-
Thơ & Ðạo
-
Bạch Y Thư sinh
-
Thân Tặng H. T. Th.
-
--o0o--
-
-
- Chúng ta từ đâu đến cuộc đời nầy
-
Hốt nhiên hai vai còng trái đất
-
Bước đi cô liêu khách dạ hành cô độc
-
Tìm kiếm gì năm tháng rớt quanh đây?
-
-
Những câu hỏi như con người từ đâu sinh ra. Sinh ra để làm gì?
Và sẽ đi về đâu? Tất cả những câu hỏi nầy đã được rất nhiều
người nghi vấn. Vì thật ra chúng ta là ai? Dĩ nhiên, một con
người phàm tục như chúng ta thì chắc chắn không thể nào biết
được. Nhưng nếu căn cứ vào trong Kinh, Ðức Phật ngài cũng đã
có dạy, chịu khó suy gẫm thì có lẽ chúng ta cũng hiểu thấu đôi
phần.
-
i- Con Người Sanh Ra Từ Ðâu
-
Trước khi nhận định con người từ đâu sinh ra,
chúng ta nên biết một số diễn tiến trong kiếp người. Sự hình
thành tinh cầu mà chúng ta đang sống nói riêng, nói chung các
tinh cầu khác trong vũ trụ, tất cả đều phải bị chi phối theo
định luật Thành, Trụ, Hoại, Không. Khi thế giới đã trải qua
Kiếp Thành, Kiếp Trụ, Kiếp Hoại, đến Kiếp Không thì lúc bấy
giờ các nạn như:
-
-
Hỏa Tai, nạn nầy tàn phá đến cõi Sơ Thiền Thiên.
-
-
Thủy Tai, nạn nầy tàn phá đến cõi Nhị Thiền Thiên.
-
-
Phong tai, nạn nầy chỉ phá đến cõi trời Tam Thiền Thiên.
-
Lúc thế giới sắp họai diệt, theo trong Kinh Hoa Nghiêm Ðức
Phật dạy, tự nhiên có bốn thứ âm thanh như sau:
-
1- Mỗi người nên biết Sơ Thiền an lạc, rời những lỗi dục
nhiễm, vượt khỏi cõi dục. Chúng sanh nghe rồi tự nhiên thành
tựu được Sơ Thiền, bỏ thân cõi dục sanh lên Phạm Thiên Vương.
-
2- Mỗi người nên biết Nhị Thiền an lạc, không giác, không
quán, vượt hơn Phạm Thiên. Chúng sanh nghe xong thành tựu Nhị
Thiền, bỏ thân Phạm Thiên, sanh lên cõi trời Quang Âm Thiên.
-
3- Mỗi người nên biết Tam Thiền an lạc, không lỗi lầm vượt hơn
Quang Âm Thiên, chúng sanh nghe xong thành tựu Tam Thiền, bỏ
Quang Âm Thiên sanh lên Biến Tịnh Thiên.
-
4- Mỗi người nên biết Tứ Thiền tịch tịnh hơn Biến Tịnh Thiên,
chúng sanh nghe xong thành tựu Tứ Thiền, bỏ Biến Tịnh Thiên
sanh lên Quảng Quả Thiên.
-
Bốn thứ âm thanh nói trên là do sức thiện nghiệp của chúng
sanh mà có, mà phát ra. Sau thời kỳ kiếp hoại, thế giới bước
sang thời kỳ Kiếp Không. Trong Kiếp Không, tất cả những tầng
trời ở cõi dục đều bị phá hủy chỉ có các tầng trời ở cõi Tứ
Thiền Thiên và Tứ Không Thiên không bị phá vì tâm thức của
chúng sanh ở đó không còn vọng động nữa. Hết thời kỳ Kiếp
Không, thế giới bước qua thời kỳ của Kiếp Thành thì lúc bấy
giờ thế giới mới thành lập. Các cung điện của các tầng trời ở
Cõi Sắc được thành lập trước, kế đó cung điện ở Cõi Dục và sau
hết là loài người và tất cả các loài khác. Khi thế giới được
thành lập xong thì các chúng sanh từ ở các cõi trời cao hơn bị
đọa xuống:
-
-
Lỡ quãy gói tang bồng một thuở
-
Thì quê hương là vạn kiếp lưu đày
-
Hành trang mây chiều tóc rối phương say
-
Trong tim lớn tam thiên hồ mộng.
