-
Những Vị Vua Phật Giáo
-
Tác Giả: D. C Ahir
-
Dịch Giả: Trần Ðức Phi Bằng
-
--o0o--
-
-
1- ASOKA (VUA A DỤC)
-
Bất bạo động là một trong những nguyên lý chính của Ðạo Phật,
và chúng ta thấy rõ ràng rằng Phật Giáo cũng đã đạt được sức
mạnh chính trị qua tinh thần bất bạo động. Ðiều này xảy ra với
xự quy y của vua Asoka (A Dục), cháu của vua Chandragupta
(Chiên Ðà La Quật Ða), người dựng nên Vương Triều Maurya
(Khổng Tước) vào năm 322 trước Tây Lịch sau khi đánh bại vị
vua Nanda cuối cùng của nước Magadha (Ma Kiệt Ðà). Về sau
Chandragupta mở rộng lãnh thổ ra bốn phương, và đến khi ông
qua đời vào năm 298 trước Tây Lịch, đế quốc bao gồm toàn cõi
Ấn Ðộ, ngoại trừ nước Kalinga (Kiệt Tuấn Già) và những vùng
đất bên ngoài
Mysore
ở Miền Nam. Nó cũng bao gồm cả Afghanistan. Như vậy lần đầu
tiên trong lịch sử Ấn Ðộ, phần lớn đất Ấn Ðộ nằm dưới sự cai
trị của một vị vua. Chandragupta được con trai là Bindusara
(Tân Ðầu Sa La) nối ngôi và làm vua từ 298-274 trước Tây lịch,
và giữ vững vương quốc Maurya rộng lớn này.
-
Asoka(A Dục), con trai của Bindusara, ra đời vào
năm 304 trước Tây lịch. Theo Mahavamsa, mẹ nhà vua tên là Tika
Dhamma. Asoka gọi bà là Subhadrangi. Là một hoàng tử, ông được
ban cho chức Phó Vương cai trị
Ujjain,
và về sau vua cha phái ông đi dẹp loạn ở Taxila, nơi mà hoàng
tử Susina, anh ông đang là Phó Vương. Sau khi Bindusara qua
đời, sự tranh chấp ngôi vua xảy ra vì Asoka không phải là Thái
Tử. Trong cuộc tranh chấp, anh của Asoka bị giết chết. Và
Asoka lên nối ngôi vào năm 273 trước Tây Lịch.
-
Chúng ta không biết rõ thế nào và nguyên nhân từ
đâu đã đưa nhà vua vào Phật Giáo. Nhưng dường như điều có vẻ
hợp lý nhất là hoàng hậu của vua là người Vidisa, mẹ của ngài
Mahinda (Ma Hê Ðà) và ni sư Sanghamitta (Tăng Già Mật Ða), là
người đã đưa Vua Asoka đến gần Ðạo Phật. Theo truyền thống,
hoàng hậu Vidisa không ở Pataliputra(Thành Hoa Thị), nhưng ở
lại Vidisa. Ðiều này rõ ràng do từ quan điểm tôn giáo của bà
và sự sùng mộ Phật Giáo tại Sanchi. Khi Mahinda về thăm mẫu
thân trước khi đi qua Tích Lan, bà đưa ngài đến Cetiyagiri
(Sanchi) để cầu phúc. Xa hơn, có vẻ hợp lý rằng sự sùng mộ Ðức
Phật của bà cũng là một công cụ trong việc sửa soạn cho việc
từ bỏ thế gian của hai tâm thức từ khi còn non trẻ của Mahinda
và Sanghamitta. Trong tuổi thơ ấu của họ, hai người này chắc
chắn đã theo mẹ đến chùa ở Sanchi. Ngay cả Asoka cũng đã tháp
tùng bà hoàng hậu sủng ái hành hương đến những nơi nầy khi còn
là một Phó Vương ở
Ujjain.
Như vậy bà hoàng hậu, con gái của một thương gia phật tử giàu
có ở Vidisa (ngày nay là besnagar, Bhihar), và chính bà cũng
là một phật tử thuần thành, đã làm Asoka lưu tâm đến Phật
Giáo, một sự lưu tâm nảy nở chậm nhưng vững chãi. Bà thường
được gọi là Devi (Thiên nữ) vì quan điểm tôn giáo của mình.
Một người khác đã làm cho Asoka chuyển tâm gần hơn là
Nigrodha, người con trai sinh ra không được thấy cha của
Susima, anh vua Asoka, người mà Asoka nhìn thấy trong bộ y
vàng khi mới chín tuổi. Asoka cuối cùng và vững chắc chuyển
tâm về Phật Giáo sau trận Kalinga (Kiệt Tuấn Già), sau đó ông
tuyên bố chính sách chinh phục bằng Chánh Pháp thay vì bằng
chiến tranh dẫm máu.
-
Asoka có được diễm phúc thừa kế một vương quốc đã
ổn định do ông nội là Chandragupta. Asoka sát nhập Kalinga,
ngày nay là Orissa, vào đế quốc lớn nầy sau một trận chiến đẫm
máu. Sự hy sinh lớn lao ở Kalinga làm chấn động tâm tư của
Asoka và đã chuyển đổi bản tính của ông. Với biến cố nầy, quan
niệm của ông, cả đối với bản thân và đời sống công cộng, đều
thay đổi. Kết quả là ông quay về những giáo lý cao thượng của
Ðức Từ Phụ.
-
Việc này xảy ra vào năm 261 trước Tây lịch, ngày
Vijaya Dashmi. Từ sáng sớm, đàn ông, đàn bà và trẻ con đã tụ
tập đông đảo tại bãi cỏ rộng lớn bên ngoãi thành Pataliputra
(Hoa Thị), ngày nay là Patna. Họ tưng bừng trong một bầu không
khí vui nhộn vì đây là lần đầu họ được đón mừng vua Asoka sau
chiến thắng Kalinga. Thành phố Patliputra tưng bừng trong
không khí của ngày hội lớn với cờ quốc gia bay phất phới trên
bầu trời dọc theo các con đường dẫn đến nơi tổ chức cuộc hội
họp.
