-
Triết Lý Bình Ðẳng
-
Thông Trí
-
--o0o--
-
-
Trước Khi Ðức Phật Thích Ca Xuất Thế
-
Xét về sự bất công, có lẽ Ấn Ðộ là một trong những xã hội có
chế độ chính trị bất công nhất. Dân chúng Ấn Ðộ thời bấy giờ
bị chia ra rất nhiều giai cấp khác nhau, tựu trung có 5 giai
cấp chính sau đây:
-
1- Bà La Môn: Gồm những giáo sĩ, những người này giữ quyền
thống trị tinh thần, chuyên về lễ nghi cúng bái. Họ tự nhận
mình là những người được sinh ra từ miệng Phạm Thiên, thay đức
Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền
ưu tiên tôn kính, và hưởng cuộc đời sung sướng nhất.
-
2- Sát Ðế Lỵ: Là hàng vua chúa qúy phái, tự cho
mình là những người được sinh ra từ cánh tay của Phạm Thiên,
thay Phạm Thiên nắm quyền hành thống trị dân chúng.
-
3- Vệ Xá: Là những vị thương gia điền chủ, tin
mình được sinh ra từ bắp vế của Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm
đang kinh tế trong nước.
-
4- Thủ Ðà La: Là hàng hạ tiện nô lệ, tự cho mình là người sanh
ra từ gót của Phạm Thiên, nên thủ phận làm tôi mọi suốt đời
cho các giai cấp trên.
-
5- Ngoài bốn giai cấp trên còn có một giai cấp nô nữa đó là
giống người Baria. Từ thế kỷ thứ 13 trở đi taị xã hội Ấn Ðộ
còn có một giai cấp Không Thể Va Chạm, chỉ cho những tín đồ
Phật Giáo bị ngược đãi bởi xã hội Ấn Ðộ.
-
Năm giai cấp trên thì mặt y phục khác nhau nhưng vẫn được sống
trong thành thị, riêng về giai cấp thứ sáu bị ngược đải hơn,
và họ bị bắt buộc phải sống ở những nơi núi rừng, không được
xử dụng những nơi công cộng. Năm giai cấp trên sống theo luật
lệ cha truyền con nối, không được thay đổi nghề nghiệp hay
cưới hỏi lẫn nhau, cũng không được di chuyển từ nơi nầy sanh
nơi khác. Ba cấp trên sung sướng bao nhiêu thì ba cấp dưới nô
lệ càng khổ sở nhục nhã bấy nhiêu. Sự bất công của xã hội Ấn
Ðộ lúc bất giờ, khó mà diễn tả cho cùng tận. Những người cai
trị, bốc lột được bao nhiêu thì cứ thẳng tay vơ vét, chớ không
có một chút cảm thông, do đó mà niềm thương yêu cũng tắc
nghẹn.
-
Về phương diện tôn giáo, học thuật, tư tưởng tại Ấn Ðộ lúc bấy
giờ vô cùng phức tạp. Về tín ngưỡng kẻ thờ thần lửa người thờ
thần núi...Ðời sống vật chất thì mọi người rên xiết dưới chế
độ bất công, áp bức. Về đời sống tinh thần thì đang quay
cuồng, điên đảo trong lý thuyết tà ngụy. Quả thật xã hội đang
khao khát một tình thương, và bình đẳng. Trong hoàn cảnh vô
cùng bi đát đó, thì một Thái Tử Tất Ðạt Ða ra đời. Sự xuất
hiện của Thái Tử Tất Ðạt Ða trong xã hội Ấn Ðộ thời bấy giờ,
và sau nầy đi tu là đấng đạo sư của tất cả trời người, như một
vầng trăng chiếu diệu trong đêm trường cô tịch, như một ngọn
hải đăng định hướng cho muôn vạn thuyền bè. Sau khi đắc đạo,
Ngài khai sáng ra một tôn giáo mới, với một nền giáo lý nhân
bản. Trong nền giáo lý nhân bản nầy, ngài nâng cao nhân phẩm
của con người, với chủ trương bình đẳng, không phân biệt giàu
nghèo sang hèn, thế là không tốn một viên đạn, mà cũng không
đổ một giọt máu nào, mà các giai cấp thống trị cùng một lúc
phải sụp đổ. Cuộc cách mạng của ngài đã thành công một cách vẻ
vang trong lịch sử của nhân loại từ cổ chí kim.
