-
Một Giấc mơ
-
Ðồng Nguyệt
-
--o0o--
-
-
Trên ngọn núi Pháp Ấn cao sừng sững, mây phủ quanh năm. Ðặc
điểm trên ngọn núi nầy tuy cao nhưng không lạnh, chỉ mát dịu
và cỏ cây xanh tốt thật hữu tình, Ngôi Thiên Long Tự trên trên
đỉnh núi uy nghiêm giữa rừng cao vút, Trì Trụ ngôi chùa nầy là
một vị Thượng Tọa đa tài. Giữa lưng chừng núi Pháp Ấn là nhà
nuôi trẻ em tàn tật Hưng Long và Viện Dưỡng Lão Hương Từ, Giám
Ðốc nhà nuôi trẻ là một thiếu phụ rất có lòng từ tâm, còn Viện
Dưỡng Lão Hương Từ được trông coi bởi những vị ni sư trẻ và
hiền. Tất cả những cơ sờ nầy được dựng lên sau giải trúng lô
độc đắc 5,000,000.00 vào tay một thiếu phụ Hoàng Ngọc Bích
người hiện là giám đốc nhà nuôi trẻ tàn tật.
-
Sinh hoạt của nhà nuôi trẻ tàn tật thật vui nhộn và hào hứng,
ngoài những giờ vui chơi, các em còn được học văn hóa và thực
tập Ðạo Tỉnh Thức nữa. Mỗi buổi sáng vào lúc 6:00AM trên máy
phóng thanh cất lên một tiếng háy thật ấm và trong:
-
-
Sáng rồi sáng rồi các em ơi
-
Chim hót trên cành cây
-
Mau dậy, mau dậy các em ơi
-
Mây trắng bay cuối trời
-
Kìa ngồi mau
-
Ðừng nằm lâu
-
Má lười thân như thế
-
Ðứng vùng lên,
-
Hát ầm lên,
-
Sáng rồi, sáng rồi
-
Sau khi được đánh tức bằng một bài hát thật dễ thương, các em
được hướng dẫn vào thiền đường để thực tập thiền tọa và tụng
một thời kinh ngắn. Sau điểm tâm sáng, mặc dầu tàn tật, có
nhiều em không đi được phải ngồi xe lăn, vậy mà các em cũng
được hướng dẫn để đi thiền hành(tùy theo mức độ tàn tật của
các em, có huấn luyện viên tận tình giúp đỡ). Ðường đi thiền
hành chung quanh nhà nuôi trẻ tàn tật được tráng xi măng, hai
bên lối đi được trồng nhiều hoa hồng, hoa cúc, trà mi..v..v..
rất đẹp. Bên ngoài khu sanh hoạt là những vườn đào, mận, táo,
cam, bưởi và những cây ăn trái khác nữa. Trên cành cây chim
hát líu lo cả ngày, đôi lúc còn thấy có những con nai lạc đàng
vào nơi chỗ có người cư trú đển tìm nước uống. Phong cảnh thật
hữu tình lại hữu tình hơn. Sau giờ thiền hành các em học văn
hóa(Tùy theo trình độ học vấn của các em có giáo sư chì dạy).
Lớp học kéo dài hai tiếng đồng hồ đến mười hai giờ là buổi côm
trưa và sau đó nghỉ ngơi. Hai giờ chiều các em được hướng dẫn
vào lớp để học giáo lý và văn học. Sau cùng là giờ hoạt động
thanh niên. Trong hai giờ nầy các em có thể chia xẻ những bài
hát, những trò chơi, có khi các em còn ôn lại Semaphore và
morse. Cơm chiều xong là giờ tự do, các em có thể làm home
work, hoặc thêu, đan, làm thủ công. Tới 9 giờ tối các em lại
tập họp vào chánh điện để tụng thời Tịnh Ðộ tối, trước khi
chia tay chỉ tịnh. Bên cạnh chương trình giáo dục, mỗi tháng
các em được hướng dẫn đi du ngoạn ngoài trời một lần. Trong
dịp nầy các em có cơ hội ngắm cảnh thiên nhiên thật là thơ
mộng:
-
- Ta đi về thăn quê hương xứ lạ
-
Có những cây tùng, cây bách sum xuê,
-
Có con sông dài chảy quanh với con đê,
-
Nước trong vắc thật núi rừng thanh tịnh
-
Dưới chân núi là rừng tùng tĩnh mịch
-
Ðường dốc quanh quanh
-
Thẳng đến tận cao sơn,
-
Sương sớm mây bay gió lạnh chập chờn,
-
Tiếng chuông vọng u huyền,
-
Lời kinh ban sáng.
-
Diệu Pháp Liên Hoa,
-
Diệu âm bàn bạc.