-
Dường như không có gì đáng ngạc nhiên về sự biểu
lộ vẻ long trọng trong dịp nầy của công dân thủ đô vương quốc
Maurya. Chiến thắng Kalinga là một thành tựu, là một việc đáng
làm cho họ kiêu hãnh. Với chiến thắng vô cùng vinh quang của
họ, nhân dân
Magadha
(Ma Kiệt Ðà) đã hoàn toàn quên đi những lo âu và rối loạn họ
đã trải qua trong thời gian chiến tranh. Những Jawan, những
người đã hoàn thành sứ mạng anh hùng và là công cụ trong việc
thôn tính Kalinga, nô nức chờ đợi những phần thưởng quí giá
của triều đình xứng đáng với sự dũng cảm, can trường của họ
trên chiến trường.
-
Cuối cùng Asoka, đi bên cạnh một vị thánh Phật
Giáo, ngài Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Ðế Tu), xuất hiện
và đám đông quần chúng bật lên những tiếng nấc vui mừng. Sau
khi nhà vua và vị Ðại Ðức bước lên diễn đàn được dựng cho dịp
hội họp này, sự náo nhiệt của quần chúng lắng xuống. Và khi
Asoka đứng lên để bắt đầu nói, tất cả mọi con mắt đổ dồn về
nhà vua với một sự yên lặng tột cùng. Người ta nghĩ rằng giờ
đây họ sẽ được sự vỗ về của hoàng gia về những việc làm dũng
cảm và những hy sinh lớn lao của họ.
-
Nhưng họ vỡ mộng khi nhà vua bắt đầu nói với một
giọng điệu hoàn toàn khác. Ông nói:
-
-
Hỡi anh, chị, em, sau khi chiến thắng trận Kalinga chúng ta tụ
tập nơi đây lần đầu tiên. Có thể quí vị đến đây để tán dương
sự chiến thắng với những ước vọng cao vời. Nhưng tôi...tôi
không thể tán dương sự chiến thắng này theo cách quí vị mong
muốn. Tôi hoàn toàn ý thức về những nỗi khó khăn đã xảy ra và
những hy sinh mà tất cả quí vị đã đóng góp trong việc làm cho
cán cân bên ta thắng thế trong trận chiến Kalinga. Tôi cũng
xin cảm ơn tất cả quí vị về sự giúp đỡ và hợp tác với chính
phủ về nhân lực và vật lực. Tuy nhiên, tôi cảm thấy xấu hổ về
sự tàn phá lớn lao do trận chiến Kalinga. Ðại Ðức MOggaliputta
Tissa đã xóa sạch sự tối tăm trong đôi mắt của tôi và soi sáng
tâm tôi. Giờ đây tôi hoàn toàn nhận chân rằng vì sự vinh quang
của bản ngã mình, vì việc mở rộng lãnh thổ và vì nhục mạ kẻ
khác, đó là tội lỗi, một tội lỗi lớn lao, và để xô đuổi một số
lớn đồng bào ra khỏi tổ ấm, ra khỏi nhà của họ. Tội lỗi đó
không thể tha thứ. Hãy nghĩ đến những người mẹ mất con; những
người vợ mất chồng; và những trẻ con mất cha mẹ trong trận
chiến đẫm máu Kalinga. Ngày hôm nay họ có vui mừng chăng?
Không, chắc chắn là không! Những hậu quả kinh hoàng của sự
điêu tàn lớn lao và sự thống khổ không nói được đã làm cho mắt
tôi mở ra. Tôi đội ơn Ðại Ðức Maggaliputta Tissa, nhờ sự hướng
dẫn lân mẫn của ngài, tôi đã tìm thấy sự an ủi trong Giáo Lý
của Ðức Phật Từ Bi(1).
-
Tiếp theo, nhà vua nói:
-
-
Ðức Phật, như quí vị biết, đã đi qua trên đất nước này, nước
Magdha, 250 năm trước. Trong bài pháp đầu tiên của Ngài, Ðấng
Giác Ngộ đã nhấn mạnh và dạy con người sống theo lẽ phải với
Bát Chánh Ðạo. Ðức Phật đã vất vả trong bốn mươi chín năm đi
từ làng này qua làng khác, đi từ đô thị này qua đô thị khác
trong đất mẹ rộng lớn của chúng ta để làm vơi đi những thống
khổ của con người. Thật là một việc xấu hổ khi chúng ta đã
không tôn trọng những lời dạy của một Bậc Thánh Vĩ Ðại như
vậy, và đã tạo ra bao lỗi lầm do sự điên rồ của chúng ta.
Nhưng giờ đây, tôi cam đoan với quí vị rằng điều đó sẽ không
xảy ra một lần thứ hai.
-
Vì thông điệp của Phật nói lên sự hoà bình và tình
huynh đệ toàn khắp, vua Asoka tuyên bố một cách mạnh mẽ:
-
-
Từ nay trở đi tôi sẽ thích làm một vị vua của Chánh Pháp hơn
là một vị vua của bạo lực. Từ nay về sau, tôi sẽ cố gắng chiến
thắng con tim của dân chúng, cả bên trong cũng như bên ngoài
cương thổ, bằng sự thuyết phục và tình thương hơn là bằng lưỡi
gươm.
-
Sau lời tuyên bố lịch sử này, Asoka dồn mọi nỗ
lực, quyền hành và tiền của vào việc xiển dương Chánh Pháp.
Ðiều ông muốn thực hiện và điều ông đã có thể thực hiện được
ghi lại rõ ràng trong những chỉ dụ và câu khắc của Asoka trên
những tảng đá và trụ được tìm thấy cho đến nay ở 40 chỗ trên
Ấn Ðộ (34), Nepal (2), Pakistan (2), và Afghanistan (2). Những
tảng đá và trụ này ở:
-
A- Những Ghi Chép Của Vua Asoka Tại Ấn Ðộ: Có tất
cả 34 chỗ
-
- Những bia đá chính:
-
01- Girma(Gujarat),
-
02- Sopara(Maharashtra),
-
03- Dhauli
-
04- Jaugada (Orissa),
-
05- Kalsi (U.P),
-
06- Yerragudi (Andhra Pradesh).
-
- Bia đá rời:
-
07- Bairat - Bhabru (Rajasthan).
-
- Những bia đá phụ:
-
08- Sahsaram
-
09- Ahrauna(U.P.),
-
10- Baira(Rajasthan),
-
11- Rupnath
-
12- Gurra(madhya Pradesh),
-
13- Brahmagiri,
-
14- Jaitanga-Ramesvara
-
15- Siddapura(Karnataka),
-
16- Maski,
-
17- Yerragudi,
-
18- Gavimath,
-
19- Palkigundu
-
20- Rajula-Mandagiri(Andhra Pradesh),
-
21- Bahapur (Delhi).
