ, không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy
trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh[04]
để thấu triệt kinh thư, tụng tập điển kinh. Sau khi đã thấu
triệt kinh thư, tụng tập kinh điển, vị ấy cầu xin của cải để
cúng phụng Tôn sư, đúng pháp, chứ không phải không đúng như
pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Không làm ruộng, không
buôn bán, không học sách, không làm toán thuật, không làm công
số, không in khắc, không tạo thủ bút, không làm văn chương,
không đọc kinh, không ngâm thơ, không dùng đao gậy, không
phụng sự vua, đúng như pháp mà cầu xin, cầu xin của cải, tâm
đi đôi với từ, biến mãn một phương, thành tựu, an trú. Cũng
vậy, hai, ba, bốn phương, bốn hướng, phương trên, phương dưới,
biến khắp mọi phương, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán,
không sân nhuế, không tranh chấp, rộng rãi bao la, vô lượng,
khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu, an trú.
Cũng như vậy, bi và hỷ. Tâm đi đôi với xả, không kết, không
oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rộng rãi, bao la, vô
lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu, an
trú. Này Đầu-na, như vậy gọi là Phạm chí ngang hàng Phạm
thiên.
“Này Đầu-na, thế nào Phạm chí ngang hành chư
Thiên? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho đến
bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy trải
qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu triệt
kinh thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư, tụng
tập điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư,
đúng như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào là
đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học
sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc,
không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không
ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua[05],
đúng như pháp mà cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn
sư. Sau đó bố thí của cải, vị ấy thực hành thân diệu hạnh,
khẩu và ý diệu hạnh. Khi đã thành tựu thân diệu hạnh, khẩu và
ý diệu hạnh, vị đó nhờ nhân duyên ấy, khi thân hoại mạng
chung, chắc chắn đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Này
Đầu-na, như vậy gọi là Phạm chí ngang hàng chư Thiên.
“Này Đầu-na, thế nào là Phạm chí không vượt
giới hạn? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho
đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy
trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu
triệt kinh thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư,
tụng tập điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn
sư, đúng như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào
là đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học
sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc,
không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không
ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua, đúng như
pháp mà cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư. Sau khi
bố thí của cải, vị ấy đi tìm vợ cho mình đúng như pháp, chứ
không phải đúng như pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Phạm
chí không có ý như vầy đối với nữ Phạm chí: ‘Mong rằng yêu ta,
gặp gỡ ta để cùng giao hợp.’ Vị ấy lấy vợ người nữ dòng Phạm
chí chứ không phải người nữ không thuộc dòng Phạm chí, cũng
không phải người nữ dòng Sát-lợi, không phải đang mang thai,
không phải đã sanh sản[06].
Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí không lấy vợ người nữ đang
mang thai? Vì không muốn rằng con trai hay con gái của mình
được gọi là sanh ra do bất tịnh dâm[07].
Cho nên, Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đang mang thai. Này
Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã
sanh sản? Vì không muốn rằng con trai hay con gái được gọi là
do cưỡng bức bất chánh[08].
Cho nên Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã sanh sản. Này
Đầu-na, Phạm chí ấy lấy vợ không phải vì của cải, không phải
vì kiêu ngạo, không phải vì phục sức, không phải vì phấn son,
mà chỉ vì cầu con. Sau khi sanh con trong mức độ nào là giới
hạn ước định của những Phạm chí thời xưa, vị ấy dừng lại ở đó,
giữ giới hạn đó, không vượt qua giới hạn đó. Này Đầu-na, như
vậy gọi là Phạm chí không vượt giới hạn.
“Này Đầu-na, thế nào là Phạm chí vượt giới hạn?
Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho đến bảy đời
cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy trải qua bốn
mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu triệt kinh
thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư, tụng tập
điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư, đúng
như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào là đúng
như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học sách,
không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc, không
tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không ngâm
thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua, đúng như pháp mà
cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư. Sau khi bố thí
của cải, vị ấy đi tìm vợ cho mình đúng như pháp, chứ không
phải đúng như pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Phạm chí
không có ý như vầy đối với nữ Phạm chí: ‘Mong rằng yêu ta, gặp
gỡ ta để cùng giao hợp.’ Vị ấy lấy vợ người nữ dòng Phạm chí
chứ không phải người nữ không thuộc dòng Phạm chí, cũng không
phải người nữ dòng Sát-lợi, không phải đang mang thai, không
phải đã sanh sản. Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí không
lấy vợ người nữ đang mang thai? Vì không muốn rằng con trai
hay con gái của mình được gọi là sanh ra do bất tịnh dâm. Cho
nên, Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đang mang thai. Này
Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã
sanh sản? Vì không muốn rằng con trai hay con gái được gọi là
do cưỡng bức bất chánh. Cho nên Phạm chí ấy không lấy vơ người
nữ đã sanh sản. Này Đầu-na, Phạm chí ấy lấy vợ không phải vì
của cải, không phải vì kiêu ngạo, không phải vì phục sức,
không phải vì phấn son, mà chỉ vì cầu con. Sau khi sanh con,
trong mức độä nào là giới hạn ước định Phạm chí thời xưa, vị
ấy không dừng lại ở đó, không giữ nguyên giới hạn đó, mà vượt
qua khỏi giới hạn đó. Này Đầu-na, như vậy gọi là Phạm chí vượt
khỏi giới hạn.
