-
Bát Nhã Tâm Kinh
-
Bài giảng lớp Phật Pháp tại Chùa Dược Sư
-
SC. Thich Nữ Giác Ðăng ghi
- --o0o--
-
-
Bài
Kinh nầy được Ngài Huyền Trang đời Ðường dịch từ chữ Phạn ra
chữ Hán vào năm 649 Tây Lịch. Toàn bộ Bát Nhã Tâm Kinh gồm có
262 chữ. Tâm kinh là pháp sở hữu của tâm, cũng là nguồn gốc
của muôn pháp.
-
Nếu
những ai đã đọc Bộ Kinh Ðại Bát Nhã 600 quyển rồi thì sẽ thấy
lời lẽ của Bát Nhã Tâm Kinh gần như tóm thâu hết ý chính của
Bộ Ðại Bát Nhã. Vì thế có người cho rằng Bát Nhã Tâm Kinh là
điểm tinh yếu được rút ra từ tinh hoa của bộ Ðại Bát Nhã Kinh.
Ðiều nầy có đúng hay không, theo chúng tôi thấy không quan
trọng, mà điểm quan trọng ở đây là Tâm Kinh nói về Tâm, cho
nên chúng ta học Tâm Kinh là để thấy tâm của mình, khi thấy
được tâm của mình thì cửa trí tuệ mở và con đường giác ngộ
chắc hẳn sẽ không xa...
-
Vừa
mở đầu bài Kinh Ðức Phật đã nói với đại chúng là:
-
-
Ðức Bồ Tát Quán Thế Âm đã thực hành sâu xa về trí tuệ Bát Nhã
nên Ngài đã thấy được năm uẩn đều không...
-
Và
lý vi diệu của Tâm Kinh một cách tự tại. Ngài có trí tuệ rất
rộng lớn, với cảnh giới ấy Bồ Tát đã chứng đắc, nên đã vượt
qua mọi khổ đau ách nạn. Muốn hiểu rõ hơn chúng ta cần biết
một số dữ kiện để đi sâu vào trí Bát Nhã.
-
I-
Giải Thích Ðề Kinh
-
01- Bát Nhã: Dịch là Trí Huệ. có ba nghĩa:
-
a- Thật Tướng Bát Nhã.
-
Bát Nhã là trí huệ, hay Phật tánh hay là chân tâm.
Cái tướng chân thật của trí tuệ là tướng không, nên gọi là
Thật Tướng. Nghĩa là nó không vướng mắc vào những tướng:
-
-
Sanh tử của sáu phàm,
-
-
Niết bàn của bốn quả thánh,
-
-
Không phải các hình tướng tròn dài, lớn nhỏ, thấp cao, nam,
nữ.... cho đến không có cái tướng dại khôn, chúng sanh và
Phật..
-
Vì
nó không phân biệt, không mê ngộ, bởi không phải tướng có,
cũng không phải cái tướng không và không luôn cái tướng không,
thế cho nên nói là thật tướng của Bát Nhã.
-
b-
Quán Chiếu Bát Nhã:
-
Cái tướng quán chiếu của trí tuệ, lấy quang minh
của tâm trí tuệ, để soi xét diệu lý của thật tướng, nên phá
tan được những điều mê hoặc thì sẽ hiển bày ba đức diệu tâm:
-
- Pháp thân đức
-
- Bát nhã đức
-
- Giải thoát đức.
-
c- Văn Tự bát Nhã
-
Cũng gọi là phương tiện Bát Nhã bởi vì cái lý của
nó đã là cái vô hình, hơn nữa lại không có chỗ y cứ để bàn
bạc, nên phải nương tựa vào văn tự để hiểu rõ nghĩa. Do nơi
nghĩa để hiểu lý và dần dần sẽ hiểu được những điều chưa biết.
Văn tự, tánh của nó vẫn không, vì thế thật tướng tỷ như đã
được cá và thỏ rồi thì nơm và rập đều bỏ.
-
Như
thế:
-
-
Nếu muốn hiểu Quán Chiếu Bát Nhã thì phải dùng Văn Tự Bát Nhã
để diễn tả, để tạo điều kiện cho chúng ta thông suốt và thấy
được diệu lý của Quán Chiếu Bát Nhã.
