|
KINH TẠNG
- PHẦN BA
- KINH HIỀN NGU
- H. T.Thích
Trung Quán Dịch
- --o0o--
-
BỐ THÍ MẮT
-
Chính tôi
được nghe: Một thuở nọ đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn cây của ông Cấp
Cô Độc và Thái Tử Kỳ Đà.
-
Bấy giờ Đức
Thế Tôn đương tuyên diễn Chánh Pháp cho Đại chúng nghe, những người dự
thính cũng đông, họ kéo nhau đi toán này toán khác tấp nập.
-
Lúc đó có một
người dòng Bà La Môn mù, ngồi bên lề đường, thấy người đi nhộn nhịp
hỏi rằng:
-
- Hôm nay các
ông đi đâu đông thế?
-
Họ đáp rằng:
-
- Anh không
biết hay sao?
-
- Dạ! Chúng
tôi không được biết!
-
- Ít được gặp
Phật ra đời lắm anh ạ, hiện Ngài đương thuyết pháp ở nước ta, chúng
tôi đi nghe thuyết pháp đây!
-
Người này tuy
mù nhưng có một đặc tài là hiểu biết tám thứ tiếng, anh ta chỉ nghe
lời nói là phân biệt được, kẻ tôn sang, hay người bần tiện. Tám thứ
tiếng là:
-
1
- Điểu
thanh
-
2- Tam xích
điểu thanh
-
3- Phá thanh
-
4- Nhạn thanh
-
5- Cổ thanh
-
6- Lôi thanh
-
7- Kim linh
thanh
-
8- Phạm thanh
-
Diểu thanh: là người nói tiếng như chim kêu, người này có tính quên ơn
sinh thành dưỡng dục (bất hiếu), tâm địa không có liêm khiết.
-
Tam xích điểu
thanh: người này bẩm tính hung tàn bạo ngược, hay làm hại người thương
tổn cho nhân vật, ít có lòng từ bi hòa thuận.
-
Phá thanh:
tức là người con trai nói tiếng như đàn bà, đàn bà nói tiếng như đàn
ông, kẻ này bạc phúc bần cùng hà tiện.
-
Nhạn thanh:
tiếng nói như chim nhạn kêu (ken két) người nay có tính hớt của người
làm của mình, ăn cắp lời của người làm lời của mình. Nhưng hay chơi
nhiều bạn thân, và hay đón tiếp người xa lạ bốn phương.
-
Cổ thanh:
tiếng nói vang vang như tiếng trống, người này biện luận nhanh chóng,
giải thích đạo lý sâu huyền có thể làm quốc sư.
-
Lôi thanh:
tiếng nói ầm ầm như tiếng sấm vang, người này trí tuệ sâu rộng, phân
tách được pháp tính giáo hóa cho thiên hạ.
-
Kim linh thanh: tiếng nói như tiếng chuông, người này giàu có, lắm
tiền của vàng bạc.
-
Phạm thanh: tiếng nói như cõi Trời Phạm thiên, người này phúc đức cao
dày, nếu tại gia thì làm Chuyển Luân Thánh Vương, nếu xuất gia thì
thành Phật.
-
Anh mù nói:
-
- Các ông làm
ơn dắt tôi đi với: tôi có thể phân biệt được tám thứ tiếng, nếu thực
là Phật tôi nghe tiếng nói, thì tôi biết, vì Phật nói thuộc tiếng Phạm
Thiên.
-
- Phải! Anh
có đi tôi vui lòng dắt anh.
-
Khi tới nơi
anh lắng tai nghe Phật thuyết pháp, quả nhiên âm thanh của Ngài như
tiếng Phạm, vui mừng quá!…Tự nhiên hai con mắt của anh hết mù, được
sáng tỏ như mọi người, nhìn thấy Phật sắc vàng chói lọi, đủ ba mươi
hai tướng tốt, và tám mươi vẻ đẹp, một lòng cung kính lễ dưới chân
Phật. Khi Ngài thuyết pháp, anh chí tâm nghe nhận, nên phá tan được ác
kiến trong hai mươi ức kiếp, chứng quả Tu Đà Hoàn, đắc tuệ nhãn, cúi
đầu bạch Phật rằng:
-
- Kính lạy
đức Thế Tôn! Không biết được duyên lành gì, con tới đây nhờ sức từ bi
hai mắt được sáng tỏ, đời là vô thường không thể bảo đảm, cúi xin Thế
Tôn cho con được nhập đạo tu hành?
