-
- Mùa Xuân sang có hoa Anh Ðào
-
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
-
Lòng buâng khuâng nhớ ai năm nào
-
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào,
-
Mình kể chuyện ngày sau...
-
Thanh Sơn
-
Mỗi năm Tết lại đến xuân lai sang, và Tết với Xuân muôn hoa như
tưng bừng khởi sắc, muôn cây cảnh như thắm đượm mầu tươi. Mùa
xuân là mùa của trăm hoa đua nở. Hoa không phải chỉ mang hương
thơm ngào ngạt đến cho Tết cho Xuân, và hoa cũng không phải chỉ
đem cái sắc đẹp màu tươi và tô điểm cho Xuân cho Tết. Ðối với
Xuân với Tết, hoa có một sứ mạng thiêng liêng hơn. Hoa báo hiệu
Xuân đã tới, Hoa tăng sự huy hoàng cho ngày Tết. Lễ tất nhiên
ngày Tết thì có rất nhiều bông hoa, nhưng một trong những loại
hoa được tiêu biểu và nhắc nhở nhiều nhất là hoa mai và hoa đào.
Người ta thường nói ở tại Miền Nam thì có Hoa Mai, và Miền Bắc
là Hoa Ðào, Miền Bắc là quê hương Hoa Ðào. Ngoài ra chúng ta còn
thấy Ðà Lạt không những là sinh quán của những thiếu nữ có đôi
má hồng, màu da trắng mịn, và cặp mắt long lanh quyến rũ, mà còn
là xứ sở của hoa đào tha thướt.
-
A- Quê Hương Anh Ðào
-
a- Ðà Lạt Vùng CAO Nguyên Ðất Ðỏ Hữu Tình
-
Ðịa danh Ðà Lạt, cho tới bây giờ đây đã qua bao nhiêu thăng trầm
trong lịch sự quê hương Việt Nam nhưng Ðà Lạt vẫn trơ vơ cùng
năm tháng, và đã đi vào dòng lịch sử văn hóa Viêt Nam. Nếu tính
từ cái buổi chiều tháng ba năm 1893, khi Yersin một bác sĩ trẻ
tuổi người Pháp mê thám hiểm, người đã đánh thức giấc ngủ triền
miên bao thế kỷ của cao nguyên đất đỏ basalte đến nay thì Ðà Lạt
đã 109 năm.
-
Theo tiếng của các dân tộc người thuộc nhóm Coho thì
Ðà có nghĩa là nguồn nước hay dòng suối. Lạt là tên một bộ tộc
người sống ở chân núi Lang Bian liền bên thành phố bây giờ. Vậy
Ðà Lạt tức là dòng suối của người Lạt
-
Ở độ cao chừng 1500m so với mặt biển, với những điều
kiện tự nhiên ưu ái Ðà Lạt thực sự là một trung tâm du lịch và
dưỡng bệnh tuyệt vời. Với nhiệt độ trung bình 19 độ C và lượng
mưa hằng năm khoảng 1500 mm, vùng nầy có thể trồng được nhiều
loại cây, rau hoa trái miền ôn đới.
-
Mọi người cũng thường gọi Ðà Lạt là miền thông reo,
vì nơi đây có những cánh rừng ngút ngàn thông, càng làm cho
không gian thành phố trong sạch nhờ khí osone tỏa ra từ những
vòm lá nhọn hình kim. Ít có thành phố trên cao nào lại có hồ
rộng như Ða Lạt. Ngoài hai hồ lớn là Hồ Xuân Hương, Ða Thiện,
trong thành phố còn có hồ Than Thở, Vạn Kiếp, Mê Linh.. Xứ nầy
có lắm hồ lại nhiều thác. Cách thành phố không xa, có các thác
Liên Khương, Pren. Ðatanla, Camly, xa chút nữa là các thác
Pônggua. Những địa danh gọi cảm như: Rừng Ái Ân, đập Suối Vàng,
Thung Lũng Tình Yêu, Ðồi Thông Hai Mộ... Ðến Ðà Lạt ai cũng dễ
dàng nhận thấy thành phố hài hòa với cảnh sắc tự nhiên. Thay vì
những khách sạn cao ngất, sang trọng thành phố có hàng ngàn biệt
thự xinh xắn một hai tầng, đầy đủ tiện nghi, xây theo nhiều
phong cách kiến trúc nép trong bóng lá của cây vườn. Vì thế
người ta gọi Ðà Lạt với nhiều tên đẹp: Thành phố mộng mơ, xứ anh
đào, hay thành phố cao nguyên. Mọi người cũng gọi là thành phố
sương mờ, bởi vì mai sớm và chiều hôm phố phường lãng đãng sương
giăng. Vầng mặt trời bồng bềnh trong sương mù khiến cả không
gian thành phố như được rọi sáng bằng ánh đèn néon mờ đục.