-
Hoặc các chúng sanh ở thế giới khác đầu thai sang:
-
-
Chúng ta từ cõi nào mà sinh thai phiền muộn
-
Cỏ rác bên đường cũng gian dối gạt lầm nhau
-
Và hạt cát cũng căn đầy thù hận
-
Thì nói chi tượng lớn với lầu cao.
-
II- Sanh Ra Ðể Làm Gì
-
Vào trong thế giới Ta Bà ô nhiễm nầy có thể là vì ở các cõi
trời những thú vui đã chán mỏi, nên các chúng sanh ở cõi ấy đi
tìm cầu phương trời xa lạ để thỏa mãn thú vui. Cũng có thể
phước trời đã hết, hoặc lở tạo nghiệp ác nên phải xuống Cõi
Dục để mà trả nghiệp, hoặc nơi Cõi Dục bắt đầu tạo các nghiệp
mới:
-
-
Biết bao lần nhìn lũ kiến vàng xây tổ
-
Ta cũng xây hoài những tổ ấm chắc chiu
-
Rồi tha về đây những đống đầy ái ố
-
Lẫn thật nhiều bản ngã kênh kiêu.
-
Khi đã tạo nghiệp, lẽ dĩ nhiên trong tâm thức vô minh, không
tự chủ, con người không nhận chân được những gì mình tạo tác,
nên luôn luôn tự mãn về hành động của mình, nhưng có biết đâu
những tạo tác đó làm mất tất cả những phước báu, lương thiện:
-
-
Có gì dâu mà tự hào hảnh diện
-
Ngọn lửa lớn tự thân căn ác hiện
-
Thiêu đốt rồi nhân đức lẫn thiên lương.
-
Càng đi sâu vào cõi đời huyển mộng, càng tạo nhiều nghiệp
duyên và rồi từ đó xa dần với bản tánh lương thiện, hồn nhiên
thanh khiết của thưở ban đầu, để chạy theo cuộc đời dâu biển:
-
-
Có khi nằm mộng ban ngày
-
Lô xô rừng lá vẽ mây dệt tình
-
Cho dù đá cuội linh đinh
-
Thênh thang chân bước gập ghềnh gì đâu
-
Thế gian chẳng thấy biển dâu
-
Và đời kia nữa khuất sau bụi hồng.
-
Chút Không-Triều Tâm Ảnh
-
Từ nơi những cõi xa xăm tìm đến cõi Ta bà, lần đâu tiên chắc
chắn ai ai cũng mơ ước sống cuộc đời hưởng thụ, thanh cao.
Hoặc trong tâm nghĩ là sẽ mang những mộng ước nào đó vào cuộc
đời, nhưng khi va chạm với thực tế trong cảnh giới hồng trần ô
trọc, thì càng thấy phiêu lưu và cô độc:
-
-
Kể từ mộng nhỏ ra đi
-
Cõi riêng tảo mộ cõi vì lênh đênh
-
Ðá quên con sóng vỗ ghềnh
-
Qua cầu vĩnh biệt buồn tênh chẳng người.
-
Lúc ở các cõi trời hay những cõi xa xăm nào đó, vì phước báo
đầy đủ nên không thấy sự thay đổi. Tuy nhiên trong cõi Ta Bà
với đầy dẫy năm ô trọc, nên cuộc đời đã sa đọa nay lại còn sa
đọa hơn, và quên mất lối về:
-
-
Nầy còng nầy cát nầy rươi
-
Rong rêu tang hải vọng lời hát kinh
-
Ðùa vui dăm bảy sự tình
-
Mái tóc hạt trắng lung linh bến bờ
-
Kể từ lá bối đề thơ
-
Nhốt mây vào đãy vu vơ dặm nguồn.
-
Triều Tâm Ảnh
-
Sống trong cuộc đời phiền lụy, nhưng dầu sao đi nữa thiện
nghiệp ngày xưa vẫn còn, nên sống trong sự cô đơn khô cằn,
nhưng tâm hồn không đến nổi vô tình. Mặc dầu cũng có những
phút giây xao xuyến, lẫn thẩn, phiền não:
-
-
Sống với núi mà tình chưa hóa núi
-
Nên đôi khi lẩn thẩn một dòng sông
-
Lẫn thân cánh chim mầu hoàng hôn ước sẫm
-
Cùng rêu bèo xao xuyến nổi sầu Ðông.