-
-
Muốn hiểu Thật Tướng Bát Nhã thì phải thấy được diệu lý của
Quán Chiếu Bát Nhã.
-
Phương Tiện Bát Nhã thì nương vào văn tự mà hiểu,
đó là cái trí phân biệt để phân biệt về sự vật và các cảnh
giới tức là quyền trí.
-
Quán Chiếu Bát Nhã là y nơi thật tướng Bát Nhã mà
xem xét, đó là nơi cái trí không phân biệt để chiếu ngay vào
lý của các cảnh giới tức là thật trí.
-
Do
đó nếu nói sự khác biệt thì Phương Tiện Bát Nhã khác với Quán
Chiếu Bát Nhã ở điểm: một đàng là xử dụng quyền trí, một đàng
xử dụng thật trí.
-
02- Ba La Mật: Dịch là đáo bỉ ngạn nghĩa là đến bờ
bên kia.
-
Sanh
tử là bờ bên nầy. Niết Bàn là bờ bên kia, phiền não chính là
giữa dòng mê bể khổ, trí huệ là thuyền bè.
-
Trong kinh văn có nói:
-
Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ
uẩn giai không.
-
Thân Ngủ Uẩn: Là sanh tử.
-
Chiếu kiến: Là thuyền bè
-
Giai
Không: Là đáo bỉ ngạn.
-
Nghĩa là thực hành một cách sâu sắc thì chứng đến
cảnh giới tịch diệt Niết Bàn. Phải biết rằng: Với cái thân năm
uẩn của con người là không. Khi một cái không thì tất cả những
cái khác cũng đều không. Nhờ nơi sự thực hành quán chiếu như
thế mới tiến vào cảnh giới chân không của Ba La Mật.
-
03- Tâm: Làm chủ của cả bốn thánh, sáu phàm và gồm
cả mười thiện, mười ác. Ðại lược nói về tâm thì có những tâm
như:
-
a-
Tâm thảo mộc
-
b-
Tâm duyên lự,
-
c-
Tâm chân như,
-
d-
Tâm của tích tụ tinh yếu.
-
a- Tâm Thảo Mộc:
-
Cây cỏ cũng có cái bản năng, và liên tưởng. Vì nó
có sanh trưởng nên nói là nó có tâm dù nó không có tri giác.
-
b- Tâm Duyên Lự:
-
Cũng gọi là tâm lo biết, chính cái tâm bằng mỗi
một niệm, hiện bây giờ của ta và của mọi người, nó đầy đủ
những khả năng bằng sự liên tưởng đến chín loại ở chín cõi.
Nghĩa là:
-
-
Cái tâm niệm hiện tiền nếu có tư lự về thập ác bằng thượng
phẩm thì đó là cái tâm địa ngục.
-
-
Nếu cái tâm niệm hiện tiền nếu tư lự nó về thập ác bằng trung
phẩm thì đó là cái tâm súc sanh.
-
-
Nếu cái tâm niệm hiện tiền tư lự về thập ác bằng hạ phẩm thì
đó là cái tâm của ngạ quỹ. Gọi chung là tam ác đạo.
-
- Tâm niệm lo nghĩ về mười lành bằng bực hạ thì đó
là tâm của A Tu La.
-
- Lo
nghĩ về mười lành bằng bực trung là tâm của cõi Người.
-
- Lo
nghĩ về mười lành bằng bực thượng là tâm của các trời. Chung
gọi là Tam Thiện Ðạo.
-
Cả thiện và ác trên đều cộng chung là Lục Ðạo Luân
hồi, tức là sáu cảnh giới của phàm phu.
-
- Tâm niệm luôn nghĩ đến cảnh không vắng lặng, đó
là tâm của Thanh Văn.
-
-
Luôn luôn nghĩ về cái tánh không, pháp nhân duyên để làm trung
tâm hoạt động, thì đó là tâm của các thánh Duyên Giác.
-
-
Nếu luôn luôn dùng pháp Lục Ðộ để làm trung tâm hoạt động, đó
là tâm của các thánh Bồ Tát.
