-
Vũ Trụ & Ðức Phật
-
Nhất Quán
-
--o0o--
-
-
Trong Kinh Phật chúng ta thường nghe những danh từ như: Thế
Giới Ta Bà, Thế Giới Cực Lạc, Cõi Trời Tứ Thiên Vương, Cõi
Trời Ðâu Suất, Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới, Kiếp Thành, Trụ,
Họai, Không ..v..v.. Chúng ta thử tìm hiểu về những lời dạy
của Kinh Ðiển xa xưa để coi có một vài quan niệm nào đó thích
hợp trong cuộc sống hiện tại nầy hay không. Rồi từ đó chúng ta
nhận thấy vị trí của mình đang ở đâu, và chúng ta sẽ làm gì,
để không còn rơi vào tình trạng nằm mơ, nói suông về Sự Cấu
Thành Vũ Trụ. Theo lời Ðức Phật dạy vũ trụ bắt nguồn từ chỗ
gọi là Diệu Tâm. Diệu Tâm còn có thể hiểu là Chân Không, Chân
Như, Chân Tâm..v..v.. Diệu Tâm thì bất sanh bất diệt, nghĩa là
không có gì sanh ra Diệu Tâm, nhưng Diệu Tâm lúc nào cũng ở
khắp mọi nơi. Diệu Tâm không có hình tướng nhưng lại có khả
năng hóa hiện ra mọi vật có hình tướng trong vũ trụ, và cứ thế
mà Diệu Tâm tồn tại chứ không bị tiêu diệt
-
I- Diệu Tâm & Bảy Ðại
-
Khởi đầu trong công cuộc hình thành vũ trụ, theo Ðức Phật nói
bắt đầu từ Diệu Tâm. Diệu Tâm là danh từ Phật Học, nhưng theo
từ ngữ khoa học hiện đại thì Diệu Tâm tương đương với danh từ
Quasar, tức là dãy Thiên Hà còn trẻ, và sau đó từ dãy Thiên Hà
trẻ nầy quay chung quanh chính nó và tạo thành Black Hole. Từ
Diệu Tâm phựt lên những tia quang minh, những tia quang minh
nầy được kết tạo bởi những điểm quang minh cực kỳ nhỏ bé. Danh
từ Phật Học gọi là Lân Hư Trần, nhưng theo như từ ngữ khoa học
hiện đại gọi là những hạt quarks. Những hạt quarks vô cùng vi
tế nầy, lúc đầu di chuyển với một tốc độ rất nhanh, và tạo
thành những làn sóng điện tử (Electromagnetic), nhưng điểm
quang minh hay hạt quarks lần lần trở nên thô và chuyển động
chậm lại và tạo thành bảy đại. Tính từ Diệu Tâm trở lên:
-
1- Kiến Ðại
-
2- Thức Ðại
-
3- Không Ðại
-
4- Phong Ðại
-
5- Hoả Ðại
-
6- Thuỷ Ðại
-
7-
Ðịa Ðại.
-
Lớp Ðịa Ðại trên cùng nâng đở một cái biển nước thơm lớn có
tên là Phổ Quang Ma Ni Vương Trang Nghiêm. Trên biển Phổ Quang
Ma Ni Vương Trang Nghiêm có một hoa sen lớn mọc lên tên là
Chủng Chủng Quang Minh Nhụy Hương Tràng. Chạy vòng quanh phía
trong hoa sen ấy là một dãy núi lớn tên là Núi Kim Cang Lớn.
Từ chân Núi Kim Cang Lớn hướng về trung tâm hoa sen là một cái
biển nước thơm khác, trong đó có Vô Lượng Thế Giới. Biển Nước
Thơm Lớn Phổ Quang Ma Ni Vương Trang Nghiêm, Hoa Sen Chủng
Chủng Quang Minh Nhụy Hương Tràng, cùng Vô Lượng Thế Giới trên
ấy làm thành một Thế Giới Hải tên là Thế Giới Hải Liên Hoa
Tạng Trang Nghiêm. Mỗi thế giới trên Hoa Sen Chủng Chủng Quang
Minh Nhụy Hương Tràng gọi là Thế Giới Chủng. Thế Giới Chủng
nầy họp nhau thành từng nhóm, nhiều vô số, vô lượng. Mỗi nhóm
có một Thế Giới Chủng ở giữa, chung quanh có mười Thế Giới
Chủng khác bao bọc. Một trong mười một thế giới chủng, có một
thế giới chủng trong đó có thế giới Ta Bà, và trong thế giới
Ta Bà, có tinh cầu hiện chúng ta đang sinh sống. Thế Giới
chủng của chúng ta có tên là Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên
Bảo Quang Minh. Thế giới chủng nầy nằm trên một hoa sen tên là
Nhất Thế Hương Ma Ni Vương Trang Nghiêm. Biển Hương Thủy chung
quanh hoa sen ấy tên là Vô Biên Diệu Hoa Quang. Thế Giới Chủng
Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh của chúng ta có
tất cả 20 tầng. Tầng thứ 13 từ dưới đếm lên, có thế giới tên
là Thế Giới Ta Bà. Thế Giới Ta Bà là một thế giới lớn, nên
cũng gọi là Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới. Như chúng ta biết,
một Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới có 1000 Trung Thiên Thế Giới.
Một Trung Thiên Thế Giới có 1000 Tiểu Thiên Thế Giới. Một Tiểu
Thiên Thế Giới có 1000 thế giới. Mỗi thế giới như thế giới
chúng ta đang ở tính từ trên xuống dưới gồm có:
-
-
Các tầng trời ở cõi Vô Sắc Giới
-
-
Các Tầng tời ở cõi Sắc Giới
-
-
Các tầng trời cõi Dục Giới
-
-
Một núi Tu Di
-
-
Một mặt trời
-
-
Một mặt trăng
-
-
7 vòng núi vàng , và 7 vòng biển nước thơm xen kẻ bao quanh
núi Tu Di.
-
-
Một lớp biển mặn bao vòng quanh phía ngoài núi vàng và biển
nước thơm.