-
- Những bia trụ chính:
-
22- Allahabad-Kosam(U.P),
-
23- Delhi-Mirath
-
24- Delhi-Topa (Delhi),
-
25- Lauriya-Araraj
-
26- Lauriya-Nandangarh
-
27- Rampurva (Bihar).
-
-
Những bia trụ phụ:
-
28 & 29- Allahabad-Kosam-2(U.P.)
-
30- Sanchi(Madhya Pradesh)
-
31- Sarnath(U.P).
-
-
Những câu viết trong động:
-
32, 33 & 34- Những đồi Barbara có 3(Bihar)
-
B- Những Ghi Chép Của Vua Asoka Tại Nepal: Tất cả
có 2 chỗ:
-
-
Những câu viết trên trụ:
-
01- Lumbini
-
02- Nilgiva
-
C- Những Ghi Chép Của Vua Asoka Tại Pakistan: Có
tất cả 2 chỗ:
-
-
Những bia đá:
-
01- Shanhbazgarhi
-
02- Mansehra.
-
D- Những Ghi Chép Của Vua Asoka Tại Afghanistan:
Có tất cả 2 chỗ:
-
-
Những bia đá:
-
01- Kandhar
-
02- Lamghan gần Jalalabad.
-
Tất cả những câu viết (khắc) tìm thấy ở Ấn Ðộ và
Nepal
được viết dưới nhiều hình thức chữ Prakrit khác nhau và được
viết dưới dạng Brahmi. Hai câu tìm thấy tại Shahbazgarhi và
Mansehra ở Pakistan được viết bằng chữ Kharoshthi. Một câu tìm
thấy tại Kandhar ở Aghanistan được viết song ngữ, Hy Lạp và
Xy-ri. Trong tất cả các ghi chép, Asoka đề cập đến mình là
Devanampiya Piyađasi Raja(Người được chư Thần yêu thương, vua
Piyadesi). Chỉ trên hai mẫu bia đá phụ (2), tên Asoka được đề
cập.
-
Trong những chỉ dụ, vua Asoka ghi thời gian rồi
một lần nữa đề cập đến Giáo Pháp và hô hào mỗi người và mọi
người ghi nhớ việc thực hành Giáo Pháp. Ý nghĩa Giáo Pháp theo
Asoka là một đề tài bàn thảo của các sử gia. Một số học giả có
quan điểm cho rằng Giáo Pháp của Asoka là sáng kiến của riêng
ông, không liên quan gì đến Giáo Pháp của Ðức Phật. Ðây là một
giải thích sai lầm, Asoka truyền bá Giáo Pháp do Ðức Phật dạy.
Ðiều này được xác định rõ ràng với bằng chứng trên những chỉ
dụ của Asoka. Trên một trong những bia đá sớm nhất của Asoka,
ông nói (3):
-
- Hơn hai năm rưỡi đã trôi qua từ khi ta chính
thức trở thành người tín đồ tại gia của Ðức Phật. Nhưng ta đã
không dấn thân tích cực vào sự nghiệp của Chánh Pháp trong một
năm đầu. Tuy nhiên, hơn một năm ta đã gắn bó hết mình với Tăng
Già và dấn thân một cách tích cực.
-
Chỉ dụ trên, ngày nay được biết là Bia Ðá Phụ I,
và được công bố vào khoảng năm 257 trước Tây Lịch được tìm
thấy 14 nơi ở Ấn Ðộ. Ðiều này có nghĩa là Asoka đã công bố rất
là rộng rãi trong dân chúng lòng kính tin càng ngày càng tăng
thêm của ông vào Phật Pháp.
-
Trong Bia Ðá Phụ thứ ba, được tìm thấy ở bairat
gần Jaipur, Rajasthan, Asoka nói(4):
-
- Vua Piyadasi của nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) chào
đón các vị tu sĩ của Tăng Ðoàn, cầu mong các ngài được sức
khỏe và an vui trong họat động của các ngài, và xin thưa với
các ngài những lời sau đây. Thưa chư Ðại Ðức, các ngài đã biết
lòng tôn kính và niềm tin của tôi đối với Phật, Pháp và Tăng
Già lớn lao như thế nào. Thưa chư Ðại Ðức, bất cứ điều gì do
Ðức Phật dạy, tất cả đều được nói ra một cách toàn hảo. Nhưng
thưa chư Ðại Ðức, tôi thiết nghĩ nên nói ra điều khởi ra trong
cảm nghĩ của tôi về việc làm thế nào để Chánh Pháp được trường
cữu.
-
Và Asoka liệt kê bảy bản kinh(5), và chỉ thị cho
chư tăng và ni thường xuyên nghe và ghi nhớ. Ðối với nam cư
sĩ cũng vậy.
-
Asoka không những lưu tâm đến việc thường xuyên
học hỏi một số kinh điển Phật Giáo của Tăng, Ni và cư sĩ, ông
còn hăng hái tham gia công việc trong Tăng Ðoàn. Ông cũng bày
tỏ thái độ đối với sự làm chia rẽ của Giáo Ðoàn. Trong Chỉ Dụ
Phụ trên Trụ Ðá tìm thấy ở Allahabad-Kosam, Sanchi và Sarnath,
Asoka chỉ dụ cho chư Tăng những lời sau đây(6):
-
- Không một ai được gây chia rẽ trong Tăng Ðoàn,
bất cứ người nào gây ra sự ly gián trong Tăng Ðoàn, dù Tăng
hay Ni, đều bị cho mặc đồ trắng, và đưa vào những nơi không có
Tăng và Ni cư trú. Vì ta muốn rằng Tăng Ðoàn được đoàn kết và
dài lâu.
-
Những lời của chính Asoka, được trích ra ở trên,
chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ rằng ông là một tín đồ Phật Giáo
thuần thành. Ông không chỉ đề cập đến Phật, Pháp và Tăng Già,
Ðức Phật còn được biểu hiện trên những chỉ dụ bằng biểu tượng
nổi danh trong Phật Giáo là con Voi Trắng (7) được trình bày
trong bản khắc ở Girnar ở cuối Bia Ðá XII, và được miêu tả
bằng một hình cắt trên đá ở Dhauli, và chạm ở Kalsi với nhãn
hiệu ỔgajatameỖ,Ợcon voi toàn hảo nhấtỢ. Con voi tượng trưng
cho sự giáng sinh của Ðức Phật vào thế gian nầy như mẹ Ngài
thấy trong giấc mộng, trước khi thụ thai, một con voi trắng đi
vào trong bụng bà. Bốn con vật ở trên chóp của những trụ đá
Asoka là: Voi, Bò, Ngựa và Sư tử. Những con vật nầy được vua
Asoka chọn vì nó liên quan đến Ðức Phật. Con voi là điển hình
cho Sự Thụ Thai, con bò chỉ sự đản sanh, Ðức Phật giáng sinh
vào loài người, con ngựa chỉ cho sự từ bỏ của Ðức Phật, và sư
tử tượng trưng cho Ðức Phật như là một vị Thầy vĩ đại.
