-
Phật Ðản Khai Hoa
-
Diệu Hóa
-
--o0o--
-
-
Hôm nay là ngày Lễ Phật Ðản. Liên dậy thật sớm. Cô sửa soạn
mặc chiếc áo dài mới may vào, rồi đứng ngắm nghía mình trước
gương. Chưa bao giờ cô thấy mình đẹp và dịu dàng đến thế. Chút
nữa đây là giờ phút long trọng của cô. Cô được chính thức gia
nhập vào đoàn thanh niên Gia Ðình Phật Tử. Cô cảm thấy thật là
hồi hộp.
-
Thấy bà Hồng đứng chải đầu, cô chạy lại ôm mẹ và
nói:
-
- Mẹ ơi! chiếc áo mẹ may con mặc đẹp quá, nhưng mà
con thấy hồi hộp ghê đi.
-
Bà Hồng xoa đầu con:
-
-
Con gái lớn rồi mà cứ bám lấy mẹ, đấy con xem, bây giờ thì
chịu khen áo dài đẹp rồi à. Mẹ đã bảo con, người con gái Việt
Nam đẹp nhất là chiếc áo dài đấy, nhưng mà bấy lâu nay con có
nghe lời mẹ đâu!
-
Liên cười bẽn lẽn:
-
-
Thì lúc đó con chưa biết mà mẹ.
-
Bà Hồng xoa đầu con:
-
-
Bây giờ con còn đòi nhuộm tóc nữa hay thôi? Mái tóc đẹp như
thế mà lúc trước con cứ hành hạ nó, hết nhuộm nâu lại nhuộm
vàng!
-
Liên nhìn mình trong gương nói:
-
-
Bạn con đứa nào cũng bảo, con để tóc thẳng tự nhiên như thế
nầy đẹp hơn hồi trước nhiều mẹ ạ! Lúc trước con thật là hư hả
mẹ?
-
Bà Hồng âu yếm nhìn con gái nói:
-
- Cũng là lỗi tại mẹ đấy. Bởi vì bao nhiêu năm qua
mẹ dành thì giờ lo làm kiếm tiền, nên không có thời giờ uốn
nắn, chăm sóc con. Cũng may từ ngày con về chùa sinh hoạt, con
đã trưởng thành và học theo phong tục Việt Nam rất nhiều. Nhờ
Ðạo Phật mà mẹ con mình hòa thuận cho đến ngày hôm nay.
-
Câu nói của Bà Hồng đưa Liên trở về hiện tại, con bé thố lộ:
-
-
Mẹ à, một chút nữa khi con lên Chùa làm lễ gia nhập đoàn mẹ
nhớ ngồi hàng đầu nhé! Hôm nay, mọi người đi chùa rất đông,
nếu con đứng trên chánh điện là con lo lắm!
-
Bà Hồng thấy con gái mềm mỏng, ngây thơ, lòng vui thầm bà bảo:
-
-
Con xong chưa? Hằng nó sắp tới rồi đấy! Chiều nay, sau khi
sinh hoạt xong, con nhớ mời chị Hằng về nhà dùng cơm tối với
mẹ con mình nhé!
-
Nói xong bà đi thay đồ, bà mặc trên người chiếc áo dài lụa
thật sang trọng. Bà cảm thấy vui và lẫn lộn một chút hãnh
diện. Ðứa con gái của bà, mới mấy tháng trước còn rất cộc cằn
và ngang bướng. Chỉ từ hồi Tết đến nay, nó hoàn toàn thay đổi.
Bây giờ nhiều khi thấy Liên lễ phép dạ thưa và quấn quít bên
bà, đôi khi bà không nghĩ là sự thật. Bà Hồng đứng hồi tưởng
từng kỷ niệm. Bà nghĩ đến Hằng, người con gái đến và mang cả
một sự thay đổi trong gia đình bà.