-
- Bốn châu ở bốn hướng trên biển nước mặn:
-
*
Ðông Thắng Thần Châu
-
*
Nam Thiệm Bộ Châu
-
*
Tây Ngưu Hóa Châu
-
*
Bắc Cu Lô Châu.
-
Trái đất chúng ta đang ở thuộc về châu phía Nam tức là Nam
Thiệm Bộ Châu.
-
Như trên đã trình bày, là chỉ nói thế giới của chúng ta có tên
là Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh, và hoa sen
Nhất Thế Hương Ma Ni Vương Trang Nghiêm, và biển nước thơm là
Vô Biên Diệu Hoa Quang. Ngoài ra còn có vô lượng vố số biển
nước thơm lớn, và hoa sen ở những thế giới chủng khác. Theo
thuật ngữ của Phật Giáo gọi là Thế Giới Chủng, còn nói theo
danh từ khoa học ngày nay thì Thế Giới Chủng là tương đương
với chữ Galaxy có nghĩa là Giải Thiên Hà.
-
Diệu Tâm, Bảy Ðại, Biển Nước Thơm Lớn Phổ Quang Ma Ni Vương
Trang Nghiêm để hình thành thế giới chủng thì không bị hoại
diệt, còn ngoài ra tất cả các thế giới trong Thế Giới Chủng,
hay Giải Thiên Hà, đều bị chi phối theo định luật: Thành, Trụ,
Hoại, Không. Chu kỳ của thời gian mà các thế giới phải trải
qua của bốn chu kỳ ấy gọi là một Ðại Kiếp. Một Ðại Kiếp có bốn
Trung Kiếp, một Trung Kiếp có 20 Tiểu Kiếp. Mỗi Tiểu Kiếp có
16,798,000.00 năm. Một Tiểu Kiếp luôn luôn có hai thời kỳ tăng
và giảm. Thời kỳ của Kiếp Tăng bắt đầu từ lúc tuổi thọ của con
người được 10 tuổi. Sau đó cứ cách 100 năm thì tuổi thọ của
con người tăng thêm một tuổi. Cứ tăng như thế đến khi tuổi thọ
của con người lên đến 84,000 tuổi, thời kỳ nầy gọi là Kiếp
Tăng. Bài toán làm để tính tuổi trong khoảng thời gian Kiếp
Tăng là:
-
(84,000 - 10) x 100 = 8,399,000 năm.
-
Thời gian của Kiếp Giảm trong một Tiểu Kiếp cũng thế, nghĩa là
con người từ 84,000 tuổi, cứ mỗi 100 năm là giảm đi một tuổi.
Giảm dần cho đến khi nào tuổi thọ của con người còn lại 10
tuổi thì Kiếp Giảm trong một Tiểu Kiếp chấm dứt. Như vậy tổng
cộng của thời kỳ Kiếp Tăng và Thời kỳ của Kiếp Giảm trong một
Tiểu Kiếp tất cả là 16,798,000 năm.
-
Từ thời kỳ tăng và giảm trong một Tiểu Kiếp, chúng ta thấy một
Trung Kiếp có:
-
16,798,000 x 20 = 335,960,000 năm.
-
Như thế thời gian chu kỳ của một Ðại Kiếp có:
-
335,960,000 x 4 =1,343,840,000 năm
-
II- Chu Kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không
-
Như trên chúng ta biết thời của một Ðại Kiếp là 1,343,840,000
năm trải qua các giai đoạn của Thành, Trụ, Hoại, Không.
-
A- Kiếp Thành
-
1- Chu Kỳ & Sự Hình Thành Thế Giới
-
Như chúng ta đã biết, tất cả các thế giới trong thiên hà đều
bị chi phối theo định luật Thành, Trụ, Hoại, Không, như nhau,
vì thế ở đây chúng tôi xin được đơn cử trình bày sự hình thành
về thế giới mà chúng ta đang sống.
-
a- Lần Ðầu Tiên: Từ Ðầu Ðến Ðại Kiếp Thứ Tám.
-
Trong đại kiếp trước về kiếp không, khi hai mươi tiểu kiếp đã
mãn, bấy giờ thế giới muốn thành lập trở lại, thì giữa hư
không bủa ra những đám mây đen, mưa xuống hột bằng trục bánh
xe, mưa mãi đến vô số nghìn năm, nước chảy khắp trong hư không
cõi đại thiên, dần dần chảy đến cung trời Quang Âm Thiên của
Nhị Thiền thì thủy tai bắt đầu giảm bớt. Bây giờ một luồng gió
lớn, thổi sóng đánh bọt, bọt nhóm lại tự nhiên bền chắc, biến
thành cung trời bằng thất bảo, tức là lớp sơ thiền gồm có các
cõi trời:
-
-
Ðại Phạm
-
-
Trời Phạm Phụ
-
-
Trời Phạm Chúng
-
-
Trời Phạm Thân
-
Cung Trời Phạm Vương thành lập trước nhất. Từ đó đại thủy tai
giảm bớt. Ðại phong tai lại thổi sóng thành bọt, bọt nhóm kết
lại theo thứ lớp biến thành sáu cung trời ở cõi Dục Giới như:
-
-
Trời Tha Hóa Tự tại
-
-
Trời Hoá Lạc
-
-
Trời Ðâu Suất Ðà
-
-
Trời Dạ Ma
-
-
Trời Ðao Lợi
-
-
Trời Tứ Thiên Vương
-
Từ đó thủy tai lại giảm bớt hơn nữa, bọt nước nhóm chắc tạo
thành núi Tu Di và các Kim Sơn, nước biển mặn, và bốn châu
thiên hạ là:
-
b- Lần Thứ Hai: từ thứ chín đến đại kiếp thứ 64
-
Cũng tương tự như thời ký đầu, nghĩa là giữa hư không bủa ra
luồng mây đen, mưa xuống hột bằng trục bánh xe, mưa mãi đến vô
số nghìn năm, nước chảy khắp trong hư không cõi đại thiên, dần
dần chảy đến cung trời Vô Vân Thiên là tầng trời thấp nhất của
Tứ Thiền thì thủy tai bắt đầu giảm bớt. Bây giờ một luồng gió
lớn, thổi sóng đánh bọt, bọt nhóm lại tự nhiên bền chắc, biến
thành cung trời bằng thất bảo, tức là Tam Thiền gồm có các
tầng trời:
-
-
Trời Biến Tịnh
-
-
Trời Vô Lượng Tịnh
-
-
Trời Thiểu Tịnh
-
Rồi cứ như thế tiếp tục cấu thành các cõi trời ở Nhị Thiền, Sơ
Thiền cho đến các cảnh giới ở cõi trời Dục Giới trong đó có
Nam Thiệm Bộ Châu như chúng ta đã biết.