-
Cốt tủy của Giáo Pháp được Asoka giải thích trên
năm chỉ dụ chính, ba bia đá và hai trụ.
-
Trong Bia Ðá Chính số ba tìm thấy tại Girna ở
Gujarat, Asoka định nghĩa Giáo Pháp với những lời như sau(8):
-
- Nên thuận thảo với cha mẹ, bằng hữu và quyến
thuộc, nên rộng lượng với các vị bà la môn(brahmana) và sa
môn(sramana), không nên giết hại sinh linh, không những nên
tiết kiệm tiền tài, mà còn chỉ nên có tài sản tối thiểu.
-
Trong Bia Ðá Chính số bốn, cũng ở ginar, Asoka
nói(9):
-
- Qua sự giáo huấn của vua trong Chánh Pháp, sự
không giết chóc và làm hại sinh linh, sự thuận thảo với quyến
thuộc, Bà La Môn và Sa Môn, thuận thảo với cha mẹ, và thuận
thảo với người già cả, tất cả đều gia tăng đến mức độ chưa
từng có trong nhiều thế kỷ trước.
-
Lại trong Bia Ðá Chính số XI tìm thấy ở Kalsi gần
Dehradun ở Uttar Pradesh, Asoka nói(10):
-
- Không sự bố thí nào có thể so sánh với sự bố thí
Chánh Pháp, tán dương Chánh Pháp, chia xẻ Chánh Pháp, tình
thân trong Chánh Pháp. Và đó là đối xử tốt với nô lệ và tôi
tớ, thuận thảo với cha mẹ, rộng lượng với bạn bè, người quen,
và quyến thuộc và với bà la môn và sa môn, và tránh giết hại
sinh linh.
-
Trong bảy trụ bia chính, chữ Dhamma (Pháp) được
định nghĩa trong hai chỉ dụ. Trong chỉ dụ số II, trên trụ
Topra ngày nay dựng tại Ferozshah Kotla, Delhi, Asoka nói(11):
-
- Thực hành theo Chánh Pháp(Dhamma) là đáng khen.
Nhưng giáo pháp gồm có gì? Nó gồm có ít gây tội lỗi, làm nhiều
việc thiện, từ bi, hỷ xả, chân thật và trong sạch.
-
Trong chỉ dụ số VII trên cùng Trụ Torpa ở
Delhi,
Asoka nói(12):
-
- Ý muốn của tôi là những việc làm cao thượng của
Chánh Pháp và sự thực hành Chánh Pháp, bao gồm từ bi, hỷ xả,
chân thật, trong sạch, tử tế và lòng tốt, sẽ được truyền bá
trong dân chúng.
-
Các chỉ dụ của vua Asoka trước tiên nhắm vào nhân
dân nói chung, những tín đồ nam nữ tại gia. Vì vậy, không đề
cập đến những từ chuyên môn Phật Giáo một cách thuần túy như
Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo và Niết Bàn, Asoka kê ra bằng một
ngôn ngữ đơn giản những đức hạnh, con đường mà người tại gia
cần noi theo. Và khi làm như vậy, ông liệt kê những đức hạnh,
theo sát trong giới tại gia do Ðức Phật để lại trong kinh
Sigala (Số 31 của Trường A Hàm-Digha-Nikaya). Sáu loại bổn
phận tương quan được kể ra trong kinh nầy là:
-
-
Giữa cha mẹ và con cái;
-
-
Giữa học trò và thầy;
-
-
Giữa chồng và vợ,
-
-
Giữa bạn hữu,
-
-
Chủ và tớ,
-
-
Cuối cùng giữa cư sĩ và Tăng Già.
-
Trong mỗi trường hợp, có năm bổn phận, ngoại trừ trường hợp
bổn phận của Tăng Già đối với người tại gia thì có sáu. Trong
quan điểm của Asoka: Tinh hoa của Chánh Pháp bao gồm trong
giới, không ở trong tín điều, nghi thức, lễ lộc, sự thờ cúng.
Vì vậy, ông cố gắng ghi nhớ tinh thần của pháp chân thật, tự
chủ, giữ tâm thanh tịnh, lân mẫn, từ bi, chân thật và tốt với
mọi người. Nói cách khác, ông dạy về luân lý, giới luật, và
những đức hạnh đưa đến an vui trong thế gian nầy và đời sau.
-
Trong việc theo đuổi chính sách Cai Trị Theo Chánh
Pháp, Asoka phát động một chiến dịch làm giảm bớt sự thống khổ
của nhân dân, đúng hơn là cho mọi sinh linh, trong vương quốc
của ông. Ông thực hiện những biện pháp phúc lợi công cộng với
một mức độ chưa từng thấy ở Ấn Ðộ. Ðể làm cho việc giao thông
thoải mái và an toàn, ông cho trồng cây có bóng mát trên những
con đường lớn, đào giếng nước và dựng nhà nghỉ ở những nơi
thích hợp. Ông mở những bệnh viện cho người cũng như súc vật.
Ông cũng sắp đặt những khu vườn thảo mộc trồng những loại cây
thuốc hiếm và những cây chữa bịnh (Bia đá số II). Ðể nâng cao
tình trạng xã hội, Asoka ra lịnh hủy bỏ sự giết hại súc vật,
samaja(những cuộc vui trong đó có những cuộc đấu thú vật, tiệc
tùng bằng thịt...); săn bắn và những cuộc vui tương tự (Bia Ðá
Số I). Ông dùng tất cả thì giờ và sức lực vào công việc Quốc
Gia, và cho phép được trình tấu những việc quốc gia bất cứ lúc
nào. Trong Bia Ðá Số VI, ông nói(13):
-
-
Trước kia, không có việc giải quyết việc nước hay nhận các
trình tấu bất cứ lúc nào. Nhưng từ ta, ta muốn xắp xếp như
vậy, bất cứ lúc nào, khi ta đang ăn hay ở hậu cung, hay ở nội
thất, hay cả đang ở trong trại súc vật, hay trong chỗ dạy đạo,
hay trong vườn, bất cứ nơi nào, các viên chức được phép trình
tấu các việc nước. Ở bất cứ nơi nào ta cũng giải quyết những
công việc của dân chúng.
