-
Krisnamurti &
-
Những Giải Ðáp Nghi Vấn
-
Tác giả: Krisnamurti
-
Phỏng dịch: Diệu Quế
- --o0o--
-
-
-
Vài lời về Krisnamurti:
-
Cho dù là đàm thoại với một người nào, hay viết để
tả cảnh mặt trời lặn, hoặc diễn thuyết trước công chúng,
Krisnamurti cũng có một lối chuyển đạt các cảm nhận của ông
không những đến thành phần khán giả trực tiếp đối diện với
ông, mà còn đến bất cứ người nào, bất cứ nơi đâu nếu có người
lắng nghe; và hiện nay trên khắp thế giới có rất nhiều người
khao khát muốn nghe những lời vàng ngọc của ông. Vì lời ông
nói có tính cách phổ quát, không chứa chất thành kiến và đặc
biệt đào sâu tận góc rễ về mọi vấn đề của nhân loại.
-
Bài dưới đây lược dịch một số câu hỏi từ nhiều giới khác nhau
và lời giải đáp của Krisnamurti.
-
H: Thưa ông Krisnamurti, tại sao ông hay đi diễn thuyết?
-
Có phải đó là thú vui của ông hay không? Ông có thấy chán khi
phải nói hoài hay không ?
-
K: Tôi rất hân hạnh được trả lời câu hỏi này. Bạn có đồng ý
khi bạn yêu thích điều gì, bạn sẽ làm mãi điều đó mà không bao
giờ thấy chán. Tôi muốn nói yêu thích, chỉ vì yêu thích mà
thôi chớ không mong mỏi lợi lộc, kết quả gì trong đó. Và một
khi không mong chờ, mơ ước thì làm gì có chán nản hay thất
vọng! Tại sao tôi thích nói chuyện với mọi người? Hỏi câu này
có khác nào bạn hỏi tại sao hoa hồng đua nở trong nắng, bông
bì ngát hương lan xa hay đàn chim tung cách trên bầu trời
xanh.
-
Bạn biết không, đôi khi tôi cũng có cố gắng không nói để thử
xem chuyện gì xảy ra. Việc này cũng tốt thôi. Bạn nên lưu ý
điều này, khi bạn nói để đánh đổi một cái gì như: Tiền bạc,
phần thưởng, hay nói để nâng cao giá trị của mình, khi ấy bạn
sẽ cảm thấy mệt mỏi chán nản vì sự nói này mang bản chất hủy
diệt. Nó không còn ý nghĩa nữa vì nó chỉ đem lại sự tự mãn.
Nhưng nếu tâm bạn không tính toán, trái tim bạn chứa đầy tình
thương thì cũng tương tự như một dòng suối tuôn chảy hoài hoài
không ngừng hiến cho cuộc đời nguồn nước tươi mát muôn thuở.
-
H: Tại sao chúng ta thích sống trong sự xa hoa, tiện nghi?
-
K: Theo ý bạn xa hoa là gì ? Phải chăng là sạch sẻ, ăn no,
mặc đủ ? Ðiều này có thể gọi là xa hoa đối với những người
đang đói khát, rách rưới, không tắm rửa hàng ngày. Mức độ xa
hoa thay đổi tùy hoàn cảnh, tùy ham muốn của riêng từng người.
-
Bạn có biết chuyện gì xảy ra khi bạn chìm đắm trong sự xa hoa,
khi bạn đã quen sống trong tiện nghi; lúc nào cũng muốn cưng
dưỡng thân xát của mình, cho nó tựa vào gối bông, ngồi trên
ghế nệm êm ái? Ðầu óc bạn sẽ như mê ngủ. Cho cơ thể mình hưởng
một chút tiện nghi sung sướng cũng tốt nhưng nếu quá đặt nặng
tiện nghi, trói chặt vào đó là khiến đầu óc mê muội đi! Bạn có
lưu ý thấy phần đông những người nặng cân nhìn bề ngoài xem
rất an lạc hay không ? Chừng như không chuyện gì có thể xuyên
thủng qua những lớp mở dầy để gay xáo trộn cho họ. Ðó là bề
ngoài. Ðồng thời đầu óc của họ cũng có những lớp mở dày phủ
lên, nó làm biến suy nghĩ, nó không muốn bị quầy rầy và như
thế đi dần đến chỗ thiếp ngủ đi.