-
Những tiếng gọi đam mê tham ái trong cuộc đời cố đẩy đưa,
khuyến khích chạy theo đam mê tham ái, nhưng thiện niệm trong
tâm thức còn đó, nên còn có thể dừng lại và lắng nghe tiếng
nói sâu thẳm của tâm hồn:
-
-
Sống như đá mà lòng chưa hóa đá
-
Lẫn thẩn trăng và lẩn thẩn cánh buồm khơi
-
Ðốm lửa chài nhấp nhố miền hư ảo
-
Tưởng cùng ta nhấp nháy trái tim người
-
Tiếng ai hát mà bờ xa sóng vỗ
-
Ðẩy con đò trôi hút cõi cô liêu
-
Rừng không ngũ mà ngàn sau không ngũ
-
Tưởng lắng nghe chuông vọng bến phong kiều.
-
Ý
thức được cái nguy hiểm của những cám dỗ thường tình, nên
quyết lòng xa trách. Xa tránh có nghĩa là chấp nhận cuộc sống
cô độc. Vì cuộc đời mà không có chén tôi, chén bác, chén chú,
chén anh thì không còn là thú vui của tri kỷ nữa,. Những hẹn
ước tri âm giờ đây có còn cũng chỉ là sương khói:
-
-
Nên nổi buồn cùng chàm rêu thành quách
-
Dòng sông đêm con nước chảy mơ hồ
-
Dăm tri kỷ tơ đàn xưa buốt lạnh
-
Thoảng mộng trường dăm bảy hạt sương khô.
-
Trong thất tình lục dục là địa vị danh vọng, quyền quý khen
chê... Nếu ý thức việc chê khen là chuyện thường tình trong
đời, thì cứ coi việc khen chê ấy là động cơ lớn để chúng ta tu
học diệt trừ bản ngã. Bản ngã không còn thì việc chê cũng thế,
mà khen cũng thế, bận lòng làm gì:
-
-
Trâu mà chi, Dê mà chi
-
Có tu thì biết có đi thì về
-
Trên cây có trái Bồ Ðề
-
Leo lên mà hái khen chê được gì?
-
Trâu Và Dê-Triều Tâm Ảnh
-
Mộng mơ đã nhiều nhưng kết quả không như ý. Ðến
một lúc nào đó lòng bổng nhiên tự hỏi, cuộc phiêu lưu trong
trần gian nầy để làm gì? Và ta phải làm gì trong cuộc đời nầy:
-
- Gánh mộng lên non thả gió bay
-
Gánh thơ và núi tặng cho mây
-
Thân ta sương khói phiêu bồng cõi
-
Biết dính vào đâu giữa chốn nầy.
-
Dính Không-Triều tâm Ảnh
-
Những kinh nghiệm nhọc nhằn đau khổ trong kiếp
người, đến một lúc nào đó đã làm cho cuộc phiêu bồng của những
sanh trong thế giới Ta Bà tỉnh ngộ. Nhớ lại những ngày tháng
xa xôi, trên những khung trời xa thẳm, nơi đó biết bao an nhàn
tự tại, nhưng lại không vừa lòng. Ðể bây giờ đây, vướng vào
những đắng cay trong cõi đời ô trọc, lúc bấy giờ có dịp cùng
nhau tâm sự:
-
- Ngồi kể nhau nghe chuyện đời đã tạnh
-
Ngoài hiên người những xác lá vi vu
-
Những mái nhà ai trăng chiếu vô từ
-
Nhớ kỷ niệm trong khoang đời hèn mọn.
-
Cay đắng nhiều hơn, nhất là khi vào trong cảnh đời Dục Giới
tạo nhân kết quả, để cuối cùng quên mất đường về, và phải chịu
gian khổ trong nghiệp đạo luân hồi, lúc bấy giờ muốn trở về
lại với những cảnh trăng lên đầu núi, nhàn nhã lúc hoàng hôn
không phải là chuyện dễ:
-
-
Trong mộng huyễn đã ngàn sau tăm bóng
-
Khách phong trần ngồi kể chuyện sinh ly
-
Trái đắng nhân gian vọng mấy A Tỳ
-
Vườn mận cũ bướm hoa chờ nguyệt hiện.
-
Bãi trắng nương dâu nhịp đời hành chuyển.
-
Còn chi không trong những cuộc tan hồ.