-
Bà còn nhớ rất rõ, thời gian sắp Tết, lúc ấy bà buồn và lạc
lỏng hơn bao giờ hết, rồi bà mong muốn có một sự thay đổi. Mùa
xuân đến, lần đầu tiên bà đi chợ mua sắm để đón Xuân Việt
Nam
trên đất khách thật long trọng. Tuy là tốn kém, nhưng bà không
màng đến, vì bà muốn tìm lại những dư hương của quê nhà. Ngày
Tết đến rộn ràng bánh mứt, con cái ngoan ngoãn quây quần bên
mái gia đình. Tất cả đều không giống như hoàn cảnh của bà hiện
tại. Bà đi chợ về rồi ngồi thờ thẩn nhìn chung quanh. Ðã bao
nhiêu năm sống tha hương, bà cứ tưởng như vậy là mất hết. Bà
cặm cụi đi làm ngày đêm. Rồi con gái bà, đứa con duy nhất, mới
mười sáu tuổi mà bà không dạy dỗ được. Nghĩ đến đó, bà thở
dài.
-
Rồi như trực nhớ ra điều gì, bà vội đứng lên.
Không được bà phải đi lau dọn bàn Phật. Bấy lâu nay bà thờ
phượng sơ sài quá, chẳng bao giờ bà thắp hương hay dâng cúng
hoa quả gì cả. Bà cảm thấy một chút hối hận trong lòng. Hôm
qua bà tới nhà người bạn mới quen, nhìn căn phòng ấm cúng, mùi
nhang thơm làm bà nhớ, và thèm khát dư hưởng của năm nào lúc
còn ở quê nhà. Mỗi lần Tết đến, ông Tám, ba của bà, phải dành
ba bốn hôm liền để sửa sang lại bàn Phật. Cũng mùi hương thơm
nầy mà đã bao năm nay bà luôn mang một dư hương nào đó thật
khó quên. Từ khi qua Mỹ, bà phải đi làm hai, ba job để kiếm
tiền giúp đở cho gia đình, và họ hàng ở Việt Nam. Rồi từng cái
Tết qua bà hơi buồn đôi chút, rồi lại lao mình theo công việc
làm, cứ thế rồi bà không còn màng tới Tết nhất nữa. Bà dọn bàn
thờ sạch sẽ rồi dâng hoa trái tinh tươm lên. Sau đó bà đốt
nhang cầu nguyện ơn trên phù hộ cho bà được một năm mới nhiều
may mắn, gia đạo hòa thuận. Rồi bà gọi điện thoại cho Lan, con
nhỏ làm chung một hãng. Bà nhắn nó Chủ Nhật ghé qua chở bà đi
Chùa với. Tuy bà mới quen Lan, nhưng bà rất mến tính tình hiền
hậu của nó. Hôm rồi nhân tiện bà than van về đứa con gái của
bà qua đây rồi bà dạy nó không nghe nữa. Lan mới mách hay là
tập cho nó về Chùa tham gia sinh hoạt. Chùa ở đây có Gia Ðình
Phật Tử và đoàn sinh đông lắm. Ở Chùa anh chị huynh trưởng sẽ
hướng dẫn học đạo và phong tục của Việt Nam, như vậy nó sẽ
thay đổi theo các đoàn sinh khác lẽ phép ngoan ngoãn hơn.
-
Nhân tiện bà hỏi thăm về đoàn, Lan kể luôn. Thật
ra Lan không biết đoàn Phật Tử ở Chùa. Hôm rồi đứa con gái của
Lan Birthday tròn mười tuổi. Vì ba nó đi làm đêm nên Lan hẹn
con Thứ Sáu sau khi tan học đứng chờ mẹ ở trước trường, hai mẹ
con sẽ đi dạo shopping và đi ăn mừng sinh nhật. Vì Lan bận bịu
không tổ chức birthday cho bé Nga được. Nhưng thật không may
khi Lan sửa sọan ra khỏi thì có người bị bệnh phải đi cứu cấp
gấp. Lan bận lăng xăng và phải đứng vào hàng làm thế. Chờ đến
khi rảnh chạy đi gọi điện thoại thì quá trể. Lan đứng làm mà
bụng cứ lo lắng bồn chồn. Ðã hai tiếng đồng hồ trôi qua, Lan
sợ con bé đứng một mình ngay góc đường đợi mẹ không biết có
chuyện gì xảy ra không. Vừa lúc đó hãng nhắn tin Lan có điện
thoại. Lan muốn giật bắn người, mồ hôi nàng tủa ra. Thôi rồi
Bé Nga đã có chuyện. Lan cầm điện thoại mà ngực đánh phồng
lên. Nhưng sau tiếng: Chào chị, Lan thở phào nhẹ nhõm. Trái
với sự thật, đầu dây bên kia có tiếng nói thật dịu dàng của
một cô gái. Cô gái giới thiệu với Lan tên mình là Hằng trên
đường chở các em Oanh Vũ lên Chùa, Hằng đã thấy Bé Nga đứng
một mình mếu máo khóc. Nên đã dừng lại và chở em về nhà. Nhưng
hôm nay Bé Nga ngỡ mẹ đến đón nên không mang theo chìa khóa.