-
Như vậy chúng ta biết thế giới hoại diệt và hình thành chỉ có
ảnh hưởng từ Tam Thiền của Dục Giới trở xuống cho đến các tầng
trời ở cõi Dục Giới, trong đó có Nam Thiệm Bộ Châu nơi chúng
ta đang ở. Phần còn lại là tầng Trời Tứ Thiền, là tầng trời
cao nhất trong Sắc Giới, cho đến các cõi trời Vô Sắc Giới:
-
-
Trời Không Vô Biến Xứ
-
-
Trời Thức Vô Biên Xứ
-
-
Trời Vô Sở Hữu Xứ
-
-
Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
-
Tất cả các cõi trời nầy thì không bị tiêu diệt, bởi vì các cõi
trời nầy thuộc về trạng thái không hình không tướng. Ðã là
không hình không tướng thì không bị hoại diệt.
-
2- Khoảng Cách Giữa Các Tầng Trời
-
Như chúng ta biết mỗi thế giới nhỏ thuộc thế giới Ta Bà khi
hình thành đều được hình thành theo cấu tạo: Vô Sắc Giới, Cõi
Sắc Giới, Cõi Dục Giới, và cứ thứ tự như thế từ cao xuống
thấp:
-
a- Bốn Châu
-
1- Núi Tu Di
-
Núi Tu Di nằm giữa bốn Châu:
-
-
Ðông Thắng Thần Châu
-
-
Nam Thiệm Bộ Châu
-
-
Tây Ngưu Hóa Châu
-
-
Bắc Cu Lô Châu.
-
Chiều cao của núi Tu Di là 84,000 do tuần. Một do tuần bằng 16
dặm của người Trung Hoa. Mỗi một dặm bằng 576 mét. Như vậy
84,000 do tuần bằng 774,144 Kí lô mét. Nếu tính theo dặm anh
thì bằng 483,840 dặm anh.
-
b- Cõi Dục Giới
-
- Trời Tứ Thiên Vương: Tính từ mặt đất trở lên thì
Trời Tứ Thiên Vương cao khoảng 42,000 do tuần hay 387072 ki lô
mét, hay 241,920 dặm anh.
-
- Cung Trời Ðao Lợi: Cao khoảng 84,000 do tuần,
hay 774,144 ki lo mét, hay 483,840 dặm anh. Như thế chiều cao
của Cung Trời Ðạo Lợi bằng với chiều cao của Núi Tu Di.
-
- Cung Trời Dạ Ma : Tính từ Ðạo Lợi thì Trời Dạ Ma
cao khoảng 168,000 do tuần, hay 1,548,288 kí lô mét, hay
967,680 dặm anh.
-
- Cung Trời Ðâu Suất: Tính từ Trời Dạ Ma thì Trời
Ðâu Suất cao khoảng 336,000 do tuần, hay 3,096,576 kí lô mét,
hay 1,935,360 dặm anh.
-
- Cung Trời Hóa Lạc: Tính từ Cung Trời Ðâu Suất,
thì Trời Hóa Lạc cao khoảng 672,000 do tuần, hay 6,193,152 kí
lô mét, hay 3,870,720 dặm anh.
-
c- Sắc Giới & Vô Sắc Giới
-
Cõi Sắc Giới cũng tương tự như thế, cứ mỗi tầng trời cao hơn
thì chiều cao cứ tăng gấp đôi cho đến cõi trời cao nhất Sắc
Cứu Cánh trong Cõi Sắc Giới. Từ cõi Trời Sắc Cứu Cánh trở lên
đến các cõi trời của Vô Sắc Giới thì không tính được, vì những
tầng trời nầy không có hình tướng.
-
Qua những lời giảng dạy của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây
2542 năm, đã được trình bày ở trên, lúc kỹ thuật khoa học chưa
tiến bộ, mọi người thường chê trách lời giảng dạy của Ðức Phật
chỉ là lời nói suông, chỉ biết dạy tín đồ tin theo những
thuyết họa phước vu vơ, và sự tạo thành các thế giới chỉ là
điều hoang tưởng, không thiết thực. Tuy nhiên khi thế giới
bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của kỹ thuật khoa học thì
mọi người càng lúc càng thấy những lời của Ðức Phật là đúng.
Nếu chúng ta chịu khó đọc lại những trang kinh cũ, đồng thời
chúng ta chịu khó lục lại những tài liệu về trái đất và những
hành tinh khác trong hệ thống Thái Dương Hệ của chúng ta thì
chúng ta mới thấy những năm tháng gần đây, các nhà Thiên Văn
mới chứng minh được những lời nói của Ðức Phật khi họ khám phá
ra sự tạo thành của các hành tinh. Căn bản khám phá sự hình
thành các thế giới từ thập niên 1940 các nhà Thiên Văn đã bắt
đầu nói tới hiện tượng không gian đầy dẫy mây bụi và hơi, với
hình dạng trải dài thành dãy tới những đám mây dồn dập, chất
chồng thành nhiều lớp, cũng có những đám mây dầy đặc hơn những
đám mây khác khi mật độ cao hơn có nghĩa là có tăng thêm số
lượng thể tích. Khi thể tích tăng có nghĩa là có thêm lực hấp
dẫn, và khí lực hấp dẫn tăng, có nghĩa là trọng tâm sẽ thu hút
thêm bụi. Với sự quan sát nầy nên nhà Thiên Văn, ông Telesco
đã khẳng định:
-
-
Cái trọng tâm đó sẽ tạo thành hạt nhân, mà nó trở nên có sức
nóng và có sức ép đủ để tạo thành tế bào hạt nhân nguyên tử có
thể dẫn nhiệt và người ta gọi là một vì sao ra đời. Còn những
đám bụi còn lại xoay nhanh hơn vì sao mới đó, cuối cùng chúng
quay càng xa trung tâm dần và chúng từ từ dẹt ra giống như
miếng bột mà chúng ta xoay tròn để làm pizza, rồi nó có hình
dạng giống cái đĩa, và cũng lập lại như vậy mà những đám bụi
còn lại chùm lại một cách ngẩu nhiên không có thứ tự nầy sẽ
thu hút những đám bụi quanh nó; làm cho nó dầy đặn hơn và điều
nầy tạo cho nó có thêm sức hút và cứ như vậy vài triệu năm sau
các hành tinh khác ra đời.