-
-
Nếu luôn luôn suy tư về tánh pháp giới vô ngại, sự bình đẳng
giữa người và ta, và tất cả chúng sanh đều đồng một bản thể
thanh tịnh diệu minh. Dùng những yếu tố nầy để làm trung tâm
tư lự thì đó là tâm chân như của Phật.
-
c- Tâm Chân Như:
-
Tâm của Phật, cũng nói là trí vô phân biệt, vì
giác ngộ đã hoàn toàn. Sự giác ngộ nầy là cảnh giới của Chư
Phật, tứ thánh quả, đã vượt ra ngoài ba cõi và sáu đường. Vì
thế pháp tánh hoặc tâm chân như hoàn toàn sáng suốt không có
hiện tượng bằng thế giới chúng sanh.
-
Trên
thể viên mãn quang minh đó, nếu quên đi không tỉnh giác, khi
khởi lên một niệm, hoặc vọng hoặc chơn, hay là mê với giác,
nhiễm với tịnh, cũng như ác hoặc thiện niệm, thì lúc đó mới có
hiện tượng thánh phàm.
-
Chúng sanh trong mười phương không chịu nhận ngay nơi tâm niệm
để giác chiếu, nên mỗi niệm đều chạy theo cảnh lục trần, rồi
từ đó vọng niệm càng tăng trưởng, nhân đó mà tâm bị tạp loạn,
mãi mãi không một giờ phút nào thôi.
-
Cứ
một niệm nào thường giác ngộ mỗi niệm nấy, mỗi niệm mỗi niệm
vẫn luôn luôn đi đôi với giác tánh, thì tự nhiên sẽ giữ vững
được niềm tin, tức là cái tâm chân như, mà trong kinh thường
bảo là minh Tâm Kiến Tánh.
-
Thể
của Tâm Chân Như là không hình không sắc, nên không mắc không
buộc chi cả, vì thế chỗ nào cũng là chỗ tự tại, nơi nào cũng
là tướng không của các pháp, cũng như Phật tánh.
-
c-
Tâm Tích Tụ Tinh Yếu:
-
Lòng chứa nhóm những tinh nghĩa cốt yếu.
-
Nghĩa là:
-
Tâm
kinh đây chính thực là tinh yếu giữa 600 cuốn của Bộ Ðại Bát
Nhã Kinh. Lấy Tâm làm đề mục là cốt muốn cho chúng sanh từ
ngay nơi vọng tâm mà chuyển ra cái Chân Tâm Bát Nhã. Nếu nương
theo trí Bát Nhã, thì chính nơi vọng tâm của chín giới chúng
sanh, nó tức là tâm chân như thanh tịnh của Phật giới không
nghi ngờ gì cả.
-
04-
Kinh
-
Còn
gọi là Tu Ða La. Cũng gọi là Khế Kinh, cũng còn gọi là Khế Cơ
và Khế Lý.
-
Nghĩa là trên khế hợp tâm của chư Phật, dưới khế hợp với tâm
của chúng sanh.
-
Kinh cũng gọi là Pháp. Bởi vì chúng sanh trong
mười phương ai ai cũng lấy đó làm phương châm tu học nên gọi
là pháp. Cũng gọi là thường vì suốt ba đời không đổi nên gọi
là thường. Ðể cho tường tận chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa
của kinh như sau:
-
a- Hiển Thể
-
Là chỉ bày cái bản thể của Kinh nầy: Tâm Kinh nầy
lấy thật tướng của Bát Nhã làm thể. Căn cứ trong Kinh về những
nghĩa của các chữ: Không, các chữ Vô, và sáu chữ: Bất Sanh,
bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, đều là thể
của kinh nầy.
-
Thể đó tức là Bát Nhã, thể Bát Nhã bao giờ cũng
vẫn như vậy, không cần vay mượn công phu tu tập, quán tưởng để
có sự chứng đắc, vì nó vốn không dư, không thiếu nên dùng thể
Bát Nhã là trí huệ để chỉ bày.
