|
Kinh Trung Bộ
H. T. Thích Minh Châu dịch
--o0o--
- KINH GIÁO GIỚI
LA-HẦU-LA Ở
- RỪNG
AM-BÀ-LA
- (Ambalatthika
Rahulovadasuttam)
-
- Như vầy tôi
nghe.
- Một thời, Thế
Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại
Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc). Lúc bấy giờ, Tôn giả
Rahula (La-hầu-la) ở tại Ambalatthika. Rồi Thế Tôn, vào buổi
chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalatthika, chỗ Tôn giả
Rahula ở. Tôn giả Rahula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi
thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi
xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn
giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
- Rồi Thế Tôn,
sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả
Rahula:
- – Này Rahula,
Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không ?
- – Thưa vâng,
bạch Thế Tôn.
- – Cũng ít
vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói
láo, không có tàm quý.
- Rồi Thế Tôn,
sau khi đổ đi chút ít nước còn lại ấy rồi bảo Rahula:
- – Này Rahula,
Ông có thấy chút ít nước còn lại ấy bị đổ đi không ?
- – Thưa vâng,
bạch Thế Tôn.
- – Cũng đổ đi
vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói
láo, không có tàm quý.
- Rồi Thế Tôn
lật úp chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula.
- – Này Rahula,
Ông có thấy chậu nước bị lật úp ấy không ?
- – Thưa vâng,
bạch Thế Tôn.
- – Cũng lật úp
vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói
láo, không có tàm quý.
- Rồi Thế Tôn
lật ngửa trở lại chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula:
- – Này Rahula,
Ông có thấy chậu nước này trống không không ?
- – Thưa vâng,
bạch Thế Tôn.
- – Cũng trống
không vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết
mà nói láo.
- Này Rahula, ví như một con voi
của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường
có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận, con voi này dùng hai chân
trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân
sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái
vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con voi của vua này có ngà dài
như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến
trường. Khi lâm trận con voi này thường dùng hai chân trước,
dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau,
dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi.
Con voi của vua (như vậy) không quăng bỏ mạng sống (của mình)".
Này Rahula, nhưng khi con voi của vua, có ngà dài như một cán
cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường, khi
lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau,
dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai,
dùng ngà, dùng đuôi, dùng vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con
voi của vua này, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện,
thường hay có mặt ở chiến trường... (như trên)... dùng đuôi,
dùng vòi. Con voi của vua (như vậy) đã quăng bỏ mạng sống (của
mình), và nay con voi của vua không có việc gì mà không làm".
Cũng vậy, này Rahula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm
quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm.
Do vậy, này Rahula, "Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà
chơi", này Rahula, Ông phải học tập như vậy.
- Này Rahula,
Ông nghĩ thế nào ? Mục đích của cái gương là gì ?
- – Bạch Thế
Tôn, mục đích là để phản tỉnh.
- – Cũng vậy,
này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp.
Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản
tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.
- Này Rahula,
khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp
ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có
thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân
nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau
khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân
nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến
tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai;
thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả
báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định
chớ có làm. Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: "Thân
nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa
đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến
hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem
đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông
nên làm. Này Rahula, khi Ông đang làm một thân nghiệp, Ông cần
phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đang
làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người,
đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến
đau khổ; đem đến quả báo đau khổ. Này Rahula, nếu trong khi phản
tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này
của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai;
thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả
báo đau khổ". Này Rahula, ông hãy từ bỏ một thân nghiệp như vậy.
Nhưng nếu, này Rahula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau:
"Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa
đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai;
thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo
an lạc". Thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải tiếp tục
làm. Sau khi Ông làm xong một thân nghiệp, này Rahula, Ông cần
phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đã
làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người,
đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến
đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này
Rahula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân
nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả
hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến
quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần
phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị
Đạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa
lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu
trong khi phản tỉnh, này Rahula Ông biết như sau: "Thân nghiệp
này ta đã làm. Thân nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa
đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này
thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này
Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ tự mình tiếp tục tu
học ngày đêm trong các thiện pháp.
- Này Rahula,
khi Ông muốn làm một khẩu nghiệp gì, hãy phản tỉnh khẩu nghiệp
ấy như sau: "Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có
thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp
này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này
Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta
muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể
đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp
này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một
khẩu nghiệp như vậy này Rahula, nhất định chớ có làm. Này
Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta
muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại,
không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai;
thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo
an lạc". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm. Này
Rahula, khi Ông đang làm một khẩu nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh
khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu
nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại
cả hai, thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem
đến quả báo đau khổ". Này Rahula nếu trong khi phản tỉnh, Ông
biết: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa
đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu
nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau
khổ". Này Rahula, Ông hãy từ bỏ một khẩu nghiệp như vậy. Nhưng
nếu này Rahula, khi phản tỉnh, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp
này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta không đưa đến tự hại,
không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu
nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc".
Khẩu nghiệp như vậy này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm. Sau
khi Ông làm xong một khẩu nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản
tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu
nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại
cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem
đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông
biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này đưa
đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp
này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một
khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải
tỏ lộ, cần phải trình bày trước vị Đạo sư, hay trước các vị đồng
Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần
phải phòng hộ trong tương lai, nếu trong khi phản tỉnh, này
Rahula, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu
nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không
đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an
lạc, đưa đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an
trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong
các thiện pháp.
- Này Rahula,
như Ông muốn làm một ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh ý nghiệp ấy như
sau: "Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến
hại người, có thể đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là bất thiện,
đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong
khi phản tỉnh, Ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này
của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể
đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau
khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rahula,
Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh,
ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta không
có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có
thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an
lạc, đem đến quả báo an lạc". Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông
nên làm. Này Rahula, khi Ông đang làm một ý nghiệp, Ông cần phải
phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý
nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại
cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến
quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết:
"Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại,
đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất
thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ". Này Rahula,
Ông hãy từ bỏ một ý nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, khi
phản tỉnh Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp
này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không
đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc,
đem đến quả báo an lạc". Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông phải
tiếp tục làm. Sau khi Ông làm xong một ý nghiệp, này Rahula, Ông
cần phải phản tỉnh ý nghiệp â鹠như
sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự
hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là
bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ, đem đến quả
báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như
sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa
đến hại người, đưa đến hại cả hai; ý nghiệp này là bất thiện,
đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy,
này Rahula, Ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm
chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong
tương lai. Còn nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết: "Ý
nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này không đưa đến tự hại, không
đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là
thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này
Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu
học ngày đêm trong các thiện pháp.
- Này Rahula,
trong thời quá khứ, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa
thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất
cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần đã tịnh hóa
thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa
khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý
nghiệp. Này Rahula, trong thời vị lai, những Sa-môn hay
Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp,
sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy; sau khi phản tỉnh như
vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như
vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều
lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp. Này Rahula, trong thời hiện tại,
những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa
khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản
tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh
như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp. Do vậy, này Rahula: "Sau
khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa thân nghiệp; sau khi
phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản
tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp". Như vậy, này Rahula,
Ông cần phải tu học.
- Thế Tôn
thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula, hoan hỷ tín thọ lời Thế
Tôn giảng...
- --o0o--
|
|