-
Như vậy chúng ta thấy cái túi hơi của hành tinh có tên là
Jupiter và Saturn tạo thành hình dạng trước hết và có khoảng
cách rất xa mặt trời, còn quả đất và Mars thì tạo thành sau,
nên gần mặt trời hơn. Ðây là những gì các nhà Thiên Văn được
thấy qua máy vi tính. Bốn vì sao nơi mà các nhà thiên văn nghĩ
rằng hệ thống Thái Dương Hệ bây giờ được tạo thành và có thể
là một số hành tinh tùy tùng sẽ ra đời tự nhiên như một vì sao
lấp lánh. Sự tìm tòi của các nhà Thiên Văn Học vẫn tiếp tục
tìm hiểu thêm về cái tiến trình đó. Vì thế theo những tường
thuật mới đây. Ngày 18-3-1998, vào lúc 7:00 tối, việc đầu tiên
nhóm Thiên Văn Học đánh vào vi tính theo thứ tự sự tạo thành
của các vì sao mà họ muốn theo dõi. Ðến 1:00 sáng, họ dùng
kính viễn vọng Blanco 4m để quan sát các vì sao HR4796A nằm
trong đám sao có hình thù lạ ở phía Nam Bán Cầu. Vì sao nầy
cách xa trái đất của chúng ta 220 năm ánh sáng. Sau khi họ
dùng cái lọc trên bộ phận chụp hình của viển vọng kính, và
cuối cùng họ đã phát giác hình ảnh chung quanh vì sao HR4796A,
một cái đĩa bụi trải rộng ra giống như cánh hoa Lily chung
quanh nụ hoa mới nở, và họ nói:
-
- Ðó là một thực nghiệm có chút ít thú vị mà thiên nhiên
không bao giờ lập lại, cũng như có những hành tinh nở tung rất
bình thường, giống như là vào tháng tư là hoa dandelions nở
rộ.
-
Và cũng nhân đây, nhà Thiên Văn Học, ông Charles Telesco nói
rằng:
-
-
Ðây là lần đầu tiên loài người bắt đầu thấy được thiên đường
của quá khứ và tương lai, bởi vì các nhà quan sát không gian
đã theo dõi được một vùng thành lập các hành tinh, đó là một
các dĩa bụi đang cô đọng lại trở thành những quả cầu nhỏ rắn
chắc, y như sự tiến hành tạo thành quả đất và những hành tinh
khác trong thái dương hệ của chúng ta vào 4, 5 tỉ năm về
trước.
-
Cũng cùng một khám phá về đĩa bụi chung quanh vì sao HR4796A
mà trước đó hai ngày, tức là vào ngày 16-3-1998 các nhà Thiên
Văn ở Caltech và NasaỖs Jet Propulsion Lab họ làm việc với
kính viễn vọng Keck II 10m trên đỉnh núi Mauna Keo ở Hawaii
cũng đã đưa tài liệu nầy ra trước công cộng hôm tuần rồi.
-
Cũng cùng ngày đó, 16-03-1998 các nhà Thiên Văn ở U. C. L. A
và Joint Astronomy Center ở Hawaii làm việc với nhau họ cũng
phúc trình rằng họ đã dùng kính viễn vọng James Clerk Maxwell
15m trên cao 14,000 feets của đỉnh núi Mauna Kea hồi năm rồi,
cũng đã chụp lấy đĩa bụi chung quanh ba vì sao Vega, Beta
Pictoris và Fomalhant, cũng như vì sao HR4796A. Những nhà
Thiên Văn nầy kết luận rằng:
-
-
Những đĩa bụi chung quanh những vì sao nầy chứa đựng cả một hệ
thống hành tinh đang kết hợp, cũng giống như sự tạo thành trái
cầu Jupiter. Nếu như vậy thì các nhà thiên văn đã thấy được hệ
thống lập thành các hành tinh trước kia. Lẽ tất nhiên quả đất
của chúng ta xem chừng không có cô đơn chút nào.
-
Như vậy trước sau các nhà Thiên Văn đều báo cáo về việc khám
phá mới của họ về những vì sao. Chúng ta có thể nói rằng tuần
lễ đó là tuần lễ đi vào lịch sử không gian, về việc khám phá
sự hình thành hệ thống của Thái Dương Hệ lúc còn ấu thơ. Tất
cả các nhà Thiên Văn đều đồng ý:
-
-
Bây giờ đã có những dữ kiện chúng minh rằng trong dãi Ngân hà
có rất nhiều hành tinh.
-
Trước đây các nhà thiên văn đã quan sát một vài điều quan
trọng về đời sống của các vì sao. Họ đã thấy được sự thành
hình của các vì sao, và họ đã quan sát các ngôi sao có tuổi
trung bình như vào năm 1995 các viễn vọng kính đã thoáng thấy
dữ kiện đầu tiên của các hành tinh được tạo thành, và đi theo
quỷ đạo của các vì sao trưởng thành còn cách xa mặt trời chúng
ta.
-
Theo dữ kiện gần đây, bằng những máy rà mới được thành lập cho
chương trình chiến tranh không gian chống hỏa tiển thì các vì
sao Vega, Beta Pic, Fomalhaut và HR4796A đang rời bỏ thời thơ
ấu của nó và tiến tới thời kỳ trưởng thành, nhưng chưa đến
thời kỳ già nua. Lần đầu tiên ông David Koerner của trường đại
học Pennsylvania nói rằng:
-
-
Chúng tôi đang thấy một vì sao trưởng thành đang bắt đầu tạo
cho nó một số hành tinh quyến thuộc của riêng nó.