-
Phật nói:
-
- Thiện Lai
Tỷ Khưu!
-
Nói dứt lời
tóc anh rụng hết, áo mặc trên mình biến thành áo Cà Sa, đầy đủ vẻ Sa
Môn.
-
Theo Phật tu
học không bao lâu, được đắc quả La Hán, cắt đứt đường luân hồi sinh
tử, thấy thế đại chúng đều cho làm lạ, tôi từ tòa đứng lên tới trước
Phật quỳ thẳng chắp tay bạch rằng:
-
- Kính lạy
đức Thế Tôn! Ngài xuất thế làm lợi ích cho muôn loài chúng sinh, kẻ mù
được sáng tỏ con mắt, ơn ấy vô cùng cao cả. Như người Bà La Môn này,
trong chốc lát được sáng con mắt thịt, hơn nữa lại được con mắt tuệ,
không biết đời trước có duyên gì với Ngài, cúi xin nói cho chúng con
được rõ?
-
Phật nói:
-
- A Nan ông
nên biết không những nay ta cho người này được con mắt sáng, đời quá
khứ ta đã khoét con mắt của ta cho họ một lần.
-
Kính lạy
Ngài! Việc cho mắt đời quá khứ thế nào, xin nói cho chúng con được
biết?
-
- A Nan! Đời
quá khứ cách đây đã lâu lắm, không biết bao nhiêu kiếp A Tăng Kỳ, cũng
Châu Diêm Phù Đề này, có một thành tên là Phú Ca La Bạt, ông vua đó
tên là Tu Đề La (Tàu dịch là Khoái Mục). Ông có con mắt sáng trông xa
bốn mươi dặm, coi suốt qua tường vách, bởi thế nên đặt tên là Khoái
Mục.
-
Vua Khóai
Mục, thống trị tám vạn bốn ngàn nước nhỏ, sáu muôn núi sông, tám ức tụ
lạc, hai muôn phu nhân thể nữ, một vạn quan đại thần, năm trăm Thái
Tử. Người thứ nhất tên là Thi La Bạt Đề (Tàu dịch Giới Hiền). Nhà vua
từ bi đạo hạnh đối với dân như cha hiền thương con. Chăm dạy dân tu
thiện, vì thế nên trong nước thanh bình không có đao binh biến khởi,
mưa hòa gió thuận, được mùa lúa tốt nhân dân an vui sung sướng.
-
Một hôm nhà
vua ngồi trên bảo điện tự nghĩ như vậy:
-
- Ta được làm
nhân chúa, phúc như tứ hải, ra lời nói thiên hạ tùng phúc, như gió
thổi lướt ngọn cỏ, đó cũng do phước đã gây từ bao đời trước, nếu đời
nay không tạo nhân lành, đời sau lấy gì trông cậy, dĩ nhiên bị đau
khổ. Tỷ như kẻ nông phu, mùa xuân mất công cấy lúa, mùa hạ được gặt,
hái, thâu hoạch, nếu mùa xuân trễ biếng không làm, dĩ nhiên mùa hạ
không có lúa gặt, sự đói thiếu sẽ đưa lại cho họ.
-
Định xong, hạ
lệnh cho bá quan văn võ, mở kho lấy vàng bạc tiền của quần áo, thóc
gạo thức ăn dùng, đem ra ngoài thành bố thí cho nhân dân, và sắc lệnh
cho tám vạn bốn ngàn nước nhỏ, mở kho bố thí. Từ đó nhân dân được no
nê sung sướng ca tụng ân đức của nhà vua, vang dội khắp thiên hạ.
-
Bấy giờ có
một ông vua nước nhỏ, tên là: Ba La Bà Bạt Di, ông này không tuân theo
sắc lệnh của vua Khoái Mục, trị dân có năm điều quá trớn. Tính nết vội
vàng ít suy nghĩ, lại hay ham sắc dục, không để ý đến việc nước, không
biết thâu dụng những người trung lương hiền sĩ, bắt dân làm nhiều việc
vô ích, các nhà thương mại ngoại quốc đến buôn bán, đánh thuế quá
nặng, nhân dân oán ghét trong triều lúc đó có một quan tên là Lao Đà
Đạt thông minh, thao lược, hiểu biết đạo lý can vua rằng:
-
- Tâu Bệ Hạ!
Ngài có năm điều không hay, nếu không sửa đổi lại, một ngày gần đây
tai họa sẽ tới!
-
Nhà vua nói:
-
- Những việc
gì khanh nói cho ta hay?
