-
Những Vị Vua Phật Giáo
-
Tác Giả: D. C. Ahir
-
Dịch Giả: Trần Ðức Phi Bằng
-
(Tiếp Theo)
-
--o0o--
-
-
2- MILINDA (DI LAN ÐÀ)
-
Phật Giáo bị xuống dốc với sự nổi lên của Pushyamitra, người
ám sát Brihadartha, vị vua cuối cùng của vương triều
Maurya(Khổng Tước), vào năm 185 trước Tây Lịch nhưng được phục
hồi phần nào ngay sau đó với sự quy y của Menander hay
Milinda, một vị Vua Hy Lạp cai trị vùng Tây Bắc Ấn Ðộ vào cuối
thế kỷ thứ hai. Vương quốc Ấn-Hy của Milinda trải dài từ
Gandhara đến Mathura, bao gồm Gandhara, Sind, Punjab,
Kathiawar và miền Tây Uttar pradesh. Sagala hay Sakala(ngày
nay là Sialkot), một thành phố cổ và lịch sử, xưa kia là thủ
đô của vua Milinda. Ông trị vì từ năm 161 trước Tây Lịch đến
khi ông qua đời vào năm 130 trước Tây lịch(27).
-
Ngoài việc là một quân nhân và chiến sĩ ưu tú,
Milinda còn là một học giả nổi danh và là người ham chuộng sự
hiểu biết về cốt tủy tôn giáo của Ấn Ðộ, quê hương mới của
ông. Với mục đích đó, ông đã gần gũi nhiều vị thầy Ấn Ðộ nhưng
không vị nào thỏa mãn được sự tìm kiếm của ông. Vì vậy ông
chán nản và tuyên bố:
-
-
Toàn nước Ấn Ðộ chỉ là một trò khoác lác trống rỗng. Không có
người nào có khả năng tranh luận với ta và giải tỏa những thắc
mắc của ta.
-
Trong hoàn cảnh đó, một hôm nhà vua tình cờ nhìn thấy một vị
tu sĩ Phật Giáo tên Nagasena(Na Tiên hay Long Quân) đi ngang
qua cung điện. Dáng vẻ trầm lặng và thanh thản của Nagasena
làm cho nhà vua có ấn tượng sâu sắc và chú ý. Ông mời vị tăng
vào cung và hỏi về tôn giáo của vị ấy. Sau khi ngài Nagasena
giải đáp một số vấn đề gay cấn do nhà vua nêu ra, Milinda trở
thành một phật tử thuần thành. Cuộc vấn đáp giữa Vua và ngài
Nagasena được ghi lại trong một bản kinh Pali tên là
Milinda-panha (Di Lan Ðà hỏi). Tác phẩm gồm bảy phần và bao
quát hầu hết mọi vấn đề của Phật Giáo.
-
Sau khi quy y theo Phật Giáo, vua Milinda trở
thành một chiến sĩ nhiệt thành trong công tác Phật sự. Ông xây
một tu viện tên là Milinda-Mihara (Chùa Milinda) ở Sialkot để
ngài Nagasena và các vị đồng tu cư trú. Ông cũng cúng dường
nhiều cho Tăng Già ở những nơi khác. Theo bản khắc
Shinkot(28), Milinda giúp đỡ trong việc truyền bá Phật Pháp.
Tại Sinkot ở Bajur(Tỉnh Gandhara ở vùng biên giới trong lúc
này) một hộp hài cốt cũng được tìm thấy(29). Trên hộp này có
một câu chữ bằng tiếng Kharoshthi do người đề tặng là một Phật
tử Ấn Ðộ tên là Vijayamitra, sống vào thời Milinda. Việc Vua
Milinda là một Phật tử thuần thành được chứng minh bằng một số
tiền có hình bánh xe Pháp Luân (Dharma-Chakra), một biểu tượng
Phật Giáo. Milinda cũng tự xưng là Dammaka cũng như Dikaios
trên những đồng tiền nầy, cả bằng tiếng Pali và Hy Lạp, có
nghĩa là công minh. Theo Plutarch, một sử gia Hy Lạp, Menander
có một quan niệm sâu sắc về công chính và được dân chúng
thương yêu thân mật.
-
3- KANISHKA (Ca Nhị Sắc Ca)
-
Vào khoảng năm 80 trước Tây Lịch, bộ tộc Saka xuất
hiện trên sân khấu chính trị Ấn Ðộ. Thủ lãnh Saka đầu tiên xâm
chiếm đóng phần lớn đất đai của địa phận Punjab và Gandhara là
Maues hay Mauakas. Maues, về sau theo Phật Giáo, là vị vua Ấn
Ðộ đầu tiên phát hành tiền có hình Ðức Phật. Maues qua đời vào
năm 58 trước Tây lịch và Azes I nối ngôi. Tiếp theo là những
vị vua Hagamasha, Hagana và Rajuvala hay Rajula.
