-
Sức Mạnh Của Tâm
-
Trúc Giao ghi
-
--o0o--
-
-
Trước khi nói chi tiết về Sức Mạnh Của Tâm, tôi xin kể cho đại
chúng nghe một câu chuyện xảy ra vào thời kỳ đức Phật còn tại
thế.
-
Thuở
xưa Vua nước Xá Vệ là Ba Tư Nặc đến thăm đức Phật. Vua đến nơi
liền tháo kiếm cởi giầy rồi chấp tay đi vào quỳ xuống đảnh lễ
bạch rằng:
-
-
Bạch Ðức Thế Tôn ngày mai con xin nguyện cúng dường Phật và
Tăng chúng nơi ngã tư đường để cho mọi người trong nước đều
biết Phật là đấng chí tôn, xa lìa ma ngoại, gìn giữ năm giới
cho quốc thái dân an.
-
Ðức
Phật nói:
-
-
Lành thay! Phàm người làm vua phải lãnh đạo nhân dân một cách
sáng suốt, hướng dẫn họ phụng hành đạo đức để được hưởng phước
đời sau.
-
Sau
khi trình bày với đức Phật, nhà vua xin phép trở về để lo việc
cúng dường.
-
Vua
trở về tự tay lo sắp đặt cơm nước, rồi đích thân đón Phật và
Tăng chúng đến ngã tư có thiết trai tăng. Phật đến ngồi vào
chỗ, vua lại tự mình múc nước rửa tay cho Phật. Phật thọ trai
xong, thuyết pháp cho vua và mọi người nghe. Người đến tham dự
nghe pháp và chứng kiến sự cúng dường của vua Ba Tư Nặc đông
vô số. Trong số đó có hai người thương buôn:
-
-
Một người nghĩ rằng Phật như đế vương, đệ tử như trung thần.
Phật giảng thuyết pháp, đệ tử đọc tụng truyền bá. Vua Ba Tư
Nặc thật là sáng suốt. Nhân đây vị ấy biết Phật là bậc đáng
tôn kính, sinh lòng kính ngưỡng, và phát tâm phụng trì giáo
pháp.
-
-
Còn người kia lại nghĩ: Vua Ba Tư Nặc ngu thật. Mình đã là vua
mà còn cần gì nữa? Phật thật như bò, đệ tử như xe. Bò kéo xe
chạy đông, tây, nam, bắc thì xe cũng chạy theo hướng đông,
tây, nam, bắc. Phật có đạo hạnh gì mà ta phải cung kính như
vậy.
-
Sau
đó hai người ra đi. Ði được khoảng ba mươi dặm đường, họ ghé
vào một nhà nghỉ qua đêm. Hai người mua rượu uống cùng nhau
bàn luận chuyện đã thấy khi ban sáng. Người có thiện niệm được
Tứ Thiên Vương ủng hộ. Còn người có ác niệm bị quỷ thần địa
ngục khiến cho rượu uống vào bụng nóng như thiêu. Vì vậy anh
ta bỏ đi ra ngoài hóng mát không ngờ vì say loạng choạng, anh
té nằm hôn mê trên đường. Sáng sớm có đoàn xe buôn năm trăm
chiếc đi ngang cán chết anh ta. Người bạn sáng ra đi tìm thì
thấy anh đã chết rồi, rất bối rối suy nghĩ:
-
-
Nếu mình về nước sẽ bị nghi là mình giết bạn lấy của.
-
Do
đó anh mới bỏ sang qua nước khác. Vua nước nầy vừa băng hà mà
không có thái tử nối ngôi. Trong sấm thư nói:
-
- Sẽ
có một người thân phận thấp kém ở nước khác lên làm vua. Vua
cũ có con thần mã, nếu gặp người nầy sẽ quỳ xuống.
-
Các
quan theo lời thắng yên cương đeo quốc ấn trên mình thần mã
rồi dẫn đi khắp nơi tìm người kế vị.
-
Người xem thần mã rất đông, cũng vừa gặp lúc anh nầy đi tới.
Quan thái sử thấy nói:
-
-
Người nầy có mây vàng che phủ, chính là khí tượng làm vua.
