-
Một Hướng Ði
-
Nhất Quán
-
--o0o--
-
-
1- Những Suy Tư Nho Nhỏ
-
Sống trong một xã hội đầy đủ những phương tiện vật chất, và
với những sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật như ở Hoa
Kỳ hiện nay là một điều ai cũng nghĩ rằng sẽ phục vụ nhân loại
một cách rất tích cực. Tuy nhiên bên cạnh những sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, chúng ta cũng thấy những tệ trạng phạm pháp
của các em thiếu nhi Việt
Nam
sống trên xứ sở này nói riêng, và các em thiếu nhi trên quê
hương thứ hai nầy nói chung cũng nhiều bấy nhiêu. Ðiều nầy làm
tôi thường suy nghĩ, không biết rồi đây tương lai của tuổi trẻ
sẽ ra sao? Sự lo lắng của tôi không phải là không có lý do.
Bởi vì tôi thấy, ngoài một số những người trẻ tuổi có may mắn
còn cha mẹ, hoặc được sự hướng dẫn tận tình của người đở đầu
thì số người trẻ ấy học hành đến nơi đến chốn, còn trong khi
đó có những người trẻ khác thiếu may mắn, có thể là mất cha
hoặc mẹ, có thể là cha mẹ ly dị, hoặc có thể một vài lần thất
bại trên tình trường rồi từ đó họ không còn thiết tha đến sự
sống, để rồi cuối cùng họ than trách, phó thác cho định mệnh
đưa đẩy như một nhà thơ Việt Nam đã từng nói:
-
-
Em ơi kiếp sống con người ấy
-
Ðịnh mệnh con người sao đắng cay.
-
Cho rằng định mệnh đắng cay nên không còn lý tưởng để sống,
nên các em không còn có sự lựa chọn và cuối cùng tự lao mình
vào con đường sa đọa, trụy lạc.
-
Ðó là nói với các bạn tuổi trẻ, con đối với lớp tuổi đã trưởng
thành của nhiều lứa tuổi, thì lẽ tất nhiên đã có nhận thức,
nên phải lo cho bổn phận và trách nhiệm của mình trong gia
đình. Lo cho thân bằng quyến thuộc ở trong cuộc sống hiện tại,
cũng như cho thân bằng quyến thuộc còn ở tại Việt Nam. Cứ như
thế mà hết tháng hết năm, và trách nhiệm đè nặng trên vai, rồi
thì thân tâm cũng mệt nhoài. Kết quả nhiều khi mất ngủ, sức
cùng lực tận, từ đó sanh ra thân bệnh thì đau trong lục phủ
ngũ tạng, tâm bệnh thì sân hận phiền não..v..v.. cuối cùng dẫn
đến kết quả là không tự chủ lấy mình.
-
Như trên là nói đến những cá nhân chỉ có biết thờ đạo ông bà.
Nhìn chung trong số các Phật Tử chúng ta có lắm khi nói là
Phật Tử nhưng không có thì giờ nghe quý thầy hướng dẫn tu học,
hoặc giả có mà chưa tới nơi tới chốn cũng khó mà giúp ích cho
cuộc sống tâm linh. Có nhiều người còn nói, chỉ cần tu tâm, ăn
chay niệm Phật, làm lành, là đủ chứ không cần đến Chùa. Hoặc
có đôi khi chỉ đóng góp một ít tịnh tài trong việc làm phước
là xong bổn phận của người Phật Tử. Ðó là chưa nói đến một số
cũng nói là Phật Tử, nhưng giáo lý của Ðấng Cha Lành thì không
chịu tìm hiểu, mà thực hành cũng không, còn hồn thì gởi cho mẹ
trên thượng giới nên không dám quy y với chư Tăng ở trần gian,
để chạy theo những bóng mờ của tưởng tượng, mà quên đi cuộc
sống hiện tại, trong khi đó hiện tại là những giây phút thoải
mái và thánh thiện nhất trong tâm hồn. Những tình trạng như
trên có xảy ra là vì chính bản thân thiếu suy tư. Mặt khác
nguyên do chỉ vì thiếu sự hướng dẫn, nên không ý thức rõ rệt
về những lời dạy của Ðức Phật.