Hằng đã hỏi Bé Nga hảng của Lan đang làm và gọi lên cho Lan
yên tâm. Sau đó Hằng xin phép Lan cho nàng chở Nga lên Chùa
luôn và tối sẽ chở về nhà sớm. Lan mừng rỡ cám ơn rối rít và
đồng ý ngay. Hằng cũng không quên cho Lan địa chỉ và số phone
để khi cần liên lạc. Trên đường đi Hằng đã giãi thích cho bé
hiểu là mẹ bị bận đột xuất nên không về kịp. Sau đó Hằng đi
mua bánh và tổ chức sinh nhật cho bé Nga. Lần đầu tiên gặp
toàn bạn bè cùng trang lứa, ai cũng biết nói tiếng Việt và quý
mến Nga, con bé vui hớn hở.
-
Tối hôm ấy bé Nga về líu lo kể cho mẹ nghe đủ thứ.
Bé quên cả việc phải giận mẹ một trận vì mẹ lỗi hẹn. Rồi sau
đó bé xin phép mẹ cho bé theo chị Hằng về Chùa mỗi tuần để
sinh hoạt cùng các bạn Lan mến Hằng ngay từ phút đầu mới gặp.
Lan mến đôi mắt hiền hậu của Hằng. Con nhỏ sao mà thanh tao
đài các đến thế. Từ đó Lan cũng đi Chùa nghe Pháp tụng kinh và
còn thờ phụng ở nhà rất chu đáo nữa. Lan vui vẻ khoe với bà
Hồng. Từ đó bé Nga nói tiếng việt giỏi hơn. Bé còn học hành
rất tiến bộ mà hình như con bé không cảm thấy lẻ loi nữa. Nhìn
con ngoan ngoãn thêm mỗi ngày Lan rất vui mừng và yên tâm.
-
Bà Hồng nghe Lan tâm sự về cuộc sống hạnh phúc của
nàng mà thấy tủi thân. Bà qua đây chỉ có hai mẹ con. Nhưng mà
cả hai đâu có bao giờ nói với nhau được lời nào đâu. Liên đi
học, còn bà thì cặm cụi đi làm ngày đêm. Thỉnh thoảng rảnh ở
nhà, bà nghe nó nói toàn tiếng Mỹ. La nó thì nó bảo rằng mẹ
không hiểu con, mẹ đừng có bắt con làm theo những phong tục
Việt
Nam
nầy nọ. Vì ở đây là Mỹ mà, nói xong vài câu tiếng Việt là nó
xổ một tràng tiếng Anh làm bà chẳng hiểu gì cả. Bà bực quá nên
la:
-
- Con ăn nói vậy làm sao mẹ ăn nói với tổ tiên,
con người ai cũng có tổ tiên, con là người Việt mà không biết
nói tiếng Việt là người ta cười chê mẹ, con có biết không?
-
Cái Liên cũng không vừa:
-
- Cười thì mặc kệ họ, con ở Mỹ mà mẹ cứ bắt theo
phong tục Việt thì làm sao được. Nhiều người Việt Nam qua đây
hay bị Mỹ họ cười. Có người thì đánh con giữa chợ bị cảnh sát
bắt. Có người thì lúc nào cũng xức dầu xanh ra đường không thì
cạo gió đỏ cả cổ ai cũng nhìn thật kỳ cục.
-
Nghe con nói bà cũng tức, nhưng mà những vấn đề đó
bà cũng đã nghe qua. Con bà nói sự thật nên bà không cãi được.
