-
Giải Tỏa Phiền Giận
-
Trúc Giao ghi
-
--o0o--
-
-
I- Duyên Khởi
-
Tâm lý chung, thường thì mỗi khi đến những nơi đông người,
nhất là ở các Chùa thường thường gặp phải những tình trạng
trách cứ, hờn mát, vì nghỉ rằng người ta chê mình ăn mặc xoề
xòa nên lơ là, tránh xa.... cho nên buồn và giận. Nhưng khi
tìm hiểu ra thì sự hờn giận nầy chỉ vì:
-
-
Một lời nói vô tình của một người nào đó,
-
-
Một cử chỉ thiếu nhã nhặn của một người nào đó
-
-
Một hành động vô ý của một người nào đó,
-
-
Hoặc do tình ý không thích tham gia vào một việc gì đó rồi
tưởng tượng, tự phóng đại để có lý do giận hờn.
-
Nhưng thực sự không chắc người kia đã có thái độ hay suy nghĩ
như mình tưởng.
-
Nguyên nhân giận chỉ vì hiểu lầm, nếu không giải tỏa kịp thời
sẽ trở thành nội kết, và hiềm hận lâu dài. Cứ như thế mà có
khi nếu mình hiểu lầm người thì mình lên án người ta. Nếu
người ta hiểu lầm mình thì người ta lên án mình. Sự lên án nầy
cũng tùy theo người
-
-
Có người họ chỉ trách móc nhẹ, để có lý do giận hờn.
-
-
Có người vì vô minh sanh tâm sân hận nên đến chỗ nầy chỗ kia
loan truyền những tin không có thật để bôi bát.
-
-
Có người giận quá nên muốn cho mọi người giận dùm với mình.
Một khi cơn giận đến độ không kềm chế được nữa thì phỉ báng,
mắng nhiết hô hào tẩy chay.
-
-
Có người có sáng kiến thâm độc hơn, và họ tự cho là hay bằng
cách xử dụng những phương tiện tối tân như: Báo chí, truyền
thanh để bôi bát nhau, để lên án lẫn nhau.
-
Chung quy là vì những cái mình muốn mà người kia không thỏa
mãn cho mình, hoặc người kia muốn mà mình không thỏa mãn cho
họ. Hoặc vì mình hiểu lầm người, hoặc là người hiểu lầm mình
hoặc vô tình hoặc cố ý.
-
Thời nào cũng có những người hiểu lầm, ở đâu cũng có những
người hiểu lầm. Những nguyên nhân:
-
1- Vì thiếu thông minh mà hiểu lầm,
-
2- Vì thiếu thiện chí mà hiểu lầm,
-
3-
Cố ý hiểu lầm.
-
Ðó là sự thực muôn đời. Ðối với sự hiểu lầm ta phải đối xử như
thế nào? Ðó là điều được nói tới phần cuối của buổi pháp hôm
nay.
-
Ngày xưa khi Phật còn tại thế cũng bị hiểu lầm.
-
Họ nói:
-
- Sa Môn Gotama chủ trương thuyết hư vô, tuyên
dương chủ nghĩa hoại diệt, trong khi chúng sanh là những thực
thể có thật.
-
Thì ra Phật đã nói rõ ràng Ngài không chủ trương thuyết hư vô
đoạn diệt, vậy mà suốt hai ngàn sáu trăm năm nay, lúc nào cũng
có người lên án Phật là giảng dạy đạo lý hư vô và đoạn diệt.
-
Sự thật là giáo lý của Phật:
-
-
Vì quá thâm sâu, trong khi con người phàm phu của chúng ta
không đủ thông minh để hiểu nên dễ bị hiểu lầm.
-
-
Cần sự thực tập hơn là lý thuyết, trong khi đó một con người
phàm phu không có thiện chí thực tập nên rất dễ bị hiểu lầm.
-
-
Giáo lý của Phật đã gây một sự ảnh hưởng rất sâu rộng trong
quần chúng, nên họ cố ý hiểu lầm.
-
Ðiều rất dễ hiểu đó là: Tuy Phật không chủ trương chúng sanh
là những thực thể không có thật, nhưng Phật đã nói những câu
mà khi nghe người ta có thể hiểu là không có chúng sanh. Những
câu ấy trong kinh Ðại Thừa cũng có mà trong kinh Nguyên Thỉ
cũng có. Ví dụ trong Kinh Kim Cương, Phật nói:
-
- Nếu Bồ tát mà còn có ý niệm về chúng sanh thì vị
đó chưa phải là vị Bồ Tát đích thực.