-
Những ưu tư khắc khoải nầy nói chung chung là quý thầy không
ai là không lưu tâm đến tình trạng như hiện nay. Vì thế mà các
nơi chư tôn đức đều tổ chức những khóa tu học, những ngày quán
niệm để cho chư Tăng và Phật Tử có dịp chia sẻ, trao đổi những
kinh nghiệm tu học, những kiến thức Phật Pháp, và đó cũng là
cơ hội tốt nhất để cho mọi người con Phật chân chính có cơ hội
tìm lại cho mình những giây phút thoải mái sau những ngày
tháng mệt nhọc với công ăn việc làm. Ðây cũng là giây phút cho
mọi người có cơ hội nhìn lại con người thật của mình như một
Thiền Sư Việt
Nam
có nói:
-
-
Phản văn tự kỷ mỗi thường quang
-
Thẩm sát tư duy tự tế khan
-
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
-
Ðương lai điện thượng độ sư nhan.
-
Nghĩa là:
-
-
Suy xét những gì làm mỗi ngày
-
Suy đi nghỉ lại kỷ càng hay
-
Ðừng tìm tri thức trong cơn mộng
-
Như thế mới hay gặp được thầy.
-
Quả thật là như vậy, ông thầy mà mình tìm để học hỏi chính là
ông thầy của chính lòng mình. Có tìm thấy ông thầy trong lòng
mình thì mình mới không chạy rong ngoài đồng nội, không còn
phải gởi hồn ký xác cho người khác, thì lúc bấy giờ mình mới
thấy tình đời, tình đạo chan chứa trong ánh mắt nụ cười của
nhau. Lúc đó già trẻ và dù cho ở giai cấp nào trong xã hội
cũng có thể ngồi lại cùng nhau tâm sự, và trao đổi những kinh
nghiệm, cho nhau những nhiệt tình, nồng nàn đạo vị.
-
2- Lời tâm Sự Một Thiền Sinh Trong Khóa Tu
-
Tôi có dịp lắng nghe những lời tâm sự của một thiền sinh trẻ
tuổi trong khóa tu mùa Hè 1998 tại Chùa Dược Sư, anh nói:
-
-
Trong cuộc sống thế gian thường có quan niệm nương tựa với cha
mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, bằng hữu..v..v.. Tuy nhiên sự
nương tựa nầy không hoàn toàn an lành, bởi vì cuộc đời là vô
thường, vì thế mà mọi sự, mọi vật luôn luôn thay đổi. Ngay cả
thân, tâm, tình cảm của con người cũng thay đổi, thì có gì
vững chãi để mà nương tựa! Nên nơi mà có thể là nơi nương tựa
vững chãi là phải nói Phật là đấng đại từ, đại bi, là bậc tỉnh
thức, là người đưa đường chỉ lối cho chúng ta đi vào con đường
chân chính trong cuộc đời. Nương tựa với Pháp là con đường
sáng, đưa người khỏi cảnh mê lầm, là phương pháp giải khổ, như
phương thuốc hay chữa lành những bệnh khổ phiền não. Nương tựa
với Tăng là một đoàn thể đẹp, là sứ giả của Ðức Phật cùng tu
tập sống cuộc đời tỉnh thức.
-
Anh nói thêm, trong Kinh Phật dạy:
-
-
Những ai biết trở về nương tựa với Phật rồi thì thân và tâm
không bị sa đọa vào cảnh giới của Ðịa Ngục.
-
-
Những ai trở về nương tựa Pháp rồi thì khỏi bị đọa vào cảnh
giới của Ngã Quỷ.
-
-
Những ai trở về nương tựa với Tăng rồi thì khỏi bị đọa vào
cảnh giới của loài Bàng Sanh.
-
Anh ta nói tiếp:
-
-
Thú thực, lúc con mới Quy Y Tam Bảo, đứng trước bàn phật nghe
Thầy Bổn Sư của con dạy sao thì con nghe vậy, có khi những
điều Thầy dạy cũng không nhớ hết. Nghe Thầy Ðiển lễ bảo lạy
thì con lạy chớ không hiểu vì sao con phải lạy nhiều như vậy.
Thời gian trôi qua, mặc dầu xa Thầy, Tổ, bạn bè thân thương,
sống một thân một mình nơi đất khách quê người, nhưng thâm
tình của thầy bạn, của những ngày tháng năm vẫn còn trong con
và nuôi dưỡng con trưởng thành, trong giáo pháp của Phật. Cũng
từ đó con biết rằng trên cuộc đời nầy không có sự nghiệp nào
quan trọng hơn là sự nghiệp tu tập thiện nghiệp, nên con dốc
lòng tìm tòi những kinh sách, và những băng kinh của chư tôn
đức giảng dạy, tuy nhiên, con còn có những điểm chưa thông.
