- CÁI DIỆU
DỤNG CỦA SÁM HỐI
- Thông Trí
- --o0o--
-
-
Ðường đi từ Ðông
Ðô qua Tây Phương tới mười muôn ức cỏi Phật. Ðường đi từ Phàm
lên Thánh phải trải qua nhiều gian nan trắc trở mới đạt được
đạo quả. Xa nhưng không có nghĩa là không tới. Khó nhưng không
có nghĩa là không làm được. Nhìn tấm gương của chư Phật, chư
Tổ, đã đi qua chúng ta sẽ không nghi ngờ thắc mắc. Ở điểm này
nếu là một người cầu an hay khiếp nhược thì sẽ phân vân nghi
ngờ, nhưng nếu là một con người có nghị lực, biết hướng thượng
và hướng thiện thì sẽ nhứt quyết làm cho bằng được bởi vì:
-
- Bỉ ký trượng phu
ngã diệt dĩ
-
Có nghĩa là:
-
- Người kia đã là
bậc trượng phu, thì tôi cũng sẽ như vậỵ
-
Ðức Phật ngài cũng
đã từng dạy:
-
- Ta là Phật đã
thành
-
Các con là Phật sẽ
thành.
-
Ðây là lời dạy đầy
khích lệ. Con người của Thái Tử Tất Ðạt Ða, cũng như bao nhiêu
người khác, nhưng nhờ sự dũng cảm kiên trì mà đạt thành đạo
quả. Ngày nay, nếu chúng ta noi theo gương người, chắc chắn sẽ
có kết quả.
-
Ngày xưa một Thái
Tử Ðạt Ða, tự mình tìm ra ánh đạo, con đường giải thoát, người
phải trang trải rất nhiều tâm huyết mới thành tựu. Ngày nay
chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là thực hành theo lời
dạy của Ngài, vậy mà chúng ta vẫn thấy khó, là vì thật sự
chúng ta chưa quyết tâm, hơn nữa cũng chưa thông suốt được
giáo pháp của Phật. Trong giáo pháp của Phật ngài dạy rất
nhiều, nhưng tất cả chung quy ngài đều nói nguyên nhân trói
buộc, lôi cuốn chúng ta vào luân hồi sanh tử, trầm luân khổ
hải và cách giải thoát. Có rất nhiều nguyên nhân và sự kiện,
nhưng tất cả đều do thân, khẩu, ý tam nghiệp mà ra. Kiểm soát
được thân khẩu ý là chúng ta sẽ tránh được phiền não sanh tử.
-
Có ba lớp người, một lớp người
từ khi sanh ra cho đến khi mất chưa bao giờ cố tình tạo tội,
hạng người này tương đối thánh thiện. Lớp người có tạo tội,
nhưng sau đó biết ăn năn sám hối. Lớp người thứ ba là lớp
người chỉ biết tạo tội mà không biết sám hối ăn năn, lớp người
này tiêu diệt Phật tánh, Phật gọi là Nhất Xiển Ðề. Trong ba
lớp người trên, lớp người Thánh Thiện và Nhất Xiển Ðề, xin tạm
gác lại. Ở đây chúng tôi muốn nói đến lớp người có tạo tội và
biết hối lỗi. Theo trong kinh Thủy Sám có nói: Phàm còn xuống
lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào
được hoàn toàn trong sạch, không ai là không tội, không ai là
không lỗi, tuy nhiên nếu biết sám hối thì tội nào cũng diệt
phước nào cũng sanh. Như thế nào được gọi là sám hối? Sám hối
đây không phải nhờ ở một đấng thiêng liêng siêu hình nào che
chở mà phải tự mình ăn năn những lỗi mình đã làm từ trước,
quyết định dứt khoát chừa bỏ lỗi chưa làm. Trong kinh Lương
Hoàng Sám Ðức Phật cũng dạy: Người mà biết ăn năn thì trước
hết là phải vận dụng hai tâm lý thì chắc chắn tội lỗi nào cũng
diệt được. Hai tâm lý đó là Tàm và Quý. Tàm là hổ với chư
Thiên, Quý là thẹn với loài người. Tàm là tự mình sám hối diệt
sạch oán đối, Quý là khuyến khích người khác giải tỏa oán kết.
Tàm là tự làm các điều thiện, Quý là tán đồng các người khác
làm. Tàm là trong thì rất tự thẹn, Quý là ngoài phát lồ với
người. Chính nhờ hai đức tính Tàm Quý nầy có cái năng lực làm
cho hành giả cái vui vô ngại.
