|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- CÁC BÀI VIẾT VỀ VU LAN
-

-
Tùy Bút Vu Lan
-
---o0o---
-
-
Hai chữ "Vu Lan" rất gần gũi đối với người phật tử, mùa Vu Lan
đã gợi lên trong tiềm thức mỗi con người niềm thương nỗi nhớ về
cha mẹ. Hạnh phúc nào bằng những người được sống bên cạnh cha mẹ
và bất hạnh nào bằng cho những ai không còn cha còn mẹ.Tình
thương của cha mẹ không một bút mực nào có thể tả cho hết,không
một ngôn từ nào bày tỏ cho cùng.Chính mùa Vu Lan đã tĩnh thức
biết bao con người ,xác định được bổn phận làm con,tuy nhiên bên
cạnh những người cha người mẹ được con hiếu thảo phụng
dưỡng,sống trong mái ấm gia đình thì còn biết bao nhiêu bậc cha
mẹ, những trẻ mồ côi phải trãi qua những tháng ngày buồn
tủi,lạnh lẽo còn lại của cuộc đời ,phải gởi thân trong các trại
dưỡng lão,các trại mồ côi hay lang thang trên vĩa hè để tìm
miếng cơm manh áo.Với một cảnh tượng như thế thì chúng ta sẽ cho
rằng những bậc cha mẹ hay những người con là những người bất
hạnh?
-
Hoàng hôn phủ góc đồi
-
Tiếng kẻng buổi cơm chiều
-
Bát cơm lệ chan đầy
-
Lòng tôi buồn tự hỏi
-
Các con tôi đâu rồi
-
Mẹ
cha phải như vầy
-
Không người lo cơm nước
-
Mặc tháng ngày trôi qua
-
Chờ tử thần gọi chết
-
……
-
Tiếng trẻ khóc đòi mẹ
-
Mà
mẹ đâu chẳng thấy
-
Cha đi mãi không về
-
Chờ đến ngày trưởng thành
-
Tôi mới hiểu được rằng
-
Cha mẹ không còn nữa
-
Mồ
côi từ thuở bé
-
Nếu ai đã từng đến các trại dưỡng lão ,các cô nhi viện thì mới
tận mắt chứng kiến được những cảnh tượng này. Nhiều năm tôi mới
đủ duyên trở lại đây,cảnh vật ,nhà cửa tuy có khang trang hơn
trước kia nhưng hình ảnh các cụ gìa,những trẻ em từ vài tháng
tuổi đến hai mươi tuổi mang đủ các chứng bệnh , có những ông bà
cụ gởi thân mấy mươi năm tại đây và cuối cùng đã lần lượt ra đi
; những trẻ em thì có những em được nuôi dưỡng và trưởng thành
trong các trại cô nhi này .Đời sống của các vị ngoài được sự
chăm sóc của nhân viên trong trại, có lẽ hạnh phúc nhất là khi
được các phái đoàn từ thiện tới thăm hỏi và tặng chút qùa gọi là
sưởi ấm tình người.Những ai đã được đặt chân đến đây ít nhiều
trong lòng mỗi người cũng đều mang một tâm trạng chung rằng cuộc
đời này chỉ là một bả phù du có gì đâu là danh với lợi, con
người phải trãi qua qui luật sinh - lão - bệnh -tử một cách quá
thương tâm.
-
Mỗi độ Vu Lan về người lớn trẻ nhỏ đều đến chùa tụng kinh Vu Lan
- Báo Hiếu để hồi hướng cho cha mẹ đã quá cố của mình.Sau thời
tụng kinh các cụ gìa thường ngồi lại giây lát trò chuyện với qúy
cô,tôi nữa đùa nữa thật hỏi một bà cụ :Cụ rất thích tụng kinh
Báo Hiếu phải không?
-
Cụ
đáp: Đúng à tôi rất thích
-
Tôi hỏi tiếp: Thích ở chỗ nào?
-
Cụ
bảo : Vì tụng kinh Báo Hiếu là để tưởng niệm mẹ,để hồi hướng cho
mẹ.