-
Như vậy vua Asoka không bỏ phí một cố gắng nào cho hạnh phúc
và an vui của dân chúng ông. Ông nói:
-
-
Không có một bổn phận nào lớn lao hơn là làm việc cho sự tốt
đẹp của mọi người(14) (Bia Ðá VI). Asoka nói thêm:
-
-
Tất cả mọi người đều là con ta(Bia Ðá Rời-Văn bản Dhauli).
-
Asoka cũng băn khoăn về việc đem phúc lợi và an
vui đến nhân dân sống bên ngoài địa vực của ông, và ông tổ
chức công tác truyền giáo trong các nước ngoại quốc và sắp
việc cung cấp sự giúp đỡ y tế và những tiện nghi khác cho nhân
dân không trực tiếp dưới sự cai trị của ông.
-
Asoka làm mạnh chính quyền của ông trên căn bản
chánh pháp và nhấn mạnh vào sự tối thượng của những luật đạo
đức. Ðể khởi sự, ông ra lệnh tất cả các viên chức phải đi kinh
lý vùng quê ít nhất năm năm một lần để làm công tác truyền
giáo trong quần chúng (Bia Ðá III). Về sau, ông đặt ra một Bộ
Truyền Giáo gồm có những viên chức là những Dhamma Mahamatara,
với mục đích truyền bá tình thương trong dân chúng của ông
(Bia Ðá V). Ông cũng thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo
tôn giáo để dạy và thảo luận về Giáo Pháp; và tổ chức những
cuộc trưng bày và diễn hành tôn giáo (Bia Ðá V). Xa hơn, Asoka
còn làm những cuộc hành hương (dhamma-yatra) đến những nơi
thiêng liêng của Phật Giáo(Bia Ðá VIII). Ông đã hành hương đến
Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Ðức Phật đản sanh, Sambodhi, nơi Ðức
Phật thành đạo, Sarnath, nơi Ðức Phật giảng bài pháp đầu tiên,
Kushinara, nơi Ðức Phật nhập Niết Bàn, và các thánh địa khác
liên quan đến Ðức Phật. Asoka cũng mở những trung tâm Phật
Giáo và nỗ lực quần chúng hóa sự tu tập thiền quán theo Phật
Giáo (vipassana). Asoka đặc biệt nói về sự tối thượng của
Thiền Quán(trên Trụ Bia VII). Ông nói(16):
-
-
Việc đề xuất thực hiện Giáo Pháp trong dân chúng chỉ được xúc
tiến theo hai đường lối, giới luật và thiền quán. Nhưng trong
hai đường lối này, giới luật có kết quả ít, còn với thiền quán
Giáo Pháp được thực hiện một cách lớn lao.
-
Việc lựa chọn sáu văn bản Phật Giáo do vua Asoka đề nghị để
chư tăng, ni và cư sĩ học tập cũng ủng hộ quan điểm này. Nếu
chúng ta xem qua 3 bản kinh do Asoka chọn, từ Sutta-Nipata,
chúng ta thấy rõ ràng cả ba kinh do ông chọn đều nhấn mạnh vào
thiền quán(17).
-
Asoka cũng triệu tập một cuộc Kết Tập Kinh Ðiển.
Ðó là Cuộc Kết tập lần thứ ba, được tổ chức tại Pataliputta
(Hoa Thị) vào khoảng 253 trước Tây Lịch, dưới sự chủ toạ của
ngài Maggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Ðế Tu). Cuộc kết tập
nầy có 1000 vị cao tăng tham dự và kéo dài 9 tháng. Trong cuộc
kết tập nầy, Tam Tạng Pali được đọc lại và hình thức cuối cùng
của Tạng Kinh Pali được đúc kết. Ðể góp phần vào việc thúc đẩy
sự truyền bá Giáo Pháp, Asoka được nói là đã dựng 84,000 tháp
khắp nơi trong nước. Chỉ ở Kashimir, người ta nói rằng ông đã
dựng 500 ngôi chùa. Ông cũng được nói là đã cúng dường toàn xứ
Kashmir cho Giáo Ðoàn Phật Giáo. Asoka cũng được cho là người
đã xây dựng thành phố
Srinagar,
thủ đô của Kashmir. Một thành phố khác cũng do ông xây dựng là
Deo-Patan (Deva-patana) ở Nepal. Với những việc làm đó, ỔTiếng
Trống PhápỖ (Dhamma-ghosha-Pháp Cổ) vang rền khắp nước (Bia Ðá
IV), và Chánh Pháp được truyền bá xa và rộng.
-
Trong khi hăng say giảng dạy và truyền bá những
lời dạy tuyệt vời của Ðức Phật, Asoka cũng tỏ ra tôn kính các
tôn giáo khác. Dù là một Phật Tử thuần thành, ông không yêu
cầu ai phải theo Phật Giáo. Ông đối xử với Tăng Sĩ Phật Giáo
và những nhà tu các giáo phái khác như nhau. Vị hoàng đế Phật
Giáo đầu tiên ước muốn được thấy mọi cộng đồng chung sống
trong hòa bình và tình huynh đệ. Ông khuyến khích mọi người
tôn trọng quan điểm của người khác bao lâu mà chúng còn có ích
lợi cho sự tốt đẹp chung.
-
Với những cố gắng có hệ thống và đầy nghị lực,
Asoka đã đưa Phật Giáo ra khỏi những chùa động và tự viện, làm
cho nó trở thành một tôn giáo thế giới. Nhưng với Asoka, Giáo
Ðoàn Phật Giáo đã không thực hiện công tác truyền giáo. Vì
vậy, Asoka thấy rằng mình có trách nhiệm trong việc truyền bá
Phật Giáo đến các nước Tích Lan, Miến Ðiện và những quốc gia
chung quanh.
-
Asoka nói về công tác truyền giáo của ông trong
hai chỉ dụ. Trong bia đá V, ông nói(18):
-
-
Những viên chức này làm việc với tất cả mọi tông phái để xây
dựng Chánh Pháp cũng như vì sự phúc lợi và an lạc của những
người kính tín Chánh Pháp ngay cả trong những người Yavana,
Kamboja và Gadhara, Rashtrika và Paitryantika và những người
dân khác sống ở các biên giới miền Tây trong lãnh thổ ta.