-
Kinh
nầy đặc biệt nói rõ nghĩa không, như nói về Vũ trụ vạn hữu
cũng như những hiện thật của thế gian, ta hiểu được cái
nầy(như thân ngũ ấm) đều không, thì cả thảy những yếu tố khác
cũng đều không.
-
Về chủ quan thì dù cho như thế nào đi nữa, nó cũng
không ô nhiễm. Về khách quan thì lời nói, ý nghĩ mọi người
không hiểu nỗi. Vì thế mà nói là thật tướng là thể của nó.
-
b- Minh Tông
-
Là nói rõ về tông chỉ của kinh nầy, Kinh nầy lấy
cái trí quán chiếu Bát Nhã làm tông chỉ. Như đã nói về chữ:
-
- Chữ Quán, chữ Chiếu Kiến, và nghĩa của chữ Y ở
câu: Y Bát Nhã đều là tông chỉ của tâm kinh.
-
Như chúng ta biết:
-
-
Thực tướng Bát Nhã là lý như như.
-
- Quán Chiếu Bát Nhã là Trí Như Như.
-
Vì
ngoài trí không như, ngoài như không trí. Ngay nơi trí tức là
như, ngay nơi như tức là trí. Ðồng thời năng và sở đều chấm
dứt, tướng đối đãi cũng không có, cho đến cái mất cũng đều mất
luôn.
-
Ðó
chính là chân tông để rõ chân thể của tâm kinh hay là Chân Như
Tâm.
-
c- Biện Dụng:
-
Là phân rõ ràng những tác dụng của tâm kinh. Kinh
nầy lấy Phương Tiện Bát Nhã làm diệu dụng. Phương tiện tức là
quyền trí, vì Bồ Tát dùng những cách phương tiện quyền xảo để
tế độ chúng sanh. Như trong kinh có những câu:
-
- Ðộ nhất thiết khổ ách, và năng trừ nhất thế khổ
ách ....đều là lực dụng của kinh nầy.
-
d- Phán Giáo
-
Mục đích của Phán Giáo là phân chia ra để cho biết
tâm kinh nó thuộc về giáo tướng nào. Lời dạy của Ðức Phật gọi
là Giáo. Sau khi thành đạo, Ðức Phật thuyết pháp giáo hóa
chúng sanh ròng rã suốt bốn mươi chín năm, được thâu trọn
trong năm thời giáo:
-
01- Thời Thứ Nhất Là Hoa Nghiêm: Yếu nghĩa của
thời kinh nầy nhủ vị là Sữa.
-
02- Thời Thứ Hai A Hàm: Pháp vị của thời nầy được
tỷ như mùi băng lạc tức là váng sửa
-
03- Thời Thứ Ba là Phương Ðẳng: Ðạo vị của thời
nầy được tỷ như khí vị bằng sanh tô là dầu sửa.
-
04- Thời Thứ Tư Bát Nhã: Giáo vị của thời nầy là
tỷ như mùi vị bằng thục tô là dầu sửa chín.
-
05- Pháp Hoa & Niết Bàn nghĩa vị của thời nầy là
tỷ như thượng vị Ðề Hồ là đem dầu sữa chín chưng thành ra mỡ
sửa.
-
Trong kinh Niết Bàn nói:
-
Từ sữa đến Ðề Hồ là năm vị để tỷ từ Hoa Nghiêm đến
Niết Bàn là năm thời.
-
e-
Phán Giáo Theo Quan Ðiểm Của Tổ Thiên THai
-
Tổ
Thiên Thai chia các thời thuyết giáo của Ðức Phật như sau:
-
- Nhủ vị:
-
Mùi sửa từ nơi vú bò nặn ra. Ví như Phật nói Kinh
Hoa Nghiêm ngay từ lúc ban đầu, như sữa bò vì lúc bấy giờ căn
cơ của nhị thừa chưa chín, còn phôi thai quá, như sữa sống.
-
- Lạc Vĩ:
-
Lấy từ sữa sống, nghĩa là sữa lấy ra khỏi vú để
nguội, nó đóng váng, gợt lấy váng ấy gọi là Lạc để ví rằng sau
thời Hoa Nghiêm Phật nói kinh A Hàm. Chúng nghe Kinh A hàm,
căn cơ còn tiểu thừa.