-
Ngoài việc vận
dụng hai tâm lý Tàm Qúy ra, hành giả còn phải thật hành một
trong bốn pháp sám hối chân chánh theo quan điểm của Phật dạy:
-
01- Tác Pháp Sám Hối
-
Pháp Sám Hối này thuộc về sự,
người có lỗi phải lập đàn và cung thỉnh
-
thanh tịnh Tăng chứng minh,
nên gọi là Tác Pháp. Khi vào giới tràng, mình phải thành thật
tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện
về sau không tái phạm nữa.
-
02- Thủ Tướng Sám Hối
-
Pháp này thuộc về sự, khó hơn
Tác Pháp Sám Hối. Phật chế pháp này, là pháp sám hối thuộc về
quán tưởng. Muốn thực hành pháp này, hành giả phải đến trước
Phật hay Bồ Tát thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã
phạm, và nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ một ngày, ba
ngày, bảy ngày, bốn mươi chín ngày, hay nhiều hơn nữa... cho
đến khi nào mình cảm thấy đủ thì thôi.
-
03- Hồng Danh Sám Hối
-
Pháp Hồng Danh Sám Hối này
cũng thuộc về sự do ngài Bất Ðộng Pháp Sư đời nhà Tống bên
Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong kinh Ngũ
Thập Tam Phật, tức là đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế
Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 53 hiệu Phật trong kinh Quán Dược
Vương Dược Thượng với pháp thân đức Phật A Di Ðà, sau thêm vào
kệ Phổ Hiền Ðại Nguyện thành nghi sám hối tổng cộng là 108
lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
-
Nghi thức sám hối
này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ được những
phiền não và tội lỗi đã tạo, trong hiện tại cũng như nhiều đời
quá khứ. Ðức Phật Tì Bà Thi nói: Nếu chúng sanh nào nghe danh
hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba
đường ác. Ðức Phật Thích Ca cũng nói: Thưở xưa, đời Phật Diệu
Quang, ta đi tu nhằm thời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu
của 53 vị Phật nầy, và thành tâm lễ bái mà tránh khỏi những
đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp. Còn 35 danh
hiệu Phật sau, từ đức Phật Thích Ca cho đến đức Phật Bửu Liên
Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương thì trong kinh Bửu Tích nói: Nếu
tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến
muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật nầy
và lễ bái thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ.
-
04- Vô Danh Sám Hối
-
Pháp này thuộc về lý sám hối,
rất cao và rất khó, chỉ có bậc thượng căn mới có thể thực hành
được. Pháp này có hai cách.
-
- Quán Tâm Vô
Sanh: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh.
-
Kinh Kim Cang nói:
-
Tâm quá khứ không thể được,
tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không. Cứ như thế mà
quán trong ba thời gian đều không có tâm, thì vọng niệm không
từ đâu mà có, nếu vọng niệm không có, thì các tội lỗi cũng
không. Nếu trong kinh nói: Tội từ nơi tâm sanh, mà cũng từ
nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh, thì tội kia cũng chẳng
còn, thế mới thật là sám hối.
-
- Quán Pháp Vô
Sanh: Nghĩa là quán sát thật tướng tức là chơn tánh của các
pháp không sanh. Chữ thật tướng, nghĩa là cái tướng ấy không
sanh không diệt, không hư dối, từ xưa tới nay nó vẫn thường
như thế không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển
dời, suốt từ xưa cho tới nay, nên gọi là thật tướng (tướng
chơn thật ). Nó cũng có tên là chơn như hay chơn tâm. Khi nhận
được thật tướng rồi thì các giả tưởng đều không còn. Lúc bấy
giờ những tội lỗi giả tướng kia, không còn gá nương vào đâu mà
tồn tại. Trong kinh Quán Phổ Hiền có nói: Muốn sám hối phải
quán thật tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt.
-
Trong các pháp sám
hối của Ðạo Phật mặc dù có lạy, có quì, có lễ bái, nhưng không
phải để cầu cạnh van xin, mà trong cái lạy ấy chứa một nguồn
năng lực nội tại vô biên, một sức đề kháng cả tinh thần lẫn
thân thể trong việc cảnh giác:
-
- Làm phát triển
tánh thành thật
-
- Có thái độ cương
quyết trong sự diệt trừ tánh xấu
-
Phương pháp sám
hối mà đức Từ Phụ đã chỉ dạy từ thời xa xưa cho tới bây giờ đã
và đang được các đệ tử của Ngài phụng trì tín cẩn. Chí thành
sám hối với Tàm-Qúy, hai tâm lý ấy nó đã đóng một vai trò lớn
trong việc quán chiếu nội tâm, có thể nói là một động cơ lớn
thúc đẩy hành giả trong việc khai phá nguồn giác ngộ nột tại
như theo hệ thống kinh tạng Pali, đức Phật có đề cập đến một
vị Trưởng Lão tên Pothila. Vị Trưởng Lão nầy lão thông Tam
Tạng Kinh Ðiển, và cũng là thầy chỉ đạo của 500 vị Tỳ Kheo.