-
Phật giảng dạy giáo lý vô ngã, chúng sanh là loài
hữu tình là do những loài vô tình kết thành trong quá trình
nhân duyên sanh khởi. Vì vậy, nếu xem loại hữu tình là một thể
tồn tại biệt lập ngoài thế giới vô tình là một lầm lẫn lớn.
-
Thí dụ: Như thân của chúng ta, trưởng dưỡng bởi những vật
thực, trong đó có hữu tình và vô tình.
-
Sở dĩ Phật nói như vậy là Ngài muốn cho ta vượt thoát ý niệm
chúng sanh tướng là một trong bốn tướng:
-
- Tướng Ta: Là muốn nói tới sự có mình, và những
vật sở hữu của mình...
-
-
Tướng Con Người: Thường thì người ta nói: Con người là động
vật khôn ngoan nhất trong các loài động vật.
-
Vì nghĩ như vậy cho nên:
-
*
Người Bà La Môn Giáo họ thường tự hào là họ là người được sanh
ra từ miệng của Ðức Phạm Thiên cho nên họ nghĩ họ là người
được ăn trên ngồi trước, còn những người khác là không có giá
trị.
-
Chúng ta cũng thường thấy những người con trong một gia đình,
cha mẹ chắt chiu từng đồng cho con ăn học. Ðến khi có được một
số kiến thức chút đỉnh trở lại chê trách cha mẹ là thứ dốt nát
quê mùa.
-
*
Thỉnh thoảng chúng ta thấy có những người con được cha mẹ lo
vàng lo bạc cho con vượt biển ăn học cho đến nơi đến chốn, đến
khi cha mẹ qua sau, nơi xứ người ngôn ngữ không rành, bị con
bỏ rơi thì chớ mà còn nói: Con qua đây tự lo ăn học chứ cha mẹ
có nuôi con ngày nào đâu mà tính công tính ơn.
-
*
Chế độ phụ hệ trong xã hội Việt Nam của thời phong kiến thường
coi đàn ông là rường cột trong gia đình còn trong khi đó đàn
bà không làm nên tích sự gì hết. Nên có câu: Nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô.
-
-
Tướng Chúng sanh: Cố chấp tướng trạng chúng sanh nầy hay chúng
sanh khác trong sáu nẻo. Cũng có những người cho là loài người
là lòai động vật thông minh nhất trong các loài động vật nên
họ tha hồ tàn sát những sinh vật khác.... để mua vui
-
-
Tướng Thọ Mạng: Kể về tuổi thọ, vắn số dài số ..v ..v .. Có
những người vì tin tưởng cúng tế thần linh sẽ được Ðức Thần
phù hộ sống lâu,
-
Theo Lục Tổ Huệ Năng ngài nói người tu hành cũng có bốn tướng:
-
1- Tướng Ta: Có một vị tăng tụng Kinh Pháp Hoa, đầu không lạy
sát đất, vì nghĩ rằng mình tụng kinh nhiều. Có vị tưởng rằng
mình có tài năng, nên khinh ngạo mọi người. Ngày nay cũng có
một số người được quần chúng thương mến ủng hộ cho ăn học, có
được một số kiến thức nho nhỏ, ân không đền, nghĩa không đáp
thì chớ, còn trở ngược lại chưởi quần chúng là đồ ngu phu ngu
phụ.
-
2- Tướng Người: Ỷ mình là người trì giới chính chắn, tu hành
tinh tấn, mà khinh chê những người phá giới biếng nhác ...
-
3- Chúng Sanh Tướng: Chán chê sự khổ nơi chốn tam
đồ, nên cứ nguyện sanh về cõi trên, nên quên tu trong hiện tại
-
4- Tướng Thọ Mạng: Lòng ưa muốn sống lâu nên siêng
năng bố thí phóng sanh.... chấp pháp, trong khi đó chúng sanh
đói khổ mà không giúp đỡ...
-
Mở miệng ra là bị hiểu lầm, nói là hiểu lầm, cười cũng bị hiểu
lầm có khi mới vừa thấy mặt là hiểu lầm, cho nên trong truyền
thống đại thừa, người học Phật thường hay lập lại câu nói của
Phật:
-
-
Trong bốn mươi chín năm tôi chưa từng nói gì cả.
-
Câu nói ấy chẳng qua chỉ có nghĩa là:
-
-
Quý vị đừng có bị kẹt vào những lời tôi nói, những tiếng tôi
dùng.