-
Nhẹ vang vang hòa khắp cả không trung
-
Những nhà sư bước chân bước ung dung,
-
Thật thiền vị trên con đường sỏi đá,
-
Tiếng xào xạt lá trải dài trên lá,
-
Trên cầu ngang qua những đám mai gầy,
-
Ðỉnh núi cao lơ lững giữa trời mây,
-
Thật siêu thoát không còn là trần tục.
-
Thời biểu của nhà nuôi trẻ tàn tật ngày nào cũng giống nhau,
giờ giáo lý được Giám Ðốc Ngọc Bích đảm nhận, riêng ngày Thứ
Tư giờ giáo lý được Thượng Toạ Trụ Trì Chùa Thiên Long Tự đích
thân tới giảng dạy. Thường thì tối Thứ Tư có khác hơn những
buổi tối khác vì sau cơm chiều, tất cả đại chúng, chuẩn bị cho
buổi thiền trà chứ không thời tịnh độ. Ngày Chủ Nhật các em
được hướng dẫn đến Thiên Long Tự để tham dự ngày quán niệm.
-
Sáng hôm nay cũng giống như sáng Chủ Nhật của mỗi
tuần, các em quần áo chỉnh tề được hướng dẫn hai chiếc xe Bus
của nhà nuôi trẻ(Bởi vì Thiên Long Tự nằm trên đỉnh Núi Pháp
Ấn còn nhà nuôi trẻ tàn tật Hương Long và Viện Dưỡng Lão Hương
Từ được xây trên lưng chừng núi, vì khoảng cách hơi xa nên mỗi
lần di chuyển cũng cần phải dùng xe) Ðể đi Thiên Long Tự. Xe
vừa dừng lại trước cổng Chùa đã thấy các cụ ở Viện Dưỡng Lão
Hương Từ ra niềm nở đón chào các em. Các cụ tuy già mà mau
chân thật. Các cụ đã đến Thiên Long Tự cả giở đồng hồ rồi, cụ
nào cũ nấy cũng thật hồng hào và vui tuơi, chứng tỏ các cụ có
thật nhiều an lạc trong tâm hồn. Trong chiếc áo tràng rộng
thênh thang, các cụ hết vò đầu đứa trẻ nầy lại bắt tay đứa bé
khác. Có cụ lại còn ôm chúng vào lòng mà hôn trông thật ngọt
ngào âu yếm những cử chỉ thân thương đó đã xóa bỏ được những
ngăn cách giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, Thật là hạnh phúc cho
các em cô nhi tàn tật.
-
Chánh điện Thiên Long Tự có thể chứa đến 2000 người. Hôm nay
ngoài số chư Tăng Ni và Phật Tữ Thường trú trên ngọn núi Pháp
Ấn, Chùa Thiên Long còn đón tiếp cả ngàn Phật Tử nam phụ lão
ấu từ mọi nơi tụ tập về tham dự ngày quán niệm.
-
Trước khi bắt đầu cho ngày quán niệm tất cả mọi người được
thầy hướng dẫn cách thỉnh sư theo truyền thống nghi lễ của
người Phật Tử, và cách đi kinh hành cho nhịp nhàngt heo điệu
khánh mõ, và niệm danh hiệu Phật, vì cách đi kinh hành cũng là
một nghệ thuật thúc liễm thân tâm và tầm mức quan trọng không
kém nếu chúng ta so sáng với các phương pháp tụng kinh, ngồi
thiền. Khi buổi quán niệm bắt đầu, bầu không khí trong Chánh
Ðiện thật yên tịnh, từng cử chỉ chắp tay, từng khuôn mặt trẻ
trung của các em trong Viện Tàn Tật, cho đến các cụ già trong
Viện Dưỡng Lão và tất cả các Phật Tử thật là trang nghiêm.
Giữa điện Phật hùng vĩ, thoảng thoảng trầm hương đã làm cho
mọi người có những cảm giác thoát tục. Trong buổi quán niệm,
lời thuyết pháp của Thượng Toạ Trụ Trì Khi nhặc khi thưa, khi
trầm, khi bổng đã lôi cuốn thính giả vào chủ đề bài pháp Tam
Pháp Ấn một các trọn vẹn. Sau bửa cơm trưa im lặng, tất cả đại
chúng đã quay quần vòng tròn quanh thầy trong giờ thảo luận,
Mọi người đã chia sẽ những niềm vui nổi khổ của nhau rất
nhiều, Nhưng trong đó có: Một ông chồng sống gần vợ 10 năm
trời, nhưng vì không khéo léo nên đã vô tình gieo trong người
vợ những cục nội kết thật to thật lớn theo năm thán cũng được
giải tỏa. Một số sinh viên trẻ nhờ không khí cởi mở tu học,
nên hôm nay đã nói lèn được niềm đau nỗi khổ vì bị cha mẹ ép
duyên, môt em học sinh khác bị cha mẹ giữ gìn kỷ quá, không có
một tự do nào đến muốn nghẹt thở... Toàn thể đại chúng im lặng
lắng nghe, và cố gắng vận động hết sự thông minh hiểu biết của
riêng mình, ngõ hầu có thể góp ý chia xẻ với những người bạn
cùng tu trong ngày quán niệm.