Nhưng bà nhìn nó lại có vấn đề khác bà nhịn không được:
-
- À! con cho là phong tục Mỹ hay đấy, nhìn con xem
mới chừng ấy tuổi coi con giống ai? Tóc thì nhuộm vàng cả lên
rồi còn uốn quăn như Mỹ đen ấy. Còn móng tay móng chân thì lúc
nào cũng đỏ chói, không thì sơn tím bầm, mặt mày lúc nào cũng
son phấn xí sọn không giống ai. Ngày xưa tao bằng tuổi mày đâu
có mà phè phởn đua tranh thế này. Quanh năm, mẹ cày cấy vất
vả, chân lấm tay bùn, không biết đến gương lược là gì. Còn con
qua đây tự do quá rồi hư hỏng như thế đấy.
-
Cứ mỗi lần nghe mẹ nói một tràng như thế, Cái Liên
như thuộc lòng những gì mẹ muốn nói. Nó lẳng lặng vào phòng
đóng cửa lại, và sau đó cả hai mẹ con chẳng còn gì để nói với
nhau nữa. Ðôi khi Liên thật tủi thân. Từ ngày qua Mỹ đến nay,
mẹ nó lo đi làm ngày đêm, đâu có dành thời gian cho nó đâu.
Bạn bè của nó được cha mẹ chỉ dạy làm homework, hay đến trường
theo dõi tình hình học tập của con cái. Còn mẹ nó, có đến
trường thì cũng lạc lỏng thôi vì mẹ đâu có biết tiếng Anh. Nó
tự cố gắng học hành, vậy mà mẹ nó còn không thông cãm. Bạn bè
nó cũng nhìn giống nó, nhuộn tóc, sơn móng tay, mà có bị la
đâu. Tại sao cứ mỗi lần đi làm về mệt nhọc là mẹ lại trút lên
đầu nó. Rồi bao ấm ức đó bùng nổ. Có lần nó lớn tiếng với mẹ:
-
- Mẹ bao giờ cũng muốn con theo phong tục Việt
Nam,
vậy ngày xưa mẹ đừng mang con qua Mỹ để bây gờ mẹ khỏi làm con
vất vả.
-
Không để Liên nói hết lời, Bà Hồng cũng không kềm
chế được:
-
- Con mà vất vã hả, trời ơi con tự do, con ăn diện
thế kia mà vất vả à. Mẹ không mang con qua đây để bây giờ con
ở Việt
Nam
đi chăn trâu, đi mua thúng bán bưng, ăn mày ngoài đầu đuờng xó
chợ ấy. Không mang con qua đây thì bây giờ con thành ma đói,
là kẻ thất học đấy con. Vì con cái nên mẹ cực khổ ngày đêm,
bây giờ con lớn lên trả treo với mẹ như thế nầy đấy.
-
Nghe mẹ vừa nói vừa khóc, Cái Liên vội bước ra
khỏi nhà và cảm thấy cuộc đời thật bơ vơ.
-
Nhưng từ sau hôm Tết bà Hồng yên lặng hơn. Bà đốt
nhang cầu nguyện cho gia đạo được bình yên mỗi ngày. Bà đi
Chùa thường xuyên hơn. Bà cứ khen Hằng mỗi ngày. Con nhỏ thật
lễ phép, thật dễ thương. Bà đâu mong con gái bà được như thế.
Bà hay thành khẩn vái lạy Ðức Phật Thích Ca phù hộ cho gia
đình bà, phù hộ cho con gái của bà, đừng đi lầm đường như bao
nhiêu đứa con gái khác. Bà đã thấy nhiều gia đình, con gái mới
mười bốn, mười lăm tuổi là đã bỏ nhà ra đi, rồi tay bồng, tay
bế về làm khổ cha mẹ. Bà và con bà không thuận tính nên bây
giờ bà chỉ biết giao phó cho ơn trên. Bà ăn chay thường xuyên
hơn và thấy tâm hồn mình yên tịnh hơn. Cứ mỗi lần Hằng chở bà
về là bà lại vui vẻ hẹn tuần sau gặp lại.
-
Một hôm, sáng Chủ Nhật lại đến, bà dậy sớm sửa
soạn lên chùa. Bà trông thấy Liên đang ngồi coi tivi thật là
nhàn rỗi nên bà bảo con đi thay đồ về Chùa với bà cho vui. Như
bị bà làm mất hứng thú, Liên nhăn nhó:
-
- Chùa có gì vui đâu, con đến đó làm gì?