-
Trong Bia Ðá XIII, ông nói(19):
-
-
Như vậy, sự chinh phục bằng Chánh Pháp giờ đây được coi như sự
chinh phục tốt đẹp nhất của Người Ðược Chư Thần Thương Yêu. Và
sự chinh phục đó đã được thực hiện do Người Ðược Chư Thần
Thương Yêu không những tại đây trong lãnh thổ của ông, nhưng
còn ở những vùng biên giới xa xôi hàng sáu trăm do tuần(1500
dặm), nơi đó vua nước Yavana tên là Antiyoka đang cai trị và ở
đó, bên ngoài vương quốc của vua Antiyoka vừa được nói đến,
bốn vị vua khác tên là Turamaya, Antikini, Maka và Alikasundra
cũng đang cai trị, và về miền Nam là những dân tộc Chola và
Pandya xa xôi cũng như Tamrahparni(Tích Lan).
-
Như vậy Asoka đã gởi các nhà truyền giáo để truyền
bá chánh pháp trong năm vương quốc
Syria,
Egypt, Cyrene, Epirus và Macedonia. Ông cũng đã gởi các nhà
truyền giáo đến các nước phương
Nam
xa xôi như Tích Lan. Trong ngay vương quốc của ông cũng vậy,
ông đã gởi các nhà truyền giáo đi nhiều nơi trong lãnh thổ.
Tên một số nhà truyền giáo và các nước được ghi lại trong
Mahavamsa (Biên niên sử) là(20):
-
- Majjhantika đến Kashmir và Gandhara
-
-
Mahadeve đến Mahisamandala (Mysore)
-
-
Rakkhita đến Vanvasi (Bắc Kanara ở Karnataka)
-
-
Yona Dhammarakkhita đến Apparantaka
-
-
Mahadhammarakkhita đến
Maharashtra
-
-
Maharakkhiat đến Yonaloka (vùng chiếm đóng của quân Hy lạp ở
vùng Tây Bắc Ấn);
-
-
Majjhima đến Himavanta (vùng Hymalaya)
-
-
Sona và Uttara đến Suvarnabhumi (Miến điện)
-
-
Mahinda, Itthiya, Uttiya, Sambala, Bhadasara đến Tích Lan.
-
Khi xác định truyền thống này, Dipavamsa, một tập biên niên sử
khác của Tích Lan, nêu ra một khác biệt nhỏ. Theo sử liệu này,
Majjhima, người được ủy nhiệm đi đến Himavanta, có năm vị tu
sĩ cùng đi là Kasapagota, Dudubhissara, Sahadeva và
Mulkadeava. Truyền thống truyền giáo do vua Asoka bảo trợ được
xác nhận với bằng chứng khảo cổ. Những hài cốt của Majjhima,
Kasapagota, và Dudubhissara đã được tìm thấy (21) từ các tháp
ở Sanchi, và Sonara trong cùng một vùng.
-
Trong các đoàn truyền giáo do Asoka bảo trợ, đoàn
do Mahinda, con trai của vua, cầm đầu đến Tích Lan là thành
công nhất. Những mối quan hệ giữa Asoka và Tissa, vua của Tích
Lan, trở thành gắn bó đến nỗi theo yêu cầu của Vua Tích Lan,
Asoka đã gởi một nhánh tháp cây Bồ Ðề chính, nơi Ðức Cồ Ðàm
thành Ðạo, do con gái của vua là Sanghamitra đem sang. Nhánh
tháp cây Bồ Ðề nầy được trồng ở Anuradhapura ở Tích Lan, và
hiện nay vẫn còn sống.
-
Trong giới vua chúa, không có người nào sánh được
với vua Asoka về cả phương diện làm người cũng như một lãnh
tụ. Với những việc làm tốt đẹp của ông, ông được toàn thể nhân
loại, nói đúng hơn là toàn thể sinh linh, nhớ ơn. Vì vậy chúng
ta gọi ông là Asoka Ðại Ðế. Chúng ta cũng gọi ông là: Chuyển
Luân Pháp Vương, vì Asoka cai trị dân chúng theo Chánh Pháp,
chấp hành công lý theo Chánh Pháp, và bảo vệ dân chúng theo
Chánh Pháp(Trụ Bia I). Với Asoka, thực hành Chánh Pháp là việc
quan trọng nhất. Sức mạnh tỏa khắp trong những chỉ dụ của ông
là Chánh Pháp. Ông dùng từ ỘChánh PhápỢđến 125 lần trong những
câu bia. Asoka không chỉ truyền bá Giáo Pháp Phật Ðà mà còn
sống theo Chánh Pháp. Ông dạy những điều ông thực hành. Asoka
sùng đạo nghiêm túc theo đuổi Luật Hiếu Sinh trong đời sống
riêng tư của ông. Ông cấm đoán việc giết hại súc vật trong
những ngày thiêng liêng như các ngày vía. Ông chấm dứt việc
giết hại súc vật để nấu nướng trong hoàng cung và hoàn toàn từ
bỏ việc ăn thịt. Trong thời gian ông cai trị, không có chim
chóc hoặc thú vật bị giết hại chỉ với mục đích vui chơi, gọi
là thể thao, hay cho những mục đích cúng tế. Ông đi hành hương
thay vì đi săn bắn. Nhãn hiệu của ông ỔDevanampiyaỖ (người
thân của chư thần) và Priyadarsi (người thiện ý) chỉ cho những
việc làm thiện của ông là rất thích đáng.
