-
Mùa Xuân Vĩnh Cửu
-
Nguyên Hảo
-
--o0o--
-
-
-
Mùa Xuân đến, cả đất trời duờng như mở ra để trao cho nhau, và
trao cho nhau trọn vẹn, không lý do.Và bạn tôi thường ví mùa
Xuân là mùa hồi hướng khắp cả. Ðối với mùa Xuân, người ta
không có lời để luận bàn. Chỉ có những ai sống trong mùa Xuân,
thì hiểu được Mùa Xuân. Như lời của Trần Nhân Tông đã từng
nói:
-
-
Tự khai tự tạ tùy thời tiết
-
Vấn trước Ðông quân tổng bất tri
-
Nghĩa là:
-
- Hoa tàn hoa nở theo thời tiết
-
Dẫu hỏi đông quân chẳng biết gì!
-
Hồi hướng là hạnh nguyện sau cùng trong mười hạnh nguyện của
Bồ Tát Phổ Hiền trong Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải thoát Cảnh
Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện, cũng là Phẩm cuối cùng của Kinh Hoa
Nghiêm. Mười hạnh Nguyện đó là:
-
1-Lễ kính các đức Phật
-
2- Khen ngợi Ðức Như Lai
-
3- Cúng dường rộng khắp
-
4- Sám hối nghiệp chướng
-
5- Vui theo công đức
-
6- Thỉnh Phật thuyết Pháp
-
7- Thỉnh Phật ở lại thế gian
-
8- Thường học theo hạnh Phật
-
9- Thuận theo chúng sanh
-
10- Hồi hướng khắp cả
-
Và mỗi hạnh nguyện ấy được thực hành theo cùng một phương pháp
như nhau..Tất cả các Pháp giới chúng sanh phiền não không cùng
tận, nên sự kính lễ của tôi cũng không cùng tận, niệm niệm nối
luôn không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi
-
.. Tất cả các Pháp giới hư không phiền não của chúng sanh
chẳng cùng tận, nên sự cúng dường của tôi cũng không cùng tận,
niêm niệm nối luôn không hở thân khẩu ý nghiệp không hề nhàm
mỏi.
-
Và ..như vậy, hư không giới cùng tận, chúng sanh giới cùng
tận, chúng sanh nghiệp cùng tận, chúng sanh phiền não cùng
tận, sự tuỳ hỷ của tôi không có cùng tận, niệm niệm nối luôn
không hở, ba nghiệp thân khẩu ý không hề nhàm mỏi.. và tất cả
những niệm niệm nối luôn không hở, không hề nhàm mỏi nầy được
thành tựu trọn vẹn với sự hồi hướng khắp cả:
-
-
Bao nhiêu phước đức cúng dường
-
Ngợi khen, thỉnh Pháp mời trụ thế
-
Tùy hỷ sám hối các căn lành
-
Hồi hướng chúng sanh cùng Phật Ðạo
-
(
Kinh Hoa Nghiêm - Phổ Hiền Hạnh Nguyện)
-
Ðó là một sự nở hoa không cùng, và ban cho không cùng. Một
niệm hồi hướng hư vậy khởi lên thì vũ trụ rung động sáu cách
như các kinh Ðại Thừa thường diễn tả. Khi đó thì mỗi con
người, mỗi sự vật là một đóa hoa, và mỗi đóa hoa nở thành vô
số hoa, cả Pháp Giới là một vườn hoa bất tận và nghiêm tịnh(
Pháp Hoa, Hoa Nghiêm). Và khi đó một mùa Xuân bất tận, mùa của
sự ban cho mà không cần điều kiện, nói theo tinh thần của Phật
Giáo là Vô Trụ.
-
Vì vậy, trong truyền thống thơ thiền Việt nam, mùa Xuân là một
hình ảnh được nhắc đến rất nhiều. Mùa Xuân là mùa trong vô
thường, nhưng cũng là mùa trong vĩnh cữu. Ðạo Phật không tách
rời giữa Vĩnh Cữu với Vô Thường. Con đường đưa đến niềm vui
cũng là niềm vui bất tận.. Bước chân khởi đầu cũng là bước
chân sau cùng, hay nói theo quan điểm Lý Tưởng của Bồ Tát thì
bước chân khởi đầu cũng là bước chân vô tận. Ðối với ÐạoPhật
Mùa Xuân là viên ngọc quý thường hằng của mỗi người, mỗI chúng
sanh đều không thiếu.