-
Thần
mã vừa trông thấy người nầy liền quỳ xuống liếm chân vị thương
khách. Quần thần mừng rỡ, liền rước anh ta về cung tôn lên làm
vua. Bấy giờ vị vua mới nầy coi sóc tình hình trong nước và
tự nghĩ:
-
- Ta
không có một việc lành nào cả sao lại được hưởng phước như
vầy. Chắc đây nhờ ân đức của chư Phật.
-
Do
đó vua bèn cùng quần thần hướng về nước Xá Vệ đảnh lễ mà bạch
rằng:
-
-
Con là người hạ tiện thiếu đức nhờ ân đức Thế Tôn mới được làm
vua. Ngày mai xin Ðức Thế Tôn và các vị La Hán thuận theo ý
nguyện của con đến đây thọ trai.
-
Ðức
Phật ở xa liền biết, bảo A Nan dặn các vị Tỳ Kheo ngày mai vua
nước kia có lời mời cung thỉnh, tất cả hãy xử dụng thần thông
đến nước đó cho Vua và nhân dân hoan hỷ.
-
Hôm
sau Phật và chư Tỳ Kheo đến nước đó theo thứ lớp mà ngồi trang
nghiêm như pháp. Thọ trai rửa tay xong Ðức Phật thuyết pháp
cho Vua và mọi người nghe. Vua hỏi:
-
-
Con vốn là người tiện dân không có phước đức vì nhân duyên gì
mà được như thế nầy?
-
Ðức Phật nhắc lại những thiện niệm khởi lên khi
thấy vua Ba Tư Nặc cúng dường Phật và chư thánh chúng của nhà
vua khi xưa và kết luận:
-
- Ngôi vua không phải dùng sức mạnh mà đoạt. Làm
thiện được phước, làm ác gặt hoạ, phước hay họa do mình gây
ra. Nhân đây Ðức Thế Tôn nói kệ:
-
- Trong các Pháp
-
Tâm
làm chủ
-
Tâm dẫn đầu, tâm sai xử
-
Trong tâm khởi niệm ác
-
Nói ác và làm ác
-
Thì
tội khổ theo ta
-
Như xe lăn theo con vật.
-
Và:
-
Trong các Pháp
-
Tâm
làm chủ
-
Tâm đứng đầu, tâm sai xử
-
Trong tâm khởi niệm thiện
-
Nói thiện và làm thiện,
-
Thì phước lạc theo ta
-
Như bóng đi theo hình.
-
Như
trên chúng ta thấy, tâm con người ảnh hưởng đến đời sống một
cách sâu xa vì thế ta phải cẩn thận để mà xử trí nó.
-
1-
Nếu ta để tâm buông lung phóng túng và dung dưỡng những tư
tưởng nhiễm ô, nó có thể gây tác hại nặng nề, lắm khi còn làm
tổn thương đến tính mạng.
-
2-
Một cái tâm thấm nhuần tư tưởng trong sạch thì có thể chữa
được thể xác ương yếu, bệnh hoạn. Khi mà tâm được vững chắc an
trụ vào những Tư Duy Chân Chánh, với những Nổ Lực Chân Chánh,
với sự Hiểu Biết Chân Chánh thì ảnh hưởng mà nó tạo nên thật
vô cùng sâu sắc. Do đó một cái tâm trong sạch thấm nhuần ý
tưởng tinh khiết, đưa đến một đời sống an lành.
-
Trong chiều hướng nói về sự quan hệ giữa tâm của chúng ta với
cuộc sống, tiến sĩ Bernard Grad giáo sư trường McGill
University tại Montreal đã chứng minh rằng:
-
-
Một bác sĩ chuyên dùng khoa tâm lý để chữa trị bệnh cầm trên
tay một chai nước đóng chặt nút, và sau đó dùng nước ấy tưới
vào hạt bắp, về sau cây nầy mọc lên rất là khỏe mạnh hơn những
cây trồng với hột khác.
-
Ngược lại một bệnh nhân tâm lý suy nhược cầm chai nước trên
tay, tưới vào hột bắp, về sau cây bắp èo uột không lớn.
-
Qua
sự chứng minh nầy chúng ta thấy bố thí mở đầu cho hạnh Bồ Tát.
-
Mục
đích bố thí hay giúp đỡ nhằm:
-
01-
Tạo điều kiện cho người khác phát triển, mai kia mốt nọ trưởng
thành thay thế ta tiếp tục công việc bố thí.