Mặc dầu Ngài lão thông kinh điển nhưng chưa chứng đạo, vì vậy
để gián tiếp khích lệ ông về phương diện tu chứng nên Ðức Phật
đã đặt cho một cái tên là Pothila Rỗng. Ðiều nầy như gián tiếp
nói cái kiến thức của Trưởng Lão Pothila mà không có sự thực
chứng, giống như cái trống tuy kêu to nhưng bên trong trống
rỗng không có gì hết. Ðối với người học Phật, cả nội tại lẫn
ngoại tại phải đi đôi. Vì thế mà khi nghe Ðức Phật kêu mình là
Pothila Rỗng thì vị Trưởng Lão nầy như bị đả kích mãnh liệt,
ông tự suy nghĩ: Ta là thầy của 500 vị Tỳ Kheo khác mà chưa
chứng quả thì làm sao hướng dẫn họ? Bâng khuâng suy nghĩ mãi
cuối cùng Trưởng Lão Pothila quyết định: Ta phải vào rừng để
tu thiền định. Thế là chiều hôm đó, sau khi giảng kinh xong,
đợi lúc trời tối nhá nhem, Trưởng Lão Pothila mang y bát, nối
gót theo nhóm thính chúng cuối cùng ra khỏi pháp đường. Các
thầy Tỳ Kheo khác ngồi trong phòng đọc kinh, nhưng chẳng hề
hay biết gì về vị Pháp Sư thầy dạy của mình. Sau khi rời khỏi
pháp đường một đoạn đường khá xa, Trưởng Lão Pothila gặp một
cụm rừng là nơi ẩn cư của 30 vị Tỳ Kheo thuộc nhóm tu khác. Ở
đây Trưởng Lão Pothila đến chào vị Trưởng chúng và thưa:
-
- Bạch Trưởng Lão
xin ngài hãy chỉ dạy cho con.
-
Trưởng Lão Pothila là một vị
giảng sư nổi tiếng nên tất cả mọi người ai cũng biết, do vậy
vị trưởng chúng nói:
-
- Này Tôn Giả,
ngài là một vị giảng sư nổi tiếng, chúng tôi còn phải học với
ngài, sao ngài lại nói thế.
-
- Thưa Trưởng Lão
xin ngài đừng từ chối, xin ngài hãy chỉ dạy cho con.
-
Tất cả các vị Tỳ Kheo ngụ tại
khu rừng này đều đã đắc A La Hán, vị Trưởng Lão nghĩ thầm: Ông
sư nầy là người học rộng, có lẽ ông đầy lòng kiêu hãnh, nên
thầy từ chối chỉ dạy và gởi Pothila xuống đệ nhị tòa. Gặp vị
sư đệ nhị tòa, Pothila cũng cung kính xin học hỏi, nhưng sư đệ
nhị tòa lại đẩy sang đệ tam tòa. Và cứ như thế cho đến người
nhỏ nhất trong chúng, một chú tiểu 7 tuổi đang ngồi khâu áo.
Kiên chí của Pothila cũng tụt dần đến mức thấp nhất. Trưởng
Lão Pothila đến bên chú tiểu chấp tay cung kính:
-
- Thưa tôn giả,
xin ngài hãy chỉ dạy cho con
-
- Ồ Pháp Sư, ngài
nói gì thế? Ngài lớn hơn tôi về tuổi tác cũng như học thức,
tôi còn phải học thêm ở ngài nữa mà.
-
- Bạch Tôn Giả,
xin ngài đừng từ chối. Hãy chỉ dạy cho con.
-
- Thưa Tôn Giả,
nếu ngài đủ kiên nhẫn làm theo lời tôi, tôi sẽ hướng dẫn ngài.
-
- Con sẽ kiên nhẫn
tất cả. Nếu ngài dạy con nhảy vào lửa, con cũng sẽ nhảy theo.
-
Nhìn bộ y phục đắt
gía của Pothila, chú tiểu chỉ cái ao gần đó:
-
- Xin ngài hãy để
nguyên y phục nhảy xuống ao
-
Chú vừa dứt lời,
Tôn Giả Pothila đã nhảy xuống ao.
-
Thấy y phục của vị
Trưởng Lão nầy đã ướt đẫm chú tiểu bảo:
-
- Hãy leo lên
-
Trưởng Lão Pothila
liền leo lên đứng cạnh cung kính trước mặt chú tiểu, chú giảng
dạy:
-
- Này tôn giả, như
một cái hang có sáu ngỏ. Một con dế chui vào hang, ai muốn bắt
nó phải bịt năm cửa, chỉ chừa một cửa là tóm được nó ngay. Tôn
Giả hãy quán sát sáu căn của mình, đóng năm căn lại và tập
trung trọng tâm vào ý căn.