-
Tất cả đều trở thành quá khứ, khi nhận thức cuộc
đời là bể khổ. Ý nguyện trở về đã bừng dậy, nên trong tâm
không một thao thức, không tham luyến những giàu sang phú quý,
cũng không than phiền hối tiếc những ngày tháng lận đận xót
xa, trong những ngày tháng lang thang theo đuổi mộng ban đầu:
-
-
Ðã ba đào xưa ai cười sóng dội
-
Ðể ngày xuân nay ai đuổi mộng vàng
-
Ðời chúng mình quê quán lang thang
-
Không ngoảnh lại những phương cầu lận đận.
-
Không thao thức bạc vàng quyến niệm
-
Không cau mặt đau, những sự tình cờ.
-
Tất cả những chuổi ngày trong cõi đời hiện thực, những hành xử
trong cuộc sống bây giờ đã trở thành dĩ vãng. Tất cả đều theo
sương khói và thời gian, tâm thức ngày xưa bây giờ đây đã bắt
đầu trổi dậy:
-
-
Dăm bảy gánh càn khôn nửa vời thư đọng
-
Vệt khói thời gian câu chuyện đèn mờ
-
Hắc hiu bên mành gió thoảng vu vơ
-
Từ quá khứ những tri âm đứng dậy.
-
Chuyến hành trình vào cõi đời ô trọc giờ đây đã được định
hướng, khi thực tế đã gặp nhiều phiền não khổ đau. Vì thế giờ
đây không còn là vấn đề nan giải khi mà tâm thức đã biết những
gì mình sẽ làm. Chuyện thế gian ai mời cũng thế, ai không cũng
chẳng lấy làm phiền muộn. Những bạn tri kỷ, tri âm bây giờ đây
có còn chăng nữa cũng chỉ là gió mát, trăng thanh, hư không vô
tận:
-
-
Chuyện thế gian dù ai mời ai hỏi
-
Nụ cười bỉ nhân đá lạnh rêu mờ
-
Một chung trà uống cạn cổ sơ
-
Một tách rượu mời hư không bằng hữu.
-
Nhận chân được chuyện người, chuyện ta đều như giấc mộng. Giấc
ngũ dài từ thiên thu vạn đại đã tỉnh, thì chuyện đời như gió
lọt mành thưa, đâu cần phải giữ trong lòng:
-
- Chuyện người, chuyện ta hàn huyên cổ sự
-
Ký tích muôn đời gió lọt mành thưa.
-
Từ mái tây hiên nguyệt tỏ sao mờ
-
Vùng thạch trúc ngũ hành sơn cúi mặt.
-
Giấc ngủ thiên thu ruột đau chín khúc
-
Trong cuộc đời phiền lụy, ý thức được tất cả con người đều bị
chi phối theo định luật vô thường. Thế thì ai đi ai ở mặt ai,
còn riêng mình thì xin được dừng lại để quán chiếu cảnh đời:
-
- Những trái tim người còn đâu ý hệ
-
Trên mặt lư đồng biết có tuyết sa.
-
Mấy cọng vô thường phất gió quỷ ma
-
Ai đứng lại, ai về từ miên phố?
-
Dừng lại để vọng nghe tiếng kinh cầu sâu thẳm
trong tâm thức. Nơi đây trí tuệ Bát Nhã cũng được gọi đến để
thẩm định con đường trở về giữa lúc trạng thái tâm hồn còn
đang phân vân, phân biệt mới thấy rằng mình ngày nay và ngày
xưa không có sự tương đồng:
-
-
Một chân quên gởi bờ mê
-
Một chân lận dận dặm quê nghìn trùng
-
Cuối đời ngoảnh lại sau lưng
-
Hai chân hai ngã nào chung hình hài.
-
Hai Ngã- Triều
Tâm Ảnh
-
Khi tâm thức thức giấc rồi thì quyết tâm trở về nguyên quán,
và một chân trời mới sẽ mở, những hứa hẹn tràn đầy hy vọng:
-
-
Mai ta về trong bước hoang sơ
-
Xin gởi tặng người cành tâm mai trắng mọn.
-
Phương pháp tốt nhất là sống ẩn trong rừng sâu để lắng lòng
nhìn lại chính mình. Nơi rừng hoang dã thảo là một trong những
điều kiện tốt, trưởng dưỡng cho tâm hồn thanh tịnh trong công
cuộc tìm về cõi tịch liêu. Quyết tâm như thế chắc chắn đạo mầu
sẽ bừng khai, ngọn lửa thiền sẽ được đốt sáng:
-
-
Mai ta về hoang sơn với kiếp rừng dã thảo
-
Gõ tượng trời vô ngã ca vang.