-
- Sanh Tô Vị:
-
Từ nơi lạc biến chế ra. Nghĩa là lấy lạc vừa nấu
vừa khuấy một chập để nguội, đóng lớp mỏng trên mặt như tầu hủ
ky vớt lấy váng đó gọi là sanh tô. Ðể tỷ rằng sau thời A Hàm
Phật nói Kinh Phương Ðẳng, căn cơ của Tiểu Thừa đã thuần thục,
để tiến tới việc cơ bản của Ðại Thừa.
-
- Thục Vị Tô:
-
Lại lấy lớp sinh tô chế luyện cho tinh, là dụ sau
thời Phương Ðẳng Phật nói kinh Bát Nhã, căn cơ của Thông Giáo
lúc bấy giờ đã thuần thục, và làm căn bản cho Biệt Giáo Ðại
Thừa.
-
- Ðề Hồ:
-
Lấy vị thục tô chưng nấu thành đề hồ. Từ sữa chưng
nấu chế đến bốn lần thành đề hồ để ví dụ sau thời Bát Nhã Phật
nói hai bộ Pháp Hoa và Niết Bàn, bấy giờ căn cơ của Biệt Giáo
đã thuần thục và làm căn bản cho Viên Giáo Ðại Thừa.
-
Kinh Niết Bàn cuốn thứ 14 nói:
-
Tỷ như từ bò ra sửa, từ sửa chế thành ra lạc, từ
lạc chế thành ra sanh tô, từ sanh tô thành ra thục tô, từ thục
tô chế thành ra đề hồ, đề hồ là vị ngon tột bực, hễ ai uống
đến bịnh gì cũng lành, vì dầu có vị thuốc nào hay cũng không
bằng đề hồ.
-
Phật cũng như thế. Từ phật nói ra 12 bộ kinh, từ
12 bộ kinh xuất ra Khế Kinh, từ Khế Kinh xuất ra Phương Ðẳng,
từ Phương Ðẳng xuất ra Bát Nhã, từ bát Nhã xuất ra Ðại Niết
Bàn dường như đề hồ.
-
-
Các vị Thánh Văn tỷ như sửa.
-
-
Các Thánh Duyên Giác tỷ như lạc.
-
-
Người hành Bồ Tát tỷ như sanh tô thục tô,
-
-
Chư Phật tỷ như đề hồ đó là nhân. Hoa Nghiêm, A hàm, Phương
Ðẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn đó là Pháp.
-
Bát Nhã Kinh nầy ở vào thời kỳ thứ tư là nó bao
gồm suốt cả các pháp.
-
Vì
để trung hòa giữa hai giới Ðại Thừa và Tiểu Thừa nên tinh thần
và tư tưởng Bát Nhã được chia làm hai giai đoạn: Cộng và Bất
Cộng.
-
Cộng: Có nghĩa là mỗi diễn tiến đều có sự pha trộn
của tiểu thừa.
-
Bất Cộng nghĩa là không có sự pha trộn của Tiểu
Thừa.
-
Trong năm thời giáo, thời Bát Nhã không nói đến
Tạng giáo, chỉ đề cập đến Thông Giáo và Biệt Giáo mà mục đích
chính nói về thật lý của Viên Giáo.
-
Ba thời trước thích hợp với căn cơ của Tiểu Thừa.
Càng về sau lòng chúng ham mộ đại thừa càng tinh tiến hơn, tâm
dần dần thông thái nên thích hợp căn cơ với Ðại Thừa.
-
II- Giải Thích Kinh Văn:
-
Kinh
Văn:
-
Quan Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa
thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách:
-
Nghĩa là:
-
Thuở đức Quán Tự Tại Bồ Tát tu hành đã tiến sâu
đến chỗ trí tuệ bên kia bờ, Ngài soi thấy cả năm uẩn đều
không, nên vượt qua được tất cả khổ ách.
-
Ðây
là lời khởi dẫn của người kết tập kinh nầy, sơ lược kể bày
nghĩa của Bát Nhã.