-
Như trên chúng ta thấy các nhà Thiên Văn lần lượt trình bày
những cái thấy của họ. Ðặc biệt khi nói đến sự hình thành vũ
trụ, các nhà Thiên Văn chỉ đề cập đến đĩa bụi, trong khi đó
Ðức Phật Ngài đã xác định sự hình thành các tầng trời trong
Thế Giới Chủng là những bọt nước kết tủa lại. Bụi hay bọt nước
thật sự khó mà xác định được, bởi vì với khoảng cách quá xa
thì làm thế nào để cho chính xác. Bởi vì chúng ta có thể là:
Bụi bay mà tưởng mây mờ thì sao!
-
B-
Kiếp Trụ
-
1- Các Chúng Sanh
-
Sự hình thành thế giới, như thế trải qua hai mươi tiểu kiếp
mới hoàn thành Kiếp Thành. Bấy giờ từ các cõi trời Sắc Giới có
những trời đã hưởng hết phước rồi, phải đoạ xuống nơi bốn châu
hoặc chúng sanh từ nơi phương khác cũng di dân đến sinh sống ở
nơi bốn địa cầu nói trên. Ở yên như thế dần dần thêm lan rộng
các nơi, cuộc an trụ nầy cũng trải qua 20 tiểu kiếp. Chúng
sanh thì rất nhiều loại nhưng tựu trung cũng không ngoài sáu
loại như sau:
-
-
Chư Thiên(người ở cõi trời)
-
-
A Tu La( chư thần)
-
-
Người
-
-
Súc sanh(loài cầm thú)
-
-
Ngạ Quỷ(Loài quỷ đói)
-
-
Ðịa Ngục(những chúng sanh bị tù tội đau khổ nơi địa ngục)
-
Ngoài những chủng loại trên, Ðức Phật ngài cũng
thường nhắc nhở cho chúng ta biết còn có Thiên Long Bát Bộ.
Những chúng sanh nầy thường đến nghe Ðức phật dạy tu và ủng hộ
Phật Pháp.
-
- Thiên(chư thiên trong ba cõi)
-
-
Long(loài rồng)
-
-
Dạ Xoa(Loài quỷ nhưng biết tu)
-
-
Cà Thát Bà(loài thần âm nhạc biết tu)
-
-
A Tu La( Loài thần)
-
-
Ca Lâu La( loài chim có ánh vàng)
-
-
Khẩn Na La(sanh loại nửa giống người nửa giống thần)
-
-
Ma Hầu La già(thần rắn)
-
Trong tất cả các châu, Thế Giới Ta Bà, cũng như ở
các thế giới khác trong giải Thiên Hà đều có những chúng sanh
nầy cũng sinh sống tương tự như Nam Thiệm Bộ Châu của chúng
ta. Tuy nhiên vì điều kiện tâm lý, vật lý nên chúng ta chỉ
biết trong thế giới hửu hình của chúng ta mà thôi.
-
2- Ðời Sống & Tuổi Thọ Của Các Sanh Loại
-
- Thời gian của loài người chúng ta ở trái đất hay
còn gọi là Nam Thiêm Bộ Châu tính theo thời hiện đại một ngày
một đêm là 24 giờ đồng hồ. Tuổi thọ hiện hiện nay trung bình
là 75-80 tuổi.
-
- Thời gian một ngày một đêm tại Cung Trời Tứ
Thiên Vương, nếu tính theo thời gian Nam Thiêm Bộ Châu là 50
năm hay 18,250 ngày. Tuổi thọ là 500 tuổi tính theo thời gian
ở đó. Nếu tính theo tuổi ở trái đất hay còn gọi là Nam Thiệm
Bộ Châu là 9,125,000 năm.
-
- Thời gian một ngày một đêm tại Cung Trời Ðao
Lợi, nếu tính theo thời gian tại Nam Thiệm Bộ Châu là 100 năm
hay 36,500 ngày. Tuổi thọ của chúng sanh ở đó là 1000 tuổi
tính theo hời gian ở đó. Nếu tính theo tuổi ở trái đất hay còn
gọi là Nam Thiệm Bộ Châu là 36,500,000 năm.
-
- Thời gian một ngày một đêm tại Cung Trời Dạ Ma
Thiên, nếu tính theo thời gian tại Nam Thiệm Bộ Châu là 200
năm, hay 73,000 ngày. Tuổi thọ là 2000 tuổi tính theo thời
gian ở đó. Nếu tính theo tuỗi thọ ở trái đất hay còn gọi là
Nam Thiệm Bộ Châu là 146,000,000 năm.
-
- Thời gian một ngày một đêm tại Cung Trời Ðâu
Suất nếu tính theo thời gian tại Nam Thiệm Bộ Châu là 400 năm
hay 146,000 ngày. Tuổi thọ là 4000 tuổi tính theo thời gian ở
đó. Nếu tính theo tuổi ở trái đất hay còn gọi là Nam Thiệm Bộ
Châu là 584,000,000
-
Ngày đêm của các tầng trời khác cũng tính tương tự
như thế. Nghĩa là tầng trời cao hơn thì cứ gấp đôi thời gian.
Tuổi thọ của chúng sanh ở các cõi trời cũng lâu hơn tuổi thọ
của chúng sanh ở cõi Nam Thiệm Bộ Châu.
