- Tản Mạn Về: Tâm
Viên Ý Mã
- (Thân kính tặng ACE Áo Lam gần xa)
- Tâm Minh Vương Thúy Nga
- ---o0o---
-
-
Chúng ta thuờng nghe nhiều người nói
rằng: ‘’ tôi tu cốt ở cái tâm, không cần phải đi chùa gì cả.’’
Nhưng nếu ta hỏi họ tâm là gì ? tâm ở đâu ? thì chắc họ cũng không
biết. Mãy chữ‘’tâm viên ý mã’’ ở đây chỉ ‘’cái tâm lăng xăng’’của
chúng sanh : cái tâm chợt vui chợt buồn chợt phấn khởi chợt chán
đời, cái tâm khi Ma khi Phật, cái tâm chạy theo mắt ,tai, mũi,
lưỡi . . . để luôn luôn bị kích động bởi yêu-ghét, lấy-bỏ, được
-mất, hơn-thua, khen- chê ,vinh-nhục v..v.. cái tâm đó đưọc ví như
con vượn ,con khỉ ( viên) và ý thì chúng ta đều biết cái ý ‘’bao
la vũ trụ’’rồi : ngồi đây mà mơ tưởng đủ chuyện quá khứ vị lai,
‘’bên Tây bên Tàu’’; thật vậy, ta khó lòng nhớ lại tất cả những ý
nghĩ đã đi qua trong đầu ta trong 1 phút chứ đừng nói là một ngày,
một gìờ . . . vì nó đã chạy mất rồi, đúng là ‘’ý mã’’ phải không
các bạn?
-
Vậy‘’Tâm viên ý mã’’ chỉ cái tâm vọng động của chúng
ta và cái ý ‘’luông tuồng’’như con trâu nếu không biết khéo ‘’chăn
dắt’’ thì nó sẽ đi phá hại lúa mạ của người khác. Như vậy, ‘’tu
tâm’’là gì? Xin mời các bạn suy nghĩ về những chữ‘’Tâm’’trong các
bài thi kệ thực tập Chánh niệm dưới đây để xem có phải là cái
‘’tâm viên’’ mà chúng ta đang nói đến hay không .
-
-
Trang nghiêm Tịnh Ðộ
Ðánh răng và súc miệng
-
Nöi cõi Ta Bà
Cho sạch nghiệp nói năng
-
Ðất Tâm thanh
tịnh Miệng thơm
lời chánh ngữ
-
Hiển lộ ngàn hoa
Hoa nở tự vườn Tâm
-
(Cắm hoa)
(Ðánh răng & Súc miệng)
-
-
Chén trà trong hai tay
Ý về muôn vạn nẽo
-
Chánh niệm dâng tròn đầy
Thiền lộ Tâm an nhiên
-
Thân và Tâm an
trú Từng bước gió
mát dậy
-
Bây giờ và ở
Ðây Từng bước
nở hoa sen
-
(Uóng
Trà)
(Thiền hành)
-
-
Mở cửa nhìn pháp
thân Thắp lên một ngọn
đèn
-
Ðời mầu nhiệm không cùng
Cúng dường vô lượng Phật
-
Lòng dặn lòng tỉnh
thức Một Tâm
niệm an lành
-
Dòng nước Tâm trong ngần
Làm rạng ngời trái đất
-
(Mở Cửa
Sổ) (
Ðốt nến)
-
Cái Tâm trong các bài thi kệ này là cái Tâm đang thực
tập Chánh niệm đang an trú trong hiện tại, đã thuần thục, đã chịu
huấn luyện để trở về với bản chất thanh tịnh ,trong ngần, an
nhiên, tự tại, không bị vướng vào bất cứ gì của thế giới bên
ngoài. Chúng ta hãy nghe một vị thầy Tây Tạng- Sogyal Rinpoche
phân tích rõ ràng hơn bằng cách phân biệt ‘Tâm và tự tánh của
Tâm’: có nhiều phương diện của Tâm , nhưng hai phương diện nổi
bật nhất đó là ‘cái Tâm thông thuờng’ (Sem) và ‘Tâm bản nhiên’
(Rigpa) ‘Tâm thông thường’ là cái tâm có khả năng phân biệt,
có ý thức về nhị nguyên ( tốt-xấu ,yêu -ghét, lấy -bỏ v..v..) .Ðó
là cái tâm suy nghĩ, đạt kế hoạch ,ham muốn, cái tâm bừng lên
trong cơn giận dữ, cái tâm tạo ra những đợt sóng say mê hay tư duy
và cảm xúc tiêu cực, cái tâm cứ luôn luôn quyết định, đánh giá,
và xác định sự hiện hữu cuả nó bằng cách cắt xén, đặt tên củng cố
kinh nghiệm v..v.. Còn cái ‘tâm bản nhiên’ là cái tuyệt đối không
dính dáng tới đổi thay và chết chóc( thường còn và không sinh
diệt) ; đó là sự tỉnh giác trong sáng uyên nguyên của trí tuệ giải
thoát ,có tính sáng chói và luôn luôn tỉnh thức. Ðừng tưởng rằng