-
Tiếp theo bộ tộc Saka là bộ tộc Kushana(Qúy
Sương). Bộ tộc Kushana là một nhánh của bộ tộc Yueh-Chi(Ðại
Nguyệt) gốc ở miền Tây-Bắc Trung Hoa. Vào khỏang năm 125 trước
Tây Lịch, họ tiến đến vùng Bactria, dừng lại đây và từ bỏ lối
sống du mục. Bộ tộc chia làm năm nhóm. Vào khoảng năm 40 trước
Tây Lịch, Kajula Kadphises, thủ lãnh của một trong năm nhóm,
đánh bại bốn nhóm kia và thiết lập một vương quốc thống nhất
Yueh-Chi. Không lâu sau đó, ông tấn công người Pa-thi Ấn
(Indo-Parthia) và chiếm của họ vùng nam Afghanistan và
Gandhara, và như vậy bành trướng lãnh thổ đến tận Taxila.
Trong thời gian ở Gandhara, vua đầu Kushana (Qúy Sương) thứ
nhất, Kajula Kadphises hay Kadphises I được Phật Giáo lôi
cuốn. Từ những đồng tiền của ông tìm được ở Taxila, chúng ta
thấy rõ rằng Kadphises I là một Phật tử thuần thành. Bên cạnh
hình Phật, những đồng tiền của ông có chữ viết theo mẫu tự
Kharoshthi(33) Dhamma-Thidasá hay Sacca-Thidasa có nghĩa là:
Kiên định trong giáo pháp hay chánh pháp. Kajula Kadphises
được con trai là Vima Kadhpises kế vị. Kadphises II bành
trướng lãnh thổ đến tận Punjab và một phần của vùng Uttar
Pradesh ngày nay. Ông cai trị một đế quốc rộng lớn từ Taxila
khoảng 14 năm (64-78 sau Tây lịch). Ông được kế vị bởi
Kanishka, một lãnh tụ vĩ đại nhất của vương triều Kushana (Qúy
Sương).
-
Kunishana (Ca Nhị Sắc Ca) là một nhà chinh phục
lớn. Không lâu sau khi lên ngôi, Kanishka chiếm kashmir. Sau
đó ông bành trướng vương quốc của ông đến tận Bihar (Patna) về
hướng đông và đến tận Konkan về hướng tây. Kanishka cũng lãnh
đạo thành công chiến dịch chống Trung Hoa và sáp nhập Kashgar,
Yarkand và Khotan vào đế quốc của ông. Thủ đô của đế quốc rộng
lớn của vua Kanishka là purushapura (ngày nay là Peshawar),
một thị trấn chiến lược kiểm soát con đường giao thông chính
từ Afghanistan đến những đồng bằng Ấn về thương mãi cũng như
chiến tranh. Như vậy Kanishka là người làm chủ những trục giao
thông lớn của các nền văn minh chủ động lúc bấy giờ.
-
Kanishana không phải là người mới theo Phật, nhưng
kế thừa tín ngưỡng Phật Giáo từ cha ông. Tuy nhiên, người ta
nói rằng ông gắn bó chặt chẽ với Phật Giáo sau khi chứng kiến
những cảnh tượng đẫm máu trong những cuộc chinh phục của ông.
Vào thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch, Phật Giáo ở Ấn Ðộ đang trong
giai đoạn biến chuyển. Những hoạt động văn học của những nhà
bác học Phật Giáo ưu tú thời đại đương chuyển hướng về đại
thừa. Kanishka bị lôi kéo bởi hình thức mới của Phật Giáo
đương thành hình. Theo lời khuyên của Parsva (Hiếp Tôn Giả),
một nhà Phật Học lớn, Kanishka triệu tập một Hội Nghị Phật
Giáo để nhất trí những giáo lý khác nhau của các bộ phái. Cuộc
Hội Nghị, thường được gọi là Kỳ Kết tập Lần Thứ Tư, do ngài
Vasumitra (Thế Hữu) chủ trì. Năm trăm vị trưởng lão Phật Giáo,
phần lớn thuộc Nhứt Thiết Hữu Bộ (Sarvastivadin), tham dự cuộc
triệu tập và nghe lại những giáo lý nhà Phật, và làm chú giải
về những giáo lý nầy. Những chú giải được gọi là Vibhasa
Sastra(Tỳ Bà Sa Luận) và bao gồm cả Tam Tạng giáo điển Phật
giáo. Theo ngài Huyền Trang(34), cuộc kết tập san định 100,000
bài kệ về Vinaya-vibhasha-sastra giải thích Vinaya(Luật), và
100,000 bài kệ về Abhidharma-vibhasa-sastras giải thích
Abhidharma (Luận). Những kệ này được khắc trên những bản đồng
và được giữ trong một ngôi tháp dùng riêng cho việc này. Những
bản đồng này chưa được tìm ra. Tuy nhiên Mahavibhasa (Ðại Tỳ
Bà Sa), vẫn còn được giữ bằng tiếng trung hoa, có thể đại biểu
cho những chú giải san định kỳ Kết Tập Lần Thứ Tư này.