Rồi nhân duyên đến, con được một người bạn nói là sẽ tham dự
Khóa Tu Mùa Hè 1998 tại Chùa Dược Sư, thấy thế con cũng xin
được ghi danh tham dự. Trong ba ngày tham dự khóa tu học, con
được những sự hướng dẫn của quý Thầy những lúc ăn cơm trong
chánh niệm, tụng kinh, niệm phật, thiền hành, thiền
tọa..v..v.. Mỗi một cử chỉ, mỗi một lời nói, hành động tất cả
đều nói lên một diệu ý thâm trầm, từ đó con chợt nhận thấy một
điều hết sức quan trọng, và cũng chính sự nhận thức đó làm con
thay đổi cả một hướng đi. Có lẽ Thầy sẽ hồi hộp khi nghe con
nói hướng đi của con bị thay đổi. Bạch Thầy! Con muốn nói rằng
ngày xưa con cứ nghỉ rằng mình chỉ cần đọc sách, nghe băng
nhiều là mình sẽ có kiến thức rộng rãi, nhưng khi tham dự khóa
tu con thấy con sai lầm. Những suy tư của ngày xưa nếu đem so
sánh thì cũng giống như mình ăn nhiều nhưng mà bao tử không
làm việc, thức ăn không tiêu, thì cũng không giúp ích được gì
cho bản thân. Cũng vậy, đọc sách nghe băng giảng nhiều mà
không thực hành, không quán chiếu thấu đáo thì cũng không đem
lại sự an lạc nào cho tâm hồn. Vì thế muốn cho thức ăn tiêu để
có thể giúp ích cho bản thân, cũng như muốn cho sự tu học của
chúng ta có được lợi lạc cho tâm hồn thì trước tiên phải chọn
cho mình có một hướng đi rõ ràng. Hướng đi đó là lòng quyết
tâm tu học, là con đường hướng thượng và hướng thiện. Và phải
có niềm tin vững chãi chứ không thôi chúng ta dễbị lôi cuốn
bởi những ngọai cảnh. Cuối cùng chúng ta phải thành thật với
lòng mình, để học hỏi hạnh của Ðức Quán Thế Âm, là hạnh lắng
nghe:
-
1- Ham nghe
-
2- Chăm lòng nghe
-
3- Cung kính nghe
-
4- Khi nghe phải đủ tín tâm:
-
- Không vì chỉ trích mà nghe
-
-
Không vì tranh luận mà nghe
-
-
Không vì muốn hơn người mà nghe
-
-
Khi nghe vì muốn diệt trừ năm món dục
-
-
Khi nghe vì dứt trừ cội gốc vô minh
-
-
Khi nghe vì điều phục chúng sanh
-
Kinh Ưu Bà Tắc Giới
-
Con nghĩ trong khi tham dự khóa tu, hay khi nghe bất cứ một
bài pháp nào chúng ta phải phát khởi niềm tin rằng đây là giáo
pháp vi diệu, khó có nhân duyên để được gặp, được nghe mà hôm
nay ta có đầy đủ phúc duyên được nghe. Nếu ý thức quý thầy tổ
chức khóa tu học chỉ vì mục đích duy nhất là làm lợi lạc cho
mọi người, cho đời trên phương diện tâm linh thì mới hiểu lý
do tại sao đức Phật có mặt trên cõi đời nầy:
-
-
Ðức Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ra nơi đời, để
chỉ bày, chỉ dạy, giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật
-
Kinh Pháp Hoa
-
Vì mục đích cao cả của chư phật và quý Thầy, nên con đã cố
gắng ghi nhớ những gì mà quý Thầy hướng dẫn và áp dụng liền
trong lúc con tham dự khóa tu. Lúc đầu con cảm thấy ngượng
ngập với những cử chỉ khi gặp một người bạn đạo nào đó thì
chắp tay chào với tâm niệm:
-
-
Sen búp xin tặng người, một vị Phật tương lai.