-
Học giáo lý Ðạo Phật là một việc, nhưng đem giáo lý của Ðạo
Phật để thực hành trong cuộc sống hằng ngày ngỏ hầu chúng ta
có nhiều an lạc, hạnh phúc trong cuộc sống, mới là điều quan
trọng. Nếu chúng ta ai ai cũng luôn luôn nhớ rằng đời người
thật ngắn ngủi, dù rằng có kéo dài cuộc sống tới trăm năm hay
nhiều hơn nữa, chung quy cũng đi vào Lục Mộc Hộp mà thôi(sáu
miếng ván hòm). Vì vậy chúng ta hãy vui với những gì hiện có
trong tầm tay, nếu để cho những an lạc đó mất đi rồi thì khó
mà gặp lại. Ðức Phật dạy: Làm được thân người rất khó, nhân
duyên gặp Phật lại càng khó hơn, vậy mà ngày nay chúng ta may
mắn làm người, lại được học hỏi giáo lý của Phật. Hơn nữa, lại
còn may mắn được gặp thầy hướng dẫn tu học, bạn đạo hiền lương
thật là phước báo đã có sẳn từ đời kiếp nào rồi. Những hạnh
phúc đó chúng ta phải làm cách nào để vạch con đường giữ gìn
sự may mắn đó đừng để mất. Ðể trợ duyên cho việc vun trồng
phước báo, về tinh thần chúng ta phảỉ cố gắng tu học, về bản
thân chúng ta phải tạo nhiều việc Thiện, có như vậy thì y báo
và chánh báo mới tròn đầy.
-
Sau thời thảo luận là buỗi thiền trà, các cụ thì hò, các em
thì phụ họa đại chúng đánh nhịp, giọng ca của chị Minh Trí
không thua kém gì giọng ca của ca sĩ Thanh Tuyền, còn nữa em
Xuân, anh Dũng và nhiều ngưòi khác nữa, cứ thế mà tiếp tục
chương trình. Người nào hát cũng hay diễu cũng khá, cho nên
các cụ trong Viện Dưỡng Lão Hưng Từ thì thầm với nhau: Hay thế
thì phải gọi Thiên Long Tự By Night mới đúng đấy( Từ Chữ Paris
By Night). Thiền trà được chấm dứt sau khi em Kim Phượng hát
bản nhạc. Em lễ Chùa nầy). Bản nhạc nói lên tình yêu của đôi
thanh niên nam nữ từ nhiều kiếp: Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai
và những kiếp sau:
-
- Chuyện ngày xưa
-
Anh gặp em đi lễ Chùa,
-
Lòng nghe nao nao khi thuở gặp nhau,
-
Hai đứa ta ước hẹn tâm đầu,
-
Rồi cùng nhau ta xây nhịp cầu.
-
Một ngày Xuân,
-
Anh đưa em đi lễ Chùa nầy,
-
Em tâm thành,
-
Nguyện cầu lên Ðức Bổn Sư,
-
Anh lặng nhìn dáng hình em quá trầm tư,
-
Mà lòng anh,
-
Thưong em thương trìu mến,
-
Một bóng hình tuyệt đẹp quá trang nghiêm.
-
Ngày đầu Xuân
-
Anh cùng em đi lễ Chùa nầy,
-
Dưới nắng vàng tà áo trắng tung bay,
-
Ðôi bướm vàng,
-
Bây chừ đã ngũ say,
-
Và ngàn hoa, như thẹn thuồn khép kín,
-
Chỉ còn gì?
-
Chỉ còn nhịp con tim.
-
Ngày đầu Xuân,
-
Anh đưa em đi lễ Chùa nấy
-
Dưới nắng vàng,
-
Tà áo trắng tung bay,
-
Khóm tre già,
-
Theo gió cũng lung lay,
-
Anh thấy anh, tháng ngày vui rộn rã,
-
Mộng bình thường,
-
Mình mãi mãi bên nhau.
-
Từ ngàn xưa,
-
Yêu em đến tận ngàn sau
-
Dù tình đời,
-
Tình đời có ra sao,
-
Anh với em,
-
Hai người cùng đi lễ,
-
Lễ Chùa nầy,
-
Em an ổn niềm tin.
-
Tiếng pháo giao thừa nổ thật lớn, đã giúp tôi choàng tỉnh giấc
sau một giấc chiêm bao dài đầy hạnnh phúc. Ước mong giấc chiêm
bao nầy sẽ trở thành hiện thực trong đời sống, ngõ hầu chia sẻ
được một phần nào nổi bất hạnh của những đức bé tàn tật trên
hoàn vũ nầy.
|