-
Cuộc Ðại Hội do vua Kanishka triệu tập, theo một
truyền thống thì cho là được tổ chức tại Kasmir, trong khi có
truyền thống khác thì được tổ chức tại Jalandhar ở Punjab. Tự
Ðiển Ðại Lý(35) nói về vùng này như sau:
-
-
Miền Jullundur được nói đến sớm nhất trong lịch sử là dưới
triều vua Kanishka(Ca Nhị Sắc Ca) của vương triều Kushana(Qúy
Sương), cai trị từ Kabul cho đến vùng U.P ngày nay. Ở đó, với
sự xúi giục của ông, một cuộc hội họp của các vị thầy tu Phật
Giáo để kết tập kinh điển Phật Giáo đã diễn ra ở Kuvana, gần
Jullundur, vào khoảng năm 100 sau Tây Lịch.
-
Như ngài Huyền Trang ghi lại vào thế kỷ thứ bảy, theo truyền
thống của Phật Giáo Ấn Ðộ, kỳ kết tập này diễn ra ở Kasmir.
Nhưng sự xác nhận cho rằng Jalandhar là nơi xảy ra Kỳ Kết Tập
dường như có căn cứ vững vàng. Tài liệu về kỳ kết tập này được
thấy ở nhiều tác phẩm soạn rất sớm trước khi nhà chiêm bái
Trung Hoa đến. Trên cơ sở đó, những học giả ưu tú như Bác Sĩ
Radhakrishnan(36), Grunwedel(37) và Wadell(38), cũng chấp nhận
rằng Jalandhar là nơi xảy ra kỳ kết tập này. Những học giả giữ
quan điểm rằng Kasmir là nơi xảy ra Cuộc Kết Tập nói rằng
Jalandhar là nơi được vua Kanishka dự tính nhưng sau đó hủy bỏ
vì khí hậu nơi đây nóng và ẩm. Ðó không phải là một lý do vững
chắc để thay đổi nơi hội họp vì có thể cử hành trong mùa đông.
Nếu nơi hội họp về sau thay đổi, nó có thể dời đến chùa
Tamsavana, nơi đây, theo Nundo Lai Dey(39), kỳ kết tập lần thứ
tư được tổ chức tại tu viện Tamsavana nằm trong vùng Sultanpur
hay Raghunathpur ngày nay, nơi gặp nhau của hai con sông Bias
và Serherị. Nó cách thành phố Jalandhar vào khoảng 25 dặm về
hướng đông bắc. Học giả nổi danh Katyayana(40), mà tác phẩm
của ông là Abhidharmajnanaprasthna Sastra được đem ra thảo
luận trong kỳ kết tập lần thứ tư, thuộc vào tu viện này.
-
Kanishka là một người bảo trợ lớn về vấn đề học
vấn. Vào thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, pali, ngôn ngữ được
dùng trong các kinh điển Phật Giáo, có khuynh hướng nhường chỗ
cho Sanscrit và có nhiều học giả Sanscrit ưu tú ở trong triều
đình của Kanishka. Asvaghosh(Mã Minh), một tác giả xuất sắc
nhất về Sanscrit trong thời kỳ hậu phệ đà được Kanishka bảo
trợ. Parsva (Hiếp Tôn Giả) và Vasumitra(Thế Hữu) là hai học
giả Phật Giáo lớn trong triều đình của Kanishka. Chính do sự
đề nghị của ngài Parsa(Hiếp Tôn Giả) mà Kanishka triệu tập kỳ
kết tập lần thứ tư. Vasumitra (Thế Hữu), người chủ trì cuộc
kết tập, cũng viết một luận về mười tám bộ phái Phật Giáo.
Theo Taranath, Dharmatrata, tác giả Udanavarga, một bản dịch
Sanscit(Phạn ngữ) tác phẩm Pali Dhammapada(Kinh Pháp Cú), cũng
từ triều đình Kanishka.
-
Bên cạnh những vị Thầy tôn giáo, còn có một số học
giả ưu tú về những khoa học thế tục trong triều Kanishka.
Mathara, một tư tưởng gia chính trị xuất chúng, là một Ðại
Thần của Kanishka. Charaka, thầy thuốc của vua, là một trong
những thầy thuộc danh tiếng thời xưa. Ông là tác phẩm nổi
tiếng Charakasamhita, từ đó một bản san định của Dridhabala
còn đến bây giờ. Tác phẩm nầy phổ biến rất rộng rải và được
dịch sang các thứ tiếng Ba Tư và Ả Rập.
-
Giống như Asoka (A Dục), Kanishka dự phần vào việc
truyền bá Phật Giáo trong Ấn Ðộ và ra nước ngoài với sự hăng
say và thích thú của một nhà truyền giáo. Với sự khởi xướng,
hướng dẫn và bảo trợ của ông, chẳng những Phật Giáo trở thành
đại chúng và đâm rễ sâu vào quê hương nó, nhưng còn được
truyền bá thành công ở Trung Á và Trung Hoa. Nói một cách
khác, ông hoàn thành công việc của Asoka (A Dục), giúp hoằng
dương Phật Pháp trên khắp châu Á.