-
Thiền Sư Chân Không thuộc thế hệ thứ 16 giòng Thiền Tỳ Ni Ða
Lưu Chi có dạy:
-
-
Xuân đến Xuân đi ngờ Xuân hết
-
Hoa tàn Hoa nở vsẫn là Xuân
-
Ðối với người sống trong niềm vui Gíac Ngột hì lúc nào cũng là
mùa Xuân. Nói như Thiền Sư Thiền Lão:
-
-
Ðản tri kim nhật Nguyệt
-
Hà thức cựu Xuân thu
-
Nghĩa Là:
-
-
Sống trong giờ hiện tại,
-
Ai hay năm tháng xưa.
-
Vua Trần nhân Tôn cũng nói đến mùa Xuân bất tận đó:
-
-
Thế số nhất sách mạc,
-
Thời tình lưỡng hải ngân
-
Ma cung hồn quảng thậm
-
Phật quốc bất thăng xuân
-
Nghĩa là:
-
-
Số đời trong hơi thở
-
tình đời trong đôi mắt
-
Cung ma chi sá kể
-
Nước Phật cực kỳ Xuân
-
Mùa Xuân vĩnh cữu nầy được diễn tả là một pháp giới được trang
nghiêm bằng hoa. Nhưng pháp giới vượt ra ngoài không gian và
thời gian đó, nhiều khi cũng chỉ nằm trong một đóa hoa mai lẽ
loi của một Thiền Sư, vì trong đóa hoa nầy chứa đựng cả ba
thời quá khứ, hiện tại và vi lai, và mùa Xuân vẫn luôn hiện
hữu trong mọi lúc:
-
-
Xuân khứ bách hoa lạc
-
Xuân đáo bách hoa khai
-
Sự trục nhãn tiền quá
-
Lão tùng đầu thuơợng lai
-
Mạc vị Xuân tàn hoa lạ ctận
-
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai
-
Mãn Giác Thiền Sư
-
Nghĩa là:
-
-
Xuân đi trăm hoa rụng
-
Xuân đến trăm hoa cười
-
Việc đời qua tryước mắt
-
Trên đầu già đến nơi
-
Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
-
Ðêm qua sân trước nở càng mai
-
Và khi thấy mùa Xuân nầy rồi, thì một đóa hồng đang rơi cũng
làm ấm cả một tâm hồn, cũng trọn vẹn đủ cả một kiếp người. Nói
như Vua Trần Nhân Tông:
-
-
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
-
Nhất Xuân tâm tại bách hoa trung
-
Như kim khám phá Ðông hoàng diện
-
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng
-
Nghĩa là
-
-
Niên thiếu chưa từng rõ sắc không
-
Xuân sang lòng gởi vạn đào hồng
-
Khôn mặt chúa Xuân nay khám phá
-
Sàn gỗ đệm thiền ngắm rụng hồng
-
Và khi đó mùa xuân như đọng lại trong mọi vật ở mọi thời gian.
Ðó là mùa Xuân của Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Ðiều kỳ diệu nhất
là mùa Xuân này không bao giờ chấm dứt, luôn luôn bắt đầu và
luôn đổi mới. Ðó cũng là tính chất trẻ thơ của mùa Xuân, tính
chất không ngưng đọng ôm giữ. Mùa Xuân hiển lộ, phơi bày không
che dấu, cho không một chút tính toán, đó là hồi hướng đến tất
cả.
-
Trong Ðạo Phật ta cũng thấy tràn ngập tính trẻ thơ. Ðạo Phật
là Ðạo duy nhất trên thế gian nầy, thông điệp đầu tiên được
nói lên bởi một em bé. Em bé Tất Ðạt Ða khi vừa mới ra đờI đã
nói với loài người Thông Ðiệp đầu tiên: Trên trời dưới trời
chỉ có ta là tôn quý hơn cả. Chỉ có em bé chưa từng nói cái ta
mới có thể nói Ta là cao quý hơn cả. Chỉ có tâm hồn tràn ngập
mùa Xuân, tràn ngập những đóa hoa cúng dường mới là cứu cánh
tối hậu, cứu cánh cao cả nhất của mỗi sanh linh, của mỗi cuộc
đời. Trên trời dưới trời chỉ có cái Ngã Vô Ngã, cái Ngã của
trẻ thơ, cái Ngã mùa Xuân nở hoa bất tuyệt, và ban cho bất
tuyệt mới là cao quý hơn cả.
