- 13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN
BIỆT
-
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong
rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết pháp cho các
ngươi, phần đầu thiện, phần giữa thiện và phần cuối cũng
thiện, có nghĩa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm
hạnh. Đó là kinh ‘Phân biệt quán pháp’. Các thầy hãy lắng
nghe, khéo suy tư và ghi nhớ.
Nghe vậy, các Tỳ-kheo thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, chúng con xin vâng lời”.
Đức Phật bảo rằng:
“Tỳ-kheo, quán như vậy như vậy. Ngươi quán như
vậy rồi, Tỳø kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân rải, tán
loạn, tâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ nhưng sợ
hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà sau khi
các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên ngoài, không
bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không chấp thủ,
không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn sanh, lão, bệnh, tử
nữa. Đó là tận cùng sự khổ”.
Đức Phật nói như thế, liền từ chỗ ngồi đứng
dậy, vào thất tĩnh tọa.
Khi ấy, các Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Chư Hiền nên
biết, Đức Thế Tôn nói lên điều đó một cách tóm tắt, không phân
biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy vào thất tĩnh tọa.
Thế Tôn chỉ nói: ‘Tỳ-kheo, quán như vậy như vậy. Ngươi quán
như vậy rồi, Tỳø kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân rải,
tán loạn, tâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ nhưng
sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà sau
khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên ngoài,
không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không chấp
thủ, không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn sanh, lão,
bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự khổ’.”
Các vị ấy lại nghĩ rằng: “Chư Hiền, vị nào có
thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm
lược?” Các vị ấy lại nghĩ: “Tôn giả Đại Ca-chiên-diên[02]
thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như
vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà
Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Này chư Hiền, hãy cùng nhau
đi đến nơi Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nhờ Tôn giả giải thích
điều đó. Nếu Tôn giả Đại Ca-chiên-diên phân biệt cho, chúng ta
sẽ khéo thọ trì”.
Thế rồi các Tỳ-kheo cùng nhau đi đến chỗ Tôn
giả Đại Ca-chiên-diên, cùng chào hỏi nhau rồi ngồi qua một bên
thưa rằng:
“Thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nên biết cho
rằng, Đức Thế Tôn nói điều này một cách tóm lược, không phân
biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào phòng tĩnh tọa.
Thế Tôn chỉ nói rằng, ‘Tỳ-kheo, quán như vậy như vậy. Ngươi
quán như vậy rồi, Tỳø kheo, tâm hướng về bên ngoài, bị phân
rải, tán loạn, tâm không an trú vào bên trong, không chấp thủ
nhưng sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như thế nào mà
sau khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng về bên
ngoài, không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong, không
chấp thủ, không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn sanh, lão,
bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự kho.å’
“Chúng tôi đã nghĩ rằng, ‘Chư Hiền, vị nào có
thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?’
“Chúng tôi lại nghĩ, ‘Tôn giả Đại Ca-chiên-diên
thường được Thế Tôn và các bậc pham hạnh có trí tán thán. Như
vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà
Thế Tôn đã nói một cách tóm lược’. Mong Tôn giả Đại
Ca-chiên-diên thương xót mà phân biệt rộng rãi cho”.
Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói rằng:
“Này chư Hiền, hãy nghe tôi nói thí dụ. Người
có trí nghe thí dụ thì sẽ hiểu được nghĩa.
“Này chư Hiền, cũng như ngườøi muốn tìm lõi
cây. Vì muốn tìm lõi cây nên xách búa vào rừng. Người ấy thấy
cây đại thọ có đủ gốc, thân, cành, nhánh, lá, hoa và lõi.
Người ấy không đốn gốc, thân, cành và lõi mà chỉ chặt nhánh và
lá thôi. Điều chư Hiền nói ra cũng lại như vậy. Đức Thế Tôn
còn đó mà chư Hiền lại bỏ đi tìm tôi để hỏi về điều ấy. Vì
sao? Chư Hiền nên biết, Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa,
là Pháp chủ, là Pháp tướng Nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả
các nghĩa, đều do Thế Tôn.
“Này chư Hiền, hãy đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi
điều đó như thế này, ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó
có nghĩa gì?’ Đức Thế Tôn dạy thế nào, chư Hiền nên khéo léo
thọ trì thế ấy”.
Nghe thế, các Tỳ-kheo thưa rằng:
“Xin vâng, thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Đức
Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa, là Pháp chủ, là Pháp
tướng. Nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả các nghĩa, đều do
Thế Tôn. Chúng tôi đáng lẽ phải đến chỗ Thế Tôn mà hỏi về điều
đó như vầy ‘Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghĩa
gì?’ Đức Thế Tôn nói như thế nào, chúng tôi sẽ khéo thọ trì
thế ấy. Nhưng Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và
các bậc phạm hạnh có tri tán tán. Như vậy, Tôn giả có thể phân
biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Mong Tôn
giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giải thích rộng rãi cho”.
Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói:
“Này chư Hiền, vậy hãy nghe tôi nói.
“Này chư Hiền, thế nào là tâm[03]
Tỳ-kheo hướng ra bên ngoài, bị phân rải, tán loạn? –Chư Hiền,
với con mắt, Tỳ-kheo con mắt thấy sắc, thức ăn tướng của sắc,
thắc đắm trước vị lạc của tướng của sắc, thức bị trói buộc bởi
vị lạc của tướng của sắc; vị ấy bị vị ngọt của sắc tướng cột
chặt tâm nên hướng ra ngoài, bị phân rải, tán loạn. Cũng vậy,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý; với ý vị ấy nhận thức pháp, thức chạy
theo pháp tướng, thức đắm trước vị lạc của pháp tướng, thức bị
trói buộc bởi vị lạc của pháp tướng, vị ấy bị vị của vị ngọt
của pháp tướng cột chặt tâm nên hướng ra bên ngoài, bị phân
rải, tán loạn.
“Này Chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo hướng
ra bên ngoài, bị phân rải, tán loạn.
“Này chư Hiền, thế nào gọi là tâm Tỳ-kheo không
hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn?
“Này chư Hiền, với con mắt, Tỳ-kheo thấy sắc,
thức không chạy theo sắc tướng, thức không đắm trước lạc của
sắc tướng, thức không bị trói buộc bởi lạc của sắc tướng, vị
ấy không bị vị ngọt của sắc tướng cột chặt tâm nên không hướng
ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn. Cũng vậy, tai, mũi,
lưỡi, thân, ý; với ý Tỳ-kheo nhận thức pháp, thức không chạy
theo pháp tướng, thức không đắm trước lạc của pháp tướng, thức
không bị trói buộc bởi lạc của pháp tướng. Vị ấy không bị vị
ngọt của pháp tướng cột chặt tâm nên không hướng ra ngoài,
không bị chi phối, tán loạn.
“Này Chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo không
hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn.
“Này chư Hiền, thế nào là tâm Tỳ-kheo không trú
vào bên trong?
“Này chư Hiền, Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất
thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục phát sanh, chứng
đắc thiền thứ nhất, thành tựu an trụ. Nhưng thức của vị ấy đắm
trước ở vị ngọt của ly dục, y nơi đó, trú nơi đó, duyên nơi
đó, gắn chặt nơi đó, nên thức không trú vào bên trong.
“Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo giác quán đã
dứt, nội tĩnh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do
định phát sanh, đắc thiền thứ hai, thành tựu an trú. Nhưng
thức của vị ấy đắm trước nơi vị ngọt của định, y vào đó, trú
vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy
không trú vào bên trong.
“Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo ly hỷ dục, an
trú xả, vô cầu, với chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc,
điều được Thánh nói là được Thánh xả, niệm, an trú lạc[04],
đắc thiền thứ ba, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú
trước vào vị ngọt của ly hỷ, y vào đó, trú vào đó, duyên vào
đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên
trong.
“Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo diệt lạc, diệt
khổ, diệt ưu hỷ trước kia, không khổ, không lạc, xả niệm thanh
tịnh, đắc thiền thứ tư, thành tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy
trú trước vào vị của xả và của niệm, y vào đó, trú vào đó,
duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy không trú
vào bên trong.
“Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua mọi
sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy đến các loại tưởng
sai khác, nhập vô lượng không, thành vô lượng không xứ, thành
tựu và an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị ngọt của
không trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào
đó, nên thức của vị ấy không trú vào bên trong.
“Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả
vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, vô lượng thức xứ, thành
tựu an trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của thức
trí, y vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên
thức của vị ấy không trú vào bên trong.
“Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả
vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu xứ, thành tựu an trú. Nhưng
thức của vị ấy trú trước vào vị của vô sở hữu trí, y vào đó,
trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức của vị ấy
không trú vào bên trong.
“Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả
vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng, thành tựu an
trú. Nhưng thức của vị ấy trú trước vào vị của tưởng trí, y
vào đó, trú vào đó, duyên vào đó, gắn chặt vào đó, nên thức
của vị ấy không trú vào bên trong.
“Này chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo không
trú vào bên trong.
“Này chư Hiền, thế nào là tâm Tỳ-kheo an trú
vào bên trong?