-
Mới nghe nói qua những sự khác biệt khoảng cách,
quốc độ, cũng như những tuổi thọ của chúng sanh trên các tầng
trời, chúng ta thấy có vẻ hoang đường. Tuy nhiên cũng nhờ
những sư khám phá gần đây của các nhà khoa học nên chúng ta
cũng sẽ lần lượt tìm hiểu một cách tường tận. Nhưng trước tiên
chúng ta phải có một thái độ cởi mở, và chấp nhận, thế giới Ta
Bà mà chúng tôi đã trình bày ở trên như là một thái dương hệ,
và các tầng trời mà chúng tôi đề cập ở trên giống như thành
phần những hành tinh, và những hành tinh tuỳ tùng trong Thái
Dương hệ, như trong quyển Essentials Of The Dynamic Universal
thì chúng ta sẽ thấy rõ những gì đức Phật Ngài đã dạy. Như
trái đất của chúng ta, thì có Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh làm
quyến thuộc và tất cả đều quay chung quanh mặt trời theo quỹ
đạo rỏ rệt. Gần đây các nhà Thiên Văn khám phá có những hành
tinh lớn đã và đang trường thành trong thái dương hệ. Vì sao
HR4796A có khoảng 10 triệu năm tuổi, đó cũng là tuổi mà
Jupiter và Saturn được tạo thành quanh mặt trời chúng ta. Các
nhà quan sát dùng kính viễn vọng Keck và Blanco đã cho chúng
thấy rằng có một sức nóng vây quanh bên ngoài tạo thành chất
(Silicate) sa thạch, nước đá, cả chất chì và có những hợp chất
khác, nhưng cái đĩa càng ngày có hình dạng giống như miếng
bánh Bagel hơn là bánh pancake(Ở Mỹ Bagel là loại bánh bột mì
tròn như bánh cam, bánh còng nhưng hơi cứng dẻo, có bề dầy và
có một cái lỗ ở giữa, con pancake là bánh có bột mềm dẹp xuống
như cái đĩa và không có bề dầy nhiều và không có cái lỗ ở
giữa. Cả hai loại bánh nầy người Mỹ thường dùng cho bữa ăn
sáng), cái đĩa nầy thủng ở giữa khó thấy được. Ðó là cái lỗ mà
mọi nguời để tâm tới. Phần bụi nhỏ còn xót lại từ sự tạo thành
vì sao mới, có chút độ ấm do các vì sao mới truyền sang và với
độ ấm đó nó tỏa ra tia sáng, mặc dầu những tia sáng nầy còn
quá yếu, nhưng nhờ những cái tia sáng rực rỡ đó mà các viễn
vọng kính mới bắt gặp được, và có thể nhận thấy nó dễ dàng. Từ
khi những máy chụp hình chụp được những vì sao gần không tỏa
tia sáng, các nhà Thiên Văn đã làm được nhiều điều khó khăn mà
trước kia họ không làm được. Như trước đây khi nhìn vào không
gian, thì họ thấy cũng giống như nhìn vào trong bóng tối, vì
thế họ có cảm tưởng như là một vùng trống không, nhưng họ tin
rằng trong vùng nầy cũng có các hành tinh đang tạo thành cũng
như cũng có các hành tinh đã được tạo thành. Ðiều đó đã trở
thành sự thật khi họ có những dụng cụ viễn vọng kính tối tân
hơn và họ đã tìm thấy:
-
-
Mercury tức là Thủy Tinh, quay chung quanh mặt trời theo một
quỷ đạo giáp một vòng là 88 ngày. Cách mặt trời là 36 triệu
dặm anh.
-
-
Venus tức là Kim Tinh, quay chung quanh mặt trời theo một quỷ
đạo giáp một vòng là 225 ngày.
-
-
Earth là trái đất hiện chúng ta đang sinh sống, quay chung
quanh mặt trời theo một quỷ đạo giáp một vòng là 365 ngày.
Cách mặt trời là 93 triệu dặm anh.
-
-
Mars là Hoả Tinh, quay chung quanh mặt trời theo một quỷ đạo
giáp một vòng là 685 ngày. Cách mặt trời là 142,437,500 dặm
anh.
-
-
Jupiter là một Hành Tinh lớn, quay chung quanh mặt trời theo
một quỷ đạo giáp một vòng là 12 năm. Cách mặt trời là
486,437,500 dặm anh
-
-
Saturn cũng là một Hành Tinh lớn, quay chung quanh mặt trời
theo một quỷ đạo giáp một vòng là 29 năm rưỡi. Cách mặt trời
là 900,000,000 dặm anh.
-
-
Uranus cũng là một Hành Tinh lớn, quay chung quanh mặt trời
theo một quỹ đạo giáp một vòng là 84 năm. Cách mặt trời là
1,793,500,000 dặm anh.
-
-
Neptune cũng là Hành Tinh lớn, quay chung quang mặt trời theo
một quỹ đạo giáp một vòng là 165 năm. Cách mặt trời là
2,810,375,000 dặm anh.
-
- Pluto cũng là một Hành Tinh lớn, quay chung
quanh mặt trời theo một quỹ đạo giáp một vòng là 284 năm. Cách
mặt trời là hơn 3 tỉ rưỡi dặm anh.
-
-
Fomalhant là vì sao cách trái đất chúng ta 25 năm ánh sáng, và
cũng là vì sao nóng nhất ở Piscis Austrimus, vị trí thuộc về
chòm sao khác ở phía Nam Bán Cầu. Nó có khoảng 200 triệu năm
tuổi là cái tuổi mà mặt trời của chúng ta bắt đầu có Mercury
rồi tới Mars là những hành tinh còn ẩn sâu phía trong mặt trời
được tạo thành. Các nhà phát minh đặc biệt đã dùng kính viễn
vọng Keck II đã tìm thấy một đĩa bụi khổng lồ quay quanh
Fomalhant. Ðĩa bụi nầy các nhà Thiên Văn Học họ tin tưởng rằng
nó sẽ tạo thành những hành tinh quyến thuộc trong tương lai.
-
-
Vega là vì sao ở Bắc Bán Cầu, có khoảng cách địa cầu của chúng
ta là 25 năm ánh sáng, vị trí nằm trong chòm sao ở Lyra, nó có
350 triệu năm tuổi giống như Fomalhant, đó là cái tuổi mà nó
có các hành tinh giống như trái đất đi chung quanh. Vega cũng
được che phủ bụi ánh sáng, mặc dầu dĩa bụi nhẹ hơn đĩa bụi của
Fomalhant. Hầu hết đám bụi được tập trung thành nhóm cách xa
vì sao gốc 6.5 tỷ miles. Ðộ nầy thì gần gấp đôi độ xa giữa
hành tinh Pluto với mặt trời.