“Này Đầu-na, Phạm chí như thế nào là Phạm chí
Chiên-đà-la? Phạm chí nào được cha mẹ thọ sanh thanh tịnh, cho
đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng, đời đời không ác. Vị ấy
trải qua bốn mươi tám năm thực hành đồng tử Phạm hạnh để thấu
triệt kinh thư, tập tụng điển kinh. Sau khi nắm vững kinh thư,
tụng tập điển kinh, vị ấy cầu xin của cải để cúng phụng Tôn
sư, đúng như pháp chứ không phải không đúng như pháp. Thế nào
là đúng như pháp? Không làm ruộng, không buôn bán, không học
sách, không làm toán thuật, không làm công số, không in khắc,
không tạo thủ bút, không làm văn chương, không đọc kinh, không
ngâm thơ, không dùng đao gậy, không phụng sự vua, đúng như
pháp mà cầu xin, cầu xin của cải để cúng phụng Tôn sư. Sau khi
bố thí của cải, vị ấy đi tìm vợ cho mình đúng như pháp, chứ
không phải đúng như pháp. Thế nào là không đúng như pháp? Phạm
chí không có ý như vầy đối với nữ Phạm chí: ‘Mong rằng yêu ta,
gặp gỡ ta để cùng giao hợp.’ Vị ấy lấy vợ người nữ dòng Phạm
chí chứ không phải người nữ không thuộc dòng Phạm chí, cũng
không phải người nữ dòng Sát-lợi, không phải đang mang thai,
không phải đã sanh sản. Này Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí
không lấy vợ người nữ đang mang thai? Vì không muốn rằng con
trai hay con gái của mình được gọi là sanh ra do bất tịnh dâm.
Cho nên, Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đang mang thai. Này
Đầu-na, vì lý do gì mà Phạm chí ấy không lấy vợ người nữ đã
sanh sản? Vì không muốn rằng con trai hay con gái được gọi là
do cưỡng bức bất chánh. Cho nên Phạm chí ấy không lấy vơ người
nữ đã sanh sản. Này Đầu-na, Phạm chí ấy lấy vợ không phải vì
của cải, không phải vì kiêu ngạo, không phải vì phục sức,
không phải vì phấn son, mà chỉ vì cầu con. Khi đã sanh con, vị
ấy những việc liên hệ đến vua, làm những việc liên hệ giặc
cướp, làm những việc liên hệ đến tà đạo, và lại nói như vầy:
‘Phạm chí có quyền làm tất cả mọi sự, nhưng Phạm chí không
phải vì vậy mà nhiễm trước, cũng không ô uế. Như lửa đốt cháy
những gì sạch hay không sạch. Cũng vậy, Phạm chí có quyền làm
tất cả mọi sự, nhưng Phạm chí không vì vậy mà bị nhiễm trước,
cũng không bị ô uế.’ Này Đầu-na, Phạm chí như vậy gọi là Phạm
chí Chiên-đà-la.
“Này Đầu-na, trong năm hạng Phạm chí ấy, ông
thuộc hạng nào?”
Đầu-na trả lời:
“Thưa Cù-đàm, ngay hạng sau cùng là Phạm chí
Chiên-đà-la, con cũng không sánh kịp huống nữa là các hạng
Phạm chí trên. Bạch Thế Tôn, con đã biết. Bạch Thiện Thệ, con
đã rõ. Bạch Thế Tôn, con nay tự đem mình quy y Phật, Pháp và
chúng Tỳ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc. Từ nay cho
đến trọn đời, con tự đem mình quy y cho đến lúc mạng chung.”
Đức Phật thuyết như vậy, Phạm chí Đầu-na sau
khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
-
[01] Pāli, A. 5.
192 Doa.
-
[02] Danh sách các
tiên nhân cổ đại, xem kinh 152 trên.
-
[03] Pāli: ime
pañca brāhmae paññāpenti, brāhmasama devasama maruyada
sambhinnamari-yada brāhmaacaiāla yeva pañcama, năm hạng
Bà-la-môn: ngang Phạm thiên, ngang chư Thiên, giữ quy tắc,
phá vỡ quy tắc, và thứ năm là Caòñaa.
-
[04] Đồng tử phạm
hạnh, hạnh đồng chơn hay trinh khiết. Pāli:
komārabrahmacariya.
-
[05] Các nghề không
làm, theo Pāli: neva kasiyā na vaijjāya na gorakkhena na
isatthena na rājaporisena na isappaññatarena, không theo
nông sư, không theo thương nghiệp, không theo chăn nuôi,
không theo cung kiếm, không theo quan chức của vua, không
theo công xảo.
-
[06] Pāli: na
pāyamāna gacchati, không tiếp cận (người nữ) đang cho bú.
-
[07] Hán: bất tịnh
dâm. Pāli: atimīhajo, sanh ra từ đống phân.
-
[08] Hán: bất tịnh
nhuế. Pāli: asucipaipīlito, cưỡng bức bất tịnh, hay “do uống
bất tịnh (asucipipata?)”.