-
Yếu tố thành công trong sự nghiệp cách mạng để phát triển chủ
trương bình đẳng của đức Phật, sở dĩ được thành công là vì nó
khác hẳn với cái nhìn của của các tôn giáo khác. Các tôn giáo
khác cũng nói tới sự bình đẳng, nhưng chỉ nói được một phần
nhỏ, như cái bình đẳng địa vị, chính trị, kinh tế, hoặc chỉ
nói đến cái bình đẳng giữa nam và nữ, mà không thể nói đến cái
bình đẳng tận căn để của sự kiện. Mọi sự vật trên thế gian nầy
có rất nhiều sự sai biệt, chẳng hạn như luận về gia đình,
tướng mạo, phẩm tánh, trí tuệ..v..v..hoặc giả luận về cái giàu
nghèo, sang hèn, tốt xấu, cứng mềm, mạnh yếu..v..v.. nhưng nếu
như vậy, thì căn bản chưa thể nói được tinh thần bình đẳng.
Theo quan điểm của đức Phật, đây chỉ là sự sai biệt của giả
tướng, do đó mà trên phương diện lý thể, thì thật sự chưa nói
đến cái tinh thần bình đẳng một cách triệt để. Trong kinh đức
Phật ngài nói: Tâm, Phật, Chúng Sanh cả ba không có sự sai
biệt, do đó mà quan điểm của Phật giáo, khi nói đến tinh thần
bình đẳng, là không phải chỉ nói đến tinh thần cục bộ mà nói
đến cái toàn diện. Cũng không phải chỉ đơn thuần nói tới cái
tinh thần bình đẳng giữa con người với con người, Phật với
Phật, hoặc con người với Phật, hoặc con người với động vật, mà
phải nói con người, Phật, vật, chư thiên, quỷ thần đều bình
đẳng như nhau. Thành thật mà nói, tất cả các tâm pháp, sắc
pháp, nhân pháp, quả pháp, tự nó không có cao thấp, nếu có chỉ
vì chúng sanh, sanh tâm chấp trước, nên mới có cái tưởng sai
biệt. Vì cái bổn tánh mê mờ như vậy, cho nên mới khởi lên cái
tà kiến điên đảo. Do tà kiến điên đảo mới sanh ra vọng kiến
sai biệt, chứ sự vật mỗi mỗi đều có cái tự nhiên của nó, nó
không có một mảy may biến đổi. Hiểu được điều này thì đây
chính là lý luận cơ bản giáo nghĩa của Phật Giáo.
-
Bình Ðẳng Quan Niệm Vật Lý Học.
-
Theo quan điểm của Phật Giáo, cơ thể của con người do năm uẩn
tạo thành đó là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc thuộc về vật
chất. Thọ, Tưởng, Hành, Thức, là bốn loại tác dụng của tâm.