-
Kanishka bảo trợ một cách rộng rãi cho vấn đề nghệ
thuật và kiến trúc. Giống như Asoka, ông là một nhà xây dựng
lớn và đã xây dựng nhiều chùa, tu viện và tháp. Mặc dầu những
công trình kiến trúc của Kanishka rải rác khắp trong vương
quốc ông, những tháp và chùa chính nằm ở thủ đô là Pashawar,
Taxila và Kasmir. Theo Rajatarangini của Kalhana, Kanishka xây
dựng một thành phố tên là Kanishkapura ngày nay được nhận ra
là Kansipur ở Kasmir. Kanishka được nói là đã phục hồi việc
tặng toàn bộ Kasmir cho Tăng Ðoàn Phật Giáo đặt ra từ thời
Asoka. Ở Peshawar, Kanishka xây một ngôi tháp lớn đặt tên ông.
Về hướng tây của ngôi tháp, ông xây một ngôi chùa lớn được gọi
là Ðại Tự Kanishka.
-
Ngôi Tháp lớn ở Pashawar do Kanishka xây, ngài
Pháp Hiển, một nhà chiêm bái Trung Hoa đầu tiên vào đầu thế kỷ
thứ năm sau Tây Lịch có đến viếng. Ngài nói(41):
-
-
Trong tất cả các đền, chùa mà nhà chiêm bái viếng qua, không
chỗ nào so sánh được với nơi nầy về hùng vĩ và tráng lệ, và
người ta nói rằng trong tất cả các chùa trên thế giới, ngôi
nầy được xếp vào bậc nhất.
-
Ngài Huyên Trang, nhà chiêm bái Trung Hoa thứ ha, viếng
Peshawar vào năm 630. Theo ngài(42), tháp Kanishka cao 400 bộ;
phần dưới gồm có năm tầng và cao 150 bộ. Những tàn tích của
ngôi tháp này được coi như đồng bộ với những tàn tích
Shah-ji-ki-Dheri gần cổng Ganj thuộc vùng ngoại ô đông nam của
Peshawar ngày nay. Khu vực này được khai quật vào năm
1908-1909 và một trong những khám phá quan trọng là Hộp
Kanishka nổi danh. Chiếc hộp chứa xá lợi của Ðức Phật do chính
tay vua Kanishka đặt vào. Trên nắp hộp thánh tích có một Ðức
Phật ngồi có hai vị Bồ Tát hai bên. Trong phần chạm tròn phần
trên của hộp là một đường viền hình những con thiên nga đang
bay; phía dưới là đường viền chính với một hình bán thân của
những người sùng đạo. Trên nắp và các mặt là một câu khắc bằng
chữ Kharoshthi hai lần đề cập đến tên Kanishka và chấm dứt với
tên người thợ cả: Bầy tôi Agisala, người giám thị công việc ở
chùa Kanishka tại Tăng già lam Mahasena(43).
-
Với sự xuất hiện của Phật Giáo Ðại Thừa, hình ảnh
của Ðức Phật trở thành thịnh hành. Hai trường phái nghệ thuật
và điêu khắc Phật Giáo quan trọng ra đời là Gandhara và
Mathura. Nghệ thuật Gandhara là một nghệ thuật hỗn hợp phát
triển do sự tiếp xúc với những giống dân ngoại quốc như Hy
Lạp, Saka, Pahlava và Kushana. Những mảnh nghệ thuật Gandhara
được tìm thấy ở Taxila, khu vực xung quanh Peshawar và
Afghanistan; tuyệt vời nhất trong những mảnh nghệ thuật nầy là
từ Jaulian và tháp Dharmarajika ở Taxila và từ Hađa gần
Jalalabad. Nghệ thuật Mathura là nghệ thuật thuần túy bản xứ.
Những hình ảnh Phật và Bồ Tát đầu tiên thuần túy Ấn Ðộ được
làm tại Mathura trong thời vua Kanishka.
-
Vua Kanishka trị vì từ năm 28-101 sau Tây lịch.
Kanishka đã mở đầu một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên bắt đầu từ khi
ông lên ngôi vào năm 78 sau Tây lịch. Kỷ nguyên đó được biết
đến là kỷ nguyên Saka chính kỷ nguyên này được người Saka
Satrap ở miền Tây Ấn xử dụng trong một thời gian lâu dài. Ấn
Ðộ ngày nay làm cho Kanishka trở thành bất tử khi dùng kỷ
nguyên Saka làm kỷ nguyên Quốc gia.
-
Những vị vua quan trọng của Vương Triều Kushana
(Qúy Sương) sau Kanishka là: Vasishka hay Kanishka II,
Kuvishka và Vasudeva. Trong thời gian những vị vua nầy trị vì,
Phật Giáo tiếp tục phát triển. Huviska, vị vua kế thừa thứ hai
sau Kanishka, xây dựng một tu viện và một ngôi chùa ở Mathura.