-
b- Ðà Lạt Quê Hương Anh Ðào
-
Mọi người thường gọi Ðà Lạt là xứ hoa quả cũng đúng. Bởi vì
những ai đến đây chúng ta mới thấy, suốt cả mùa khô trời xanh,
mây trắng, nắng vàng là mùa của hoa Mimosa đua nở. Lạc bước vào
các nhà vườn, khách lạ đi như mộng du giữa muôn màu sắc, hương
thơm. Nào các loài hoa cúc, các giống glayzơn, trà mi trắng, trà
mi đỏ, đỗ quyên, muống rồng, thu hải đường, nhất chi mai, cẩm
thú cầu... rồi cotmot, pensée ... và đặc sắc là hoa kèn loa đỏ.
Ngoài những hoa hồng quen thuộc, Ðà Lạt còn nhiều giống hoa quý
hiếm: Hồng vàng Joséphine, Hồng phấn mang màu áo nữ hoàng tiểu
quốc Grace de Manaco, hồng Brigitte Bardot tên của một nữ tài tử
danh tiếng một thời, hồng chàm Úc Ðại Lợi tựa liễu mảnh mai, và
hồng nhung đại đóa màu đỏ sẩm. Ðặc biệt vào những ngày tháng gần
Tết, các ngã ba đường thành phố ngợp sắc hoa đào. Ở Ðà Lạt khó
có thể nói hoa nào đẹp nhất, bởi vì người yêu hoa cũng thể như
yêu người, do đó có người thích hoa hồng, và những loại hoa
khác, nhưng theo tôi thì thích hoa Anh Ðào.
-
Hoa Ðào có tên khoa học là Prunus Persica. Loại hoa nầy cũng có
loại màu trắng, có loại cánh hồng dịu, cốt cách mềm mại thanh
cao. Vỏ cây mầu cánh kiến sẫm, đôi khi đi tới màu tía, những
cành hoa trông thật mềm mại, và lá dài trông cũng dịu dàng.
-
Vào những dịp Tết đến, cành đào chặt ở vườn về, muốn giữ cho hoa
được bền và làm cho tất cả nụ hoa đều nở, trước khi cắm vào bình
hoa có đựng nước, cần phải đem đốt qua cuống cành, ở nơi đã
chặt, như vậy nhựa trong cành hoa không chảy xuống nước mất đi,
trái lại cành hoa hút được nhiều nước để nuôi các cành nhỏ, và
hoa lá. Thường cành đào lúc mới chặt hoa chưa có, chỉ nhu nhú
nụ, sau khi được đốt và cắm vào bình đôi ngày, hoa mới bắt đầu
nở dần, và cả lá cũng đâm ra Cành đào có thể giữ chơi cho đến Lễ
Thượng Nguyên.
-
Chơi hoa đào những người cầu kỳ thường kén giống hoa. Ðào có
loại ra quả, có loại chỉ ra hoa. Loại sau nầy các cụ gọi là đào
thất thốn, nghĩa là thân đào cao không quá bảy tấc, hoa đỏ đậm
hơn hoa đào có trái và cũng nhiều hoa hơn. Những cành đào thất
thốn dùng cắm trong ngày Tết chi chít những hoa thắm đỏ, không
có lá trông thật đẹp. Muốn cho đào thất thốn được lớn khỏe, cao
hơn chính giống, người thường dùng cành loại đào nầy ghép và
thân cây đào thường, loại đào lông có trái rất dễ trồng ở xứ
lạnh.
-
Màu đỏ tươi của hoa đào rất hợp với cảnh xuân của miền xứ lạnh,
cành đào làm cho gian phòng thêm huy hoàng, tươi sáng. Ðào không
có hương, nhưng sắc của hoa đào hòa hợp với khung cảnh Tết, làm
tăng thêm hương sắc của các hoa khác trong dịp Xuân. Hoa đào cắm
trong phòng khách đã đẹp, nhưng để nguyên ở trên cây lại càng
đẹp hơn.
-
Miền Bắc Việt Nam cũng là một trong những quê hương hoa đào.