-
- Beta Pictoris là vì sao ở phía Nam Bán Cầu, có
khoảng cách từ địa cầu của chúng ta là 63 năm ánh sáng, vị trí
của nó nằm trong chòm sao Pictor. Vì sao nầy có khoảng 30
triệu năm tuổi(nó giống như cái giá vẽ của người thợ vẽ) các
nhà thiên văn đã có hình ảnh nó trước kia, khi mà vệ tinh thăm
dò, đã chỉ trúng nó vào năm 1983. Ðó là khi các nhà khoa học
đầu tiên thấy được đĩa bụi chung quanh các vì sao, đám bụi
huyền bí ở trong đĩa bụi của Beta Pic, nó cách xa Vega 190 lần
hơn khoảng cách từ Pluto tới mặt trời.
-
Vào năm 1995, càc nhà quan sát ở Switzerland đã khám phá đầu
tiên là hiện tượng tám hành tinh trên quỷ đạo các vì sao, nó
cách xa thái dương hệ của chúng ta. Năm trong số đó rộng lớn
bằng hoặc hơn Jupiter. Nhưng mà theo quỷ đạo của các vì sao
của chúng gần hơn là Mercury. Những người đã khám phá ra sáu
trong số tám hành tinh mới đó nói rằng:
-
- Không một người nào biết chắc rằng làm thế nào
một hành tinh có mặt ở nơi nào, cái tiên đoán tốt nhất là vùng
từ tính các vì sao mới phải tách ra khỏi cái lỗ, bởi sự ném
bụi ra phía ngoài hay bởi sự hốt bụi đi giống như hành tinh
chung quanh HR4796A và Fomalhant. Cái lỗ nầy là nơi ở an toàn
cho hành tinh tạo thành đi xa ra và đi lướt qua hướng về vì
sao bởi đám bụi. Hành tinh ngừng khi nó tới vùng không bụi,
bởi vì không còn đám bụi nào kéo nó đi, giống như một chiếc lá
trong giòng sông. Ðó có nghĩa là một hành tinh tạo thành quá
xa từ tính vì sao của nó là chống đở cuộc sống, nhưng không có
nghĩa là nó sẽ ở đó mãi mãi.
-
Ông Hartmann giải thích rằng:
-
- Chúng ta không thể quan sát các hành tinh tạo
thành, trong một thời gian nhất định, bằng cách chỉ nhìn một
vì sao, nhưng chúng ta có thể thấy nó bằng cách nhìn những vì
sao trong các tuổi khác nhau, rồi nó sẽ cho chúng ta thấy có
sự tương đương như cái quyển tập hình thời thơ ấu. Khi tập hợp
các hình chung lại nhau, sẽ cho chúng ta thấy sự tạo ra và sự
lớn lên của một giòng họ các hành tinh.
-
Từ đó chúng ta mới có khái niệm về sự hình thành các hành tinh
trong Thái Dương hệ của chúng ta. Cứ mỗi hành tinh được tạo và
trưởng thành ở những thời kỳ khác nhau, ở mỗi vị trí khác
nhau, thì lẽ tất nhiên chúng cũng sẽ quay chung quanh mặt trời
những chu kỳ khác nhau. Ở đây một điểm đáng lưu ý là: Ðức Phật
ngài nói các Thế giới đều được hình thành qua các thời kỳ
nhưng khoảng trời Vô Sắc Giới thì không bị ảnh hưởng, trong
khi đó các nhà Thiên Văn cũng nói:
-
-
Cái lỗ nầy là nơi ở an toàn cho hành tinh tạo thành đi xa ra
và đi lướt qua hướng về vì sao bởi đám bụi. Hành tinh ngừng
khi nó tới vùng không bụi, bởi vì không còn đám bụi nào kéo nó
đi, giống như một chiếc lá trong giòng sông.
-
Trong tinh thần cởi mở và chấp nhận thì sự hình thành vũ trụ
theo quan điểm của Ðức Phật, các khoảng cách của mỗi tầng
trời, và những khái niệm về tuổi thọ của những chúng sanh ở
các cõi trời không có gì là sai sự thật.
-
C- Kiếp Hoại
-
Ðến tiểu kiếp thứ 20 của kiếp trụ đã mãn, là bắt đầu qua kiếp
Hoại, bấy giờ có thêm một mặt trời thứ hai xuất hiện trong
không trung, vì vậy mà suối sông đều khô cạn. Một thời gian
lâu lâu, lần thứ hai một mặt trời khác xuất hiện trong không
trung, nên tất cả các nước trong sông lớn đều khô cạn. Ðến lần
thứ ba, mặt trời thứ bốn xuất hiện, thì các ao nước lớn khô
cạn. Lần thứ bốn, mặt trời thứ năm xuất hiện làm cho nước
trong biển lớn đều khô cạn. Lần thứ năm, mặt trời thứ sáu xuất
hiện thì quả điạ cầu nổi khói, cho đến mặt trời thứ bảy xuất
hiện thì tất cả các nơi trên địa cầu đều bị thiêu hủy trở
thành thế giới lửa. Từ Sơ Thiền trở xuống sáu trời cõi Dục
Giới đều bị thiêu hủy thành tro tàn. Thời kỳ nầy trải qua 20
tiểu kiếp.
-
Thế giới thành hoại, hoại thành lập đi lập lại mỗi chu kỳ như
thế 64 đại kiếp, và cứ thế xoay vần tương tự mãi mãi như thế
không cùng tận. Sự lập lại cứ trải qua bảy đại kiếp đầu, có
bảy lần thành, bảy lần hoại. Những lần nầy đều bị đại hỏa phá
hoại thế giới. Ðến đại kiếp thứ tám đến thời gian hoại, lúc
bấy giờ đại thủy tai nó phá hoại cả đại thiên thế giới, và đến
tất cả các cõi trời:
-
-
Quang Âm Thiên
-
-
Vô Lượng Thiên
-
-
Thiểu Quang Thiên
-
Tất cả những cõi trời nầy thuộc Nhị Thiền cũng bị phá hoại. Từ
đại kiếp thứ chín đến đại kiếp thứ 15, trong 7 đại kiếp nầy
cũng 7 lần đại hỏa tai phá hoại thế giới. Ðến đại kiếp thứ
mười sáu lại bị thủy tai phá hoại đến lớp trời Nhị Thiền. Như
thế cứ mỗi tám cái đại kiếp, có bảy lần đại hỏa tai, một lần
đại thủy tai.