Thọ là cái sức cảm thọ vui buồn sướng khổ. Tưởng là cái tư
tưởng, sức tưởng tượng. Hành là tâm lý, là hành vi của sự tạo
tác thiện ác. Thức là cái hiểu biết phân biệt. Ðứng trên
phương diện vật chất mà quán sát, thì thân thể con người được
hình thành bởi da thịt, xương, lông, máu, mủ..v..v.. Nếu chúng
ta làm một cuộc thí nghiệm và phân tích hóa học thì chúng ta
sẽ thấy tất cả các loại Vitamin từ A cho đến Z, những khoáng
chất như: Sắt, đồng, nhôm, chì, kẽm, và các khí như Oxygen,
Nitrogen, hoặc các chất Amino Acid, trong con người của tôi có
cũng không khác trong trong con người của qúy vị, Jesus và Ðức
Phật. Và ngay đến cả thế giới động vật hửu tình và vô tình
cũng giống nhau. Trong trường hợp nói không bình đẳng, hoặc
cho người nầy hơn người kia, kẻ nọ phải phục tùng kẻ khác,
hoặc cho mình là người có quyền được cứu rỗi, tha tội cho kẻ
khác, là vì do cái tâm cao ngạo biên kiến mà sanh ra, chứ thực
tế thì không phải như thế. Nếu có cái cao thấp, có khác biệt
thì đó là vì mỗi người được sanh ra từ nơi điạ phương hoặc
quốc độ khác nhau, Nhưng nếu nói như thế thì chúng ta nghĩ gì
khi nghe Mạnh Tử ngài nói: Cái trắc ẩn của tâm, cái tâm xấu
hổ, cái tâm không thiệc ác, và cái tâm nhường nhịn của mỗi con
người ai cũng có. Ðiều nầy có nghĩa là nói đến con người ai
cũng có bốn loại tinh thần được tác dụng bởi: Thọ, Tưởng,
Hành, Thức mà không biết. Như thế thì dù cho ở địa phương nào
đi nữa, thì cũng là con người chứ không phải là con vật vô
tri, hay thần thánh, nên vấn đề tình cảm không phải là không
có. Như trên là nói thế giới của loài người. Còn nói đến thế
giới của Súc Sanh, lẽ đương nhiên cái tác dụng của thọ tưởng
cũng có, tuy nhiên nó không có bén nhạy như con người. Quán
sát cho kỷ, thì ta sẽ thấy từ những loài cao nhất như con
người, cho đến thấp nhất như các loài động vật, tất cả đều
biểu thị những tánh tham lam, tham sống sợ chết, cái tâm tránh
khổ tìm vui, những cái cảm thọ Khổ và Lạc rất là dễ thấy. Vì
lẽ đó đức Phật ngài nói: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh,
cái bình đẳng không hai. Lời nói đó đã nói từ ngàn xưa, ngoài
cái việc khích lệ mọi người chúng ta cố gắng tu tập để vén
màng tối vô minh, còn là những nhát búa vĩ đại, có thể đập tan
cái chủ thuyết thần quyền độc ngã, bắt buộc mọi người tung
hô, quỳ lạy để nhờ sự cứu rỗi của các tôn giáo khác vào thời
kỳ đó cũng như hiện nay.
-
Như vậy chúng ta có thể thấy từ nơi năm uẩn tập hợp trên cái
thân thể nầy mà vọng khởi ra cái Ngã Sân, Ngã Si, Ngã Kiến,
Ngã Mạn, Ngã Chấp để rồi tự tạo ra cái khác biệt. Ðối với cái
ngã giả dối nầy mà chúng ta cứ chạy theo cho đến lúc kiệt quệ,
thì e rằng chúng ta không bao giờ thoả mãn trong việc tìm cầu
danh lợi phù du giả tạo. Nếu có người lỡ lầm tổn thương đến
cái danh dự, lợi ích của cái giả ngã nầy, do từ nơi tâm sân
hận, tâm không lương thiện, trong khi chúng ta không kiểm soát
được lý trí, thì chắc chắn thế nào cũng phải dốc toàn lực
tranh đấu cho đến cùng, hoặc giả dùng cái thủ đoạn thấp kém
xảo quyệt, để giải quyết thanh toán với nhau. Nếu ý thức được
sự chân, giả, thì hãy cứ vất bỏ những cái giả tạm đó ở sau
lưng để lo tu học, minh tâm kiến tánh như thế có hay hơn
không?