-
Nhìn từ mọi góc độ, triều đại Asoka là một triều
đại duy nhất. Giai đoạn nầy là giai đoạn sáng sủa nhất của Ấn
Ðộ. Trong giai đoạn nầy, dân chúng vui hưởng một đời sống tự
do và cơ hội bình đẳng về mọi phương diện của cuộc sống. Chẳng
những giá trị văn hóa lần đầu tiên được đánh giá đúng đắn trên
đại lục này, nhưng những sứ giả văn hóa của nó đã đi ra nước
ngoài và truyền bá văn hóa của nó. Dưới sự lãnh đạo đầy khả
năng và sinh lực của Asoka, nước Ấn Ðộ đã đạt đến chỗ cao nhất
của sự tiến bộ tinh thần và vật chất, và chiếm một vị thế đứng
đầu trong các quốc gia văn minh thế giới. Chúng ta có thể gọi
ông là một người đa tài, nhà chính trị và lãnh đạo, nhà cải
cách tôn giáo và xã hội, triết gia và thánh nhân. Theo lời của
H.G.Well:
-
-
Asoka là một trong sáu nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử nhân
loại (những người kia là Ðức Phật, Socrates, Aristotle, Roger
Bacon và Abraham Lincoln). Cũng theo H.G.Well:
-
-
Trong số hàng chục ngàn tên của vua chúa đầy dẫy trong những
trang lịch sử, sự oai nghiêm và độ lượng, sự trầm lặng và sự
cao qúy vân vân, tên Asoka chiếu sáng dường như độc nhất,
giống như một ngôi sao(22)
-
Trong vòng năm mươi năm sau khi vua Asoka qua đời
vào năm 232 trước Tây lịch, vương triều Maurya (Khổng Tước)
sụp đổ. Trong khi đi tìm những lý do suy tàn của một đế quốc
lớn lao như vậy, các sử gia đã gắng công một cách vô ích khi
tìm những lỗi lầm của Asoka và việc yêu chuộng Chánh Pháp của
ông. Một số sử gia nói rằng nguyên nhân cội rễ của sự suy sụp
của đế quốc Maurya là chủ trương Ahimsa của Asoka, hủy bỏ chủ
nghĩa quân phiệt xâm lược, vì vậy làm suy yếu khả năng quân
sự. Nhưng lý luận này dường như không có nền tảng.
-
Trong bia đá Jaugada, có một câu hỏi sau đây đến
với dân chúng của những vùng không bị chinh phục bên ngoài
biên giới vương quốc nhà Vua nói(23):
-
-
Nhà Vua muốn gì nơi chúng ta? Ðiều duy nhất sau đây là điều ta
mong muốn được nhân dân ở các vùng biên giới nhận thức rằng
nhà vua muốn họ không bị lo âu, họ tin tưởng vào nhà Vua, và
họ có thể mong từ nhà vua sự hạnh phúc và không khốn khổ. Ðiều
sau đây họ cũng nên nhận thức rằng Nhà vua sẽ tha thứ cho họ
về những lỗi lầm nào có thể tha thứ. Người dân ở các vùng biên
giới có cần sợ hãi một vị Vua hèn yếu không? Chắc chắn là
không. Chỉ với sức mạnh của quốc gia mới tạo nên những sự sợ
hãi ngờ vực. Ðiều đó đủ để chứng minh rằng chính quyền của
Asoka có đủ sức mạnh quân sự và dân chúng ở các vùng biên giới
ý thức được các nguồn năng lực dồi dào trong tay ông hay sao?
Ðể giải tỏa những lo sợ của họ, ông đã tuyên bố với công chúng
rằng họ không cần phải lo sợ vì ông không có ý định quấy nhiễu
họ khi họ không gây điều gì quấy.
-
Ngay nếu Asoka theo đuổi chính sách bạo động, có
gì bảo đảm rằng vương triều Maurya (Khổng Tước) sẽ tồn tại
vĩnh viễn. Có thể là không. Chúng ta phải nhớ rằng các đế quốc
ra đời rồi tiêu diệt do nhiều lý do có thể từ bên trong, bên
ngoài, xã hội và chính trị. Không phải rằng đế quốc Mông Cổ
bắt đầu suy tàn nhanh chóng sau Aurangzeb, người đã theo đuổi
chính sách cướp phá, cưỡng đoạt và độc tài? Thêm nữa, Ðế quốc
hồi giáo sụp đổ lập tức sau khi Maharaja Ranjit Singh, con sư
tử của Punjab, qua đời? Tại sao? Không phải do người Hồi suy
yếu về quân sự nhưng bởi vì những sự tranh chấp chia rẽ trong
những người thừa kế. Với sự chứng minh này, những lý do suy
tàn của vương triều Naurya cần phải tìm ở những nguyên nhân
khác.
-
Lại có một số người nói rằng Asoka đã trở nên một
con người tôn giáo quá độ và phung phí tài sản quốc gia cho
việc truyền bá Phật Pháp. Sự buộc tội này cũng không có nền
tảng. Asoka, không nghi ngờ là một phật tử thuần thành, nhưng
ông biết rõ những trách nhiệm của một vị Vua và những bổn phận
của một phật tử. Ông biết cân phân những việc phải làm của ông
và đã không lạm dụng quốc gia trong việc Phật sự. Lòng mến mộ
Phật, Pháp, và Tăng của ông thật lớn lao đến nỗi ông đã định
hy sinh đời mình cho mục đích nhưng đến khi vấn đề thu thuế
cho quốc gia ở những địa danh thiêng liêng của Phật Giáo được
đặt ra, ông đã tỏ ra quan tâm trước tiên đến ngân sách quốc
gia. Như ở Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi đản sanh của Ðức Phật, có
thể đủ để chứng minh quan điểm này. Hãy xem nhà Vua đã nói
những gì trong trụ bia ở Lumbini. Ông nói(24):
-
-
Sau khi lên ngôi hai mươi năm, Vua Priyadarsi, Người Ðược Chư
Thần Thương Yêu, đích thân viếng thăm nơi này và lễ bái tại
đây, bởi vì Ðức Phật, Vị Thánh giòng họ Sakya (Thích Ca), đã
đản sinh nơi đây. Ông cho xây một bức tường đá quanh chỗ này,
và dựng lên trụ đá này để ghi nhớ cuộc viếng thăm. Vì Ðức Phật
đã sinh ra nơi đây, ông cho làng Lumbini được miễn thuế và chỉ
nộp một phần tám sản phẩm đất đai thay vì theo tỉ lệ bình
thường. Một vị Vua sùng mộ Phật Giáo như Asoka không thể cho
Lumbini miễn mọi sắc thuế hay sao? Chắc chắn là ông có thể làm
việc đó. Nhưng bởi vì ông không muốn ngân sách Quốc giãm sụt,
ông chỉ thay đổi tỷ lệ thuế. Người dân ở Lumbini chỉ được một
quyền lợi nhỏ nhoi so với tỉ lệ thuế thông thường là một phần
sáu. Vị hoàng đế thận trọng nầy có thể phung phí tiền của dân
chúng sao? Câu trả lời là không.