-
Ngược lại bố thí để làm cho họ tùy thuộc nơi ta, làm cho họ tệ
ra, nghiệp ác tăng thêm và cuối cùng phải đọa là lỗi của ta.
Vì vậy khi hành bố thí đúng pháp trong vòng quỹ đạo của Bồ
tát, chúng ta chỉ sẵn sàng nâng đỡ những người có chí cầu tiến
làm lợi ích cho nhân quần xã hội. Hành giả hành đạo Bồ Tát
gieo nhân Bồ Tát vào tâm chúng sanh để sau cùng họ trở thành
Bồ Tát mới thể hiện được ý nghĩa của Bố Thí.
-
02-
Mục đích kế đến là bố thí để đoạn san tham, vì chính ta biết
rõ hạt nhân tham lam dẫn chúng ta vào con đường sanh tử đau
khổ. Vì vậy khi bố thí hành giả phải kiểm chứng kỹ điều nầy.
-
Thật
vậy, tâm lượng của Bồ Tát, chư Phật hoàn toàn an trú pháp
Không nên các ngài gửi đến chúng ta bất cứ thứ gì, chúng ta
cũng được an vui giải thoát.
-
Còn
người tham lam ích kỷ cho, ta không nên nhận vì cả một tâm hồn
tham lam ích kỷ cho ta, cả một tâm ác được gói ghém kèm theo
món quà đem trút vào ta, ôm nhơ bẩn nặng trĩu đó, ta không tu
được.
-
Pháp
Bố Thí nầy không phải là pháp bố thí của Như Lai, càng bố thí
nhiều càng tăng trưởng nghiệp ác. Vì vậy đức Phật dạy muốn bố
thí cho tha nhân, hành giả phải luôn luôn kiểm tra xem mình có
đủ ba tâm:
-
-
Trực Tâm: Trước tiên khi cầm đồ vật cho người, hành giả kiểm
chứng coi xem ta có trực tâm hay không, cho người để lợi dụng
hoặc vì mục đích gì. Lòng hành giả thực sự ngay thật thì bố
thí xong, hành giả cũng truyền cho họ tâm ngay thật, nếu hành
giả Bố Thí mà thấy lòng người nhận cong quẹo là biết chính tâm
ta cong quẹo vậy.
-
-
Thâm Tâm: Xét tận đáy lòng mình, coi cốt lõi của nó là gì? Lúc
mình bố thí đó tâm của mình là tham, sân, si, phiền não hay
lúc đó tâm hồn của mình thật sự thảnh thơi, an lạc, và một
lòng quyết cầu vô thượng đạo mà bố thí.
-
- Bồ Ðề Tâm: Ðứng trên lập trường tâm Phật, là bố
thí mới thật sự thật hành bồ tát đạo.
-
Tâm
Phật là tâm không phân biệt giàu, nghèo, sang hèn, màu da
chủng tộc..v..v.. xử dụng tâm nầy bố thí thì mới có tâm đại bi
chan hoà tình thương cho chúng sanh một cách tuyệt đẹp, trường
hợp nầy ví như mặt trăng dù nước đục trăng vẫn chiếu vào.
-
Hành
giả bố thí đủ ba tâm nầy, tha nhân nào nhận được quà của hành
giả cũng sanh được ba tâm như vậy, đó mới thực là hành Bố Thí
Ba La Mật.
-
Chúng sanh là tấm gương, là phản ảnh của tâm ta, tâm hành giả
thế nào hiện lên chúng sanh như vậy. Nhờ có tâm gương thấy rõ
mặt hành giả, cũng vậy nhờ đối tượng chúng sanh mà Bồ Tát biết
được Bồ Ðề tâm mình, nên sự bố thí thành tựu đối với chúng
sanh thì đồng nghĩa thành tựu Vô Thượng Giác.
-
Như
trên, là sự lý giải về đạo học, mới nghe qua ta cứ tưởng mê
tín hoang đường, không căn cứ. Nhưng những bí mật đó cho đến
gần đây Tiến Sĩ Grad nói rằng:
-
-
Tâm trạng của con người ảnh hưởng đến năng lực ấy. Cái năng
lực mà trước đây chưa được xác định, ngày nay là đầu đề được
ngành y khoa nghiên cứu rộng rãi, từ phương thức trị liệu đến
các cuộc quan sát trong phòng thí nghiệm đã cho biết tâm có
thể ảnh hưởng đến vật chất.