-
Hiện tại người chấp cái ngã, nghĩa là cái nhân duyên do năm
uẩn tạo ra tất cả các pháp. Do đó, nếu từ nơi cái Tâm Pháp,
Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức như đã nói trên mà tìm cái chân
ngã, thì không bao tìm được. Ðứng trên phương diện vật chất,
nếu không phải căn cứ từ da, lông thịt, máu, mở, xương..v..v..
thì không thể nào tìm ra được cái ta. Những ngã tưởng đó là
không, là giả tạm, nhưng người đời lại bị nó lôi cuốn vào cái
ngã danh. Mọi việc sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp, nếu
chúng ta chỉ cần không sanh cái tâm chấp trước, không sanh cái
tâm Ngã Si, Ngã Mạn, Ngã Kiến, Ngã Ái..v..v..thì sẽ thấy tất
cả mọi người, mọi sanh loại đều bình đẳng như nhau. Ðây mới là
cái nghĩa tận cùng bình đẳng của nó. Trong cuộc sống hằng ngày
vì mưu cầu lợi ích, vì lợi dưỡng cá nhân, nên hầu hết mọi
chúng sanh ít khi lưu tâm đến con đường trung đạo, để quán sát
cái lý chân thật, nên không thể nào thực hành giáo nghĩa của
Phật dạy một cách trọn vẹn. Ở đây, chúng ta có thể tiến thêm
một bước nữa để mà tìm hiểu, thì chúng ta thấy rõ quan điểm
của Phật Giáo. Phật Giáo không nói con người không có ngã
tướng, và tất cả các pháp cũng không có ngã tướng. Nếu nói các
Pháp không có ngã tướng, tức là nói các pháp không có tự tánh.
Nếu hiểu như thế, thì đi ngược lại với quan điểm của Phật
Giáo. Tất cả các Pháp đều do nhân duyên hòa hợp để sanh ra, từ
đó mới có cái ngã, cái giả tướng. Nếu tự nó có tự tánh, hoặc
thực thể, thì không cần đến sự duy trì của nhân duyên sanh.
Ðiều nầy không phải chỉ có vật chất không mà thôi, mà tất cả
các danh từ, tất cả các học thuyết, tất cả các chủ nghĩa cũng
đều như vậy. Thí dụ: Một quốc gia là muốn nói đến các yếu tố
đất đai, nhân dân, và chủ quyền nên mới gọi là quốc gia. Nếu
mất đi một trong ba yếu đó, thì không thể thành một quốc gia
được. Nói một cách khác, khi phân chia ba yếu tố ra thì quốc
gia không có cái thực thể, bởi vì không có thực thể, cho nên
nói quốc gia là từ ba cái tướng giả hợp lại mà thành. Nếu
chúng ta căn cứ vào đó mà phán xét, thì có thể hiểu được chân
tướng của tất cả các sự vật mà không bị mê hoặc, và từ đó sẽ
không có vọng khởi tà kiến. Do đó mà có thể nói tất cả các học
thuyết, chủ nghĩa, cũng là một tập đoàn, danh từ họp quần mà
thành, cái lý đó đã có ẩn chứa một thực thể chơn thường bất
biến. Hiện tại có rất nhiều người tin theo cái mê tín chủ
nghĩa, để rồi nhận cái không chân thật làm căn bản nương tựa,
kết quả là dẫn con người vào chỗ ngã tướng giả pháp, những
hạng người như vậy trong Phật Pháp gọi là ngoan si. Có nhiều
nguời chỉ dựa trên một vài sự kiện, chưa thấu suốt nên cho
rằng: Phật pháp không có, tự tánh cũng không, tất cả là những
giả tạo. Nếu nói như thế thì chưa biết gì hết. Trong kinh Kim
Cang đức Phật ngài dạy: Nếu có người nói Như Lai thuyết pháp
tức là hủy báng Như Lai. Này Tu Bồ Ðề, nói là thuyết pháp tức
là không có Pháp. Ðức Phật ngài vì chúng sanh mà nói Pháp là
bởi vì chúng sanh ngoan si, chúng sanh có nhiều loại tà kiến,
phiền não, cho nên Ðức Phật mới vì đó mà nói ra tất cả các
loại Pháp để đối trị. Vì lẽ đó Phật Pháp được xây dựng trên
cái căn bản ngoan si của tất cả chúng sanh. Khi mà ngoan si
của tất cả chúng sanh không còn, thì Phật Pháp cũng không còn
nữa, lúc bấy giờ Phật Pháp trở về với cái uyên nguyên, thanh
tịnh tuyệt đối của chính nó.
