|
KINH TẠNG
- PHẦN HAI
- KINH HIỀN NGU
- H. T.Thích
Trung Quán Dịch
- --o0o--
-
NGƯỜI KHÔNG TAI, MẮT, MŨI, LƯỠI
-
-
Khi bấy giờ
đức Thế Tôn ở nước Xá Vệ tại tinh xá Kỳ Đà giảng thuyết chính pháp cho
bốn chúng.
-
Nước ấy có
ông Trưởng Giả nhah giàu sinh hạ năm cô con gái, không có con trai.
-
Giữa lúc vợ
ông có mang thì ông chết.
-
Luật nước:
-
- Nếu ai
không có con trai, sau khi chết tài sản sẽ thuộc về Chánh phủ.
-
Sau khi ông
Trưởng Giả nầy chết chính quyền địa phương lại tịch biên tài sản.
Người con gái lớn của ông đến tâu vua:
-
- Tâu Bệ Hạ!
Cha con mới chết, không có con trai, nhưng hiện nay mẹ con đương có
mang, không rõ trai hay gái. Vậy xin bệ hạ khoan thứ cho một thời
gian, để mẹ con ở cữ xong, nếu là con gái, khi đó chính phủ tịch thâu
tài sản cũng không muộn, xin Bệ Hạ minh xét.
-
Vua Ba Tư
Nặc, nghe lời cô tâu rất có lý, khen phải và nói:
-
- Con nói có
lý, phải lắm, ta sẽ cho quan địa phương biết, không lo.
-
Cô bái tạ lui
ra.
-
Chẳng bao lâu
bà Trưởng Giả sinh được đứa con trai nhưng không có chân, tay, tai,
mắt, có mồm, không lưỡi cũng như một cục thịt lại có nam căn (buồi)
nên họ cho là con trai, đặt tên là Man Từ Tỳ Lê.
-
Khi bấy giờ
cô gái lớn lên tâu vua và trình bày rõ cho ông nghe.
-
Vua nghe
xong, ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói rằng:
-
- Em con tuy
thế nhưng cũng có thể là con trai, vậy tài sản này em con có quyền
được hưởng hết, chính phủ sẽ không thâu biên nữa!
-
- Dạ! Đội ơn
Bệ Hạ! Con xin cáo lui!
-
Tuy thế nhưng
cô vẫn buồn, vì sao? Một đứa em chẳng ra giống người được hưởng cả một
gia nghiệp, con gái thực là vô ích, luật chi mà luật lạ như vậy?
-
Cô giận thân
gái đớn hèn, luật nước bất công, từ đó bỏ nhà đi hầu hạ các phu chủ
nhà khác, một cách kính trọng từ tốn, khi nấu ăn, khi dâng nước, chẳng
khác đứa ở gái nhà họ.
-
Gần đấy có
ông Trưởng Giả thấy cô như vậy tới hỏi:
-
- Con ơi! Nhà
con giàu có, đâu con phải đi hầu hạ người, đạo vợ chồng nhà ai, có lễ
phép của nhà ấy, tại sao con làm thế?
-
- Thưa bác,
cha con chết rồi! Của cải đầy kho tài sản rất nhiều, sinh hạ được năm
chúng con là gái, gia nghiệp này phải nộp cho chính phủ, chúng con
không có quyền an hưởng. May sao mẹ con mới sinh được đứa em trai, lại
không có tai, mắt, mũi, lưỡi, tay chân, nên nhà vua cho em con được
làm chủ ăn hương của này, con gái thực là vô ích nên con buồn mà làm
thế!
-
- Thôi con
đừng buồn làm chi, muốn thoát thân con gái, đời sau được thân nam tử
trượng phu, con đi cùng bác đến yết kiến Phật.
-
- Dạ! Bác cho
con đi cùng.