-
Hoặc khi nhận một vật gì đó từ nơi những người bạn đồng tu thì
phải xá một cái để bày tỏ lòng thâm tạ trước khi nhận món quà
đó. Những sự thực tập ấy rồi cũng quen dần và con đã làm được
một cách trọn vẹn trong mấy ngày tham dự khóa tu, nên tâm hồn
con cảm thấy thoải mái vô cùng
-
3- Những Hình Ảnh Ðẹp Trong Khóa Tu
-
Trong những tháng, năm qua, tôi có dịp đi đến một số tiểu
bang, những nơi đó cũng có những ngày tu học, số người tham dự
già có trẻ có, nhưng đặc biệt là tại Chùa Linh Sơn ở Grand
Rapid trong số thiền sinh tham gia, hầu hết là tuổi trẻ, và
một số ít các Phật Tử lớn tuổi. Hình ảnh dễ thương nhất là các
em sinh viên học sinh. Tôi còn nhớ rất rõ trong khóa tu học
mùa Hè 1998 năm nay tại Chùa Dược Sư có một em bé chỉ mới 7
tuổi cũng theo bà ngoại đi tham dự khóa tu, hình ảnh của bé
trong chiếc áo tràng màu lam xinh xắn, tay cầm tràng hạt,
trông rất dễ thương, nhất là lúc em lên nhận lãnh chứng chỉ
ỢTốt Nghiệp Ba Ngày Tu HọcỢ tôi cảm thấy nơi bé có một cái gì
thánh thiện, an lành và trong tôi tự nhiên cũng có niềm hoan
hỷ vô tận.
-
4- Sau Khóa Tu
-
Khi đến khóa tu, trong những giờ phút của ngày đầu, các thiền
sinh được Thượng Tọa hướng dẫn khóa tu đề nghị với đại chúng
phải nên có thái độ dứt khoát để dễ sống trong chánh niệm khi
mình đang tu tập:
-
-
Mọi hành động cử chỉ thông thường như: Quét nhà, lặt rau, rửa
chén bát, ăn cơm trong im lặng, nói chung là từ lời nói cho
đến việc làm thiền sinh phải được thực hiện trong chánh niệm.
Quán chiếu rõ ràng với một tâm hồn rất thanh thản. Hướng dẫn
cách thức ngồi thiền, theo dỏi hơi thở, để gìn gìn chánh niệm.
Có được như thế thì việc thực tập trong ba ngày tu học mới có
được sự an tĩnh trong tâm hồn.
-
Thượng Tọa còn nhấn mạnh trong ba ngày tu đó chỉ là điểm khởi
đầu, vì thế mỗi thiền sinh khi trở về cuộc sống bình thường
nên luôn luôn duy trì tâm niệm tu học bằng cách, các Phật Tữ
có thể liên lạc những người bạn đồng tu lập thành một nhóm,
các Phật tử đó nên:
-
1- Thường họp mặt nhau để thảo luận về Phật Pháp.
-
2- Phải đoàn kết với nhau.
-
3- Phải kính trọng luật Phật dạy, và những phương tiện xử
dụng, và có lễ độ cho nhau.
-
4- Biết hiếu thảo với cha mẹ, và biết kính tuân sư trưởng.
-
5- Phải biết tôn trọng chùa chiền, kính trọng chư thiên thần.
-
6- Khuê môn chân chánh, trong sạch không dơ.
-
7- Phải tôn kính Phật Pháp, phụng sự Tăng bảo.
-
Ngoài ra để bảo tồn đạo pháp của mình đang theo, người Phật Tử
còn nên:
-
1- Thường hội họp bàn những điều chân chánh, thời trẻ già hòa
thuận, chánh pháp không tổn hại.
-
2- Các Phật Tử cùng trong một Chùa, hoặc trong một Cộng Ðồng
Phật Giáo thường trên hoà dưới thuận, tôn trọng lẫn nhau, thời
trẻ già hòa thuận, chánh pháp không bị tổn hại.
-
3- Các Phật Tử thông hiểu những điều ngăn cấm của phật, không
trái với quy chế thời trẻ già hoà thuận, chánh pháp không bị
tổn hoại.
-
4- Các Phật Tử có khả năng bảo hộ chúng Tăng, đặc biệt những
vị Tăng có kiến thức rộng, thì Các Phật Tử nên kính trọng vị
Tăng ấy làm nơi nương tựa cho sự tu học, nếu được vậy, thời
già trẻ hòa thuận, chánh pháp không bị tổn hại.
-
5- Các Phật Tử chuyên lo phòng hộ tâm ý, lấy sự hiếu kính làm
đầu, thời già trẻ hòa thuận, chánh pháp không bị tổn hại.
-
6- Các Phật Tử thường tu hành thanh tịnh không chạy theo dục
lạc thời trẻ già hoà thuận, chánh pháp không bị tổn hại.
-
7- Các Phật Tử trước vì người, sau vì mình, không tham danh
lợi, nếu được như thế thời già trẻ hòa thuận. Chánh pháp không
bị tổn hại.
-
Ngoài ra Các Phật Tử còn có bảy điều khác làm cho chánh pháp
tăng trưởng không bị tổn hại:
-
1- Thích giản dị, tinh cần tu học, thời chánh pháp được tăng
trưởng không bị phá hoại.