-
1- Bệ Hạ có
tính vội vàng ít suy nghĩ, không lo việc lớn sau sẽ hối.
-
2- Ham mê sắc
dục, không đoái đến việc nước, để cho những kẻ gian thần làm phi pháp,
oan uổng nhân dân, muốn kêu không có chỗ minh xét.
-
3\.- Trong
nước có những người trung lương, hiền sĩ không thâu dụng, không biết
phòng ngừa việc chưa xảy ra.
-
4- Bắt nhân
dân cực khổ làm những việc vô ích, oán hận rất nhiều.
-
5- Nhà thương
mại các nước tới buôn bán, đánh thuế quá nặng! Cho nên các hàng hóa bị
ách tắc đỏ. Năm việc này là triệu chứng vong quốc, xin Bệ Hạ ra lệnh
đổi ngay để theo chánh sách cũ.
-
Hiện nay vua
Tu Đề La (Khoái Mục) ban ơn cho dân chúng, các nước đều khâm phục, chỉ
có nước ta không chịu theo, nên dân chúng oán hận. Xin Bệ Hạ mở kho bố
thí cho nhân dân, thì con cháu sẽ được hưởng phúc lâu dài.
-
Ông nghe
xong, thay sắc mặt nổi giận nói:
-
- Khanh biết
trước thế ư? Để thử xem, chúng oán hay tự miệng khanh nói ra, ta quyết
định không thay đổi chánh sách.
-
Lao Đà Đạt
thầm nghĩ như vầy:
-
- Mình thấy
nhà vua trị chính không khéo để giới thiệu những người trung thành ra
giúp nước, đã không nghe, lại còn phát giận với ta, tất nhiên có nguy
hại cho ta. Vậy ta phải lập kế cứu lấy dân.
-
Lao Đà Đạt bị
tiết lộ kế hoạch.
-
Nhà vua sai
quân vây bắt. Lao Đà Đạt cũng biết trước, lên ngựa chạy tẩu thoát,
quân sĩ đuổi theo sau, ông quay súng bắn chết mười tám người, còn thì
chạy tán loạn.
-
Sang nước Phú
Ca La Bạt vào yết kiến vua Khoái Mục, vua hỏi han vui vẻ, đối đáp sự
lý phân minh. Thấy người có tài, nên nhà vua dùng ông làm việc triều
chính, dần dần thân cận, ông trình bày sự hành động của Ba La Đà Bạt
Di cho vua Khoái Mục nghe.
-
Khi đó vua
Khoái Mục hỏi bá quan rằng:
-
- Nước vua Ba
La Bà Bạt Di có thuộc quyền ta cai trị không?
-
Bá quan đáp:
-
- Tâu Bệ Hạ!
Có, nhưng họ dè chừng làm lơ, ít khi lui tới, và không chịu tuân lệnh
của Bệ Hạ!
-
Lao Đà Đạt
nói:
-
- Tâu Bệ Hạ!
Ông đó ngoan cố và mờ ám lắm! Có tính hoang dân vô độ, dân chúng chán
ghét, coi như một kẻ thù, xin Bệ Hạ cấp cho binh mã, hạ thần sang tiêu
diệt.
-
Vua Khoái Mục
đồng ý cấp binh mã và hạ lệnh cho các nước đem binh đến trợ chiến.
-
Vua nước bên
cạnh thấy thế sang mách. Vua Ba La Bà Bạt Di chạy trốn, ra đi mặc một
cái áo rách, lẩn thân nơi kín đáo.
-
Quan phụ
tướng tìm hỏi:
-
- Bệ Hạ lo gì
xin cho biết?
-
- Khanh không
biết sao! Trước đây Lao Đà Đạt trốn sang nước Phú Ca La Bạt, hắn mưu
với vua Khoái Mục sắc lệnh cho tám vạn bốn ngàn nước đem đại hùng binh
tiêu diệt nước ta, và bắt ta đó.
-
Đại Thần
thưa:
-
- Xin Bệ Hạ
hãy yên trí, để tập họp bá quan bàn tính, và cũng không lo, Hạ thần đã
có biện pháp.
-
Nhà vua nghe
theo phụ tướng, trở về bảo điện triệu tập quần thần văn võ đông đủ
nói:
-
- Bá quan nên
biết! Nước nhà nguy ngập đến nơi, vua Khoái Mục sắp đem quân sang
đánh, bá quan làm thế nào kháng cự nổi?