Nhật Tân(Hà Nội) nổi tiếng là xứ sở của Ðào Bích, Ðào Phai. Hoa
Ðào nở ra trong dịp Tết Nguyên Ðán, mùa xuân, những rừng Sa Pa,
Chi Lăng ngút ngàn nặng trĩu trái đào thơm. Hoa đào tượng trưng
cho Tết ở Miền Bắc, bởi vậy tại Miền Bắc khi Xuân tới, mỗi nhà
thường cố có một cành đào để trưng bày ở phòng khách, đối với
những người muốn khoe cái phong lưu lịch sự, hoặc để cắm ở bàn
thờ tổ tiên đối với đa số dân chúng.
-
Tại Miền Bắc Việt Nam, chơi hoa đào, ngoài ý nghĩa
chơi hoa trong ngày xuân, người ta còn bảo tồn một cổ tục dùng
cành đào để trừ ma quỷ, nghĩa là người ta còn nhắm vào một ý
nghĩa thiêng liêng. Về ý nghĩa thiêng liêng nầy, cành đào đã có
một sự tích như sau:
-
- Xưa ở núi Sóc có một cây đào lớn. Dưới gốc cây đào nầy có hai
vị thần trú ngụ là Trà Thần và Uất Lũy. Hai vị thần nầy cai quản
một đàn quỷ. Mỗi khi có quỷ nào đi quấy nhiểu dân gian, dân gian
kêu tới hai vị thần nầy, quỷ đó lập tức bị trừng phạt ngay. Ðể
cho quỷ khỏi tới lộng hành tranh cướp đồ cúng của Tổ Tiên trong
ngày tết, người ta cắm trên bàn thờ một cành đào, lũ quỷ trông
thấy cành đào không dám bén mảng tới.
-
Tục cắm đào trên bàn thờ bắt đầu và có dần từ sự thờ cành đào
người ta đã chuyển sang sự chơi hoa đào.
-
B- Hoa Ðào & Thi Ca
-
a- Hoa Ðào Trong Văn Học & Thi Ca
-
Từ xưa hoa đào đã đi vào thơ ca làm rung động lòng người. Trong
tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần nói đến hoa đào:
-
- Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
-
Ðó là thơ đã nhắc đến điển tích văn học về một mối tình tương
tư, say đắm của Thôi Hộ với một người con gái vườn đào. Sách xưa
có kể rằng:
-
- Ðời nhà Ðường, bên tàu, Thôi Hộ, trong Tiết Thanh Minh đi dạo
chơi đến một vườn có hoa đào mọc chung quanh. Thấy hoa đẹp, Thôi
Hộ đứng ngắm cảnh. Rồi khát nước, Thôi gõ cửa nhà đó vào xin
nước uống. Cửa mở ra, một mỹ nhân đã đón tiếp Thôi một cách rất
ân cần. Ðôi bên tuy e lệ nhưng bắt đầu có lòng mến nhau. Rồi
Thôi ra về không quên mỹ nhân và mỹ nhân cũng hằng nhớ tới Thôi.
-
Năm sau Tiết Thanh Minh đến, nhớ cảnh nhớ người, Thôi lại đi tìm
đến chỗ cũ. Ôi! Sao mà vắng vẻ, cửa đóng then cài! Không được
gặp người năm trước, Thôi liền đề một bài thơ trên cánh cửa:
-
- Tích kim niên nhật thử chung môn
-
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
-
Nhân diện chí kim hà xứ khứ
-
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong
-
Nghĩa là:
-
- Ngày nầy năm trước nơi đây
-
Hoa đào người đẹp hây hây ánh hồng
-
Giờ đây người đẹp còn không
-
Hoa đào năm ngoái gió đông cợt cười.
-
Ðề thơ xong Thôi Hộ bỏ đi. Cách một thời gian chàng
lại tìm lại đến chốn nầy thì nghe trong nhà có tiếng khóc lóc
thống thiết. Có một ông già ra hỏi Thôi:
-
- Ông có phải là Thôi Hộ không? Con gái tôi thấy bài
thơ ông đề nơi cửa, sinh ốm bỏ ăn mà chết.
-
Nghe nói Thôi cảm động lắm, vào trong nhà ôm lấy áo
quan mà khóc lớn:
-
- Thôi Hộ đã đến đây.
-
Người con gái với tiếng khóc của Thôi đã sống lại.