Ngôi chùa lớn Ðại Bồ Ðề, vẫn còn cho đến ngày nay, được xây
dựng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch với những sự cúng dường
lớn lao của vua Huvishka. Triều đại Kushana suy sụp vào cuối
thế kỷ thứ hai sau Tây lịch.
-
4- HARSHA (GIỚI NHẬT VƯƠNG)
-
Những năm mở đầu thế kỷ thứ sáu sau Tây Lịch, Ðế
Quốc Gupta (Cấp Ða) suy yếu. Lợi dụng sự nhu nhược của các vua
Gupta cuối cùng, một số thủ lãnh địa phương tách ra thành lập
những vương quốc độc lập. Hai trong số đó là bộ tộc Maukharie
ở Kanauj và vương triều Vardhana ở Thanesar. Kaunauj hay
Kanyakubja (thành phố người lùn) ở trong quận Farrukhabad ở
Uttar Pradesh. Tanesar ngày nay là một tổng hành dinh Tehsil
tại quận Karnal ở Haryana.
-
Thủ lãnh có quyền lực lớn đầu tiên của triều đại
Vardhana ở Thanesar là Prabhakaravardhana(583-605 sau Tây
lịch), ban đầu là một thủ lãnh nhỏ của Sthanesvara (Thanesar),
nhưng về sau trở nên một vị vua hùng mạnh với sự chinh phục
những vùng đất lân cận. Vì việc xâm chiếm bốn phương,
Prabhakarvardhana có danh hiệu là Maharajadhiraja trong khi
cha ông là Adityavardhana và ông nội là Rajyavardhana I chỉ
được gọi là Maharaja. Prabhakarvardhana có hai người con trai,
Rajyavardhana và Harshavardhana, và một người con gái,
Rajyasri. Trong bản Madhuaban, Rajyavardhana được diễn tả là
một người thờ phụng Sugata (Buddha) sùng kính nhất(44). Cũng
tương tự đối với Harsha và Rajyasri.
-
Harsha phải nắm quyền ở Thanesar và vương quốc
Kanauja trong những hoàn cảnh đột ngột và bi thảm. Trong khi
Rajyavardhana, anh của ông, đang chỉ huy ở chiến trường đánh
với quân Hung vùng Tây Bắc, Vua cha băng hà. Mặc dù
Rajyavardhana chiến thắng, ông trở về buồn nản với những vết
thương của kiếm và tên, và thất vọng với cái chết đột ngột của
người cha. Harsha và người anh đang còn đau buồn về cái chết
của người cha thương yêu thì một kỵ sĩ tên là Samvadaka mang
tin cho biết người anh rễ là Grahavarman bị ám sái, và người
chị gái, Rajyasri, bị cầm tù dưới tay của vua Ấn Malwa. Nghe
tin đó, Rajyavardhana, mặc dù chán nản và những vết thương vẫn
còn chưa lành, an ủi người em và vội vàng đem quân đến giải
cứu Rajyasri. Harsha ở lại phía sau để chống giữ sự xâm lấn
của quân Hung. Rajyavardhana đánh bại vua Malwa, nhưng lọt
vào bẫy của Sasanka, một ông vua Bà La môn của Gauda(Bengal),
đồng minh của vua Malwa. Sasanka giao Rajyasri cho
Rajyavardana để bày tỏ sự quy phục và thân hữu, và mời dự một
cuộc gặp gỡ. Khi Rajyavardhana đến chỗ họp mặt thì bị Vua
Gauda ám hại.
-
Harsha lúc bấy giờ mới chỉ mười sáu tuổi mà trong
một thời gian ngắn đã liên tiếp mất cha, anh rễ và anh trai.
Không chỉ có vậy, danh tiết của người chị vẫn còn trong vòng
nguy hiểm. Vị hoàng tử Phật Giáo nổi giận và nguyện sẽ trừng
phạt những kẻ giết hại cha, anh rễ và anh ruột của mình. Ông
vội vàng dẫn quân đến Kanauj. Trên đường đi, ông nhận một số
quà quý giá từ Hamsavega, thay mặt cho Bhaskaravarman, vua của
Kamarupa(Assam), một biểu hiện sự đồng minh. Harsha vui vẻ
chấp nhận sự giúp đỡ và tiếp tục lên đường. Sau khi đi thêm
một quảng đường, Harsha nghe tin rằng Rajyasri đã được phóng
thích và ẩn náu trong rừng Vindhya. Vì vậy ông đổi kế hoạch và
quay về rừng Vindhya để tìm Rajaysrị. Ở đây ông gặp vị Thánh
Tăng Divakaramita, một người bạn xưa của Grahavarman đã qua
đời. Nhờ sự giúp đỡ của ông, Harsha tìm được Rajyasri khi cô
ta sắp chết vì bị đưa lên giàn hỏa thiêu. Sau khi cứu
Rajyasri, Harsha quay trở lại Kanauj. Khi ông đến Kanauj,
Sasanka sợ hãi rút lui và vua Kalwa không dám chiến đấu. Và
Harsha đã lấy Kanauj một cách dễ dàng. Bởi vì không có người
thừa kế ngôi vua Kanauj, Rajyasri, bây giờ đã là một nữ tu
Phật Giáo, khuyên và với sự đồng ý của những người quý tộc
trong triều đình Maukhari, Harsha được ủy thác trọng trách.