-
Bình
Ðẳng Theo Khách Quan
-
Ðứng trên phương diện khách quan thì tất cả mọi sự, mọi vật
-
trong thế gian không ngoài ba điểm:
-
- Tình cảm: Một tổng hợp của các loại tình cảm.
-
- Sự Thực: Y cứ vào sự thật mà công nhận.
-
- Lý Trí: Căn cứ vào những sự kiện của Tình Cảm và
Sự thật mà phán đoán.
-
Thường thì mọi người chỉ làm có ba điểm này mà cho
là khách quan. Theo giáo nghĩa của Phật Giáo, thì đây là loại
khách quan không đủ để tin tưởng. Ðức Phật ngài nói: Tất cả
các pháp, bổn lai diện mục là thanh tịnh, bình đẳng. Chúng
sanh vì vô minh cho nên trong cái tướng thanh tịnh, bình đẳng
nầy lại khởi ra cái vọng kiến ngã tướng, chấp cái không thực
làm cái thực có, cái không phải ngã, chấp làm cái ngã. Vì
không phải cái ngã, mà cho là cái ngã, thì cái ngã ấy là tham
ái nghịch ngã, cho nên cái bổn lai thanh tịnh và bình đẳng trở
thành cái hổn tạp không bình đẳng. Hoàn cảnh nầy thí dụ như
mặt nước trong hồ của mùa Thu rất đẹp và phẳng lặng, không có
một gợn sóng, bổng một hòn đá ném vào trong ao, mặt nước liền
sanh ra vô số hình ảnh, gợn sóng ..v..v..mỗi một cái tâm của
vòng tròn ta có thể thí dụ như một ngã tuớng. Từ cái trung tâm
nầy lại khởi ra vô số hình ảnh, lượn sóng, rồi từ đó có vô số
lượn sóng hổ tương, xung kích với nhau khiến cho mặt nước trở
thành hổn loạn, không còn phẳng lặng như trước nữa. Như chúng
ta thấy, một khi mặt nước trong hồ không còn phẳng lặng, thì
tất cả các phần tử trong hồ đều chịu ảnh hưởng lây cái bị động
của sự giao động đó. Do thí dụ trên, chúng ta có thể suy ra
tất cả mọi sự vật trên thế gian nầy, nếu không có cái chủ quan
cố chấp của chúng sanh, thì chúng ta không có cái lý do nói
cái sự lý của khách quan. Từ cái nghĩa nầy, nếu dùng toán học
để đo lường, thì muôn đời vẫn không rời được cái chủ quan và
khách quan. Khi mà ngã tướng bị tiêu diệt, thì tất cả đều bị
tiêu diệt, không còn có ngã tướng, nhân tướng, như vậy sau đó
mới có cái chân lý của khách quan. Ðiều nầy giả dụ như mặt
nước, không có sóng, mặt nước phẳng lặng như hồ gương, thì
hình ảnh của mỗi vật cũng đều hiện trong đó. Ðây mới thật sự
là khách quán.