-
Tới chốn Phật
cúi đầu làm lễ xong, ông Trưởng Giả bạch Phật rằng:
-
- Kính lạy
đức Thế Tôn! Man Từ Tỳ Lê có phước duyên gì, được sinh vào nhà giàu
sang, và không biết có tội gì mà không có tai, mắt, mũi, lưỡi, cúi xin
Ngài chỉ bảo cho chúng con được rõ.
-
Phật dạy:
-
- Trưởng Giả
muốn biết chuyện ấy, ta sẽ vì ông mà nói.
-
- Dạ! Con xin
chú ý nghe!
-
- Trưởng Giả!
Việc này về đời quá khứ, có hai anh em con ông Trưởng Giả, người anh
tên là Đàn Nhã Thế Chất, người em tên là Thi La Thế Chất.
-
Người anh nết
na trung chính thành thực và hay làm hạnh bố thí, cứu đỡ kẻ bần cùng
cô lộ, bởi thế nên trong nước đều kính nể tôn trọng, sau nhà vua dùng
ông làm chức Bình Sự để xử đoán những việc kiện tụng trong nước.
-
Luật pháp
nước ấy thời đó, những người vay nợ không phải viết văn tự, nếu ai có
việc gì chỉ đến quan Bình Sự chứng nhận cho là đủ.
-
Ông Thi La
Thế Chất nhà giàu hay cho vay nợ lấy lãi, hôm đó có người lái buôn đến
vay ông một số tiền lớn để đi buôn, ông đồng ý cho vay. Ngày giao tiền
ra tòa Bình Sự, ông đem theo đứa con trai nhỏ của ông, vì ông chỉ có
một mình nó.
-
Ông thưa
rằng:
-
- Thưa anh
Bình Sự! Người lái buôn đây, vay em một số tiền ngần này, để ra biển
buôn bán, anh chứng nhận cho, nếu tôi không may chết thì số tiền này
trả về cho con tôi.
-
Bình Sự gật
đầu nói: Được, không sao, chú cứ yên tâm cho vay, chỉ cốt sao họ đi
buôn được tốt lành trở về là hơn!
-
Qua thời gian
không lâu Thi La Thế Chất chết, người lái buôn ra bể không may gặp
trận bão đánh đắm thuyền mất cả, nhưng anh ta bám được một khúc gỗ
trôi giạt vào bờ, thoát chết về nước nhà!
-
Người con ông
Thi La Thế Chất biềt tin ông lái buôn vay tiền của cha mình, ra biển
bị đắm thuyền được thoát chết trở về, song biết rằng bị tổn hại mất
cả, nên không đòi nợ.
-
Khi đó có một
người lái buôn khác thương tình anh buôn bán thất bại, cho anh mượn
một số tiền đi buôn chuyến nữa. Lần này đi gặp sự tốt lành trở về được
lãi rất nhiều, chở đầy thuyền các quý vật ở hải ngoại về, nào là vàng
bạc châu ngọc vân vân.
-
Chuyến này
anh được phát tài, mời anh em họ hàng thân quen, ăn uống vui mừng trả
các món nợ, nhưng món nợ của ông Thi La Thế Chất to quá anh thầm nghĩ
rằng:
-
- Chuyến
trước ta về, không thấy con ông ta đòi hỏi gì, một là lúc ta vay cậu
còn bé quá không nhớ, hai là thấy ta buôn thua lỗ mà không hỏi, vậy ta
hãy thử xem cậu ta còn nhớ hay không, thì biết.
-
Hôm đó anh ta
mặc áo mới đẹp cỡi ngựa đi chợ, tới chợ gặp cậu con trai ông Thi La
Thế Chất, cậu hỏi:
-
- Tát Bạt!
Hồi này nghe biết anh buôn bán phát tài, hôm nay mang tiền trả số nợ
của cha tôi ngày trước có phải không?
-
Anh giả đò,
ngẩn ngơ ra một lúc, rồi đáp rằng:
-
- Thực thế ư?
Tôi không rõ, cậu lầm đấy không phải đâu, hay là ai? Cậu về mở sổ coi?