-
Sơ
lược tóm tắc về nghĩa của ba Bát Nhã
-
- Tự
Tại và Không là nghĩa của Thật Tướng Bát Nhã.
-
-
Quan và Chiếu Kiến là nghĩa của Quán Chiếu Bát Nhã
-
-
Hành Thâm... Ðộ Nhất Thiết Khổ Ách là nghĩa của Phương Tiện
Bát Nhã.
-
01-
Quan Tự Tại
-
Quan
Tự Tại là tên khác của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát, nhơn vì có
Trưởng Lão Xá Lợi Phất thưa hỏi nên Bồ Tát Quán Thế Âm mới nói
kinh nầy. Chúng ta có thể hiểu Quán Tự Tại hai cách:
-
a-
Quan hay Quán có nghĩa là Quán chiếu. Tự Tại là lý thật tướng
của tâm Chân Như. Tâm Chân Như xét theo quan điểm vô vi, nghĩa
là không tạo tác, không hình tướng, không phân biệt, không ngã
vào khía cạnh nào, và danh tự nào, vì nó lìa hẳn những hình
tướng như:
-
-
Chướng ngại phiền não,
-
-
Các tướng hý luận, chấp có bát không, chấp không bát có,
-
-
Chấp vào giữa vật với tâm,
-
-
Hết thảy đều điên đảo là: Không thường mà chấp là thường,
không lạc mà chấp là lạc, ngã tịnh cũng thế, cho đến bỏ luôn
cái tướng Niết Bàn nữa, không vướng mắc điều gì bằng một mảy
lông, sợi tơ giữa sự vật nên gọi là tự tại.
-
b-
Quan là cái trí năng quan. Tự tại là cái cảnh sở quan. Tuệ
giác của sự quán chiếu là cái Trí thông minh, khôn sáng không
mê muội, thể của loại tuệ giác nầy là vắng lặng, và dụng thì
nó thường soi sáng, nên ba đời đều suốt tỏ, mười phương không
thiếu sót. Giống như ánh sáng mặt trời soi khắp nơi mà không
chọn lựa nơi chỗ để chiếu đến.
-
02-
Bồ Tát: Tiếng phạn gọi là Bồ Ðề Tát Ðỏa
-
Bồ
Ðề có nghĩa là Chánh Giác. Tát Ðỏa nghĩa là Chúng Sanh. Ðây
muốn nói những bậc đã đắc quả Phật, nhưng còn làm chúng sanh
để độ đời. Bậc đã được tự giác, đắc quả Bồ Ðề, nhưng còn chờ
lúc lên quả Phật, liền chuyển phương tiện ra đi cứu độ chúng
sanh.
-
Bố
Tát cũng là tiếng tôn kính để xưng người có đại hiếu, đại hạnh
mặc dầu người ấy đương thời chưa tu hành.
-
03-
Hành Thâm
-
Bồ
Tát sau khi thực hành đạo Bồ Tát, xét thấy cái thân năm uẩn
không thực có, với một cái đã không, thì tất cả những cái khác
cũng đều không thực có.
-
Không ở đây là cái không vi diệu, tự tại, đó là chiếu về lý.
Làm khởi dậy cái đồng thể đại bi, tùy theo cơ duyên, để cứu độ
khổ ách cho tất cả chúng sanh, khiến chúng sanh đều được tự
tại, đó là chiếu về cơ.
-
Bởi
vì chúng sanh với Bồ Tát tuy hai nhưng mà là một, cái thể tự
tại nên gọi là đồng thể. Bồ Tát là người tỉnh thức trước, nên
phải nhắc nhở cho chúng sanh, để cả hai đều có sự tỉnh thức
như nhau.
-
Chiếu về lý tức là xét soi nơi cơ, soi xét nơi căn cơ tức là
chiếu về lý. Công phu thực hành đã sâu dày thì mình với người
đều được tự tại trong quả vị Bồ Ðề, cho nên gọi là Bồ Tát
Hạnh. Con đường của Bồ Tát là cần phải thực hành pháp lục độ,
vì đó chính là phương pháp duy nhất để tự độ và độ tha.
-
04-
Bát Nhã
-
Tức
là trí tuệ, có trí bổn giác và trí thỉ giác.