-
Tại Việt Nam cũng có những mối tình đẹp như hoa. Một
trong những mối tình đẹp như mộng như mơ, hay còn gọi là Mối
Tình Hoa Ðào, được Nhạc Sĩ Thanh Sơn diễn tả qua bản nhạc:
-
- Mùa Xuân sang có hoa Anh Ðào
-
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
-
Lòng buâng khuâng nhớ ai năm nào
-
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào,
-
Mình nói chuyện ngày sau...
-
Còn tìm đâu phút vui ban đầu
-
Bụi thời gian cuốn trôi về đâu
-
Ðể cho ai nhớ thương ai nhiều
-
Vì đã xa cách nhau lâu rồi
-
Dù nói không nên lời.
-
Chuyện đời như một giấc chiêm bao mà thôi
-
Tìm về quá khứ thấy xuyến xao lòng tôi
-
Xót thương đến bao giờ
-
Ngỡ như bước chân ai qua thềm hay là mơ...
-
Rồi Xuân sang có hoa Anh Ðào
-
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
-
Lòng buâng khuâng nhớ ai năm nào
-
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào,
-
Mình nói chuyện ngày sau...
-
Rồi xuân sang thấy hoa anh đào
-
Màu hoa đây dáng xưa còn đâu
-
Niềm tâm tư khép kín trong lòng
-
Và tôi yêu bóng ai năm nào
-
Như đã yêu hoa anh đào.
-
Một điểm đáng ghi nhận khác trong lịch sử văn học Việt Nam, hoa
đào còn là một món quà tặng quý giá, chẳng hạn như: Mùa Xuân Kỷ
Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã cho người
mang cành đào từ Thăng Long vào Phú Xuân tặng Công Chúa Ngọc Hân
để báo tin vui.
-
Trong lịch sử dược học Á Ðông, hoa đào được dùng làm thuốc chữa
thủy thủng và bí đại tiện. Nhân đào có công dụng trị bế tắc kinh
nguyệt, bụng dưới đầy và đau, đại tiện khí. Danh Y Tuệ Tĩnh đã
nhiều lần nhắc đến tên các vị thuốc có hoa đào trong cuốn sách
Nam Dược Thần Hiệu.
-
b- Hoa Ðào Trong Haiku Nhật Bản
-
Nhật Bản cũng là một trong những quê hương của hoa đào. Và hương
sắc của hoa đào đã là những đề tài lớn cho các nhà thơ Haiku
khai thác, và có ảnh hưởng lớn trong nhiều lãnh vực: Văn Chương,
Triết Học, Tôn Giáo như chúng ta thấy:
-
- Một cành hoa đào đơn sơ
-
Của buổi sáng đẹp trời
-
Trang điểm một hồ sâu.
-
Buson
-
Có ba điểm khi chú ý đến sự diễn tả của bài thơ cho
chúng ta thấy được niềm an lạc trong màu sắc đậm đà của cành
bông vô cùng vô tận. Cho dù chỉ một cành bông đơn sơ cũng đủ
diển tả: Một là tất cả, và tất cả là một. Cả ba yếu tố không thể
thiếu:
-
- Cành bông đơn sơ
-
- Buổi sáng đẹp trời
-
- Nước dưới hồ trong vắt.
-
Nước dưới đáy hồ sẽ thiếu linh động, hoặc không linh động khi
không có cành hoa đào lung lay trên không. Cũng vậy, Nếu có cành
hoa đào, hồ nước nhưng vào một buổi sáng hoặc hoàng hôn mưa gió
bảo bùng thì cũng không tạo thanh một vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo.
-
Càng huyền ảo hơn khi ai đó đã từng nói:
-
- Ðẹp nhất là thiếu nữ đi trong mưa!
-
Ðẹp thật mà cũng lãng mạn thật. Nhưng, không đẹp và không lãng
mạn bằng người ngồi dưới cội hoa đào là đôi bạn thân, hay đôi
bạn yêu đương gì đó ngồi dưới cội hoa đào, trên những chiếc ghế
cũ kỹ, nói chuyện ngày mai. Ai biết được mỗi cánh hoa đào rơi là
bao nhiêu tình vương vấn, nên buổi chiều đã đẹp lại càng chìm
sâu trong ký ức của lứa tuổi đang tràn đầy sức sống:
-
- Hoa đào đang rơi
-
Vào mỗi chiều ở Namba
-
Trên những chiếc ghế cũ xinh xinh.