-
Anh dùng mưu
để quỵt số tiền nợ, về nhà lấy một viên bảo châu đến nhà ông Bình Sự
nói với bà ấy rằng:
-
- Thưa bà!
Tôi có vay của ông Thi La Thế Chất một số tiền nhỏ, bây giờ con ông ta
đòi trả, đối với gia đình tôi không thể trả được, vậy tôi xin biếu bà
viên ngọc này, trị giá mười vạn, nếu cậu ấy kiện tôi thì bà nói với
quan lớn, bác đơn đi, để tôi không phải trả số nợ ấy!
-
Đáp:
-
- Quan lớn
nhà tôi trung trực lắm anh ạ, tôi không dám nói đâu!
-
Anh ta năn nỉ
mãi thí dỗ bà một cách khéo léo, bà bùi tai nói: Thôi anh để đó về đi,
mai lại đây tôi trả lời.
-
Đến tối quan
lớn về, bà đem chuyện đó nói nhưng ông ta gạt phắt đi, rồi nói rằng:
-
- Bà chỉ lôi
thôi! Điều thứ nhất nó là cháu tôi, và chẳng tôi là người trung chính
thành thực nên nhà vua mới cử làm chức Bình Sự, không làm càn thế được
đâu, mai nó lại đây bà cho lính đuổi nó ra.
-
Anh lái buôn
buổi sáng mai đến.
-
Bà nói rằng:
Không được đâu anh ạ! Tôi có nói nhưng quan không nghe, trả lại anh
viên ngọc.
-
Anh lái buôn
ngẫm nghĩ hồi lâu, đưa thêm hai viên ngọc nữa rồi nói:
-
- Thưa bà
lớn! Cũng là một việc nhỏ, bà chỉ mất một lời nói, mà được ba mươi vạn
đồng, cậu ấy là chấu của ông, dẫu có thắng kiện được số tiền thường
của tôi bà cũng chẳng được gì vào tiền đó, xin bà hoan hỷ nhận cho
viên ngọc này, thưa bà ngọc này đắt lắm và hiếm lắm, bà để cho các
cậu, các cô sau này có hơn không?
-
Bà nghe êm
tai và lòng tham của bà nổi lên, nhận liền và hứa rằng:
-
- Anh cứ yên
tâm, tôi sẽ thu xếp bằng xong.
-
Đến tối quan
lớn về, bà nói năn nỉ mãi, nhưng Ngài không nghe, ông gắt nói:
-
- Không có lý
như vậy, tôi là một người có tin cho thiên hạ, nếu tôi làm điều gian
dối ăn hối lộ, thì hiện đời này họ không tin tôi, hơn nữa đời sau tôi
sẽ bị đau khổ nhiều kiếp.
-
Nói xong ông
đứng lên vào phòng nghỉ.
-
Lúc đó bà mới
sanh được một cậu con trai chưa biết đi.
-
Bà cũng giận
bế con theo vào phòng nói rằng:
-
- Tôi với ông
kết duyên với nhau hai thân như một, gặp việc gì dẫu chết cũng không
bỏ nhau và cũng không làm trái ý nhau, huống đây là một việc nhỏ, tôi
nói với ông hết lời mà ông không nghe, thì tôi còn sống làm chi nữa,
nếu ông không giúp tôi việc này, tôi sẽ giết đứa con tôi trước, sau
tôi tự sát thân tôi cho qua đời.
-
Bình Sự nghe
vợ nói tắt cổ như người bị nghẹt, muốn nuốt vào không được, khạc ra
thì vướng! Thầm nghĩ:
-
- Ta có một
đứa con, nếu chết thì gia nghiệp này giao phó cho ai? Nếu theo ý muốn
của đàn bà làm trái pháp luật, hiện đời này không ai tín dụng, đời sau
sẽ bị khổ, khó tả xiết.