-
Khi đó mỗi
ông bàn một cách, đều vô hiệu quả. Ông phụ tướng này đứng lên nói
rằng:
-
- Tôi nghe
vua Khoái Mục tự thề rằng: chỉ trừ cha mẹ không bố thí, còn thân mình
cho đến quốc thành thê tử ngoại vật, ai xin gì cũng cho. Nước ta có
một người Bà La Môn mù bây giờ sai họ đến xin mắt, nếu được ta không
cần phải đánh, họ cũng tự rút lui.
-
Lập tức cho
kêu người Bà La Môn đến.
-
Quan phụ
tướng nói: - Nước ta sắp bị giặc đến xâm chiếm, mong người giúp cho
một việc.
-
- Kính thưa
phụ tướng! Tôi hèn đớn mù lòa thế này thì làm gì được mà phụ tướng nói
giúp nước.
-
- Anh hãy
nghe tôi nói: Bây giờ vua Khoái Mục nay mai sẽ đem quân đến đây đánh
nước ta, chúng tôi khỏe mạnh và có con mắt sáng, còn có thể chạy được,
anh mù lòa như vậy thì chạy sao? Tất nhiên bị nó giết. Tôi biết vua
Khoái Mục có nguyện rằng: ai xin gì cũng cho, chỉ trừ cha mẹ là không
cho thôi, bây giờ anh đến xin mắt, quyết thế nào cũng được, nếu anh
xin được, thì không đánh họ cũng phải rút quân, vì thế mà vua kiếm anh
đến đây để nhờ việc đó.
-
- Thưa phụ
tướng! Vậy tôi đi bằng cách nào?
-
- Ta sẽ cho
người dắt anh đi, lo gì việc đó!
-
Khi đó nước
vua Khoái Mục có nhiều điềm bất tường biến hiện: đất động, sao chổi
mọc, mưa đá, mây kéo mờ mịt suốt ngày, chim chóc kêu thảm thiết, hổ,
báo, sài, lang gầm hét, dân chúng đều kháo nhau là điềm bất tường.
-
Khi anh Bà La
Môn đã tới nước vua Khoái Mục, vào trước sân rồng lớn tiếng nói rằng:
-
- Tâu Bệ Hạ!
Hạ thần ở nước ngoài, nghe thấy danh đức Ngài làm hạnh bố thí, nên
không quản xa xôi đến đây để ăn xin.
-
Nhà vua từ
trên ngai rồng bước xuống hỏi:
-
- Ông ở đâu
tới đây? Đường sá xa xôi đi khỏi mệt không, tới đây muốn xin gì?
-
Tâu Bệ Hạ!
Phước bố thí về ngoại vật bé nhỏ, chỉ có bố thí nội thân mới lớn, tôi
vị mù đôi mắt đã lâu, đến đây để xin Ngài hai con mắt.
-
Nhà vua
nghiêm nét mặt nói:
-
- Cũng được,
ta vui lòng!
-
- Tâu Bệ Hạ,
việc đó lâu mau thế nào ạ?
-
- Anh yên
tâm, bảy ngày nữa.
-
Vua Khoái Mục
sau khi nhận lời cho mắt, làm chiếu chỉ thông tư cho tám vạn bốn ngàn
nước biết rằng:
-
- Các Vương
Hầu nên biết, tôi vì thực hành hạnh bố thí sau bảy ngày nữa sẽ khoét
mắt cho người Bà La Môn, vậy hôm đó quý Ngài đến đông đủ.
-
Vua quan các
nước tiếp được chiếu chỉ, khi đến đông đủ đều thưa rằng:
-
- Tâu Bệ Hạ!
Hạnh bố thí công đức của Ngài nhận thấy lớn lao vô cùng cực, việc
khoét mắt cho kẻ Bà La Môn, xét rằng vô ích quá, Ngài là đấng nhân
chúa dùng con mắt sáng, đưa dắt dân làm những công đức lành, phúc đức
như trời biển, như núi non, giờ đây mất hai con mắt, cũng như cả quốc
dân mất con mắt sáng, cúi xin miễn bỏ việc đó.
-
Quan bản
triều, Hoàng Hậu, cung phi thể nữ, Thái Tử, ai nấy, đều tức bực trong
lòng, vì can vua không được, toàn thể đều âu sầu buồn bã, đến nỗi đêm
quên ngủ ngày quên ăn.
-
Ông Thái Tử
Giới Hiền tâu rằng:
-
- Kính lạy
Phụ Vương! Cho con xin thay để kẻ Bà La Môn khoét mắt con, con tuy
chết nhưng thiên hạ không bị nguy ngập.