-
Ðồng Thể Ðại Bi
-
Các nhà truyền giáo của các tôn giáo ai cũng có chủ trương
chẳng hạn như Bác Ái, Từ Bi, Nhân Ðạo..v..v.. Tuy nhiên ở đây
chúng ta thử xem coi giữa cái Từ Bi và Bác Ái nó có giống nhau
không. Danh từ Bác Ái mới nghe qua dường như nó có một ý nghĩa
rất cao siêu, kinh thiên động địa, hay nói một cách khác là vô
cùng to lớn. Có lẽ từ xưa tới nay mọi người đều cho đây là
chơn thật nên không tìm hiểu gì thêm mà chỉ chấp nhận. Tuy
nhiên nếu có hiểu cái tinh thần Từ Bi thì ta mới hiểu nghĩa
của sự Bác Ái nó không giống như mọi người đều tưởng. Làm thế
nào để phân biệt Từ Bi và Bác Ái? Trong chữ Bác ái: Bác là
rộng lớn. Ái là tình thương yêu. Nghĩa là tình thương yêu bao
la không phân biệt bà con, họ hàng, ruột thịt..v..v..Cái Ái
làm cho chúng sanh khổ là cái nhân, dẫn tới sanh tử luân hồi
là cái quả. Ái có người phải yêu và kẻ được yêu, và như vậy
thì còn có thì còn có sự sai biệt. Cái ngã Ái là nói đến sự
thương yêu của con người, đây là lẽ thông thường của nhân thế
. Trong phạm vi của chữ thương yêu người ở đây, tức nhiên phải
có điều kiện của cái thương yêu như: Cái tướng mạo của đối
tượng tốt đẹp, học vấn giỏi hay dở, phẩm tánh tốt hay
xấu..v..v..Nếu điều kiện không phải những thứ đó, thì điều
kiện của người đưa đến cho người được thương yêu sẽ được nhận
một số thù lao của một nơi chỉ thị cao cấp nào đó, chứ không
đơn thuần như mọi người nghĩ. Thế nhưng cái tướng mạo, học
vấn, phẩm tánh không phải là điều kiện quyết định, cũng không
phải là điều kiện tuyệt đối có thể tiến thêm một bước để giải
thích cái sở ái. Bởi vì khi ta được, thì người khác mất, hoặc
người được thì ta mất. Vì ta mất nên sanh tâm đố kỵ, đó là lẽ
thường tình, nên có những hành vi của sự giết chóc, trộm cắp,
dâm loạn..v..v.. Nếu luận về cái quả như gặp kẻ mình không
thích thường là khổ, cầu không được là khổ, Thương mà không
gần gủi là khổ, lúc bấy giờ nhìn cái thanh tịnh của thế gian
sẽ không còn nữa, mà lúc bấy giờ nó trở thành ác năm trược.
-
Tổng quát chúng ta thấy cái Ái là nhiễm nhân, một khi đã bị
nhiễm rồi, thì khó mà tìm phương pháp thích hợp để biến cải
cái ô nhiễm trở thành thanh tịnh. Trong lúc người ta mất, thì
trong tâm mỗi người đã có một ấn tượng không bình thường, nên
khởi ra ác ý thì không thể nào sanh ra tâm hoan hỷ, tâm tốt để
thương yêu người. Từ đây qúy vị sẽ thương yêu mọi người một
cách miễn cưỡng. Vì thế mà đức Phật ngài nói Ái là nguồn gốc
của sanh tử luân hồi, do đó mà chúng ta không ngạc nhiên khi
thấy đức Phật ngài không đề xướng tinh thần Bác Ái. Từ khuynh
