|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
-
Kinh Phạm Hạnh
-
---o0o---
-
Chánh Kinh
-
Điều nầy do Thế Tôn và Alahán nói về và tôi được nghe :
-
" Các Tỳ kheo, sống Phạm Hạnh (brahmacariya) (1) không phải vì
mục đích lừa dối quần chúng, nịnh hót quần chúng, lợi lộc, cung
kính, danh vọng, thắng lợi, và được người biết đến ta. Mà, các
Tỳ kheo, sống Phạm Hạnh là vì mục đích (được) Thắng trí
(abhinna) (2) và Liễu tri (parinna) (3)."
-
Thế Tôn nói điều nầy rồi nói lại điều nầy như sau:
-
"Thế Tôn đã thuyết giảng về Phạnh Hạnh với kinh nghiệm chính
mình trong mục đích được Thắng trí và Liễu tri, ấy là con đường
đưa đến Niết Bàn." Trên con đường mà các Đại nhân, Đại ẩn sĩ noi
theo nầy, những ai đấn bước và thực hành đúng theo lời dạy của
Phật thì đau khổ sẽ lắng dịu."
-
-
Chú Thích
-
(1) Phạm Hạnh (brahmacariya): Đời sống thanh tịnh: chỉ cho đời
sống tăng ni hay cư sĩ, những người dấn thân trong chánh pháp
(Dhamma); do đó giữ gìn thường xuyên tám giới, trong đó giới thứ
ba là Phạm Hạnh mà không phải là tà hạnh (không vợ chồng) với
mục đích là chứng được Tâm giải thoát bất động (akuppa
ceto-vimutti).
-
(2) Thắng Trí (abhinna): Trí tuệ thù thắng gồm có 6:
-
- 5 thứ đều thuộc thế gian do sự toàn thiện của thiền định mà có
là: 1) Thần túc thông (iddhi-vidha), 2) Thiên nhỉ thông
(dibbasota), 3) Tha tâm thông (cetopariyanana), 4) Thiên nhãn
thông (dibbacakkhu), 5) Túc mạng thông (pubbe-nivasanussati);
-
- cái thứ 6 thuộc xuất thế gian do sự toàn thiện của tuệ quán mà
có: 6) Lậu tận thông (asavakkhaya).
-
Về năm thứ đầu, những nhà tu hành ngoại đạo cũng có thể chứng
được. Thông thứ sáu thì những người muốn giải thoát và tu hành
đúng chánh pháp và diệt trừ phiền não mới chứng được. Khi chứng
được là giải thoát, tức là thành A-la-hán, chấm dứt sống chết
khổ đau.
-
(3) Liễu Tri (parinna): Hiểu biết trọn vẹn; gồm có 3, thuộc thế
gian:
-
- 1) Liễu tri những điều đã biết (nata-parinna), sự hiểu biết về
tính chất đặc biệt của hiện tượng như thân thể là bị chi phối
bởi sanh già bịnh chết, như cảm thọ là có chức năng cảm giác vui
buồn...;
-
- 2) Liễu tri trong sự quan sát (tirana-parinna) tuệ quán 3 tính
chất vô thường, khổ, vô ngã (vipassana-panna), xuất hiện sau khi
đã hiểu biết về các hiện tượng như thân thể là vô thường, cảm
thọ là vô thường, v.v...
-
- 3) Liễu tri nhờ thấu triệt (pahana-parinna): tuệ quán về ba
tính chất kể trên xuất hiện sau khi đã thấu triệt các khái niệm
vô thường, khổ, vô ngã.
-
Nói cách khác, Liễu Tri là sự giác ngộ hoàn toàn về các hiện
tượng như 5 uẩn và tính chất của chúng là vô thường, khổ, vô
ngã. Liễu Tri đưa đến giải thoát nghĩa là không còn tham đắm và
bị ràng buộc bởi sự vật trong thế gian; do đó mà khổ đau chấm
dứt.
-
-
Luận Giải
-
Kinh Phạm Hạnh nầy rút ra từ quyển "Phật thuyết như vậy"
(Itivuttaka, Duk. I.9), Pali Text Society, trang 29. Nội dung
kinh thật là rõ ràng. Sống Phạm Hạnh là vì giác ngộ (Thắng trí,
Liễu tri), giải thoát (đau khổ lắng dịu), mà không phải vì danh
lợi, quyền thế (lợi lộc, cung kính, danh vọng, được người biết),
bởi vì muốn được danh lợi, quyền thế nên mới lừa dối và nịnh hót
quần chúng.
-
Xa hơn, kinh còn nhấn mạnh:
-
1) cá nhân sống Phạm Hạnh, không nên lợi dụng sự sống Phạm Hạnh
như một phương tiện để đạt đến những gì không cao đẹp.
-
2) người sống Phạm Hạnh, tạm gọi là đoàn thể tổ chức tôn giáo,
không nên lợi dụng vai trò đạo đức để thực hiện ý đồ phi đạo
đức.
-
Ngày xưa, khi Phật còn ở đời, ngoài đạo trong đạo đã có những cá
nhân, đoàn thể, không theo đúng mục đích của nếp sống Phạm Hạnh
và tôn chỉ đạo đức. Ngày nay không thiếu gì cá nhân và đoàn thể
cũng phạm những lỗi lầm ấy.
-
Do đó, Kinh Phạm Hạnh nầy vẫn còn có ý nghĩa và cần phải tụng
đọc.
- --o0o--
|
|