-
Nhà vua thấy
họ can gián nhiều quá, đứng trước đại chúng lớn tiếng nói rằng:
-
- Kính thưa
quý Vương hầu, cùng toàn thể! Chính tôi bố thí mắt này phải có một mục
đích: tôi xét rằng từ đời quá khứ đến nay, trong kiếp sinh tử lâu dài,
nếu góp lại những xương thân ấy, có thể lớn gấp bao lần núi Tu Di, máu
tiết chảy ra, có lẽ nhiều hơn nước bốn biển, những lúc biệt ly nước
mắt khóc người thân nhiều hơn nước đại hải, khi ở trong địa ngục,
những thân bị đốt cháy hoặc mổ xẻ thì những con mắt ấy bỏ đi vô số.
Khi làm loài Ngạ Quỷ lửa trong mình phát ra thui đốt, từ thân này qua
thân khác, phá hoại bao nhiêu con mắt.
-
Lúc đọa làm
súc sinh bị loài người đâm chém, nấu rang, hết thân này lại thân khác.
Thì những thân ấy đã tiêu hủy mất bao nhiêu con mắt kể sao cho xiết.
-
Khi làm người
sống lâu hoặc chết non, tranh tài, tranh sắc, tranh danh, đánh giết
lẫn nhau, nhiều ai tính xuể, thì những con mắt ấy, đều tan không, tóm
lại cũng là vô ích vì không dùng nó để làm công đức.
-
Hoặc ở cõi
Trời vui năm cảnh dục chốn thiên cung, khi hết phúc, cũng phải đọa đày
theo nghiệp, những thân mạng nhiều không số tính. Xét lại từ đời vô
thỉ, nổi chìm trong ba cõi, sống thác theo năm thú, cũng do ái tình
bổn thân của nghiệp tham, sân, si tạo tác, thân người tan vụn như vi
trần, ai đã từng đem thân ấy bố thí để cầu thành Phật. Đây là một bộ
mắt tanh hôi chẳng bao lâu sẽ bị tiêu không vô ích. Tôi bố thí đôi mắt
tanh này, nguyện mười phương chư Phật cho tôi con mắt "Nhất Thiết
Trí". Sau này thành Phật tôi sẽ đem lại con mắt trí tuệ thanh tịnh
cho tất cả quý Vương hầu cùng pháp giới chúng sinh, can tôi làm chi!
Ngăn cản làm chi!
-
Tất cả mọi
người nghe vua vói xong, không ai dám trả lời sao hết, nín thinh như
thóc lép.
-
Vua Khoái Mục
thấy mọi người đã an lòng, ngoảnh bảo tả hữu rằng:
-
- Các ông hã
lấy dao khoét đôi mắt hộ tôi.
-
Họ thưa: Tâu
Bệ Hạ! Thà cái thân của chúng tôi có chịu chết tan như hạt cải, chứ
không nỡ nào đem cái tay này mà khoét mắt của Bệ Hạ.
-
- Các ông hãy
tìm hộ cho một người, con mắt họ đen hắc, và hay nhòm xuống lại đây.
-
Đúng như
trực, tìm một người tới vua đưa cho con dao, bảo anh chàng Hắc Mục Thị
Hạ rằng:
-
- Anh hãy
khoét mắt cho ta.
-
Anh không e
dè gì, vua bảo làm ngay, cầm dao khoét luôn con mắt bên tả để vào tay
vua.
-
Nhà vua nâng
lên trán lập thệ rằng:
-
- Nguyện đem
mắt này bố thí cho kẻ mù, để cầu thành Phật, kẻ Bà La Môn được mắt này
có thể trông sáng suốt.
-
Nói rồi nhà
vua để vào hố mắt cho họ. Khi được mắt để vào, anh Bà La Môn nhìn thấy
vua và tất cả mọi người chung quanh mừng quá tâu rằng:
-
- Tâu Bệ Hạ!
Thôi xin một con là đủ nhìn, Bệ Hạ để lại dùng, tôi không lấy nữa.
-
- Ta đã hứa
cho nhà ngươi cả, thì ta cứ cho, vui lòng mà lấy, không sao!
-
Khoét luôn
mắt nữa để vào tay vua, vua lập thệ rằng:
-
- Nguyện đem
mắt này, một lòng thành thực bố thí để cầu thành Phật, kẻ Bà La Môn
được mắt này coi xem sáng tỏ.