Như vậy Harsha trở thành lãnh tụ của cả triều đình Thanesar và
Kanauj.
-
Sau khi thống nhất hai vương quốc, Harsha, như
ngài Huyền Trang kể lại, trong lúc ông ra lịnh cho các đại
thần:
-
-
Những kẻ thù của anh ta vẫn còn chưa bị trừng phạt, những nước
láng giềng không chịu thần phục, khi vẫn còn tình trạng nầy,
tay phải của ta sẽ không bao giờ đưa thức ăn lên miệng. Vì
vậy, nhân dân và các quan hãy hợp nhất một lòng, tạo nên sức
mạnh.
-
Rồi ông tập hợp tất cả quân sĩ của vương quốc, triệu tập những
bậc thầy về quân sự. Quân lực gồm 5,000 voi, 20,000 kỵ binh và
50,000 bộ binh. Ông đi từ đông sang tây chinh phục tất cả
những ai không thần phục. Sau sáu năm, ông đã chinh phục Năm
Ấn. Như vậy Harsha đã mở rộng bờ cõi của ông trên một vùng đất
rộng lớn bao gồm Runjab, haryana, Uttar Pradesh, Bihar, Bengal
và Orissa. Một lần nữa, quyền lực Trung Ương ở Bắc Ấn được
thiết lập. Chúng ta không nghi ngờ rằng Harsha được coi như
Chúa Tể tối cao của Bắc Ấn. Về sau, Harsha đổi thủ đô từ
Thanesar về Kanauj vì những lý do hành chính và chính trị.
-
Ngoài việc là một nhà chinh phục lớn, Harsha còn
là một nhà lãnh đạo khéo léo và giỏi. Ông là một người có nghị
lực phi thường và là một sức mạnh chủ động của toàn bộ guồng
máy hành chánh. Harsha đi kinh hành qua các tỉnh để xem xét
các quan lại có thi hành đứng đắn chính sách của ông không.
Những quan lại không có khả năng và thối nát đều bị trừng
phạt, những người tốt có khả năng thì được tưởng thưởng.
-
Ngài Huyền Trang đánh giá cao về tinh thần ôn hoà, công chính,
có hiệu quả và khoan dung trong nền cai trị của Harsha. Ngài
nói(46):
-
-
Vì chính quyền được thiết lập trên những nguyên tắc nhân đạo,
nền hành pháp có tính cách đơn giản. Hộ khẩu không phải đăng
ký sổ sách, và người dân không bị cưỡng bức lao động. Thuế
đánh vào người dân thì nhẹ và công tác của người dân thì vừa
phải. Mọi người được giữ tài sản riêng một cách yên ổn, mọi
người đều canh tác để sống. Những người canh tác tài sản quốc
gia trả một phần sáu của sản phẩm coi như cống thuế. Những
thương gia đến và đi để làm những việc thương mãi. Những bến
sông và trạm đường bộ đặt ra để thu một món thuế nhỏ.
-
Cũng như Asoka, Harsha dấn thân và dùng tất cả khả
năng và tiền của vào mục đích phúc lợi cho dân chúng. Ông cho
thiết lập những Dharmasala để chu cấp thực phẩm, nước uống,
thuốc men cho người nghèo và người bịnh. Ngài Huyền Trang(47)
nói rằng:
-
- Harsha thực hành tối đa các giới luật, cố gắng trồng cây
công đức đến quên ngủ quên ăn. Ông ngăn cấm sự giết hại sinh
vật để làm thực phẩm trong toàn năm xứ Ấn Ðộ với hình phạt xử
tử không tha thứ. Ông cho xây trên bờ sông Hằng nhiều ngàn
ngôi tháp trên các đại lộ của các thị trấn và làng mạc trên
toàn Ấn Ðộ, ông cho dựng nhà nghỉ, cung cấp thuốc men cho
những người du hành và người nghèo, không hạn chế.