hướng đó, mà chúng ta có thể nói con người cần trước tiên là
Tinh Thần Bình Ðẳng, mà không cần phô trương kiểu dao to búa
lớn, chúng ta cũng không dùng đến việc thương yêu người, mà
chỉ cần khởi tâm đồng thể đại bi, thuyết pháp, hướng dẫn tư
duy, tu tập để tiêu diệt cái tâm nảo hại, gian tham tật đố,
thị phi..v..v.. Khiến cho mọi người sanh ra cái tâm hoan hỷ,
đây mới thật là Phật Pháp. Như trong Kinh Ưu Bà Tắc nói:
-
-
Này Thiện Nam Tử! Kẻ trí thấu rõ chúng sanh chìm đắm trong
biển sanh tử phiền não, vì muốn cứu độ chúng sanh, mà sanh tâm
Ðại Bi. Lại vì thấy chúng sanh trong đường tà không người
hướng đạo chỉ bày mà sanh tâm Ðại Bi. Lại vì thấy chúng sanh
trong vũng bùn ngũ dục, đã không thể ra khỏi, lại còn buông
lung nên sanh tâm Ðại Bi. Lại thấy chúng sanh miệng ý tạo
nghiệp bất thiện thọ nhiều quả khổ mà vẫn ưa thích đắm trước
nên Như Lai sanh tâm Ðại Bi. Lại thấy chúng sanh khao khát
truy cầu ngũ dục(tài, sắc, danh lợi, ăn, ngủ) như khát nước mà
lại uống nước muối nên sanh tâm Ðại Bi. Lại thấy chúng sanh
muốn cầu được an vui mà không chịu tạo nhân vui, tuy không
thích khổ mà lại ưa tạo nhân khổ, muốn được cái vui ở cõi trời
mà không chịu thọ trì đầy đủ giới pháp, vì thế mà sanh tâm Ðại
Bi. Lại thấy chúng sanh thích tin theo thầy tà bạn ác, không
biết tìm cầu học theo lời dạy của bậc thiện tri thức nên sanh
lòng Ðại Bi. Lại thấy chúng sanh vì ngũ dục mà tạo vô lượng
điều ác, vì thế mà sanh lòng Ðại Bi. Lại thấy chúng sanh tham
đắm ngũ dục là khổ mà chẳng có tâm cầu dứt bỏ, chẳng khác nào
kẻ đói mà ăn cơm có thuốc độc, vì thế nên sanh lòng đại Bi.
Lại thấy chúng sanh đối với cha mẹ, anh em vợ con, tôi tớ, bà
con dòng họ không có thật tâm thương nhau nên khởi tâm Ðại Bi.
Lại thấy chúng sanh gặp được Phật Pháp, nghe được giáo pháp mà
không phát tâm tín tu nên khởi tâm Ðại Bi.
-
Từ ý nghĩa trên, do đó chúng tôi xin được đem cái ý nghĩa Từ
Bi giới thiệu đến qúy vị. Từ là cùng với Lạc, Bi là đối với
đau khổ. Từ Bi không dùng cái ngã làm trung tâm để phát xuất
sự yêu thương, hoặc để củng cố tướng bình đẳng của tất cả
chúng sanh. Do đó mà ý nghĩa chữ Từ Bi và Bác Ái nó có một sự
khác biệt rất lớn. Như ở trên nói về vật chất, thì tất cả
chúng sanh đồng một thể không có sự sai biệt. Ðứng trên phương
diện tinh thần, thì tất cả chúng sanh đều đồng một tâm thức
không có sự phân biệt và giới hạn, trái lại còn biểu thị đầy
đủ, rõ ràng được cái bình đẳng nhất thể, vì lẽ đó mà đức Phật
nói: Từ là Bình Ðẳng Từ không có duyên Từ. Bi là Ðồng Thể Ðại
Bi như chúng ta luyện tập để thực hành tinh thần Từ Bi Quán.