-
2- Ưa yên lặng không thích nói nhiều.
-
3- Không kết bè cánh, không nói những điều vô ích.
-
4- Không tự khoe khoang, trong khi mình thiếu đức.
-
5- Không kết bạn với người xấu ác.
-
6- Thích ở một mình nơi thanh vắng.
-
7- Ít ngủ nghỉ không mê muội.
-
Có bảy điều khác thúc liễm thân tâm, để hoàn thành chí nguyện
tu học:
-
1- Có lòng tin, tin Ðức Như Lai là bậc chí chân chí giác, đầy
đủ mười hiệu.
-
2- Tự hổ với những điều sơ xót của mình.
-
3- Tự thẹn với những việc ác mình đã làm.
-
4- Học rộng biết nhiều, nhất là đối với giáo pháp, đầu giữa
cuối đều toàn thiện sâu xa, nghĩa lý trong sạch, không tỳ vết.
Ðiều mình đã chấp nhận thì phải giữ gìn một cách đầy đủ.
-
5- Nỗ lực tu khổ hạnh, dứt ác tu thiện, siêng năng chuyên chú
luyện tập mãi kông bao giờ từ bỏ.
-
6- Ðối với những điều đã học ghi nhớ không quên.
-
7- Tu tập về trí tuệ, biết các pháp là sinh diệt vô thường,
đồng thời cũng biết các pháp chân chánh đưa đến quả vị Hiền
Thánh, dứt hẳn nguồn gốc các khổ.
-
Muốn thực hiện được những điều như trên, đề nghị Ðại Chúng nên
về chùa thường xuyên không nhất thiết là chùa nào, nơi nào có
chư Tăng, Chư Ni hướng dẫn tu học thì ráng cố gắng đến mà nghe
Pháp, để tụng kinh, dể trưởng dưỡng thiện căn chủng tử. Trong
những thực tập căn bản nầy các thiền sinh sẽ có cơ hội thực
tập thêm vào những khóa tu học, thì kết quả và thu thập trong
những giây phút trong những ngày khóa tu sẽ tốt đẹp hơn.
-
5- Kết Luận
-
Nhìn chung, nếu là ngày Quán Niệm thì suốt một ngày chúng ta
cần phải tập cố gắng giữ gìn ý thức trọn vẹn về những ý nghỉ
cho đến những động tác của chính mình. Nếu trong khóa tu ba
ngày hoặc nhiều hơn nữa thì trong thời gian đó thiền sinh cũng
phải cố gắng giữ gìn tâm ý trong tỉnh thức. Có thể lúc đầu
chúng ta sẽ cảm thấy hơi khó, nhưng chúng ta cứ tập sự rồi từ
từ sẽ quen dần. Một khi chúng ta thực tập lâu ngày rồi chúng
ta sẻ có những khám phá mới về nội tâm cũng như ngoại cảnh.
Kết quả của sự thực tập không phải nói dự khóa tu là có liền
hoặc mới thực tập một sáng một chiều là có liền, mà nó đòi hỏi
chúng ta phải có một quá trình thực tập. Nghĩa là cần sự nổ
lực thực tập sau đó. Tuy nhiên nếu ngay trong khóa tu cũng như
sau khóa tu, nếu thiền sinh nào có được niềm tin vững chải, có
được những trạng thái thanh thản, tươi mát trong tâm hồn, thì
quý vị đã thành công trong việc tu tập.
-
Nếu ai ai cũng biết nhận thức được sự lợi ích trong những ngày
tu học là cao quý, là làm sáng nguồn giáo lý nhân bản của Ðạo
Phật, và trong nguồn giáo lý thực chất nhân bản đó có khả năng
mang lại niềm tin yêu, nụ cười tươi mát cho nhau, thì đề nghị
đại chúng cùng nhau kêu gọi bạn bè của mình, đặc biệt là
khuyến khích con cái, cha mẹ, anh chị em cố gắng thu xếp việc
nhà để cùng nhau tham gia những ngày Quán Niệm trong mỗi
tháng, và mỗi năm tham dự khóa tu một lần tại Chùa Dược Sư,
hoặc ở bất kỳ nơi nào cũng được. Nếu tất cả mọi người Phật Tử
chúng ta ai ai cũng có chung một tâm niệm như thế thì không
những chính quý vị trở về nương tựa với Phật, Pháp, Tăng Bảo,
mà quý vị còn hướng dẫn người thân của quý vị trở về nương với
Tam Bảo, thế thì hạnh phúc biết bao.
|