-
Nói xong để
vào hố mắt cho anh Bà La Môn. Quí hóa thay! Lạ lùng thay! Anh chàng mù
được mắt ông Quốc Vương nhìn xa trông suốt, đang tối được sáng, đang
mù được mở. Nhà vua hy sinh con mắt ai dám cả gan, phải chăng người
siêu phàm xuất tục coi thân mình tựa đống tro tàn, đem đổi lấy Pháp
Thân Bất Diệt. Đổi mắt đã lạ chưa? Một phương thuốc huyền diệu phát
xuất từ đây.
-
Ngay lúc ấy,
trời đất chuyển động, các cung điện trên thiên cung đều nghiêng ngã,
những ông Thiên Tử thấy sự chuyển biến, nhìn xem có một vị Bồ Tát
khoét mắt bố thí, họ đều bay xuống tung hoa cúng dàng, và khen rằng:
-
- Bồ Tát làm
hạnh bố thí không đoái thân mình, phước ấy Ngài cầu làm gì?
-
- Thưa Ngài!
Tôi hy sinh cặp mắt này, không cần làm vua Ma Vương, Phạm Thiên, Đế
Thích hay Chuyển Luân Thánh Vương để hưởng dục lạc trong ba cõi, mục
đích cầu thành Phật và độ sinh thoát khỏi luân hồi, cho họ được an vui
đạo Niết Bàn.
-
- Rất quý tấm
lòng cao thượng của Ngài, nhưng xin hỏi Ngài đau đớn như vậy có phàn
nàn gì không?
-
- Sự phàn nàn
hối hận quyết không có một mảy may!
-
Tôi thấy Ngài
huyết chảy như lưu ly, thân thể xanh lợt, tự nói không, việc đó khó
tin.
-
- Quý Ngài
không tin, tôi xin thề rằng: "Tôi một lòng thành thực làm hạnh bố thí
để cầu thành Phật, nếu miệng nói tâm nghĩ đúng, thì cặp mắt tôi lại
được bình phục như cũ".
-
Nói dứt lời
cặp mắt của Ngài, tự nhiên lại được hoàn toàn, xem coi sáng tỏ hơn
xưa. Khi đó, tất cả trời người ai nấy đều vui mừng và cảm tâm sắt đá
của nhà vua, ai ai cũng khen rằng: - Sau này Ngài thể nào cũng được
thành Phật.
-
Khi đó vua
Khoái Mục bảo anh Bà La Môn rằng:
-
- Hôm nay tôi
cho ông cặp mắt thịt, lai sinh thành Phật tôi sẽ cho ông con mắt trí
tuệ.
-
Nói xong sai
người dẫn anh vào kho, tha hồ cho lấy vàng bạc mang về bản quốc.
-
Vua Ba La Bà
Bạt Di hay tin ra đón, bắt gặp hỏi rằng:
-
- Anh xin mắt
được chăng?
-
- Tậu Bệ Hạ!
Xin được và đã nhìn thấy sáng suốt.
-
- Thế nào!
Vua Khoái Mục sống hay chết?
-
- Tậu Bệ Hạ!
Khi mổ mắt nhà vua đau đớn huyết chảy đẫm người coi rất ghê sợ, các
ông Thiên Tử đến hỏi thăm, Ngài có thệ nguyện, khi tuyên thệ xong, tự
nhiên hai mắt lại được bình phục như cũ, có lẽ còn sáng suốt hơn
trước.
-
Ông vua này
nghe nói tức giận quá, nổ tim chết.
-
Nói tới đây
Phật nhắc lại rằng:
-
- A Nan! Ông
nên biết: Vua Khoái Mục thuở đó chính là tiền thân của ta đấy, vua Ba
La Bà Bạt Đi nay là ông Điều Đạt, anh Bà La Môn xin mắt vua Khoái Mục
thuở đó chính là anh mù vừa đắc đạo đây.
-
Đời quá khứ,
được hàm ân ta, khỏi mù, đời nay gặp ta sáng tỏ con mắt thịt, đồng
thời lại được cả mắt tuệ, ta cũng vì chúng sanh đời đời làm những hạnh
khổ tích công tu đức đến nay được thành Phật. Vậy các ông cũng nên
chăm chỉ mà tu hành cầu đạo vô vi an lạc làm lòng.
-
Nghe Phật nói
xong, tôi và toàn thể, đều cảm niệm ân đức bao la của Ngài, rồi đó có
người đắc sơ quả, cho đến tứ quả, vui mừng tạ lễ mà lui.
--o0o--
|
|