-
Tôi lại hỏi : Chỉ nhớ mẹ và cầu siêu cho mẹ thôi hả? Còn cha thì
sao?
-
Cụ
nói: Đúng ạ ! Vì trong kinh Ngài Mục Liên chỉ báo hiếu cho mẹ
chứ không nói đến báo hiếu cho cha.
-
Tôi lại hỏi: Như thế người cha trong gia đình không có một vị
trí nào cả sao,và nếu không có cha thì làm sao mà có cụ được?
-
Tôi nói:Cụ phải hiểu rằng Ngài Mục Kiền Liên lúc đó chỉ còn mẹ
thôi,cha Ngài có lẽ qua đời từ lâu .Vì mẹ Ngài phạm trọng tội
nên Ngài mới cầu xin Phật dạy phương pháp nào để mẹ Ngài được
vãng sinh.
-
Dù
thế nào đi chăng,trong lòng của các vị ít nhiều cũng đã phát
khởi thiện tâm ,chính những lời trong kinh Vu Lan - Báo Hiếu
cũng đã làm cho con người nhận chân được bổn phận làm con, gía
trị con người,dù người tụng tuy không hiểu được đạo lý rốt ráo
của kinh, nhưng ít nhiều cũng có khái niệm được chữ "Hiếu".Bên
cạnh cũng không ít người phật tử thuần thành đến chùa tụng kinh
hằng đêm,và cứ đến mùa Vu Lan là viết một lá sớ tên tuổi thật
dài để nhờ chư thầy cô tụng kinh cầu nguyện,cứ mỗi một gia đình
là một lá sớ ,và cái khổ tâm của các chùa là mỗi gia đình ai
cũng đòi dán cái lá sớ tên tuổi của gia đình mình ở mặt trước
tiên của bàn thờ Cửu Huyền ; có người đến chùa thấy tên tuổi của
gia đình mình ở phía trước thì rất vui ,còn nếu tên tuổi ông bà
của mình bị dán phía sau thì trong lòng buồn rười rượi và trách
móc các vị trụ trì.Lúc ấy trong lòng tôi nghĩ : "giá mà chùa
mình có một bức tường thật dài thì tên của gia đình nào cũng đều
được dán phía trước và lúc đó tất cả phật tử sẽ không còn càm
ràm nữa".Những năm sau đó tôi có dịp dự lễ Vu Lan của Phật Giáo
Đài Loan được tổ chức trong một hội trường thể dục thể thao ,có
sức chứa vài chục ngàn người, bước vào hội trường cái đập vào
mắt tôi đầu tiên là các tên tuổi cầu an ,cầu siêu được dán dày
đặc xung quanh bức tường của hội trường , các vị phật tử muốn đi
tìm các tên tuổi cầu siêu cầu an của gia đình mình có lẽ phải đi
vòng bức tường này mất nữa giờ đồng hồ mới tìm ra cái tên tuổi
của ông bà mình ,vì số lượng người đông qúa ,nên có người đã nổi
sân khi tìm được tên tuổi của tổ tiên,gia đình mình .