-
Bà mường tượng đến cảnh bao nhiêu đoàn sinh bằng
tuổi Liên sinh hoạt sôi nổi ở chùa hằng tuần mà thở dài. Bà
buột miệng nói:
-
- Con người ta có về Chuà thì cũng ngoan ngoản dễ
thương. Còn con có về đi nữa thì cũng thêm xấu hổ thôi.
-
Liên nổi cơn tự ái nói:
-
- Con ăn mặc thế nên có đòi theo mẹ bao giờ đâu!
mẹ đừng có so sánh con với bao nhiêu người khác.
-
Hai mẹ con lại cãi vã nhau thì bà Hồng trông thấy
Hằng đứng đó từ lúc nào. Liên đoán biết thế nào mẹ nó cũng
than van với Hằng hàng trăm vấn đề nên nó ngồi thừ ra thử
thách. Hằng vui vẻ nói:
-
- Hôm nay con rảnh nên đến sớm hơn và phút, bác
xong chưa con chở đi. Trên đường đi quả nhiên bà Hồng than van
về hoàn cảnh của bà. Hằng im lặng không nói gì. Một tuần sau
bổng dưng Lan nhờ bà đến Chùa sớm để làm công quả. Hằng đến
nhà không thấy bà Hồng, nàng vui vẻ chào Liên. Liên thờ ơ gật
đầu đáp lại, vì chắc hằng đi với mẹ thì có lẽ chị ta không ưa
mình đâu; Hằng tự nhiên ngồi xuống làm thân:
-
- Liên em, chị gặp em vài lần, thấy em dể thương
quá mà chị chưa có dịp nói chuyện, hôm nay chị đến chơi mà
không có mẹ ở nhà hay là cho chị ngồi coi phim với em chờ mẹ
về nhé. Thấy Hằng không có thành kiến mà còn khen mình dễ
thương Liên hơi có cảm tình. Hằng ngồi xuống bên cạnh và giới
thiệu:
-
- Chị tên Hằng. Chị gặp em một lần trong trường
hôm mà em đại diện cho các bạn học sinh Việt Nam đọc bài diễn
văn nói về đất nước Việt Nam đó.
-
Liên hơi ngạc nhiên vì Hằng biết mình hơi nhiều.
Nó dè dặt nói:
-
- Hôm ấy em làm đại đó, chắc buồn cười lắm.
-
Hằng phản đối:
-
- Ðâu có, hôm ấy em trông thật là dễ thương và còn
hay hết xảy đó, ai cũng khen, những người Mỹ ngồi xung quanh
rất thích. Em làm một công việc thật là ý nghĩa. Em đã thay
mặt người Việt Nam giới thiệu về đất nước mình đó.
-
Liên thành thật nói:
-
- Em chỉ đọc thôi chứ không phải em viết bài đó
đâu, vì mấy bạn mới qua không ai đọc tiếng Anh giỏi nên nhờ em
làm thôi.
-
Hằng khen:
-
- Nhưng mà em làm rất thành công, Chị cũng mê em
bữa đó vì em trông thật sành sỏi.
-
Liên bắt đầu lấy lại tự nhiên. Thì ra chị Hằng nầy
hiểu biết và dễ thương, hơn mẹ nó nhiều. Liên chợt nhớ ra nên
hỏi:
-
- Ủa hôm đó chị không đi làm hả?
-
Hằng gật đầu. Chị phải bỏ một buổi làm đó. Vì chị
nghe các em tổ chức một ngày truyền thống Việt Nam ở trường
nên chị đi ủng hộ. Các em tuy còn nhỏ, vừa bận bịu học hành và
không ngại khó khăn, chị là một người Việt thì chị phải đi cổ
vũ tinh thần cho các em chớ, hơn nữa chị biết nhiều bậc cha mẹ
vì bận đi làm nên không đến được. Các em thật là ngoan.
-
Nghe Hằng khen, Liên cảm thấy thật tự hào, thì ra
nó cũng giỏi lắm chứ bộ. Chị Hằng thì khen nó giỏi ngoan còn
mẹ bao giờ cũng chê cả, nó cũng hoạt động với các bạn nguời
Việt trong trường vậy, tại sao mẹ không hiểu. Thấy con nhỏ
dường như cắn câu rồi, Hằng thân thiết:
-
- Bộ em không đi đâu ngày Chủ Nhật sao?