-
II- Ðối Trị:
-
Ðể giải tỏa những phiền muộn, những lời mắng nhiết và phỉ
báng, người học Phật phải có thái độ như thế nào?
-
A- Ðừng tạo cho mọi người hiểu lầm về mình:
-
Như trường hợp người bộ hành đi qua ruộng người ta trồng dưa
thì đừng có cúi xuống sửa giày. Ði qua vườn mận thì đừng có
đưa tay lên sửa mũ. Như vậy thì người tu học chúng ta, cần
nhất là phải ăn nói dè dặt trong ái ngữ, hành động, cử chỉ
luôn trong chánh niệm.... Nếu trong trường hợp mình đã cố gắng
giữ gìn lời ăn tiếng nói, làm việc trong tỉnh thức mà vẫn bị
xuyên tạc, thì chúng ta biết là oan nghiệp trong nhiều kiếp
còn dư nên xin hãy đừng trách người, cũng đừng buồn phiền cho
bản thân mình mà phải thực tập vô ngã.
-
B- Thực Tập Vô Ngã:
-
Ðức Phật dạy là phải thực tập Vô Ngã. Thực tập vô ngã thì
những vu cáo mắng nhiếc và phỉ báng sẽ không động tới mình
được. Thấy được tự tính vô ngã, ta sẽ thấy được nguyên tắc
duyên sinh, hoặc thấy được nguyên tắc duyên sinh sẽ thấy được
vô ngã, vì duyên sinh và vô ngã là một. Vạn vật đều do nhân
duyên sinh khởi vì vậy không một vật nào có một tự thể riêng
biệt và độc lập.
-
Do đó trước tiên ta phải tự đồng nhất ta với năm uẩn là: Sắc,
Thọ, Tưởng, Hành và Thức nầy thì những vu cáo nhiếc mắng và
đánh đập ấy đâu có động tới được ta. Như trong kinh có một
đoạn Phật hỏi các vị Tỳ Kheo:
-
-
Nếu bây giờ đây, ở tại bên ngoài khu vườn nầy, có người đem
tom góp cành khô và cỏ khô về đốt và sử dụng, thì chúng ta có
nên nghĩ là chúng ta đang bị người ta đem đốt và sử dụng
không?
-
Câu trả lời chắc chắn là không. Ấy vậy mà tại sao người ấy cứ
giận mình bôi bát mình. Như thế chúng ta thấy người kia vì:
-
-
Vô minh
-
-
Vì không hiểu,
-
-
Vì ganh tỵ và hận thù, nên đã có thái độ hằn học ấy.
-
Ta phải biết rằng người ấy đang là nạn nhân của:
-
-
Hoàn cảnh gia đình: Túng thiếu, hoặc đối xử không dồng dều nên
gây gỗ....
-
-
Bạn bè: Thiểu hiểu biết nên xúi dục mình chạy theo đam mê...
-
-
Học đường, văn hoá và xã hội.
-
Do những hoàn cảnh ấy đưa tới nhận thức ấy, và thái độ ấy.
-
Thấy được như thế ta sẽ có lòng từ bi, ta sẽ không có lý do để
trưởng dưỡng bản ngã của ta, ta sẽ thấy rằng chuyển đổi người
ấy chưa đủ, ta phải chuyển đổi luôn:
-
-
Hoàn cảnh gia đình,
-
-
Bạn bè
-
-
Học đường, văn hóa và môi trường sống của người ấy.
-
Ta có trách nhiệm hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp về nhận thức
và thái độ của người ấy.
-
Thấy được những điều kiện đưa tới nhận thức và thái độ của
người ấy, ta mới thật sự thấy được người ấy và hiểu được người
ấy.
-
Ta đã không giận dữ và trách móc người ấy mà còn tìm kiếm
những phương pháp để giúp người kia thoát khỏi hoàn cảnh và
nhận thức kia.
-
Nếu thấy được như thế, và thương được như thế thì ta đâu còn
thấy ta là đối tượng của sự vu cáo, nhiếc mắng, trách móc và
phỉ báng?
-
Thấy được như thế và thương được như thế thì dù có bị chửi
bới, hoặc đánh đập, ta cũng có thể để lòng thương xót mà không
có một chút căm hận và oán thù.
-
Kết Luận
-
Nếu chê bai và đánh đập đã không thể làm cho ta giận dữ và
căm thù thì cúng dường, lễ bái ca ngợi và tôn trọng cũng
không thể làm cho ta tự hào và tự đắc, bởi lẽ ta đã vượt
thoát ý niệm ta và của ta.
|