Như thế trước tiên phải quán tất cả chúng sanh(trong giai đoạn
nầy hành giả vẫn còn có bản ngã trong nội tại) đều bình đẳng
nhất thể, lúc bấy giờ tất cả chúng sanh cần gì ta mới có sức
mà cho cái đó, làm cho mọi người có đầy đủ niềm vui. Lẽ tất
nhiên, khi mà ta đã cho chúng sanh những cái niềm vui đó thì
tất cả không còn tồn tại cái ngã đã có thể cho(trong giai đoạn
nầy bản ngã không còn trong nội tại), cho nên nó không có lý
do để khởi cái ngã mạn được, cũng không cần danh dự, không cần
sự báo đáp, không vịn vào tất cả các tướng, ở đây mới thực sự
là bình đẳng Từ.
-
Nói một cách rõ ràng, sau khi hiểu được chữ Từ Bi nầy rồi, thì
lẽ tự nhiên không chấp nhận các sự sát hại tất cả chúng sanh,
cũng không ác khẩu, không chấp nhận dùng không phải tài vật
của mình, lại càng không chấp nhận cái tham ái tốt đẹp mà khởi
lên tà dâm. Từ đây chúng ta có thể thấy cái giác ngộ của con
gà, con heo, con cá..v..v..cùng với sự giác ngộ của chúng ta
không khác. Khi hiểu rõ mục đích của Từ Bi thì ta mới thấy sự
linh ứng của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát không thể cho đó là điều
mê tín. Bởi vì chúng ta đã biết được cái Pháp thân của Bồ Tát
cùng với bổn tánh của chúng ta là bình đẳng nhất thể, nên
chúng ta có được sở cảm, nhưng cần phải tu cái tâm khẩn thiết
chí thành, nếu không thì bị chướng ngại do tham dục phiền não,
không dễ gì tương ứng với nhau được. Nếu Bồ Tát cùng với bổn
tánh của tất cả chúng sanh không đồng nhất thể mà trái lại có
một khoảng cách thì Bồ Tát không thể tùy theo duyên ứng hiện,
như thế thì tiếng niệm danh hiệu của chư Phật và Bồ Tát cũng
giống như liệng vào hư không.
-
Nói tóm lại, tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ và nhân sanh
đều có mối tương quan mật thiết với nhau. Có sự riêng biệt cao
thấp sang hèn, là do mê chấp của từng cá thể, gọi cho đúng
nghĩa theo tinh thần Phật Giáo là chấp ngã. Ðức Phật ngài
khuyên chúng ta xã bỏ cái bản ngã cá nhân, để dang tay ôm vũ
trụ vào lòng, hãy sẳn sàng đón nhận đạo Từ Bi, vất bỏ sau lưng
những ích kỷ cá nhân để tập thương yêu vũ trụ rộng lớn. Làm
thế nào quên đi cái ta nhỏ bé, để hoà điệu với cái ta rộng lớn
của toàn thể vũ trụ vô biên. Một quan niệm rất chính xác theo
Ðạo Phật: Cái ta của cá nhân, cần phải diệt trừ để nhập vào
cái bản thể chung cùng rộng lớn vì nó chỉ là một phần tử, và
chúng ta là một bộ phận trong toàn thể nhịp nhàng của vũ trụ.
Nguyên nhân đau khổ, không phải vì sống trên đời nầy thiếu
tình thương, thiếu vật chất, mà chính là do sự nhận thức nông
cạn lầm lạc của mỗi người trong cuộc sống hiện tại. Chúng ta
cần phải bỏ mọi tư tưởng ích kỷ, rửa sạch những quan niện độc
ngã bằng cách hiểu thấu một sự Bình Ðẳng cả tinh thần lẫn vật
chất để đạt tới tinh thần Ðồng Thể Ðại Bi. Làm được như thế ta
mới trực nhận được sự sung sướng trong tâm hồn tự trị, mà
không cần sợ ai là người có quyền năng thưởng thiện phạt ác.
Từ đó mới có được hạnh phúc vĩnh cữu trong tâm hồn giải thoát,
và tâm hồn giải thoát chỉ có thể có khi nào con người đó đã
thâm nhập trọn vẹn tinh thần Bình Ðẳng và Ðồng Thể Ðại Bi.
|