-
Liên lắc đầu:
-
- Không.
-
Hằng bảo:
-
- Hôm rồi chị thấy em đọc diễn văn hay lắm. Tuần
tới có một phái đoàn người Mỹ họ về Chùa. Chị đang cần một
người biết đọc tiếng Anh để đọc một bài diễn văn giới thiệu về
Ðạo Phật của chúng ta mà chị kiếm chưa ra. Chị chấm em là hay
nhất, em giúp chị lần nầy nhé?
-
Bổng nhiên Liên được trọng dụng, Hằng đã nhờ nó
làm một vai trò long trọng đến thế, nó vừa hoan hỷ trong lòng
vừa phân vân. Ðứng trước bao nhiêu người thật là run lắm.
Nhưng mà phía dưới có biết bao nhiêu con mắt đang đổ dồn về
mình. Nó sẽ là: Trung tâm của vũ trụ chứ đâu phải chuyện đùa.
Chưa bao giờ Liên thấy hết được giá trị của nó như lúc nầy,
nhưng nó dè dặt:
-
- Không được đâu chị ạ, em sợ không làm được. Hơn
nữa, mẹ hay chê em lắm, mẹ nói em nhuộm tóc như thế nầy là đua
đòi, không giống ai đó, nhìn em nè, ngay cả màu sơn móng chân
móng tay như vầy mẹ cũng không thích.
-
Hằng tròn xoe đôi mắt nhìn Liên đầy ngạc nhiên,
nhưng sau đó nàng quay sang cười:
-
- Mẹ em bảo thế à, đâu có quan trọng vậy chứ. Chết
chưa, mẹ đã làm em mất hết tự tin rồi. Em trông rất là dể
thương. Bây giờ mọi người đều chuộng màu tóc này mà. Nó hơi
nâu một chút xíu trông sang trọng chứ. Còn móng tay móng chân
mình sơn vào được thì chùi ra được. Ðến hôm đó, nếu em ngại
thì mình tẩy nó đi.
-
Liên nghe Hằng nói vấn đề mà nó quan tâm bao lâu
nay, không biết là mẹ la mình như vậy là đúng hay sai. Hôm nay
nó biết mẹ nó có phần hơi khó khăn với mình rồi. Nó mách Hằng
:
-
- Mẹ la em hoài, mẹ bảo em giống Mỹ, tự do quá nên
em hư chị ạ.
-
Hằng an ủi:
-
- Chị hiểu mà, mẹ và em vì tuổi tác chênh lệch me
là người lớn nên mẹ muốn em phải đoan nghiêm như mẹ. Hơn nữa
hôm xưa vì mẹ khổ nên bây giờ mẹ cứ có cãm giác là em rất may
mắn rồi mẹ đòi hỏi em phải giỏi hơn nữa mới xứng đáng. Em nên
thông cảm cho mẹ vì mẹ em cũng rất là cực nhọc mới lo cho em
được đầy đủ. Khi mẹ la thì em nên ngoan nghe lời mẹ, rồi khi
nào mẹ vui em hảy bảo mẹ là em không có hư như mẹ tưỡng đâu.
Mẹ sẽ vui mà không la em nữa.
-
Liên ngồi nghe Hằng nói, nó cảm thấy Hằng dường
như hiểu nó rất nhiều, Hằng nói những lời mà nó muốn nghe từ
lâu, nhưng mà không ai giải thích được rành mạch như vậy. Nhìn
mặt con bé có vẻ thỏa mãn, Hằng nói thêm:
-
- Tại vì em ở nhà hoài, không ra ngoài tiếp xúc
với nhiều bạn bè cùng trang lứa như em, rồi em lẫn lộn phong
tục Việt và Mỹ. Sau đó em lại bị me la hoài nên em mất niềm
tin. Chị thấy em là một cô bé rất là thông minh và ngoan
ngoản. Em ra ngoài và hoạt động nhiều thì em sẽ thấy cuộc đời
có rất nhiều cái đẹp.
-
Liên nghe Hằng nói nó gật đầu có vẻ tán thưởng.
Tuy mới gặp mà nó đã thấy mến Hằng rồi. Nó muốn được làm việc
chung, để tâm sự với Hằng nên hỏi lại:
-
- Em không biết lên Chùa phải làm sao?