-
Cái Ngã Trẻ Thơ hay cái Ngã Vô Ngã nầy chính là bản tính chân
thật, nguyên sơ của mỗi chúng sanh. Cái Ngã Vô Ngã nầy kinh
Pháp Hoa gọi là Phật tánh, là tánh vốn có và thường hằng của
mọi chúng sanh. Mọi chúng sanh bình đẳng trong Phật Tánh, cũng
như mọi bông hoa bình đẳng phơi bày trong mùa Xuân
-
Nếu chúng ta có thể thấy tất cả mọi người, mọi loài đều ở
trong Phật Tánh, và có đầy đủ Phật Tánh, khi đó chúng ta sẽ
thấy cả Pháp Giới là một mùa Xuân Thường Hằng, mùa an vui
không cùng, và ban cho không cùng
-
Thế giới nầy như vậy đúng ra là thế giới Thường, Lạc, Ngã,
Tịnh, và mọi sinh linh, mọi sự vật trong thế gian nầy đúng ra
là những đóa. Nhưng trong thế giới hoàn tòan hạnh phúc đó thì
chúng ta lại sống với khổ đau. Trong thế giới toàn hảo đó thì
chúng ta lại sống với bất toàn, chia cắt phân ly. Vì sao? Vì
chúng ta đã tự trói buộc chúng ta, nhốt chúng ta vào trong
chiếc nhà tù do chính tâm chúng ta tạo ra bằng tâm chấp ngã,
chấp Pháp, vì thế mà chúng ta không thấy được mùa Xuân Chân
Thật, và Vĩnh Cữu trong thế gian nầy.
-
Nhưng rồi trên con đường tìm về tánh chân thật, khi chúng ta
nhận chân được kẻ dựng nên căn nhà ngục tù nầy, chúng ta liền
thấy và sống trong mùa Xuân Vĩnh Cữu. Mùa Xuân Vĩnh Cữu với sự
ban cho không cùng, hồi hướng không cùng, vẫn luôn luôn ở
trong đó, ở trong ta và trong khắp cả vũ Trụ, như vòng tay của
Ðức Phật Di Lặc ôm trùm khắp Pháp Giới. Khi đó, chúng ta không
còn là người thợ xây dựng nữa, mà là kẻ thong dong. Chúng ta
không còn khởi một chút khuấy động nhỏ nhoi nào cho thế gian
nầy, nói như Trần Nhân Tông:
-
-
Vạn sự thủy lưu thủy
-
Bách niên tâm ngữ tâm
-
lan hoành ngọc địch
-
Minh nguyệt mãn hung khâm
-
Nghĩa là:
-
-
Muôn việc nước trôi nước
-
Trăm năm lòng nhủ lòng
-
Tựa hiên nâng sáo ngọc
-
Ðầy ngực anh trăng trong
-
Khi đó thì chúng ta mới biết ơn Mùa Xuân, mới thực sự thấy
rằng muà xuân là mùa ban cho không cùng. hồi hướng không cùng.
Trong mùa Xuân đó, trong tạng Pháp Giới thân của Ðức Phật Di
Lặc đó, con người không thể hay không muốn, thốt ra một lời
nào, mà chỉ lặng yên, lắng nghe và chiêm ngưỡng:
-
-
Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì
-
Họa đường thiềm ảnh ngộ vân phi
-
Khách lai bất vấn nhân gian sự
-
Cộng ỷ lan can khán thúy vi
-
Nghĩa là:
-
-
Chim nhẫn nha kêu liễu trổ dây
-
Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay
-
Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế
-
Cùng tựa lan can nhìn núi mây.
-
Xuân Cảnh-Trần Nhân Tông
-
Nguyên Hảo
|