-
Cứ như thế mà tiếp tục lập lại cho đến tám lần tám là đại kiếp
thứ 64, thay vì bị đại thủy tai phá hoại thì được thay thế
bằng đại phong tai phá hoại cả đại thiên thế giới, cho đến các
cõi trời thuộc Tam Thiền cũng bị phá hoại.
-
-
Trời Biến Tịnh
-
-
Trời Vô Lượng Tịnh
-
-
Trời Thiểu Tịnh
-
d- Kiếp Không
-
Sau khi kiếp hoại hết rồi, từ lớp trời Nhị Thiền sắp xuống đều
chìm trong khoảng mịt mù tối tăm, thành một cõi không. Thời
gian của kiếp không cũng trải qua 20 tiểu kiếp. Khi mãn kiếp
không rồi, hợp chung thành bốn trung kiếp: Thành, Trụ, Hoại,
Không, để thành một đại kiếp.
-
III- Kết Luận:
-
Ngày xưa khi nghe các thầy dạy học kể chuyện đời sống ở các
quốc gia Tây Phương, tôi cảm thấy mình thật xa xôi với họ.
Những khi có duyên định cư tại Hoa Kỳ tôi thấy mình và họ
không có sự ngăn cách. Khi chưa học hỏi giáo lý của Ðức Phật,
nhất là chưa có một khái niệm nào về các thế giới siêu thực,
tôi cảm thấy mông lung mơ hồ. Nhưng khi có biết một chút ít
tôi cảm thấy là cõi Phật, cõi trời rất là gần gũi. Cũng vậy,
khi tìm hiểu về sự cấu thành của các hành tinh và biết nó có
khả năng tạo nên sự sống, thì mặc dầu hiện nay chúng ta nghĩ
rằng chỉ có trái đất chúng ta có sự sinh sống. Nhưng trong
tương lai, chúng ta không còn đơn độc mãi mãi. Bởi vì nếu vì
sao HR4796A hay bất cứ vì sao nào được trình bày ở trên giống
như những tinh cầu, trong hệ thống thái dương hệ chúng ta, thì
một ngày nào đó cũng sẽ có người sinh sống như chúng ta. Hoặc
có thể chúng ta sẽ di dân đến đó để sinh sống. Chúng ta thường
nghe Ðức Phật dạy, muốn được sanh về cõi Phật hoặc cõi trời
thì phải ráng tu tập, tùy theo Thiền hoặc Tịnh Ðộ, hay bất cứ
pháp môn nào cũng được, nghĩa là phải tự chính mình sắm sửa
hành trang. Ngày nay các nhà thiên văn nói, muốn sống trên các
hành tinh khác phải cần chuẩn bị một số điều kiện. Tuy nhiên
điều kiện ràng buộc của các nhà khoa học là chính hành tinh đó
phải hội đủ điều kiện chứ không phải ở nơi những người muốn
đến đó phải hội đủ điều kiện, và họ đã viết một danh sách ngắn
nêu lên những điều kiện mà một hành tinh phải có để có thể bảo
đảm sự sống của chúng sanh:
-
1- Ðiều kiện đầu tiên là hành tinh nầy phải đi theo một quỷ
đạo nhất định của nó, nếu không nó sẽ đụng vào những tảng đá
lớn trong không gian hoặc sao chổi, hoặc những hành tinh khác.
Theo ông Jack Lissauer một nhà Thiên Văn của Nasa Ames
Research Center nói rằng:
-
-
Nếu có sự đụng chạm thì sự đụng chạm đó sẽ làm chảy hoặc bị
nghiền nát một phần lớn của một hành tinh, làm thiêu đốt đi
biển cả, và tạo ra độ nóng khoảng 2000 độ nhiệt lượng trong
khí quyển, và độ nóng đó sẽ kéo dài cho 2000 năm.
-
2- Ðiều kiện kế là hành tinh phải nguội, có nghĩa
là nó không quá gần mặt trời, để cái vỏ hành tinh đặc lại, và
những hành tinh tạo thành đủ gần với vì sao sẽ không bị đông
lạnh. Ðồng thời nó cũng có chất thán khí, đạm khí và nước đó
là chất hoá học cần thiết cho cuộc sống. Hành tinh đó không
nên quá gần mặt trời, cũng như những hành tinh trẻ, vì nếu quá
gần thì những chất hóa học nầy sẽ bị thoát hơi đi bởi một ngôi
sao trẻ và nóng. Sự sống cũng cần có bầu khí quyển, hơi nước,
dưỡng khí, và những chất hơi khác bám vào đã tạo thành bầu khí
quyển, và cuối cùng là hành tinh đó phải có đủ độ nặng để có
trọng lực giữ vững nó lại.
-
Những điều kiện mà các nhà Thiên Văn Học quả thật
họ lo xa, nhưng theo thiển ý của chúng tôi, thì nếu các hành
tinh đều được tạo thành từ nơi dãy Thiên hà, nói rộng. Thu hẹp
là các hành tinh được tạo thành từ trong một Thái Dương Hệ,
thì chắc hẳn các hành tinh đó tất nhiên phải quay theo quỹ đạo
nhất định của nó. Ðiều kiện thứ hai thì như chúng tôi đã trình
bày ở trên là sự hình thành vũ trụ tất cả đều theo tiến trình:
Thành, Trụ, Hoại, Không, vì thế khi thế giới trải qua quá
trình hình thành thì, và sau đó tất nhiên phải đến giai đoạn
trụ. Một khi thời điểm Trụ đã đến thì tất cả các điều kiện hội
đủ để cho các loài chúng sanh sinh sống ở cõi nào đó tất nhiên
cũng được thỏa mãn. Hiện tại chúng ta hãy cố gắng chờ để xem.
-
Tài Liệu Tham Khảo:
-
-
Nhi Khóa Hiệp Giải
-
-
Hoa Nghiêm Kinh
-
-
Essentials Of The Dynamic Universe
-
-
Cơ Cấu và Sự Biến Chuyển Vũ Trụ Theo Ðạo Phật.
|