-
Nghe những lời nói
của chú tiểu, Trưởng Lão Pothila hột nhiên tỉnh ngộ nói:
-
- Bấy nhiêu cũng
đủ rồi
-
Trưởng Lão Pothila
liền nhập định. Ðức Thế Tôn ở cách đó 100 dặm biết rằng Tôn
Giả nầy sẽ đắc quả, ngài liền hóa thân đến trước mặt Pothila
đọc bài kệ.
-
- Tu Thiền trí huệ
sanh
-
Bỏ Thiền trí huệ
diệt
-
Biết con đường ngã
hại
-
Hướng đến lợi và
hại
-
Hãy tự mình nỗ lực
-
Khiến trí huệ tăng
trưởng
-
Từ câu chuyện trên
chúng ta thấy một con người ý thức được mình có lỗi sám hối,
biết được mình có khuyết điểm mà khởi tâm Tàm Quí thì chắc
chắn sẽ trở thành người hữu dụng, như Trưởng Lão Pothila. Ngài
biết được mình hơn ai hết, và với tâm cầu học, dẹp bỏ cái ngã
để cuối cùng ông cũng chứng được đạo quả.
-
Nói đến việc sám
hối, tu thân, cầu tiến hướng thượng trong thế gian, chỉ trừ
một số người buông tha trụy lạc thì không nói, nhưng phần lớn
ai ai cũng muốn cầu đạo, tu đạo giải thoát. Nhưng những hiểu
rõ tâm mình, và thấysuốt chân lý thì trong số trăm nghìn người
quả thật cũng khó tìm được một. Ngày xưa chư Phật, chư Bồ Tát,
chư Tổ muốn trở thành Chánh Ðẳng Chánh Giác thì phải mất vô
lượng vô số, vô biên a tăng kỳ kiếp mới đạt thành đạo quả, như
vậy việc chúng ta tìm chưa thấy tự tánh của mình và chưa hiểu
rõ chân lý đó là lẽ đương nhiên. Từ phàm phu tu tập để trở
thành thánh nhân, con đường đó đầy chông gai và khổ khó. Do đó
mà muốn hoàn thành một phẩm cách của con người ít ra cũng phải
mất hai ba mươi năm công phu mới đạt được. Ngẩu nhiên có một
sự lỗi lầm nào đó mà bị bè bạn ruồng bỏ, người đời xa tránh
không để cho họ có một cơ hội sám hôi thì thật là một điều oan
uổng. Trong khế kinh có nói: không sợ ý niệm phát khởi, chỉ sợ
giác ngộ chậm trễ. Từ bậc thánh hiền trở xuống ai cũng có lỗi
lầm, nhưng khi đã biết Tàm Quí, và được uốn nắn gọt dũa để trở
thành thiện tri thức, thì những cá nhân ấy đều là những lương
đống của quốc gia, hay ít nhất cũng là người hữu dụng không
nên bỏ. Ðức diệu dụng nầy, khi ta biết sử dụng, nếu là một
con người hoàn toàn thánh thiện, là một con người biết sửa
chữa hối lỗi ăn năn, là một con người cùng hung cực ác, thì ta
cứ theo đó mà đối xử như ngài Nguyên Linh đã từng nói: "Như
người thợ mộc khéo, tùy theo gỗ mà dùng cho đúng chỗ. Gỗ to
thẳng thì làm cột trụ, nhỏ thì làm dui mè, và ngay cả vụn vặt
không làm guốc để đi được thì làm củi mà nấu cơm.v.v... Một
người dùng ngựa cũng vậy, khi điều khiển ngựa tùy theo đường
lớn, hoặc đường đồi núi mà đổi ngựa để cho thích hợp với sở
trường của nó". Con vật, khúc gỗ, còn như vậy thì con người
cũng như vậy, nếu biết tùy theo trường hợp yêu, ghét, tan,
hợp, nên hư, biết ăn năn, hay ngoan cố mà tiến thoái thì không
khác gì như người thợ mộc bỏ giấy mực mà làm theo hình ngay và
cong của gỗ. Người buôn bán bỏ đi cái cán cân so sánh nặng
nhẹ. Sự thật tuy là tiêu chuẩn nhưng vẫn có cái sai lầm không
tránh khỏi. Pháp sám hối và sự diệu dụng của đạo Phật nhằm cải
thiện đời sống cá nhân, cảm hóa lòng người tốt đẹp hơn để từ
đó đời sống của cá nhân trong xã hội được hạnh phúc, hòa bình
và an lạc.
|