-
Chính nền giáo dục hiện nay cũng đưa con em chúng ta tới chỗ
mê ngủ. Khi có một học sinh nào đặt những câu hỏi sắc bén,
xuyên suốt vấn đề, người thầy sẻ gạt đi và bảo: Thôi chúng ta
tạm gát chuyện đó để tiếp tục bài học hôm nay.
-
Tóm lại, khi tâm bị lệ thuộc vào bất cứ một hình thức nào, như
một thói quen, một đức tin mà ta thấy tiện nghi cho mình, ấy
là đầu óc ta bắt đầu mê ngủ. Hiểu thấu điều này quan trọng hơn
việc đặt câu hỏi nên hay không nên sống trong sự tiện nghi, xa
hoa. Khi tâm bạn luôn tỉnh thức, hoạt động mẫn cảm, nó sẽ
không bao giờ bị ràng buộc vô tiện nghi, không bao giờ lệ
thuộc xa hoa. Sống bằng cái tâm đơn giản, tự tại; cái tâm
không bị ràng buột, cột chặt vô những tín điều cứng ngắc;
không bị tán loạn bởi những nỗi sợ hải vô căn cứ; không bị mê
mờ vì những ham muốn vô biên. Cái tâm trong sáng như vậy mới
có khả năng suy tư chín chắn để tìm tòi và khám phá chân lý.
-
H: Ghen tuôn hay ganh tị là gì ?
-
K: Ghen tuôn bao hàm sự bất mãn với bản thân đâm ra ganh tị
với kẻ khác, có đúng không? Khi bạn khởi sự bất mãn với chính
mình là bạn bắt đầu ganh tị. Bạn muốn được bằng một người nào
đó thông minh hơn, đẹp đẽ hơn, hoặc giả có ngôi nhà lớn hơn,
nhiều quyền thế hơn, việc làm vững hơn.
-
Cũng có khi về tâm linh, muốn mình đạo hạnh hơn, thiền định
giỏi hơn, gần với thượng đế hơn. Tóm lại, bạn muốn mình trở
thành khác hơn cái tôi hiện hữu. Muốn hiểu cái tôi hiện hữu,
trước hết cần dẹp bỏ ý muốn trở thành kẻ khác. Ý muốn thay đổi
cái tôi hiện hữu là môi trường tốt nuôi dưỡng cho đố kỵ, ghen
tuôn. Ngược lại, nếu bạn tìm hiểu cái tôi hiện hữu thì qua đó
bạn đã làm một cuộc cách mạng để thay đổi con người bạn rồi.
Nhưng như bạn đã thấy, toàn bộ hệ thống giáo dục trong xã hội
đã thúc đẩy bạn cố gắng làm khác với con người bạn. Khi bạn
ghen tuôn, bạn được dạy bảo là: Ðừng nên ghen tuôn, vì đó là
điều xấu. Do đó bạn cố gắng đè nén sự ghen tuôn; nhưng chính
sự cố gắng này cũng là một phần của ghen tuôn.
-
Bạn có biết, một đóa hoa hồng dù cho đẹp mấy cũng chỉ là một
đóa hồng, nhưng chúng ta là con người, chúng ta có khả năng
suy tư; thế nhưng chúng ta lại suy tư sai lạc. Biết mình đang
suy tư điều gì rất dễ, điều khó là biết cách để suy tư vì nó
đòi hỏi một sự thấu triệt, hiểu biết sâu sắc. Hệ thống giáo
dục dạy chúng ta suy tư về một số đề tài, một số môn học nhưng
không dạy chúng ta cách thức suy tư cho đúng, cho thấu triệt.
Khi nào người thầy giáo và học trò cùng biết cách suy tư cho
đúng, lúc ấy học đường mới có giá trị thực tiễn.
-
H: Lòng tôi đầy thù ghét. Ông có thể dạy tôi cách nào để yêu
thương không?