-
-
Trí Bổn giác: Chúng sanh vốn đủ tánh chân minh, không mượn
công tu mới được, đó là bổn giác,
-
-
Trí Thỉ Giác: Hiện giờ một niệm soi xét trở lại để phát triển
tu hành, đó là thỉ giác.
-
Chúng sanh dù sẳn đủ trí bổn giác, mà nếu không có trí thỉ
giác thì cái trí bổn giác bị hoàn toàn mê muội, vì chưa minh
tâm kiến tánh. Các thánh nhân bực nhị thừa tuy đã có trí thỉ
giác, nhưng trí thỉ giác hãy còn mê, vì đoạn trừ chưa hết
phiền não, hoặc chướng. Các thánh Bồ Tát thì hai trí giác đều
đồng thời hỗ tương với nhau, nên giờ nào cũng vẫn hiện hữu.
Nhân thấy năm uẩn đều không, nên không còn các ấm mê nữa. Các
đức Như Lai thỉ giác đã hợp nhất với bổn giác nên hoàn toàn
soi sáng giác ngô.
-
Nay
đức Quán Tự Tại công hạnh đã sâu dày trí thỉ giác và trí bổn
giác đều rõ ràng đổi sanh tử làm Niết Bàn chuyển phiền não làm
Bồ Ðề. Niết Bàn là lý, Bồ Ðề là trí.
-
05-
Ba La mật xin xem ở trên.
-
06-
Chiếu kiến:
-
Chiếu nghĩa là soi thấy. Soi thấy ba trí: Nhất Thiết Trí, Ðạo
Chủng Trí, Nhất Thiết Chủng Trí
-
Kiến
có nghĩa là thấy. Cái thấy của năm nhãn: Nhục nhản, Thiên
nhản, Huệ Nhản, Pháp nhản, và Phật nhản.
-
Ðối
với chư thánh nhân:
-
a-
Pháp tu Không Quán thì trí và hành đã sâu dày, đoạn trừ hết
kiến hoặc và tư hoặc, nên đã nhận thấy việc làm và sự suy nghĩ
sai lầm. Như thế là đã hiển bày cái Nhất Thiết Trí, là cái trí
của Thanh Văn Duyên Giác. Biết được tướng tổng là cái không
tướng của Nhất Thiết Pháp, nên Huệ Nhãn được sáng suốt. Thấy
được cái bến bờ giác ngộ, nghĩa là: Thấy tất cả các pháp, sự
sự vật vật cũng như vũ trụ vạn hữu một cách rõ ràng. Cái thấy
đó gọi là lý chân đế.
-
b-
Pháp tu Giả Quán thì trí và hành đã sâu dày, nên dứt hết mê
hoặc là Trần Sa Phiền Não, nên thấy rõ ràng cái đạo chủng trí,
là cái trí của bậc Bồ Tát, và biết được tất cả đạo pháp của
mỗi mỗi sai khác. Nhờ thế mà Pháp Nhãn được thấu suốt nên thấy
được bến bờ giác ngộ bằng chư Pháp. Cái thấy đó gọi là lý Tục
Ðế.
-
c-
Pháp tu Trung Quán trí và hành đã sâu dày, dứt sạch cái mê
hoặc vô minh, để tỏ bày cái Nhất Thiết Chủng Trí, tức là cái
trí của Phật. Trí của Phật là trí thông suốt tất cả các loại
chủng pháp từ tổng tướng đến biệt tướng. Cũng thường hay biết
tất cả những nhân chủng của tất cả chúng sanh, để dẫn dạy
chúng sanh dứt các lậu hoặc chứng quả Niết Bàn. Cái thấy nầy
chính là cái thấy của Phật Nhãn, vì là Phật Nhãn, nên cái thấy
viên dung thấu suốt bến bờ giác ngộ bằng chư Pháp, đây là lẽ
viên diệu tuyệt đối của Trung Ðế.
-
07- Ngũ Uẩn:
-
Năm Uẩn đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Tiêu
biểu như sắc uẩn:
-
-
Nội Sắc: Tiêu biểu như Sắc Uẩn, nghĩa là cái căn thân của mỗi
người làm phần nội sắc, tức những tế bào của bốn nguyên tố là
vật chất hữu hình trong thân thể, nên gọi là nội sắc.