-
Hằng thấy Liên ngây thơ nên cười rất dịu dàng. Em
đừng lo, chị sẽ dạy em làm như thế nào để trở thành một người
giới thiệu chương trình giỏi. Và bất cứ vấn đề gì không biết
em cứ hỏi chị. Em gọi chị bất cứ lúc nào, ở nhà hay ở trong
giờ làm việc. Tuần sau chị sẽ lại rước em đến Chùa và mình bắt
đầu luyện tập. Bây giờ chị về nhé, Liên tiễn Hằng ra cửa mà
trong lòng bắt đầu hân hoan. Nó cảm thấy từ nay nó sẽ không lẻ
loi nữa.
-
Rời nhà bà Hồng, Hằng lái xe lên Chùa. Bà Hồng đang
phụ làm bếp, thấy Hằng vào bà cười vui hỏi:
-
- Sao hôm nay lên trễ vậy?
-
Hằng cười:
-
- Tại con bận công việc. Nhân lúc không có ai,
Hằng mới nói cho bà Hồng biết nàng nhờ Liên giới thiệu chương
trình lễ sắp đến.
-
Bà Hồng tròn xoe đôi mắt:
-
- Cô đừng có đùa nha, nó làm hỏng chuyện thì khổ
lắm. Bà Hồng vừa nghe xong là phản đối ngay vì bà không dám mơ
ước là con bà sẽ ngoan ngoãn về Chùa sinh hoạt như bao đứa trẻ
cùng trang lứa khác. Bà thấy những đoàn sinh chăm học, chăm
tu, đứa thì đi mõ, đứa đi chuông bên thầy mà bà chạnh lòng.
Liên con bà tuy không giỏi như vậy, nhưng nó cũng chưa đến nỗi
bỏ nhà đi hoang, hay làm việc gì tai tiếng là bà mừng rồi.
-
Hằng cắt ngang sự suy nghĩ của bà Hồng:
-
- Tại sao bác nghĩ là Liên sẽ làm hỏng chuyện?
-
Cô biết không con tôi nó đâu có tiếp xúc với người
Việt nhiều, bây giờ bỗng dưng cô bảo nó về Chùa làm gì đó, nó
không có kinh nghiệm gì hết. Nó ở nhà đã vụng về rồi huống hồ
khi ra đường...
-
Hằng ôn tồn bảo bà:
-
- Ai cũng phải học rồi mới biết. Chính vì Liên
không biết nên mình phải tập cho em làm. Mình là người lớn,
mình phải cho em niềm tin và khuyến khích em kiên trì và tự
tin hơn. Liên bị cô độc lâu nay, bây giờ em cần ra ngoài, tiếp
xúc và sống vui theo lứa tuổi hồn nhiên của em. Nếu em vấp ngã
thì chúng ta sẽ nâng đở em và em sẽ có kinh nghiệm cho lần
tới.
-
Bà Hồng nghe có lý, nên bà bộc bạch tâm sự:
-
- Tôi và con tôi đâu có hạp, hể gặp nhau là gây
lộn. Tôi muốn nó theo phong tục Việt Nam nhưng mà nó sống theo
lối Mỹ từ nhỏ rồi. Bây giờ tôi chẵng biết làm sao?
-
Hằng đã biết chuyện từ lâu nên nhân lúc bà Hồng
tình thật tâm sự Hằng mới giải bày. Nàng nắm tay bà Hồng nói:
-
- Liên nó còn nhỏ em nó rất ngoan Dì ạ. Chỉ là vì
Dì không dành thời gian cho em từ bao lâu nay nên em không cảm
thấy gần gủi mẹ. Dì muốn Liên biết về nguồn gốc dân tộc thì
hãy gần gũi dạy dỗ em, thì em mới biết chớ. Mặt khác, em sống
ở Mỹ, Dì phải cho em theo phong tục Mỹ nữa thì mới hợp với
hiện tại. Phong tục nào cũng có cái đẹp, tốt nhất là chúng ta
hãy kết hợp cả hai phong tục lại và cho Liên thấy những điều
gì hay em cần học hỏi và những gì xấu thì không nên theo.