-
Sòchò
-
Vũ trụ và thiên nhiên cũng là đề tài gợi cảm để cho các thi nhân
có đủ tư liệu làm thơ, viết văn. Vì thế cứ mỗi độ xuân về trong
những miền nhiệt đới, thì gió mưa cũng đến và hoa đào lại xuất
hiện. Nhưng nay gió mưa đã đến mà hoa đào nơi đâu?
-
- Gió và mưa nhiều quá
-
Ðang gọi
-
Hoa đào của mùa xuân
-
Sòsetsu
-
Tâm trạng của Sòsetsu đã như thế, nhưng tâm trạng
của Shinkei thì sao?
-
- Tôi đang chờ đợi
-
Giông bão và mưa
-
Vào thời điểm hoa đào nở
-
Shinkei
-
Thì ra tâm tư của các thi nhân đã có cùng một tâm tư
như nhau. Nhưng có điều làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên, bởi
vì hoa đào đẹp, mảnh mai, nhẹ nhàng thì làm sao có thể chịu nổi
dưới sức nặng của muôn ngàn triệu hạt mưa, vậy mà Shikei lại
mong mỏi, đợi chờ mưa đến. Mới nghe dường như lạ, nhưng xét cho
cùng chúng ta thấy Shinkei có một thái độ chấp nhận, và một niềm
an lạc lớn. Bởi vì ông ta biết mưa gió, hoa đào và mùa xuân cả
ba không thể thiếu một. Nếu không có hoa đào thì câu ca: Mùa
xuân sang có hoa anh đào, mầu hoa tôi trót yêu từ lâu... sẽ
không có ý nghĩa. Theo tinh thần câu ca nầy muốn nói: Nếu không
có hoa đào thì không thể làm nên mùa xuân. Nhưng vào độ xuân về
mà không có mưa gió thì mất đi tính chất mầu nhiệm của mùa xuân,
do đó biết rằng mưa gió sẽ làm tổn thương đến hoa đào nhưng ông
Shinkei vẫn mong đợi. Và rồi tâm trạng của Sòyò lại càng lo lắng
hơn:
-
- Mùa Xuân, chỉ có mùa xuân
-
Làm thế nào trong một vài ngày nữa
-
Mưa trên hoa đào
-
Sòyò
-
Có thể gió mưa đến trước mùa khi hoa đào xuất hiện.
Cũng có năm hoa đến trước khi mưa gió về. Cũng có năm mưa gió
đến cùng một lúc. Nếu năm nào hoa đào xuất hiện trước mưa gió
thì cái đẹp mong manh của hoa đào có thể kéo dài hơn một chút.
Nhưng nếu mưa gió đến trước thì tính chất vô thường của kiếp
người càng thấy rõ ràng hơn. Lẽ tất nhiên trong cuộc sống hiện
tại không có gì vượt ra ngoài định luật bất di bất dịch của vô
thường. Kiếp người cũng thế, không ai có thể vượt ra ngoài định
luật thành, trụ, hoại, không. Nghĩa là có sanh thì có diệt, biết
như thế nhưng một nhà thơ Khuyết Danh đã muốn đi ngược lại dòng
sinh mệnh của kiếp người, nhưng dù sao con nguời vẫn nhỏ bé
trước vũ trụ bao la, và cuối cùng đành chấp nhận định luật
thường hằng:
-
- Mưa vẫn còn rơi
-
Tôi muốn che chở cho hoa đào
-
Nhưng không thể bao trùm chúng lại.
-
Khuyết Danh
-
Trong tiếng gọi sâu thẳm của tâm tư, lắm khi chịu
khó nhìn lại một quá trình dài của kiếp người, một nhà thơ
khuyết danh nào đó đã thấy được cái hài hoà giữa gió mưa và hoa
đào mong manh trước gió. Gió mưa thì mặc gió mưa, nhưng không vì
vậy mà hoa đào không nở.
-
- Hoa nở, ồ hoa đào nở
-
Lời nói không ngừng
-
Tiếng mưa rơi.
-
Khuyết Danh
-
Hoặc là:
-
- Lắng nghe tiếng mưa rơi
-
Hoa nở, ồ hoa đào nở
-
Lời thúc giục.
-
Shòha
-
Và một nhà thơ Haiku khác đã nhìn thấy trong những
giọt mưa vô tình có ẩn hiện như những viên kim cương trân quý:
-
- Mưa trên hoa đào
-
Giống những hạt trân châu
-
Ngôi chùa trên núi
-
(?)
