|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- CÁC BÀI VIẾT VỀ VU LAN
-

-
VU LAN
-
TRUYỀN THỐNG CỦA ĐẠO HIẾU
-
---o0o---
-
Cứ
mỗi năm đến ngày Rằm tháng Bảy, tất cả người con Phật đều nhớ
đến trách nhiệm báo ân báo hiếu đối với hai đấng sanh thành.
Hàng Phật tử khắp năm châu bốn bể cùng nhau long trọng tổ chức
đại lễ Vu Lan, nương vào uy đức ngôi Tam bảo, cầu nguyện cho cha
mẹ còn sống được an lạc trong chánh pháp, cha mẹ đã qua đời siêu
sinh về các cõi lành. Thương cha kính mẹ được coi như truyền
thống tốt đẹp lâu đời của mỗi người dân Việt. Tình thương đối
với cha mẹ luôn luôn là mối ân tình thiên liêng nhất.
-
Từ
thuở xa xưa đến nay, tấm gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền
Liên vẫn mãi mãi soi sáng, làm thắm đượm nhân tình. Sau khi
thành đạt đạo qủa A La Hán, ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn
quan sát khắp, thấy mẹ mình bị đọa đày làm loài quỷ đói. Ngài là
hàng đệ tử thần thông đệ nhất, tin rằng sẽ cứu được mẹ qua cơn
đói khát đày đọa tấm thân. Ngài với hai tay cầm bát cơm vừa đưa
ngang miệng, thì than ôi, cơm hóa thành than hồng, không thể ăn
được! Tôn giả chính mắt chứng kiến cảnh tượng này, lòng đau khổ
vô cùng. Tôn giả trở về xin Phật mở lương từ bi cứu độ mẹ Ngài.
Phật dạy: "Mẹ ông đã nhiều kiếp gieo nhơn xan tham keo kiệt, nên
nay phải chịu qủa báo làm loài quỷ đói. Một mình ông không thể
cứu được. Phải nhân ngày Rằm tháng Bảy, tổ chức cúng dường Phật
và chúng Tăng mười phương, nhờ vào uy lực và sức chú nguyện của
Phật và chúng Tăng mười phương thì mẹ ông mới có thể siêu thoát
được". Sau đó, Tôn giả Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật dạy, đến
ngày Rằm tháng Bảy đem phẩm vật đến cúng dường chúng Tăng mười
phương. Mẹ của Ngài nhờ uy đức phước lực của chúng Tăng và lòng
chí thành chí kính của Ngài, sớm được thoát khỏi nỗi thống khổ
của loài quỷ đói, siêu sinh về cõi lành.
-
Từ
đó, ngày Lễ Vu Lan được tổ chức long trọng để hàng Phật tử câu
hội về ngôi Tam bảo, cúng dường đức Phật và chúng Tăng, cầu cho
cha mẹ còn sống được thân tâm an lạc, sau khi mạng chung được
sanh về cõi lành.
-
Về
phương diện giáo dục đạo đức của đạo Phật, một điểm đáng ghi
nhận là giáo dục về hiếu đạo. Hiếu đạo là nền tảng đạo đức của
đạo làm người cho ra người. Chúng ta có thể trang trải tình
thương đến tất cả mọi loài mọi vật, nhưng điểm xuất phát làm nền
tảng phải từ sự hiếu kính cha mẹ. Một người có thể thương đủ thứ
người, tình thương đó trùm hết muôn loài vạn vật, nhưng nếu
không thương kính cha mẹ thì tình thương đó e thành giả dối, vì
không có gốc rễ, không được lập cước từ căn bản. Cho nên hiếu
đạo xưa nay vẫn thường được đề cao trong phạm vi luân lý đạo
đức. Nếu chưa thực hiện hiếu đạo ngay trong đời sống gia đình
đối với cha và mẹ thì chưa thể xứng đáng là một con người. Người
xưa có câu: "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên". Ngay như
người xuất gia học đạo, vẫn còn phải cưu mang bốn ân nặng là ân
cha mẹ, ân chúng sanh, ân quốc gia và ân Tam bảo. Trong bốn ân
thì ân cha mẹ vẫn còn là mối ân tình sâu đậm với mỗi người xuất
gia tu Phật. Trong "Cư trần lạc đạo" của Trần Nhân Tông, viết:
-
Tụng kinh niệm Bụt
-
Chùa Thánh khẩn cầu
-
Tam hữu, Tứ ân
-
Ta
nguyền được trả
-
Vì
công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ quá là cao dày, nên Kinh
Thi có câu: "Phụ hề sinh ngã, Mẫu hề cúc ngã, Ai ai phụ mẫu,
sanh ngã cù lao. Dục báo thâm ân, hiệu thiên vãng cực" (Cha sanh
ra ta, Mẹ nuôi nấng ta, Thương cha mẹ lắm, vì sinh ta nhọc nhằn,
đến khi muốn báo đáp ân sâu, thì than ôi, trời cao không cùng!).
-
Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ quá là lớn lao, như trời
cao. Khi người con muốn đền đáp ân sâu thì lúc đó như trời cao
vói không tới. Từ khi cưu mang đến mở mắt chào đời, trưởng thành
và lớn khôn, cha mẹ phải chịu biết bao là khổ sở, nhọc nhằn. Thế
mà khi sức sống đã truyền hết cho con thì cha mẹ hơi tàn sức
tận, rồi trở thành "người thiên cổ". Ai có lớn lên từng nếm mùi
cay đắng, thấm gót phong trần thì mới thấm thía cái ơn của cha
mẹ mình. Một người biết đến điều ân nghĩa, chắc chắn không dám
vội quên cái ơn của cha mẹ. Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, có hai
hạng người, ta nói là không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Đó
là mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm
như vậy suốt một trăm năm, cho đến khi cha mẹ trăm tuổi. Như
vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ để trả ơn cho mẹ và cha.
Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có
vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa
làm đủ để trả ơn mẹ và cha ..." (Kinh Tăng Chi 1, 75).
-
Ca
dao Việt
Nam có câu:
-
Công cha như núi Thái Sơn
-
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-
Một lòng thờ mẹ kính cha
-
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con
-
Vậy người cha, nổi bật là đức nghiêm. Có nghiêm mới giáo dục con
cái có đạo đức, có văn hóa, sau trở thành người đủ tài đủ đức,
nên tính đức người cha sừng sững, vòi vọi như núi Thái Sơn. Còn
tính đức của người mẹ thì muốn con có cuộc sống no ấm, đủ đầy.
Người mẹ lại thường gần gũi, an ủy, vỗ về con cái hơn, nên tình
nghĩa của người mẹ, nó đậm đà, da diết như suối nguồn bất tận.
Suối nguồn tình thương của người mẹ, nó dịu dàng, đầm ấm, âm
thầm tuôn chảy không bao giờ dừng nghỉ. Nên trách nhiệm người
con là phải "một lòng thờ mẹ kính cha ...".
-
Phật dạy trong kinh Nhẫn Nhục: "Cùng tột điều thiện không gì hơn
là hiếu, cùng tột điều ác không gì hơn là bất hiếu".
-
Một kẻ đã bất hiếu với cha mẹ là kẻ đã vong ân bội nghĩa, kẻ đã
vong ân bội nghĩa thì không còn sự xấu ác nào ở trên thế gian mà
họ không dám làm, kẻ ấy đã quyên cội nguồn.
-
Có
gì sung sướng bằng khi chúng ta còn cha còn mẹ. Mỗi khi mùa Vu
Lan về, chúng ta được cài lên áo chiếc hoa hồng tươi thắm. Sự
hiện hữu của cha mẹ trong gia đình khác nào sự hiện hữu của các
thiên thần. Còn cha còn mẹ là còn Phật trong nhà, nên Phật dạy:
"Cha mẹ tại đường như Phật tại thế". Muốn đạt được tâm Phật,
không gì hơn giữ gìn tâm hiếu; muốn đạt được hạnh Phật, không gì
hơn giữ gìn hạnh hiếu, nên Phật dạy: "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh
hiếu là hạnh Phật". Vì mải lo kính thờ Phật bên ngoài mà quên
kính thờ Phật trong nhà, nên có câu: "Phật trong nhà không thờ,
thờ Thích Ca ngoài đường".
-
Phật dạy: "Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con
cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận
ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo,
trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình
ấy được chấp nhận như các đạo sư thời xưa. Những gia đình nào,
này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong
nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường".
-
"Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các đạo
sư thời xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. đáng
được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì
cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo, là mẹ cha đối với
con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào
đời" (Phật thuyết như vậy, Cat, 7-503).
-
Ân
sâu nghĩa nặng của cha mẹ có thể kết thành những vần thơ tuyệt
tác nhất. Và tự nhiên, hạnh hiếu được coi là đức tính cao đẹp
nhất, được đề cao nhiều nhất trong mọi thời đại, từ cổ chí kim,
từ Đông sang Tây. Dùng bút mực để diển tả trong ân của cha mẹ
vẫn còn mãi với kiếp sống con người. Vậy thì, đã là một tử theo
chánh đạo, chúng ta phải báo đáp ân sinh thành dưỡng dục của cha
mẹ thế nào mới xứng đáng? Muốn báo hiếu đầy đủ nhất phải gồm hai
phần: vật chất và tinh thần.
-
1.
Về đời sống vật chất thì phải lo hầu hạ, phụng dưỡng cha mẹ
những nhu cầu cần thiết, để cha mẹ được thảnh thơi an dưỡng
trong tuổi xế chiều.
-
2.
Về đời sống tinh thần phải thường xuyên khích lệ trợ duyên cho
cha mẹ học hiểu chánh pháp, biết tránh ác làm lành, giữ gìn ba
nghiệp lành, tiến đến giải thoát an vui vĩnh viễn.
-
Đức Phật dạy: "Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, dâng
cúng với của cải, vật chất, tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp
đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có
lòng tin Tam bảo thì khuyến khích có lòng tin Tam bảo, đối với
cha mẹ sống tà giới thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha
mẹ gian tham thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì
khuyến khích vào chánh kiến. Cho đến như vậy, này các Tỳ kheo,
là đền đáp xứng đáng cho mẹ và cha" (Tăng Chi 1, 75).
-
Có
một Thiền sư, tuy bản thân xuất gia, nhưng vẫn giữ tròn hiếu đạo
cho đến khi cha mẹ khuất bóng:
-
Giang sơn còn nặng gánh tình
-
Trời chưa cho nghỉ thì mình cứ đi
-
Khi nào trời bảo thôi đi
-
Giang sơn cất gánh, ta thì nghỉ ngơi
-
Trong mùa Vu Lan năm nay, hàng Phật tử chúng ta nghiêng mình
kính cẩn trước Phật đài, thề nguyền sẽ noi gương hiếu hạnh của
đức Mục Kiền Liên, làm tròn trách nhiệm một người con chí hiếu
chí kính, biết nhớ ơn và đền ơn đối với hai đấng sinh thành,
càng nghĩ đến tất cả chúng sanh trong pháp giới đều được thoát
khổ, đến bờ an vui giải thát.
- --o0o--
|
|