-
Thật đúng người xuất gia là "Người làm dâu trăm họ",chỉ
có một vấn đề tên tuổi cầu an cầu siêu mà cũng không biết làm
sao để vừa lòng chư phật tử tại gia.Nếu dán chồng lên nhau thì
qúy phật tử cho rằng các thầy cô có tâm khinh gia đình này và
trọng gia đình kia,còn nếu ai cũng được dán phía trước thì cũng
nổi sân vì mệt mõi lắm mới tìm ra cái tên của tổ tiên mình.Phật
tử chúng ta đến mùa Vu Lan tụng một tháng trời kinh Vu Lan -Báo
Hiếu ,toàn bộ trong kinh đâu có chỗ nào đức phật dạy Tôn gỉa Mục
Kiền Liên viết cái tên của mẹ mình và quyến thuộc của Ngài để
chư tăng đọc lên cầu nguyện trong buổi lễ cúng dường chư tăng
sau mùa An Cư .Bởi vì "Cảm ứng đạo giao nan tư nghì",sự
thành kính của mình là có sự cảm ứng rồi ,chứ đâu phải đợi các
vị trụ trì phải đọc khô cổ cho tất cả các tên cầu an cầu siêu
thì sự cầu nguyện của mình mới có phước ,ông bà của mình mới
được siêu thoát ,biết đâu hằng năm các chùa đọc hàng trăm ngàn
tên tuổi của các gia đình của phật tử đã làm tổn giảm sức khoẻ
các vị trụ trì ,như thế việc đọc tên tuổi nguyện cầu cho người
thân các vị ,phước đức ấy có được vẹn toàn chăng? Thay vì thời
gian bỏ ra để đọc tên tuổi cho các đệ tử cư sĩ mình thì chúng ta
dành khoảng thời gian ấy tụng nhiều bộ kinh hồi hướng cho chúng
sinh trong pháp giới ,hay làm những việc có lợi ích thiết thực
thì công đức sẽ được trội hơn.Đây là một khuyết điểm lớn của
hàng phật tử chúng ta, cũng như trọng trách giáo hoá của hàng
xuất gia có lúc tùy duyên không đúng chỗ dẫn đến niềm tin của
người phật tử bị lệch lạc.
-
Nếu tất cả phật tử chúng ta thực hành những lời dạy trong kinh
Vu Lan - Báo Hiếu thì có lẽ ngày nay chúng ta đâu phải nhìn
những cảnh đau thương ,những ngừời cha người mẹ phải sinh hoạt
trong các trại dưỡng lão , bên lề đường kiếm từng bát cơm để
mạng sống được kéo dài, những trẻ cô nhi phải thèm thuồng được
sống trong mái ấm gia đình có cha có mẹ .
-
Những cánh hoa hồng đỏ ,hoa hồng trắng được cài trên áo của mỗi
người phật tử chúng ta trong mùa Vu Lan,dù xuất phát của nó
không phải từ những lời dạy của đức Phật ,nhưng truyền thống đó
đã trở thành một tập quán tốt cho người phật tử Việt Nam , nó
cũng đã đánh thức người phật tử chúng ta ý thức bổn phận làm cha
làm mẹ ,làm con ,là mối quan hệ nhân quả mật thiết giữa con
người với nhau. Những ai diễm phúc trên áo được cài chiếc hoa
màu hồng thì chúng ta phải luôn tâm niệm rằng :Nếu chúng ta là
người xuất gia thì chúng ta phải làm sao để cha mẹ chúng ta hiểu
được lời dạy trong kinh , có niềm tin tuyệt đối với Tam Bảo,là
người phật tử chân chánh.Nếu chúng ta là người phật tử tại gia
thì chúng ta nguyện sẽ bên cạnh để phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi
già sức yếu .Không may chúng ta là những người bất hạnh được cài
trên áo mình đoá hoa màu trắng thì chúng ta luôn làm các việc
thiện để hồi hướng công đức lành cho cha mẹ đã quá cố,và gieo
nhân lành để đời sau sẽ được làm người có đầy đủ cha mẹ.
-
Những ai là người diễm phúc còn cha còn mẹ , nhân mùa Vu Lan
chúng ta hãy cùng nhau nguyện cầu :"Nguyện cho tất cả những bậc
cha mẹ trên thế gian luôn có được sự lo lắng và niềm vui từ các
con; những trẻ em luôn được sưởi ấm trong tình thương của cha
mẹ".Hy vọng những lời kinh tiếng kệ trong mùa Vu Lan xoa dịu
được phần nào những cảnh tượng bất hạnh đã xảy ra trong kiếp
sống nhân sinh,là nhân lành để hạt giống hạnh phúc sẽ được nảy
mầm trong mỗi con người.
-
Còn cha còn mẹ thì hơn
-
Không cha không mẹ như đàn đứt dây
-
Đàn đút dây còn xoay còn nối
-
Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi.
- --o0o--
|
|