-
Thế là giữa mưa gió của trần gian, dù là có mong đợi hay không
mong đợi, đến thời tiết hoa vẫn nở rợp cả khung trời cao rộng:
Trong xóm làng, từ thành thị đến thôn quê, trong rừng sâu núi
thẳm, nhất là nơi những con đường nhỏ dẫn người vào cảnh thiên
thai:
-
- Thình lình mặt trời nhuộm hồng
-
Mùi thơm của hoa đào
-
Dọc theo con đường núi.
-
Buson
-
Và những con đường dài được tràn ngập những cánh hoa tươi, dẫn
đến những ngọn núi cao chất ngất, vì thế mới nhìn chúng ta có
cảm tưởng như đang nhìn một đóa hoa anh đào khổng lồ, mà trái
núi đó là nhụy hoa:
-
- Ngọn núi xa xôi
-
Bằng cách nhìn nào đó
-
Giống nhụy hoa anh đào.
-
Kòka
-
Trong khung cảnh ồn náo hay tịch liêu, dù ai có hoàn cảnh nào đi
nữa, cũng có thể thấy được và công nhận rằng: Hoa đào là sứ giả
của vẻ đẹp thanh cao, vì thế nơi nào có hoa đào là nơi đó sẽ
tăng thêm phần trang nhã. Nhất là những nơi tôn nghiêm đã đẹp,
mà trong ngôi chùa cổ kính lại càng đẹp, cổ kính và thanh tịnh
thêm hơn:
-
- Trong ngôi chùa cổ
-
Hoa đào nở
-
Người đàn ông đạp lúa.
-
Buson
-
Có câu thường nói: Tâm bình thế giới bình. Quả thật như vậy,
đứng trước những đổi thay của thế sự, tâm của con người thường
có những giao động, nhưng những cánh hoa mềm mại rơi nhẹ nhẹ
trên đất, chứng tích của vô thường ẩn hiện đâu đây sẽ nhắc nhở
cho chúng ta biết sinh mệnh của các loài hoa: Sớm nở tối tàn.
Sớm còn tối mất bận lòng mà chi. Chư tổ đức cũng đã từng dạy
-
- Kiếp con người cũng mong manh như các loài hoa.
-
Hiểu được những điều nầy, thì tâm tư của chúng ta sẽ dễ dàng
chấp nhận, và quan niệm sống sẽ trở nên phong phú hơn. Quan niệm
sống có phong phú thì những khó khăn đau khổ trong cuộc cũng dễ
theo thời gian chuyển hoá rơi rụng, như những cánh hoa anh đào.
Có thể nói rằng hoa đào là liều thuốc hồi sinh cho những tâm hồn
đang giao động trở nên yên tịnh:
-
- Hoa đào nở đang rơi
-
Tâm của những người đàn ông
-
Trở nên yên tịnh lại.
-
Koyùni
-
Nói như Morinaga, hoa đào còn là điểm tựa vững vàng
cho những con người sa cơ thất thế, là những động cơ chính để
thúc đẩy những con người cang trường thành tựu trên đường danh
vọng:
-
- Tinh hoa hoa đào
-
Trong sứ mạng làm thành tựu danh vọng
-
Trong lúc anh đã thua cuộc
-
Morinaga
-
Sứ mạng của hoa đào là điểm tô cho đời, vì thế những
cây đào dù cho có trẻ trung, hay già nua. Ngay cả, có mời gọi
hay không mời gọi, cứ đến mùa, đến tiết là hoa nở để làm đẹp xóm
làng:
-
- Làng củ của tôi
-
Những cây đào già nua nở hoa
-
Vào mỗi năm.
-
Sobaku
-
Và hoa đào cũng làm đẹp cho thế giới của nhân loại:
-
- Anh đào nở hoa
-
Làm đẹp cho thế giới
-
Ở dưới gốc cây.
-
Watsujin
-
Hoa đào, hoa mận, hoa ưu đàm, muôn triệu loài hoa.
Thật sự tất cả đều đẹp, nhưng một lý do đặc biệt mà hoa đào được
nói tới. Bởi vì trong các loài hoa, chỉ có anh đào là vươn thành
cây lớn, hoa phủ cành như mây, và chỉ hiện thân trong một thời
gian ngắn, sau đó tung tán mình trong gió dưới bầu trời xuân,
không luyến tiếc. Ðó là cái đẹp vô ngã, và Bashô cúi mình đảnh
lễ. Anh hoa phát tiết, mùa Xuân xuống đời:
-
- Hoa đào của ngày hôm nay
-
Ðã bắt đầu nở
-
Từ ngày hôm qua
-
Seian
-
Và cũng như những nhà thơ yêu hoa đào khác, Issa đến bên hoa đào
với một thân tâm hoàn toàn thuần khiết: Nước nóng, Phật, hoa
đào. Issa đang sống với Niết Bàn. Tắm, lạy Phật, và ngắm hoa
đào. Issa đang sống với mùa xuân của muôn vàn thánh thiện.