-
K: Không ai có khả năng dạy bạn cách yêu thương. Nếu chúng ta
có thể dạy mọi người cách yêu thương, vấn đề của nhân loại sẽ
thành quá giản dị rồi ! Nếu chúng ta học được cách yêu thương
từ sách vở, từ thầy giáo giống như ta học toán, thế giới này
sẽ thành tuyệt vời, sẽ không còn thù hận, không bóc lột, không
chiến tranh, không phân biệt giào nghèo, tất cả mọi người đều
là bạn. Nhưng tình yêu không dễ dàng đến với bạn. Thù ghét
nhau dễ hơn. Có khi thù hận lại giúp cho con người tới gần với
nhau hơn, cộng tác mật thiết với nhau hơn như trong tình trạng
chiến tranh. Muốn có tình yêu khó hơn nhiều. Bạn không thể học
cách yêu thương. Ðiều bạn làm được là quán sát sự thù hận và
sau đó là nhẹ nhàng dẹp nó qua một bên. Ðừng chiến đấu chống
lại thù hận, đừng tự kết án mình, cho thù ghét kẻ khác là điều
xấu. Chỉ nên nhìn thù hận như một hiện tượng bình thường và
sau đó liệng bỏ nó đi, gạt nó qua một bên coi như không có gì
quan trọng. Ðiều chủ yếu là đừng để cho thù hận mọc gốc rễ
trong tâm của bạn. Tâm hồn bạn giống như một mảnh đất tốt, nếu
có đủ thời gian thì bất cứ một vấn đề gì trong tâm bạn sẽ bén
rễ giống như cỏ dại lan tràn, và sau đó bạn sẽ khổ sở nhổ nó
lên quăng đi. Nhưng nếu bạn không cho nó có đủ thời gian bén
rễ, nó sẽ không có đất dung thân và sẽ tàn úa đi. Cũng vậy,
nếu bạn nuôi dưỡng thù hận, để nó mọc góc rễ, lớn mạnh, bành
trướng, nó sẽ thành chuyện lớn. Nhưng nếu mỗi khi thù hận nổi
lên bạn cứ để cho nó qua đi, bạn sẽ thấy tâm bạn trở nên bén
nhạy, không dễ bị cảm giác chi phối, từ đó bạn sẽ hiểu được
thế nào là tình thương.
-
Tâm bạn có thể theo đuổi mọi loại xúc cảm, ham muốn, nhưng nó
không thể theo đuổi tình thương. Tình thương tự nó đến với
bạn.
-
H: Hạnh phúc trong cuộc đời là gì ?
-
K: Khi bạn muốn chuyện gì, bạn nghỉ mìmh sẽ hạnh phúc lắm nếu
bạn làm được chuyện đó. Có thể đó là lấy được người chồng giàu
nhất, cưới được cô gái đẹp nhất, hoặc thi đậu bằng cấp nào đó,
hay được người ta ca tụng. Tóm lại, thực hiện được điều mình
ao ước. Nhưng có thực đó là hạnh phúc hay không? Rồi nó cũng
tan biến đi, giống như một đóa hoa sớm nở tối tàn mà thôi. Ðời
sống là thế đấy và chúng ta thấy tự mãn trong giới hạn này.
Chúng ta bằng lòng với những giả tạo ấy. Chẳng hạn có một
chiếc xe đời mới, một nghề nghiệp vững vàng, để lòng mình xúc
động trước những việc tầm phào nhỏ nhoi. Cũng giống như một
đứa trẻ vui thích được thả diều trong một ngày lộng gió nhưng
vài phút sau đó đã thấy khuôn mặt tràn đầy nước mắt. Cuộc đời
là thế và buồn thay chúng ta lại yên ngủ trong đó. Không hề
nghe ai nói Tôi sẽ cống hiến tất cả năng lực của tôi, toàn bộ
cuộc đời tôi để đi tìm kiếm xem hạnh phúc là gì. Chúng ta
không nghiêm túc. Chúng ta không cảm thấy điều đó cần thiết và
chúng ta thỏa mãn với những việc nhỏ bé tầm thường.
-
Nhưng hạnh phúc không phải là cái mà bạn có thể tìm kiếm. Nó
là một kết quả, một sản phẩm từ một cái gì đó. Bạn không theo
đuổi hạnh phúc được vì nó đến không do sự mời gọi, thỉnh cầu.