-
Mai ta về am mây đốt đuốc thiền quang
-
Rút ruột địa cầu làm kinh vô tướng.
-
Trong công cuộc trở về nguồn, bên cạnh thảo lư để tâm thiền
quán, nên tất cả những hò hẹn xưa giờ đây cũng trở thành quên
lãng. Nào là bỉ, thử, người, ta không còn phải bận tâm trong
sự đối đãi. Còn hay mất cũng thế thôi. Có lẽ không còn bận tâm
về sự thịnh suy còn mất của cuộc đời, nên đóa hoa sen thanh
khiết trong tâm hồn của xưa kia bây giờ đây cũng trở nên tươi
thắm:
-
-
Ðã hẹn người ở đời quên vô lượng
-
Biết còn chi mà chẳng biết chi còn.
-
Bỉ thử nào trong đọt cỏ non
-
Nhân ngã tương quan nhất như hiện thể.
-
Ðóa hoa hôm xưa một màu trắng lệ
-
Mây trắng sương mờ vẫn tự ngàn thu.
-
Trên đường trở về cho dẫu là muộn màn, nhưng cũng tốt vì không
những giúp cho bản thân chính mình, còn là niềm vui cho tất cả
những người chung quanh. Ðây cũng là món quà vô giá trao cho
những người thân thương trong cuộc lữ hành vô định:
-
- Xuân sẽ nở những bài thơ muộn
-
Cành sẽ nghiên trời Nam Thiên Bộ Châu.
-
Còn chi không những búp tâm đầu
-
Trao cho khách những lữ hành vô định.
-
Ðời là trường tranh đấu không bao giờ ngừng nghỉ,
chỉ có khi nào ý thức không còn hơn thua, khôn dại để trở về
con người thật, một con người hồn nhiên vô tư lự, thì sân khấu
trong cuộc đời cũng không còn nữa:
-
-
Gác chân lên nhau nụ cười như nhị
-
Lũ Sơn Tăng này thế trí đã quên
-
Óc não loài người tục tử vô duyên
-
Gương lồng bóng sân khấu đời đã mãn.
-
IIi- Rồi Sẽ Ði Ðâu
-
Ý thức được kiếp người là phù du giả tạo, nên
quyết tâm chấm dứt cuộc rong chơi hồ hải trong cõi Ta Bà, để
trở về nơi ban đầu mình đến:
-
- Rong chơi ba cõi trần hoàn
-
Tây phương hoa lá đạo tràng thế ni
-
Mắt xanh mở cửa huyền vi
-
Rút then tạo hóa không đi cũng về.
-
Ði thì dễ, về thì khó cho nên công cuộc hành trình trở về
nguyên quán cũng phải đòi hỏi có bản lãnh, nghị lực. Nói như
thế có nghĩa là phải chấp nhận đi ngược dòng đời. Sống với bạn
bè nhưng không nhiễm trước những thói hư tật xấu, hãy quán
chiếu như con đò đậu giữa dòng sông, nước vẫn vô tình chảy
nhưng con đò vẫn an nhiên:
-
-
Bước ngược chân không qua thăm miền bè bạn
-
Có con đò đậu mãi giữa dòng sông
-
Sông vẫn chảy mà con đò nằm ngũ
-
Và con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng.
-
Bước Ngược Chân Không-Triều Tâm Ảnh
-
Sống trong cảnh đời đau khổ, nhưng vẫn cảm thấy an lạc. Nơi đó
dầu khô cằn thiếu sinh động nhưng trong tâm sẽ an lạc trong
cảnh hoang liêu giữa trời Ðông giá lạnh, lúc bấy giờ chúng ta
sẽ thấy mình gần gủi với chân đạo:
-
-
Bước ngược chân không qua miền khổ đế
-
Có cành khô con quạ đậu băn khoăn
-
Sương trên tuyết lắc lay màu hoang tưởng
-
Chẳng tìm đâu giọt nước thưở sông hằng.
-
Những phương thức hành trì tại các tự, viện vẫn là
hình thức cần thiết để hướng dẫn những người còn sơ cơ học hỏi
có nơi nương tựa, để đốt sáng ngọn đuốc chánh niệm. Ngọn đèn
chánh niệm một khi đã thắp sáng thì có thể qua lại trong cuộc
đời để hoằng hóa lợi sanh:
-
-
Bước ngược chân không ghé qua ngôi chùa tháp
-
Nến lửa hồng trăm ngọn sóng lung linh
-
Có bóng Phật hiện con thuyền cứu độ
-
Thuyền tới lui xuôi ngược biết bao tình
-
Ngọn nến chánh niệm đã được thắp sáng thì các
tướng người, tướng ta, tướng chúng sanh cũng đều không có, từ
đó mới có thể dung thông đến trí của chư Phật ba đời:
-
-
Bước ngược chân không lân la miền tự ngã
-
Vẫn còn đây am cỏ của riêng mình
-
Ðốt lò trầm, tâm kinh vừa chợt viết.