-
- Nước nóng tắm rồi
-
Vừa xong lạy Phật
-
Hoa đào ta ơi!
-
Issa
-
Hoa đào nở, gió và mưa của mùa xuân không ngăn được
điều đó. Hoa mong manh như thế, vô thường như thế nhưng không có
gì mãnh liệt hơn hoa. Giữa gió, mưa, hoa là tình yêu. Hoa là
thiên sứ của tình yêu, của bến bờ sâu thẩm:
-
- Gió và mưa
-
Giữa những cơn cuồng dại
-
Những cánh hoa đầu mùa.
-
Chora
-
Hoa xuống đời lẫn vào cuộc sống, lẫn vào tiếng
chuông chùa: Nhà thơ không phân biệt được tiếng chuông từ đâu
vọng tới, mà cũng không cần phân biệt. Hoa đào không nở từng đóa
hoa đơn độc mà nở thành từng quần thể muôn nghìn đóa, vì vậy
được gọi là mây hoa. Hoa không tự phân biệt mà hòa lẫn vào nhau.
Trong hoa có tiếng chuông, trong tiếng chuông có hoa. Hoa vì
tiếng chuông mà nở, chuông vì hoa nở mà ngân. Ðó là đồng thanh
tương ứng đồng khí tương cầu:
-
- Một đám mây hoa
-
Chuông chùa Ueno vọng
-
Hay chùa Asakusa?
-
Cái như như tính của sự vật: Hoa đào tính, chim
tính, ngựa tính ... Khi mới nghe chúng ta dường như thấy có sự
khác biệt, nhưng nhìn dưới con mắt quán chiếu, chúng ta thấy
không có sự khác biệt: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tánh
chân Như. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Onitsura đã
đơn giản ghi lại cái như như đó.
-
- Hoa đào nở
-
Chim thì hai cánh
-
Ngựa có bốn chân.
-
Khi hoa đào nở sau một thời gian dài vắng bóng trong
năm, thì khắp nơi vây phủ mây hoa, thế giới hiện thực bổng nhiên
trở thành thế giới của hoa đào. Theo kinh điển cho chúng ta
biết, Tây Phương Cực Lạc nhà cửa, đường đi, tất cả đều được tạo
thành bằng vàng, bạc, pha lê, xa cừ, mã nảo, san hô, hổ phách...
Thật ra, chúng ta chỉ nghe kinh diễn tả nhưng chưa thấy, nhưng
có điều chắc chắn là rất đẹp. Ðẹp như thế nào đó chúng ta chưa
biết nhưng ở đây Buston cho chúng ta thấy được một con người
bằng xương bằng thịt mặc áo hoa đào đang đắm mình trong mưa thật
là thi vị:
-
- Trên bè giông bão
-
Áo rơm người chèo chống
-
Hóa áo hoa đào.
-
Buson
-
Mỗi người vào cõi đời nầy bằng nhiều cách khác nhau, hành trang
cũng khác nhau. Vì thế có người cho rằng, đời là một cái gì đó
cần phải tách rời vĩnh viển cuộc sống hiện thực. Nhưng dưới nhãn
quan của một con người vào đời bằng tâm nguyện độ tha, thì thấy
đời đáng lưu luyến hơn là chạy trốn. Trong dòng luân hồi tử
sanh, sanh tử, ai đến, ai đi mặc ai, nhưng với con người thực
hành hạnh lợi tha vẫn một tâm nguyện làm người cho xứng đáng. Vì
thế Chora đã quyết định ở lại cõi thế gian nầy:
-
- Bước vào hoa đào
-
Người người lũ lượt
-
Bước ra hoa đào.
-
Chora
-
Thiền Sư Nhất Hưu có viết một bài đạo ca như sau:
-
- Từ dục tình của đời
-
Tôi trở về cõi vô dục
-
Một thoáng nghỉ ngơi
-
Mưa có rơi thì rơi
-
Và gió lên mặc gió.
-
Hoa đào đến thế gian, đến cõi Ta Bà nầy như để đem cái đẹp vĩnh
hằng đến cho thế gian, vì thế Issa đã nói:
-
- Hoa đào ban đêm
-
Như từ trời xuống
-
Những người con gái tiên.