Chính lúc bạn ý thức rằng mình hạnh phúc bạn sẽ không còn hạnh
phúc nữa, bạn đã đánh mất nó rồi! Có bao giờ bạn trải qua cảm
giác đó chưa? Chỉ có hạnh phúc thực sự khi bạn dẹp qua được
một bên cái tôi và những ham muốn của bạn.
-
Chúng ta mất rất nhiều thời giờ để học toán pháp, sử ký, địa
lý, khoa học, hóa học, sinh học v.v...nhưng bạn và các thầy cô
giáo có khi nào dành chút thời giờ để suy tư về những vấn đề
trọng đại hơn, nghiêm túc hơn trong cuộc sống? Có bao giờ bạn
ngồi im lặng, lưng thật thẳng, bất động tịnh và cảm nhận tất
cả cái đẹp của sự yên tĩnh? Có lúc nào bạn suy tư, không phải
về những chuyện nhỏ nhặt, mà là để cho tâm thức bay cao lên,
xa hơn, sâu sắc hơn và nhờ đó khám phá được nhiều điều mới lạ
hơn, cao đẹp hơn.
-
Bạn có biết những gì đang xãy ra trên trái đất này hay không?
Bạn có biết những diễn biến lớn trên thế giới hiện nay chính
là phóng ảnh xác thực của những diễn biến nhỏ trong mỗi chúng
ta. Chúng ta như thế nào thì thế giới này như thế ấy. Phần
đông chúng ta điều xáo trộn nội tâm, không ai yên tĩnh. Chúng
ta đầy ưu tư, ham muốn, ghen tuôn, đố kỵ nhất là thích phê
bình, kết án kẻ khác. Ðó cũng chính là những cảnh tượng đang
xãy ra hàng ngày trên thế giới. Chỉ khác là ở bình diện rộng
lớn hơn, mảnh liệt hơn, dữ dội hơn. Chẳng ai quan tâm đến
chuyện này. Nếu bạn và các thầy cô giáo chịu khó dành chút
thời giờ để suy tư chín chắn về những vấn đề này, có lẽ chúng
ta sẽ làm một cuộc cách mạng và lập ra một thế giới mới. Nhưng
nên nhớ cho là thế giới mới đó không phải là sự tiếp tục duy
trì thế giới băng hoại này dưới một hình thức khác.
-
Muốn tạo ra thế giới mới tốt đẹp, tâm bạn cần tỉnh thức, khách
quan và cảnh giác. Khi bạn còn trẻ nên dành thời giờ để suy tư
về những vấn đề trọng yếu này thay vì dồn hết ngày tháng và
công sức vào việc theo đuổi những môn học và bằng cấp chỉ dẫn
dắc chúng ta tìm một cái job và dần dần đi tới một nấm mồ.
-
H: Cuộc sống đích thực là gì ?
-
K: Thực ra cuộc sống là gì? Một cậu bé đã nêu câu hỏi này. Với
tuổi trẻ, có lẽ là ăn ngon, chơi các games, chạy nhảy, xô đẩy
nhau, đó là cuộc sống đích thực cho cậu. Bạn thấy đó, chúng ta
chia cuộc sống ra làm hai phần: một bên hư, một bên thực. Phần
thực là khi bạn làm điều mình ưa thích, mình sẽ làm với tất cả
con người mình, do đó không có sự mâu thuẩn hay đối nghịch
trong lòng bạn giữa điều đang làm và điều phải làm. Lúc ấy
cuộc sống là một diễn trình hợp nhất, hài hòa đầy vui thích.
Nhưng bạn chỉ thực hiện được điều này khi bạn không bị ràng
buộc với bất cứ ai hay bị hạn chế bởi bất cứ xã hội nào. Khi
mà tâm ý bạn hoàn toàn độc lập, thoát ly thì dù cho bạn đang
làm vườn, tưới cây hay bạn đang ngồi ghế Thủ Tướng hoặc bất cứ
việc làm nào, bạn cũng yêu thích điều mình đang làm và từ sự
yêu thích này sẽ phát sinh ra những cảm nhận đấy sức sáng tạo
siêu đẳng. Ðó chính là cuộc sống đích thực.
|