“Chư Hiền, Tỳ-kheo ly dục, ly pháp ác bất
thiện, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, đắc Thiền
thứ nhất, thành tựu an trú. Thức của vị ấy không trú trước vào
vị ngọt của ly dục, không y vào đó, không trú vào đó, không
duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên
trong.
“Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo giác quán đã dứt,
nội tĩnh nhất tâm, không giác không quán, có hỷ lạc do định
sanh, đắc đệ Nhị thiền, thành tựu an trú. Thức của vị ấy không
trú trước vào vị ngọt của định, không y vào đó, không trú vào
đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú
vào bên trong.
“Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo ly hỷ dục, an trụ,
vô cầu, chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được
Thánh nói là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, đắc Thiền thứ
ba, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị
của ly hỷ, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào
đó, không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong.
“Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo diệt khổ, diệt dục,
diệt hỷ và ưu có trước kia, không khổ không lạc, xả niệm thanh
tịnh, đắc Thiền thứ tư, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy không
trú trước vào vị ngọt của xả và vị của niệm thanh tịnh, không
y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt
vào đó, nên thức trú vào bên trong.
“Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả sắc
tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy đến các loại tưởng sai
biệt, nhập vô lượng không xứ, thành tựu an trụ. Thức của vị ấy
không trú trước vào vị của không trí, không y vào đó, không
trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt vào đó, nên
thức trú vào bên trong.
“Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô
lượng không xứ, nhập vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ. Thức
của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của thức trí, không y
vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt
vào đó, nên thức trú vào bên trong.
“Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô
lượng thức xứ, nhập vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Thức của
vị ấy không trú trước vào vị ngọt của vô sở hữu trí, không y
vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó, không gắn chặt
vào đó, nên thức trú vào bên trong.
“Lại nữa, chư Hiền, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô
sở hữu xứ, nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an
trụ. Thức của vị ấy không trú trước vào vị ngọt của vô tưởng
trí, không y vào đó, không trú vào đó, không duyên vào đó,
không gắn chặt vào đó, nên thức trú vào bên trong.
“Này chư Hiền, như vậy gọi là tâm Tỳ-kheo trú
vào bên trong.
“Này chư Hiền, thế nào là Tỳ-kheo không chấp
thủ mà sợ hãi?
“Chư Hiền, Tỳ-kheo không ly sắc nhiễm, không ly
sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát. Này chư Hiền, nếu
Tỳ-kheo nào không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc
ái, không ly sắc khát, thì vị ấy muốn được sắc, truy cầu, đắm
trước sắc, trú vào sắc, nghĩ rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu
của ta’. Khi đã muốn được sắc, truy cầu sắc, đắm trước sắc,
trú vào sắc, nghĩ rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu của ta’, thì
thức nắm bắt sắc. Sau khi thức nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến
dịch thì thức cũng bị chuyển theo sắc. Khi thức đã bị chuyển
theo sắc thì Tỳ-kheo ấy sanh sợ hãi, tâm trú vào trong đó.
Nhơn vì tâm không biết nên sanh khiếp sợ, lao nhọc, không chấp
thủ mà sợ hãi.
“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức; Tỳ-kheo
không ly thức nhiễm, không ly thức dục, không ly thức ái,
không ly thức khát.
“Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo nào không ly thức
nhiễm, không ly thức dục, không ly thức ái, không ly thức
khát, thì vị ấy muốn được thức, truy cầu thức, đắm trước thức,
trú vào thức, nghĩ rằng ‘Thức là ta. Thức là sở hữu của ta’.
Vị ấy khi đã muốn đượïc thức, truy cầu thức, đắm trước thức,
trú vào thức, nghĩ rằng ‘Thức là ta. Thức là sở hữu của ta’
thì thức nắm bắt thức. Sau khi thức nắm bắt thức, lúc thức ấy
biến dịch thì thức cũng bị chuyển theo thức. Sau khi thức đã
bị chuyển theo thức, Tỳ-kheo ấy sanh sợ hãi, tâm trú vào trong
đó. Nhơn vì tâm không biết nên sanh khiếp hãi, lao nhọc, không
chấp thọ mà sợ hãi.
“Này chư Hiền, như vậy gọi là Tỳ-kheo không
chấp thọ mà sợ hãi.
“Này chư Hiền, thế nào gọi là Tỳ-kheo không
chấp thủ, không sợ hãi?
“Chư Hiền, là Tỳ-kheo ly sắc nhiễm, ly sắc dục,
ly sắc ái, ly sắc khát.
“Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo nào ly sắc nhiễm, ly
sắc dục, ly sắc ái, ly sắc khát, thì vị ấy không muốn được
sắc, không truy cầu sắc, không đắm trước sắc, không trú vào
sắc nghĩ rằng ‘Sắc không phải là ta. Sắc không phải là sở hữu
của ta’. Vị ấy đã không muốn được sắc, không truy cầu sắc,
không đắm trước sắc, không trú vào sắc nghĩ rằng ‘Sắc không
phải là ta. Sắc không phải là sở hữu của ta’ thì thức không
nắm bắt sắc. Khi thức đã không nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến
dịch, thức không bị chuyển theo sắc. Thức đã không bị chuyển
theo sắc thì vị ấy không sanh sợ hãi, tâm không trú vào trong
đó. Nhơn vì tâm biết nên không khiếp sợ, không lao nhọc, không
chấp thọ, không sợ hãi.
“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức; Tỳ-kheo ly
thức nhiễm, ly thức dục, ly thức ái, ly thức khát. Này chư
Hiền, nếu Tỳ-kheo nào ly thức nhiễm, ly thức dục, ly thức ái,
ly thức khát thì vị ấy không muốn đắc thức, không truy cầu
thức, không đắm trước thức, không trú vào thức, nghĩ rằng
‘Thức không phải là ta. Thức không phải là sở hữu của ta’.
Tỳ-kheo ấy khi đã không muốn được thức, không truy cầu thức,
không đám trước thức, không trú vào thức, nghĩ rằng ‘Thức
không phải là ta. Thức không phải là của ta’, thì thức không
nắm bắt thức. Khi thức đã không nắm bắt thức, lúc thức kia
biến dịch, thức không bị chuyển theo thức. Khi thức không bị
chuyển theo thức, Tỳ-kheo ấy không sanh sợ hãi, tâm không trú
vào trong đó. Nhơn vì tâm biết nên không khiếp sợ, không lao
nhọc, không chấp thọ, không sợ hãi.
“Này chư Hiền, như vậy gọi là Tỳ-kheo không
chấp thủ, không sợ hãi.
“Này chư Hiền, Đức Thế Tôn nói điều đó tóm
lược, không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào
phòng tĩnh tọa. Ngài chỉ nói rằng ‘Tỳ-kheo, quán như vậy như
vậy. Ngươi quán như vậy rồi, Tỳ-kheo, tâm hướng về bên ngoài,
bị phân rải, tán loạn, tâm không an trú vào bên trong, không
chấp thủ nhưng sợ hãi. Nhưng, này các Tỳ-kheo, hãy quán như
thế nào mà sau khi các ngươi đã quán như vậy, tâm không hướng
về bên ngoài, không bị phân rải, tán loạn, tâm trú bên trong,
không chấp thủ, không sợ hãi. Như vậy các ngươi không còn
sanh, lão, bệnh, tử nữa. Đó là tận cùng sự khổ’. Đức Thế Tôn
đã nói điều ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi như vậy đó.
Tôi đã dùng cú này, văn này giải thích rộng rãi như thế. Này
chư Hiền, hãy đến trình bày với Thế Tôn đầy đủ. Nếu Đức Thế
Tôn nói điều đó như thế nào thì chư Hiền thọ trì như thế ấy”.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo ấy nghe Tôn giả Đại
Ca-chiên-diên nói như vậy, khéo thọ trì, đọc tụng, liền từ chỗ
ngồi đứng dậy, đi quanh Tôn giả ấy ba vòng rồi đi đến chỗ Thế
Tôn, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên mà thưa rằng:
“Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nói tóm lược về
điều đó mà không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng
dậy, vào thất tĩnh tọa, thì Tôn giả Đại Ca-chiên-diên với cú
như thế, văn như thế đã giải thích rộng rãi về điều đó”.
Đức Thế Tôn nghe như vậy, liền tán thán rằng:
“Lành thay! Lành thay! Trong số đệ tử của Ta,
đó là vị có mắt, có trí, có pháp, có nghĩa. Vì sao? Vì đạo sư
nói điều ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi cho các đệ tử,
mà đệ tử ấy đã bằng cú như thế, văn như thế để giải thích rộng
rãi. Cho nên những gì mà Ca-chiên-diên đã nói, các ngươi hãy
thọ trì như vậy. Vì sao? Vì thuyết quán nghĩa phải như vậy.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe
Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
-
[01] Tương đương
Pāli, M.138. Uddesa-vibaga-suttam.
-
[02] Đại
Ca-chiên-diên. Pāli: Mahā-Kaccāna.
-
[03] Trong bản
Pāli: thức (viññāna) bị phân tán.
-
[04] Hán: Thánh sở
thuyết Thánh sở xả niệm lạc trú. Pāli: ya ta āriyā
ācikkhanti upekkhako satimā sukhaviharī, điều mà các Thánh
nói là xả, an trú lạc với chánh niệm.