-
Issa
-
Hoa đào với Issa, Buson, Bashô và với hầu hết nhà thơ lớn, các
nhà triết gia xứ Phù Tang, ghi nhận với một quan niệm vượt
thoát, chúng ta sẽ thấy trong tư tưởng của các nhà vĩ đại nầy:
Hoa đào còn chứa đựng một vẻ huyền ảo linh thiêng, mà tri kiến
phàm tục không thể nào thấy và biết đến:
-
- Ðỉnh Yoshino
-
Nuốt mây trên trời cao
-
Và thở ra hoa đào.
-
Buson
-
Hoặc là:
-
- Chuông chiều tắt dần
-
Hương hoa đào ấy
-
Vẫn còn rung ngân.
-
Bashô
-
Issa dù được mệnh danh là nhà thơ lớn, không phải là một tu sĩ,
nhưng dường như với ông, đạo và đời tuy hai mà một, cuộc sống
thánh thiện không thể tách rời khỏi cuộc sống phàm tục. Vì có
cái nhìn không hai đó nên Issa tự mình không tách cuộc sống bình
thường của mình ra ngoài lý đạo. Vì thế đối với Issa, Bồ Tát
chính là hoa, hoa chính là Bồ Tát. Như vậy, có thể nói theo
Issa, nơi nào có hoa, nơi đó có Bồ Tát, có Phật. Tính chất hoa
đào, hay tất cả các loại hoa nói chung và tình yêu là một. Hiểu
như thế thì chúng ta mới thấy tâm từ bi của đức Quán Thế Âm Bồ
Tát ẩn hiện đâu đây:
-
- Quan Âm Phật Bà
-
Nơi nào có mặt
-
Anh đào ra hoa.
-
Issa
-
Nơi nào có hoa, nơi đó có Bồ Tát, có Phật. Nơi nào có Phật thì
nơi đó lòng người hướng về. Hướng về, quay về, cung kính về là
từ ngữ nhân gian, thuật ngữ của Phật Giáo gọi là Nam Mô. Trước
hoa đào Bashô niệm: Nam Mô Hoa Ðào và như thế Bashô đang niệm
Phật, muôn triệu đóa hoa chính là hoa Phật Tổ:
-
- Trước cành hoa đào
-
Rộ đời hương sắc
-
Nam Mô hoa đào!
-
Bashô
-
Có một nhà thơ Haiku khác, Onitsura khi nhìn hoa đào trơ vơ trên
núi, đã nghe ra tiếng hát kỳ diệu vang vọng trong không gian
trong lòng người, bài ca của đá cuội. Có thể có người sẽ hỏi:
-
- Suối hát hay đá cuội hát?
-
Và:
-
- Ðá cuội hát hay hoa đào hát?
-
Tất nhiên là cả suối hát, đá cuội cũng hát, và cả hoa đào cũng
hát. Chúng đang ca hát rất thoải mái. Trong dòng thời gian vận
hành chuyển động, Onitsura còn thấy cả núi non cũng đang ca hát,
và bay nhảy quyện vào nhau để tại thành nhạc điệu siêu nhiên.
Nhìn vào hình ảnh sinh động nầy, chúng ta thấy núi đi, suối đang
trôi chảy, hoa đào đang nở là vì núi, đá, hoa, suối đang ca hát.
Như chúng ta đã biết, tất cả những vật hiện hữu trên thế gian
đều là Pháp, vì thế sơn thủy cũng là Pháp, và sơn thủy cũng là
Kinh. Sơn Thủy Kinh. Nếu nói riêng chỉ có hoa đào thì hoa đào là
pháp, hoa đào cũng là kinh. Kinh Hoa Ðào:
-
- Hoa đào núi
-
Ðá cuội ca
-
Dưới lòng con suối.
-
Onitsura
-
Vì hoa đào là Pháp, nên hoa đào là Kinh, hoa đào
cũng là Phật, cho nên Bashô đã niệm:
-
- Nam Mô Hoa Ðào Phật
-
- Nam Mô Hoa Ðào Pháp
-
- Nam Mô Hoa Ðào Tăng
-
- Nam Mô Hoa Ðào Kinh.
-
-
-
-
Tài Liệu Tham Khảo
-
- Các Thú Tiêu Khiển Việt Nam
-
- Văn Hoá Việt Nam Tổng Hợp
-
- The History of Haiku
- - Báo Giác ngộ