-
Nói cách khác, Harsha dấng thân vào những công tác hòa bình,
tích cực trong những việc lợi ích về vật chất và đạo đức quốc
gia, và làm nổi bật tính duy nhất và lớn lao của nền văn hóa
của quốc gia nầỵ
-
Harsha cũng là một tác giả nổi bậc. Ông viết ba
kịch bản bằng tiếng Sanscrit: Nagananda, Ratnavali và
Priyadarsikạ Những tác phẩm của Harsha chứng tỏ một cách rõ
ràng lòng tôn sùng Phật Giáo và sự hăng say trong việc làm cho
Phật Giáo trở thành phổ biến trong quần chúng. Vở kịch
Nagananda của ông nói về huyền thoại Bồ Tát Jimutavahana (Ðằng
Vân) hiến thân cho một con rồng, bana, thi sĩ nổi danh thời
nầy là thi sĩ được giải thưởng của Harsha và tác phẩm nổi
tiếng của ông, Haracharita, là một văn kiện lịch sử quan trọng
về vị hoàng đế Phật Giáo uy quyền thứ tư. Tác phẩm có giá trị
khác của Bana là Kadambari.
-
Ngài Huyền Trang, nhà chiêm bái Trung Hoa đến Ấn
Ðộ từ năm 631 đến năm 643 sau Tây lịch, là một học giả Phật
Giáo uyên bác và rất rành về Phật Pháp. Với ảnh hưởng của
ngài, Harsha càng gắn bó sâu đậm với Phật Giáo. Harsha đã tiếp
đãi nhà chiêm bái sáng chói nầy với lòng kính mến cùng cực. Ðể
tôn vinh vị khách lỗi lạc, Harsha triệu tập một hội nghị lớn
tại Kanauj có ba ngàn tăng sĩ Phật Giáo và một ngàn học giả từ
Nalanda tham dự. Bhaskaravarman, vua nước Assam, bạn và là
một đồng minh quan trọng của Harsha cùng với nhiều vị thủ lãnh
khác cũng tham dự. Cuộc hội nghị kéo dài 21 ngày. Chứng kiến
tận mắt sự việc, ngài Huyền Trang nói(48):
-
-
Nhà vua cho dựng trước ở bờ sông phía tây một tịnh xá lớn, và
bờ phía đông một ngôi tháp báu cao khoảng 100 bộ, ở giữa đặt
một tượng Phật bằng vàng, cùng chiều cao như nhà vua. Phía nam
ngôi tháp ông đặt một điện thờ báu, trong chỗ để rửa tượng
Phật. Bây giờ là tháng thứ hai của mùa xuân, từ ngày mùng một
của tháng ông đã cung cấp thực phẩm trân quí cho các vị Sa môn
và Bà La Môn cho đến ngày thứ 21, từ cung điện tạm cho đến
tinh xá vua cho dựng những chòi trang trí đẹp đẽ, trong đó có
các nhạc sĩ tấu lên những nhạc khúc. Nhà vua, khi rời nhà nghỉ
tạm, cho họ mở ra một tượng Phật bằng vàng cao khoảng ba bộ
sừng sũng trên một con voi lớn trang hoàng lộng lẫỵ Ði bên
trái là nhà vua, Siladitya, trang phục như Sakra(Ðế Thích),
cầm một chiếc tán báu, Kumara-raja, trang phục như
Brahmana-raja, cầm một chiếc lọng trắng đi bên phải. Mỗi người
có 500 voi trận có mang giáp hộ tống; phía trước và sau tượng
Phật có 100 con voi lớn chở các nhạc sĩ, họ đánh trống và trổi
nhạc. Vị vua, Siladitya, trong khi đi, rải châu báu và nhiều
đồ qúi giá, với những hoa bằng bàng và bạc mỗi bên để tỏ lòng
tôn kính Tam Bảo. Khi tắm tượng Phật với nước hoa lần đầu
tiên ở điện thờ, nhà vua đích thân mang tượng Phật trên vai
đem đến ngôi tháp phía tây, tại đây, ông cúng dường bằng hàng
chục, hàng trăm, hàng ngàn y phục bằng lụa, trang sức với
những châu báu qúi giá. Lúc nầy có khoảng hai mươi vị tăng đi
theo đám rước, vua các nước làm thành một đoàn tùy tùng. Sau
buổi lễ họ qui tụ những người thông thái về những lãnh vực
khác nhau, những người này bàn luận với ngôn ngữ tao nhã về
những vấn đề thâm thuý nhất.
-
Dường như những người ngoài Phật giáo, đặc biệt là
những người Bà La Môn, không mấy vui lòng với việc vua Harsha
tôn vinh ngài Huyền Trang và chứng tỏ sự kính yêu đối với Ðức
Phật. Vì vậy họ âm mưu tìm hết cách để làm cho những cuộc lễ
thất bại. Trước tiên, họ nổi lửa đốt ngôi tháp và chiếc gác
trên chóp cổng của đại sảnh được dựng lên rất tốn kém. Bị chút
ít thiệt hại, nhưng ngọn lửa bị giập tắt ngay và khói cũng tan
biến một cách kỳ diệu nhờ sự cầu nguyện của nhà vua và vị
khách. Khi những người gây rối thất bại trong việc làm đổ vỡ
cuộc hội họp, họ nghĩ một âm mưu khác và thuê một người dị
giáo cuồng tín ám sát Harsha. Sau khi quan sát ngôi tháp hư
hại, Harsha bước xuống bực cấp, một người dị giáo cuồng tín
bất ngờ dùng dao đâm nhà Vua. Tuy nhiên sự ám sát thất bại vì
Harsha đã đề phòng, ông chụp được con dao trên tay người giết
thuê. Sau khi tra hỏi người dị giáo này, âm mưu được đưa ra
ánh sáng, và năm trăm người Bà La Môn liền bị Harsha bắt giữ.