-
Lý do chính cho sự suy thoái của vương triều
Maurya(Khổng Tước) là do hai tác động: sự thiếu khả năng của
những Vua Maurya về sau, và sự vùng dậy của giai cấp Bà La
Môn. Dường như không có một người con hay cháu nào của Asoka
tỏ ra có khả năng lãnh đạo một vương quốc lớn như vậy. Ảnh
hưởng của họ ở vùng Tây Bắc Ấn Ðộ bị suy yếu do những cuộc xâm
lăng của người Hy Lạp. Người Hy Lạp đã chiếm và thành lập một
vương quốc ở Punjab. Tuy nhiên một tai họa làm sụp đổ Vương
quốc Maurya là do Pushyamitra(Bổ Sa Mật Ða La), Tổng Tư Lệnh
Quân Ðội của Vua Maurya cuối cùng là Brihadratha (Ða Xa
Xương), đã ám sát Vua và cướp ngôi lên làm Vua Magadha (Ma
Kiệt Ðà) vào năm 185 trước Tây Lịch. Việc ám sát vị Vua Phật
Giáo do một tướng lãnh Bà La Môn cần phải được giải thích.
Theo Bác sĩ B.R. Ambedkar(25):
-
-
Việc Pushyamitra ám sát vua Brihadratha rất tiếc là bị bỏ lơ.
Người ta đã không có một chút quan tâm nào đến tầm quan trọng
của nó. Các sử gia đã coi biến cố nầy như một việc xảy ra hàng
ngày giữa cá nhân, do từ sự tranh chấp cá nhân giữa hai người.
Nhưng khi quan sát đến những hậu quả của nó, ta thấy rằng đó
là một biến cố khởi đầu của một thời đại. Sự quan trọng của nó
không thể được đo lường bằng việc coi nó như là một cuộc thay
đổi một triều đại, vương triều Sunga (Huân Ca) thay thế vương
triều Maurya (Khổng Tước). Nó là một cuộc cách mạng chính trị
lớn lao không kém cuộc cách mạng Pháp, nếu không nói là lớn
hơn. Sự cố này là một cuộc cách mạng đẫm máu, do người Bà La
Môn sắp đặt để lật đổ sự lãnh đạo của những vị vua Phật Giáo.
Ðó là ý nghĩa của việc Brihadartha ám sát Pushyamitra.
-
Rõ ràng là người Bà La Môn không vui lòng với
những chính sách của Asoka và những người thừa kế ông bởi vì
họ cấm đoán việc tế súc vật, chấm dứt săn bắn, ngăn cản việc
ăn thịt và uống rượu, cải cách những Samaja, một loại mela đã
trở thành những nơi đồi trụy và đã làm mất của họ nhiều quyền
lợi. Nhưng trên hết là những vị vua Phật Giáo không đặt quan
trọng vào đẳng cấp. Những người Bà La Môn vô cùng yêu quí cái
nhãn hiệu đẳng cấp của họ và những tế lễ giết chóc cảm thấy
khó chịu với lề luật của Phật Giáo. Hơn nữa, họ ganh tị về
việc Vua Asoka đã bảo trợ Phật Giáo ngoài sự mong muốn của họ.
Những người Bà La Môn vì vậy thù địch với Vương Quốc Maurya
(Khổng Tước), và sự bất mãn và ganh ghét của họ đóng một vai
trò trong việc làm sụp đổ vương quốc. Từ trước họ đã phản đối
việc cấm đoán việc tế lễ có đẫm máu. Khi thấy những người kế
nghiệp Asoka yếu đuối và bất tài, họ nổi lên làm cách mạng, và
xúi giục người dân Ấn không còn tin tưởng vào vương triều Phật
Giáo Maurya. Và họ đã loại trừ ảnh hưởng của Phật Giáo bằng
những phương tiện điên khùng. Trước khi ám sát vua Brihadratha
của vương triều Maurya, có hai điều lệ đã thành luật bất thành
văn của quốc gia được mọi người chấp nhận là không thể hủy
phạm:
-
1- Luật thứ nhất là một người Bà La Môn chỉ phạm đến vũ khí là
có tội.
-
2- Luật thứ hai cho rằng vua là nhân vật thiêng liêng và kẻ
giết vua là phạm tội.
-
Pushyamitra đã vi phạm cả hai luật này. Chắc chắn, với tư cách
cá nhân, ông đã đứng vào vị trí phá vỡ những quy luật đã trở
thành vững chắc của quốc gia. Phải có một thứ âm mưu và hổ trợ
từ người khác trong tín ngưỡng của ông đã thúc đẩy ông. Rõ
ràng là từ Manu Smriti xuất hiện sau năm 185 trước Tây lịch.
Chúng ta lại trích từ lời của Bác sĩ Ambedkar(26):
-
-
Ðạo Bà La Môn chiến thắng muốn có một bản kinh thẩm quyền
không thể sai để biện hộ cho sự phạm tội của họ. Ðiểm đặc
trưng nổi bật của Manu Smriti là nó không chỉ coi Chaturvana
(Hệ thống giai cấp) là luật của quốc gia, nó không những cho
việc giết hại súc vật là hợp pháp, mà nó còn cho phép người Bà
La Môn có quyền sử dụng vũ khí và có quyền giết vua. Trong đó,
Manu Smriti đã làm những điều mà không ai trước Smirti làm. Nó
là một sự chệch hướng hoàn toàn. Nó là một lý thuyết mới. Tại
sao Manu Smirti phải làm như thế? Câu trả lời duy nhất là nó
phải làm mạnh những việc làm cách mạng của Pushyamitra bằng
một sự bào chữa có tính cách triết lý.
-
Những hành động về sau của Pushyamitra hoàn toàn
xác nhận động cơ nham hiểm của cuộc cách mạng Bà La Môn. Ngay
sau khi nắm quyền, ông phục hồi việc tế súc vật bị Asoka hủy
bỏ, và khủng bố Phật Giáo một cách dã man. Ông được ghi lại là
phá hủy và san bằng nhiều ngôi chùa và giết hại tăng sĩ. Người
ta nói rằng ông tuyên bố thưởng một trăm đồng tiền vàng cho
cái đầu của một tu sĩ Phật Giáo.
-
Sự sụp đổ của Ðế quốc Maurya (Khổng Tước) xảy ra
một cách nhanh chóng do những tác động khởi lên từ cả bên
trong lẫn bên ngoài, không thể khảo sát trong giai đoạn các
vua kế nghiệp Asoka. (còn tiếp)
|