‘tâm bản nhiên’ chỉ có trong tâm ta mà thôi; kỳ thực nó là bản
chất của mọi sự vật, vì vậy, trực nhận bản tính tự nhiên của
Tâm cũng chính là trực nhận bản tính tự nhiên của mọi sự vật, hiện
tượng. Sogyal còn bảo rằng ‘tâm bản nhiên ‘này là ‘Thượng Ðế’
đối với người Ky Tô và Do Thái giáo, là ‘đại ngã’ hay ‘Shiva’ hay
‘Brahman’hay ‘Vishnu’ của Ấn Ðộ giáo, là ‘Tinh chất ẩn nấp’ đối
với những nhà thần bí học ‘Sufi’ -còn Phật tử thì gọi là ‘Phật
tính’
-
Vậy ‘’tu tâm’’ là gì ? Là giữ cho Tâm bớt vọng động,
nghĩa lằ dừng chạy theo ‘’lục dục thất tình’’; hãy để cho những
ham muốn, giận hờn, phiền não v..v.. đến rồi đi tự nhiên như
những đám mây đến ,đi trong bầu trời - hình ảnh rất quen thuộc
với tất cả chúng ta. Những đám mây không phải là bầu trời, và
không ‘thuộc về’ bầu trời, chúng chỉ lơ lửng giữa không gian và
không lệ thuộc vào đâu ,nhưng chúng không bao giờ có thể để lại
dấu vết làm lấm lem bầu trời trong sáng. Nói tóm lại,‘’tu Tâm’’
tức là tu sao mà làm hiển lộ được cái Tâm trong sáng thanh tịnh
đó.
-
Còn Ý thì sao? - tâm ý thưòng đi đôi với nhau trong
ngôn ngữ thông thường nhưng trong Duy thức học- tức là tâm lý học
Phật giáo, Ý là ý thức, là thức thứ sáu ( Nhãn ,Nhĩ, Tỉ, Thiệt
,Thân ,Ý ). Ðể thấy rõ vai trò của Ý, xin mở ngoặc để nói một chút
về ‘’8 thức’’ : đó là 5 thức trước (nhãn ,nhĩ, tỉ, thiệt ,thân )
va 3 thức sau : Ý thức, Mạt na thức và A lại da thức. Mạt na là
khả năng phân biệt, chấp nhất, si mê lầm lạc chính là do sự chấp
nhất của ‘’anh mạt na’’ này; còn A lai da là khả năng tàng trử,
chứa nhóm, tích lũy, v..v.. 5 thức đầu chỉ là cái máy chụp hình vô
tư, còn trong 3 thức sau thì Ý Thức(thức
thứ 6) laụ lanh lôĩi hôn heát, suy nghó laụm vieảc phaủi noù cuõng
Ðöùng Ðaàu maụ tính toaùn möu toan vieảc aùc thì noù cuõng laụ
‘soá 1’ (‘coâng vi thuủ, toải vi khoâi’ = coâng cuõng noù Ðöùng
Ðaàu maụ toải noù cuõng tröôùc heát!). Thöùc naụy cuõng coù coâng
naêng chaáp ngaõ vaụ chaáp phaùp.
-
Chă coù Yứ thöùc môùi coù khaủ naêng soi
saùng, chuyeạn hoaù Maĩt Na Thöùc vaụ Alaida thöùc. Noùi cuĩ
theạ, Yứ thöùc vöụa phaủi Ðoàng thôụi gieo troàng nhöõng chuủng
töủ toát, thieản vaụo taụng thöùc, vöaụ röủa saĩch moĩi oâ nhieãm
do si meâ chaáp thuủ cuủa maĩt na baèng caùch thoâng qua thaân,
mieảng, maụ yù thöùc coù theạ Ðieàu haụnh, sai khieán caùi thaáy,
caùi nghe v.v...
-
Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của tâm
viên ý mã, biết được tai hại của sự buông lung ,phóng dật, vấn đề
‘’tu Tâm’’ đã được điều chỉnh: tu tâm rất khó, phải mượn phương
tiện như giữ gìn giới luật, định Tâm ( Thiền, Tịnh Ðộ . . .) mới
có thể trói, cột ‘’con khỉ Tâm’’ và ‘’con ngựa Ý’’ lại một nơi an
toàn không cho nó đi‘’phá làng phá xóm’’ gây nhiều tai hại cho moi
người và cho chính bản thân mình.
- Ðây
không phải là một bài Phật Pháp mà chỉ là một đoạn văn vui viết
với cảm hứng của những ngày cuối năm Rắn, dầu năm Ngựa để thân
kính chúc các Bạn một mùa Xuân Di Lặc An Lạc, Hỷ Xả, một năm mới
Nhâm Ngọ ‘’mã đáo thành công’’ chứ đừng để ‘’tâm viên ý mã.’’
-
Source : Báo
Giác Ngộ, số đặc biệt, Xuân Nhâm Ngọ - 2002
-- o0o --
Trở Lại Trang Nhà
Mục Lục Xuân
Xem Tiếp Trang Sau |