-
Một việc khó
giải quyết cho ông quá! Không thể từ chối được, ông phải tắc lưỡi nhận
lời, rồi đáp:
-
- Thôi bà cứ
yên tâm.
-
Thấy ông đã
vui lòng nhận lời, nên bà rất vui vẻ! Sớm mai anh lái buôn đến bà tươi
cười nói:
-
- Việc đó
quan đã nhận lời cho anh rồi đấy! Hôm qua tôi phải làm ráo riết quan
mới nhận, chứ chẳng dễ đâu.
-
Lái buôn nghe
bà nói nét mặt tươi hơn hớn!
-
- Dạ! Thưa bà
lớn, quí hóa lắm muôn đội ơn bà! Dạ xin phép bà cháu về!
-
- Phải anh
về, cứ an tâm đừng lo.
-
Ngày mai anh
lái buôn sớm rửa mặt mặc áo mới đẹp đeo rất nhiều vàng ngọc trên mình
cỡi voi đi chợ. Cậu con ông Thi La Thế Chất thấy anh ra cách lắm tiền,
nhiều của thầm nghĩ rằng:
-
- Có lẽ anh
lái buôn hôm nay đem tiền ra trả mình đây!
-
Nhưng không!
Không thấy anh nói gì, có vẻ làm lơ, cậu tới nơi hỏi: - Tát Bạt! Món
tiền cha tôi anh trả đi chứ?
-
- Tôi không
nhớ vay lúc nào cả! Nếu vay tất phải có ai chứng kiến chứ?
-
- Anh quên
rồi quan Bình Sự chứng kiến.
-
Nói xong hai
người đua nhau đến quan Bình Sự.
-
- Thưa bác,
anh này có vay của cha con một số tiền đi buôn, bác làm chứng, lúc ấy
con cũng ở đó, thực thế xin bác xét.
-
Bình Sự nói:
- Cháu quên đấy, việc này bác không biết, thôi cháu ạ, đừng kiện tụng
lôi thôi nữa.
-
- Không! Thưa
bác lúc đó bác bảo với cha con rằng: "Được không sao! Chú cứ an tâm
cho họ vay!" Bác không lấy tay chỉ vào số tiền ấy là gì, nay bác lại
bảo là không biết!
-
Bình Sự nói:
-
- Bác là
người xử đoán cho toàn quốc, có lẽ nào bác làm trái pháp, cháu chớ nói
nhiều nữa.
-
- Thưa bác!
Bác là người trung chính nên nhà vua cử bác làm Bình Sự, người trong
nước tin dụng bác, tôi là cháu ruột của bác mà bác xử phi lý như vậy
nữa là người ngoài, bác còn làm oan uổng đến đâu. Thôi! Cháu cũng
không biết nói sao, hư thực đời sau sẽ biết.
-
Nói tới đây
đức Phật nhắc lại cho ông Trưởng giả biết rằng:
-
Trưởng giả
ông nên biết! Quan Bình Sự thuở đó nay chính là Man Từ Tỳ Lê, không
tai, mắt, mũi, lưỡi, hỗn độn như vậy. Bởi một câu nói dối ngày đó phải
đọa vào địa ngục lớn, chịu khổ không cùng, khi thoát khỏi địa ngục,
trong năm trăm đời chịu thân hỗn độn như vậy do cũng hay làm việc bố
thí nên sinh vào nhà phú quý sang trọng và được làm tài chủ. Sự báo
ứng của thiện ác dẫu cho lâu bao nhiêu kiếp, cũng không xóa nhòa được.
Vì thế các ông cũng nên chăm chỉ giữ gìn thân miệng ý cho cẩn thận,
chớ tạo ác nghiệp.
-
Tất cả đại
chúng nghe Phật nói xong, có người đắc sơ quả cho đến tứ quả, cũng có
người phát tâm vô thượng Bồ Đề, ai ai cũng vui mừng kính mến đức Phật
làm lễ mà lui.
--o0o--
|
|