Họ thú nhận là ganh tỵ với Phật giáo và kế hoạch của họ là khử
trừ Harsha bằng phương tiện lén lút.
-
Sau cuộc đại hội ở kanauj, Harsha đưa ngài Huyền
Trang về Prayag(Allahabad), nơi đây ông tổ chức cuộc hội hàng
năm, năm lần thứ sáu. Harsha đã giữ lệ tổ chức cuộc đại hội
cúng bố thí từ ba mươi năm. Ðại hội này là một sự biểu lộ lòng
từ thiện và gọi là Maha Moka Parishad. Nó bắt đầu với sự lễ
kính Ðức Phật và kéo dài bảy mươi lăm ngàỵ Lễ này được tất cả
vua chư hầu tham dự và thật sự là cuộc lễ lớn. Nó được nói
rằng có khoảng 5 ức sa môn, dị giáo, Nigrantha, Bà La Môn và
người nghèo, và Harsha bốt thí hết tất cả những gì ông có.
Tiểu sử(49) ngài Huyền Trang nói rằng: Ngày thứ nhứt chứng
kiến sự phân phối những đồ vật và áo quần đắt giá để cúng
dường Ðức Phật, hai ngày tiếp theo dùng để cúng dường Mặt Trời
và Siva và của bố thi; có giá trị bằng nửa ngày đầu. Vào ngày
thứ tư 10,000 vị Phật tử tuyển chọn được cúng dường 100 tiền
vàng, một hạt ngọc, một tấm vải bông, còn có nhiều thứ thực
phẩm và thức uống, hoa và nước hoa. Hai mươi ngày kế tiếp dùng
để tăng quà cho các bị Bà La Môn, mười ngày tiếp theo tặng quà
cho những người dị giáo, mười ngày tiếp theo tặng quà cho
những người khất sĩ từ những nước xa. Cuộc bố thí thứ tám là
cho người nghèo khó, thiếu thốn và mồ côi, diễn ra tròn một
tháng. Như vậy Harsha là một nhà kỷ lục về lòng từ thiện quảng
đại.
-
Dưới sự bảo trợ của Harsha, Phật Giáo lại phát
khởi và lớn mạnh, đặc biệt là ở Kanauj và những trung tâm quan
trọng trong Vương quốc của ông. Ngài Pháp Hiển, đến trước vào
thế kỷ thứ năm, thấy ở Kanauj chỉ có hai ngôi chùa, nhưng ngài
Huyền Trang đề cập đến cả trăm ngôi chùa với hơn 10,000 vị Tỳ
Kheo. Theo ngài, Harsha thường dành một phần tư tài sản quốc
gia để cúng dường cho các tôn giáo. Dĩ nhiên là Phật Giáo
chiếm phần lớn nhất trong số này. Nalanda, một trung tâm văn
hóa và học thuật Phật Giáo quan trọng vào bậc nhất, được
Harsha lưu tâm xứng đáng. Trong đại học này, Harsha cho xây
một ngôi tháp và chùa ở những nơi thiêng liêng của Phật Giáo.
Ông cũng tổ chức những cuộc hội nghị Phật Tử hàng năm, để các
tăng sĩ uyên bác thảo luận và trao đổi quan điểm.
-
Harsha trị vì trên bốn mươi năm từ 606 đến 647, và
trong thời gian này Phật Giáo lên đến tột đỉnh vinh quang.
Tình hình phát triển của Phật Giáo trong vương quốc của ông
được soi sáng qua những dữ kiện mà ngài Huyền Trang đã sưu
tập. Theo ngài, có khỏang 100,000 tu sĩ Phật Giáo trong vương
quốc Harsha. Ngài Huyền Trang còn nói với chúng ta rằng nước
Ấn Ðộ trong thời gian trị vì của Harsha sung túc đến tột
cùng. Thương mại phát đạt và dân chúng sống ấm no. Ngài nói
thêm:
-
-
Nhà nước làm việc một cách lương thiện, lớp người phạm tội rất
ít, dân chúng sống với nhau trong mối giao hảo tốt đẹp, theo
những nguyên tắc đạo đức thanh khiết, không lường gạt, làm
tròn bổn phận, và không lấy thứ gì trái phép.
-
Trích lời của C.V. Vaidya:
-
-
Triều đại Harsha là một chấm dứt chói sáng của một thời kỳ đã
qua, giống như một ngọn đèn phụt sáng trước khi tắt, điều kiện
đất nước trong thời kỳ Harsha bay bổng về mọi phương diện.(còn
tiếp)
|