-
Bà Hồng đượm vẻ buồn, bà nói:
-
- Cô nói rất đúng, nhưng tôi bận làm lụng làm sao
có thì giờ cho cháu được. Hằng năm tôi phải giúp đỡ họ hàng
bên Việt Nam hết cô, lại dì, họ tưởng tôi có bạc vạn nên từ
chối là họ giận cô ạ.
-
Hằng thưa:
-
- Cuộc sống của Dì và Liên là tất cả. Dì không
giúp đở bên Việt Nam họ vẫn sống được. Dì tiếp tục giúp đỡ thì
họ càng ỷ lại. Giả sử không có Dì ở đây thì sao? Dì và Liên
rất là tội nghiệp. Hay là từ nay Dì cứ để Liên về Chùa có anh
chị em ở đây dìu dắt. Và Dì cũng cần dành chút thời gian đứng
sau nâng đỡ em. Ðừng la rầy em nữa, Dì nên từ từ nói cho em
biết tại sao em làm việc đó sai và để cho em tự suy nghĩ lấy.
-
Bà Hồng ôm chầm Hằng bà thật hạnh phúc, bà bảo
rằng bà giao Liên lại cho Hằng và hai người sẽ cùng nhau hướng
dẫn Liên.
-
Và cũng từ hôm đó, Hằng thường xuyên đến chở Liên
về Chùa. Lần đầu Liên lên Chùa mọi người trong đoàn ai ai cũng
quý mến, ai ai cũng dành cho Liên nhiều ưu ái, làm cho Liên
xóa đi một phần nào mặc cảm. Sau đó Liên tự động thôi không
sơn móng tay, móng chân đỏ chói nữa. Bà Hồng và Hằng lẳng lặn
theo dõi sự thay đổi của Liên. Vài tuần sau Liên để tóc đen
thẳng lại, mỗi lần về Chùa không đánh phấn rực rỡ nữa, Bà Hồng
đi mua sắm với con, thỉnh thoảng lại theo con lên trường khi
Liên thi bơi lội. Ðôi lần Liên bị thua, nhưng bà vẫn vui vẻ
dắt con đi nhà hàng thưởng thức một bửa no nê và bảo con:
-
- Thắng thua không có gì quan trọng, vấn đề là con
có chịu làm lại lần nữa không?
-
Liên nhìn bà xúc động, lần lần Liên tâm sự với bà
nhiều hơn. Một lần bà Hồng đi mua mỹ phẩm, bà hỏi Liên thích
gì, vì lúc trước con hay thích đánh phấn. Liên bảo hay là để
con chọn mầu cho mẹ, ở Chùa không có ai son phấn nên con không
thích dùng nữa. Con phải hòa đồng với mọi người, vì mấy chị
gái ở Chùa đâu có ai chưng diện đâu mẹ, vậy mà ai nhìn cũng dễ
mến, bà Hồng cười sung sướng.
-
Hằng cho Liên ba tháng thử thách, để trở thành một
Phật Tử, một đoàn sinh chính thức. Trong ba tháng đó không
được vắng mặt bất cứ một Chủ Nhật nào và phải thuộc năm điều
lệ của đoàn, hai bài kinh chú Ðại Bi và Bát Nhã. Chấp hành
đúng nội quy của đoàn giao phó. Liên ngoan ngoản vì bây giờ
con bé đã có một nơi mới, nơi đó có thể hòa đồng, và ai ai
cũng yêu thương quý mến nó. Ngoài ra, nó còn là một người giới
thiệu chương trình trong các buổi lễ Liên vui lắm vì nó cảm
thấy mình là một con người hữu ích, và nó đang làm nhiều việc
ý nghĩa.
-
Thấm thoát ba tháng đã trôi qua, hôm nay là ngày
lễ Phật Ðản. Trong buổi lễ Thầy sẽ chính thức cho Liên quy y
và tuyên bố Liên sẽ là một đoàn viên chính thức. Mùa Ðản Sanh
đầu tiên của Liên và cũng có lẽ là mùa Ðản Sanh mà Liên không
bao giờ quên. Liên mặc chiếc áo dài trắng tinh khôi mẹ mới
may, cô bé vui rộn ràng, đôi má ửng hồng vì hạnh phúc. Bà Hồng
vui không nói nên lời. Hằng nhìn bà đầy tin yêu, khi nàng đeo
lên ngực Liên một huy hiệu hoa sen để đánh dấu từ nay Liên là
một người con Phật.
|