-
Nếu
điều nầy đúng thì chúng ta không cần phải nghĩ ngợi nhiều cũng
có thể suy diễn hợp lý, rằng tâm có thể ảnh hưởng đến tâm. Nếu
thực sự tâm có ảnh hưởng đến tâm và con người như sự xác định
của tiến sĩ Grad như thế thì chúng ta không ngạc nhiên khi
thấy một người săn sóc bệnh nhân có tâm từ bi thì bệnh nhân
mau lành. Nếu không có tâm từ bi thì những thức ăn mình cho họ
ăn, giống như cho ăn những độc tố, do đó mà bệnh không mạnh,
trái lại còn nặng nề thêm. Như thế mỗi khi ta giận hờn là độc
tố trong người ta tăng thêm, nếu không khéo ta sẽ vung vãi lên
những người chung quanh, hết sức là nguy hiểm. Biết thêm sự
giận hờn là thêm độc tố, vì thế trong mỗi gia đình muốn có
hạnh phúc khỏe mạnh thì phải thêm tiếng nói, tiếng cười.
-
Về
vật chất ta có thể rất khỏe mạnh, nhưng về tâm thần chúng ta
ương yếu, vì chúng ta còn vướng phải bệnh, Tham, Sân, Si một
cách trầm trọng, cùng với nhiều loại ám ảnh khác. Phần lớn các
chứng bệnh nhân loại đều do tâm gây ra.
-
Nếu
tất cả các chứng bệnh đều do tâm gây ra thì phải do tâm mà
chữa được bệnh.
-
Vì
thế mà chúng ta thấy một bệnh nhân lạc quan có nhiều hy vọng
được phục hồi hơn là người bệnh mà lo âu sầu muộn.
-
Những trường hợp bệnh được chữa khỏi chóng nhờ đức tin.. Chính
bệnh nhân đó phải tin nơi ông thầy thuốc có khả năng chữa trị
bệnh của mình, và chính ông thầy thuốc phải tự tin là mình có
khả năng làm cho bệnh nhân hết bệnh.
-
Tâm
là một hiện tượng vi tế và phức tạp. Tư tưởng con người diễn
đạt ra thành lời nói và hành động. Hành động và lời nói lập đi
lập lại nhiều lần thành thói quen, thói quen lâu ngày thành
tâm tánh. Tâm tánh là kết quả của những sinh hoạt do tâm
chuyển hướng của con người, và như vậy, tâm tánh của mỗi người
khác nhau. Các nhà tâm lý học đề cập đến hai loại tâm:
-
01-
Tâm Hướng Ngoại
-
Vì
đã quen thuộc với tiếng động, những ồn ào và trò chuyện nên
lúc nào không nói chuyện người ta cảm thấy cô đơn
-
02-
Tâm Hướng Nội.
-
Những lúc chúng ta rời bỏ lối sống phồn hoa đô hội và rút vào
ẩn dật để tìm im lặng thỉnh thoảng ta phải tách rời ra khỏi sự
nhộn nhịp quay cuồng để sống yên tĩnh.
-
Ðó
là hình thức hướng dẫn tâm hướng nội, là một hình thức nhàn
lạc của kiếp người. Trong sự im lặng chúng ta sẽ chứng nghiệm
giá trị của những pháp trầm lặng.
-
Ðó
là hành trình vào trở lại nội tại của chúng ta.. khi rút vào
im lặng chúng ta sẽ tuyệt đối đơn độc để nhìn vào chúng ta,
nhìn vào thực chất của chúng ta, thấy chúng ta đúng như thật
sự chúng ta là như vậy, và chừng đó, có thể học được phương
cách vượt qua những khuyết điểm và giới hạn của cuộc sống bình
thường.
-
Thời
gian mà chúng ta sống yên tĩnh, hoặc thời gian tu học, hành
thiền không phải là hoang phí. Về lâu về dài công trình tu tập
nầy sẽ tạo nên một bẩm tánh tự tin, dũng mãnh. Nếu có thể tìm
được thì giờ để tự tách rời khỏi những công việc mà từ lâu,
hằng ngày ta vẫn làm, và bỏ ra một hai ngày để yên tĩnh hành
thiền, thì điều đó rất lợi ích cho việc làm thường nhật và cho
sự tiến bộ của chúng.