-
Sau bao năm tháng triền miên trong mộng tưởng điên đảo, xa rời
tất cả. Bây giờ đây tâm thức đã hoàn toàn trở về với tâm cảnh
ban đầu, thì nơi đó sẽ hiện rõ ràng ngôi chùa trong ký ức,
những ngôi pháp vũ đó vẫn đội tuyết dầm sương trơ gan cùng tuế
nguyệt. Ðến đây rồi thì trong tâm cảm thấy yên tịnh, không còn
trong mộng mị hoang tưởng:
-
-
Một thoáng bao năm biệt cửa thầy
-
Về thăm lòng tựa núi ngàn mây
-
Cây xưa đứng đội tình sương tuyết
-
Mái cũ nằm ghi nghĩa tháng ngày
-
Tăng trụ hành hoàng trăng vẫn tỉnh
-
Khách lìa đô thị khách còn say
-
Tỉnh say mấy cuộc trò dâu mộng
-
Nghe giữa hư không gió lạnh đầy.
-
Về Thăm Chùa Cũ
-
Tiến thêm một bước nữa để gọt rửa tâm thức cho hoàn toàn trong
sạch, thời gian là yếu tố cần thiết để mà ngồi niệm tâm giúp
cho lòng được thanh thản:
-
-
Bây chừ tịch cốc luyện công
-
Song thưa để mặt trăng lồng gác hoa
-
Án thư tỉnh giấc nam kha
-
Bút son điểm mất hằng sa bụi trần.
-
Bây Chừ-Triều tâm Ảnh
-
Hoặc là:
-
-
Sương khói lắt liu tình vạn quán
-
Tháng năm mê mãi chuyện nghìn dâu
-
Về thôi! Liêu vắng trang thiền duyệt
-
Cạn chén hư linh nhớ thạch đầu.
-
Sau khi diệt trừ mọi tạp niệm, thì tâm ngày xưa
cũng bắt đầu ẩn hiện đâu đây:
-
-
Vô tâm lá rụng hiên thầy
-
Vô tâm trăng tỏ song mây lạnh lùng
-
Vô tâm bóng nhạn qua sông
-
Vô tâm con nước nghìn trùng về đâu?
-
Vô Tâm-Triều tâm Ảnh
-
Khi đạt được trạng thái vô tâm rồi thì chắc chắn an nhàn tự
tại:
-
-
Am tranh có Phật có tiên
-
Có thơ đầy vách có thiền đầy trăng
-
Có trà nấu nước sông hằng
-
Có canh bông bí có măng trúc vàng
-
Tuyết sương năm tháng mơ màng
-
Văn tinh lui tới dặm ngàn ghé chơi
-
Còn nuôi tiéng hót chim trời
-
Có hang ẩn trốn một đời cô liêu
-
Có nắng sớm có mây chiều
-
Có viên mãn có, mặc liều có không.
-
Viên Mãn Có-Triều Tâm Ảnh
-
IV- Kết Luận:
-
Sau khi trở về cảnh giới của thưở ban đầu, tâm hồn
chắc hẳn không còn vướng bận. Nếu có thì đó là tâm trạng của
một con người có tâm nguyện độ sanh, lúc nào cũng hướng về
chúng sanh vạn loại như nói: Chúng sanh vô biên thề nguyện độ
hết, thì lúc bấy giờ các cảnh giới trong Tam Thiên Ðại Thiên
Thế Giới, không còn có cõi nầy tịnh cõi kia trược, mà tất cả
đều dung thông vô ngại:
-
- Anh em ta cánh buồm rong dũi mãi
-
Hướng vô cùng mà chẳng hướng về đâu
-
Ngồi nhiên thầm mà muôn ngựa vó sau
-
Thế giới ba ngàn sát na tâm ảnh.
-
Từ vô đích liên hoa cửu phẩm
-
Từ thiên thu nhất thiết hiện tiền
-
Vẫy tay chào lý sự Hoa Nghiêm
-
Triều Tâm Ảnh
|