-
Ðây
là phương cách tốt đẹp nhất để tăng cường tâm trí và phát
triển tinh thần. Ðó là cái nhìn bên trong chính mình, và cái
nhìn nầy mang nhiều lợi lạc. Chính những cảm giác của mình mà
ta có thể thấy sâu vào ý nghĩa sự vật bên trong chúng ta và
khám phá những năng lực hùng mạnh của ta.
-
Có
sáu loại tâm tánh chánh yếu và sáu loại tâm tánh chánh yếu bao
gồm nhiều loại nhỏ khác. Ðó là những loại tâm tánh có chiều
hướng
-
-
Tham,
-
-
Sân,
-
- Mê
Muội,
-
- Có
nhiều đức tin.
-
-
Nặng phần trí thức,
-
-
Phóng dật.
-
Vì
tâm tánh khác nhau nên đề mục hành thiền cũng khác nhau. Các
đề mục nầy như toa thuốc để thích ứng với những xáo trộn tinh
thần khác nhau mà con người thừa hưởng từ nhiều kiếp sống
trong quá khứ.
-
Chúng ta không thể và cũng không cần phải hành tất cả các đề
mục hành thiền. Ðiều quan trọng là nên chọn đề mục nào thích
hợp nhất với ta. Nên tìm sự hướng dẫn của một người có kinh
nghiệm về pháp môn hành thiền, một vị Thiền Sư kinh sách đề
cập đến các phương pháp hành thiền cũng có thể hữu ích.
-
Dầu
sao điểm trọng yếu là nên nhận định tâm tánh hay tánh tình của
mình một cách thành thật, vì nếu không vậy thì không thể nào
cho đúng đề mục hành thiền thích hợp với mình.
-
Một
khi đã chọn xong đề mục, chúng ta nên vững tin vào đó mà gia
công tinh tấn thực hành. Pháp hành thiền là một phương pháp tự
mình làm lấy lối sống của người Phật Tử, là một tiến trình
tích cực thanh lọc hành động, lời nói và tư tưởng.
-
Ðó
là tự trau dồi, tự phát triển, tự thanh lọc, dẫn đến tự chứng
ngộ. Ðiểm chính yếu là thành quả thâu đạt chớ không phải ở lối
tranh luận về triết học hay trừu tượng hợp lý do đó phải thực
hiện hằng ngày.
-
Nếu
chúng ta còn dính mắc nhiều vào công chuyện ngoài đời hằng
ngày, còn phải bận lo về những việc thế gian, thì có thể là
không tự cắt lìa, tách rời ra khỏi thế sự và ngồi lại một nơi
yên tịnh, đúng giờ giấc mỗi ngày, để hành thiền một cách đầy
đủ.
-
Nhưng nếu thật sự muốn với ý chí dũng mãnh, điều nầy cũng có
thể làm được. Chắc chắn mỗi ngày chúng ta có thể dành riêng
một chút ít thì giờ ngắn ngủi để hành thiền, hoặc lúc bình
minh, hoặc ngay trước khi đi ngủ, bất luận lúc nào mà tâm sẵn
sàng lắng đọng để tập trung.
-
Nếu
chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của tâm mình, và quyết lòng
trau dồi cho tâm mình an trụ, bằng cách cố gắng thực hành công
trình nầy một cách tốt đẹp hơn tích cực hơn, thì quý vị sẽ có
nhiều can đảm hơn để đối phó với những lo âu và những áp bức
phiền toái của đời sống một cách mạnh dạn, lẽ tất nhiên quý vị
sẽ dễ dàng đạt đến trạng thái thoải mái hơn.
-
Ðây
là một công trình đáng cho ta thực hiện. Ta chỉ cần phải kiên
nhẫn, bền công thực hành, vững chí cố gắng, và nếu thật sự
thực lòng, ta sẽ có nhiều hy vọng thành công. Nếu có thể được,
ta nên hành thiền đều đặn hằng ngày, vào giờ giấc nhất định,
trong một thời gian đáng kể, và không nên nóng lòng trông chờ
kết quả, thì kết quả tự tới.
|