-
-
Ngoại Sắc: Cả miền đại địa, thế gian vạn hữu, và những thiên
sai vạn biệt giữa vũ trụ vạn hữu gọi là phần ngoại sắc,
-
Còn
bốn uẩn kia là Thọ, Tưởng, Hành Thức, cũng như vậy. Tuy nhiên
một cái trước là hình sắc, bốn cái sau thuộc về tâm lý là
những pháp vô hình.
-
08-
Ðộ Nhất Thiết Khổ Ách
-
Mặc
dầu vô hình, nhưng khi đức Bồ Tát ngài chiếu thấy 5 uẩn đều hư
huyễn không thiệt có, giống như trăng dưới nước, hoa đóm giữa
hư không. Cái thể năm uẩn vốn không, không tức là chân như.
Bởi không nên không còn có sự chấp trước, và như vậy mới có
thể phát khởi các diệu dụng, để cứu độ khổ đau, ách nạn cho
tất cả chúng sanh trong thế gian và xuất thế gian.
-
Kinh
Văn:
-
Xá
Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không,
không tức thị sắc.
-
Nghĩa là:
-
Nầy
Thu Tử, Cái có sắc tướng nó không khác với cái không, cái
không tướng cũng không khắc với cái sắc, mà sắc tức là không,
không tức là sắc.
-
09-
Quan Niệm Về Sắc Không
-
Từ đây trở xuống cho đến câu:
Tam Miệu Tam Bồ Ðề là nói rộng nghĩa pháp Bát Nhã.
-
Từ
câu sắc bất dị không, đến câu vô trí diệc vô đắc, là nói về
nghĩa Thật Tướng Bát Nhã.
-
Từ
câu: Dĩ vô đắc cố đến câu Tam Miệu Tam Bồ Ðề, là nói về nghĩa
hai pháp Quán Chiếu Bát Nhã và Phương Tiện Bát Nhã.
-
Trong nghĩa ban đầu, từ sắc bất dị không đến thụ, tưởng, hành
thức, là nói rõ về năm uẩn đều không.
-
Bởi
vì trong khi ý, tâm đối với sắc cảnh, chúng sanh ưa chấp trước
để phân biệt: Thuận thì yêu thương, nghịch thì ghét bỏ...
thành thử mới có cảnh tượng khí giới, căn thân giữa chín cõi,
tất cả đều do mê vọng mà ra, nhưng phải biết rằng:
-
-
Trong tánh chân không, vốn không có cái tướng của tâm bằng
thụ, tưởng, hành, thức. Cũng không có cái tướng của sắc bằng:
Ðất, nước, gió, lửa, mà chỉ có độc nhất là cái thanh tịnh chân
như đó là Phật Tánh, thể của nó xưa nay vẫn trong sạch sáng
rỡ.
-
a-
Về Hai Chữ Sắc Không
-
-
Sắc gồm có: Khí giới, và căn thân. Khí giới là chỉ cho thế
giới bên ngoài, hay còn gọi là ngoại giới. Căn thân là thân
hình của mọi loài giữa chín cõi. Tức là năm căn: Nhãn, nhỉ,
tỷ, thiệt, thân. Sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
-
-
Không: Là Chơn Không Diệu Tánh, tức là cái thể của Pháp Giới
Ðại Tổng Tướng Pháp Môn.
-
Sắc
Pháp nó chỉ là cái cảnh sở hiện của tâm. Bỏ tâm ra, nó không
có tự thể. Thế mà:
-
-
Chúng sanh trong lục đạo lại lấy, cũng như nhận làm thật sắc,
nghĩa là cho rằng đó là vật chất có thật.
-
-
Bậc Nhị Thừa tuy đã lìa sắc pháp, cũng như không dính mắc vào
vật chất, nhưng vẫn còn chấp vào cái không.
-
- Bồ
Tát đã giác ngộ: Sắc và Không đều không khác nhau, nhưng vẫn
còn chấp vào trung đạo.
-
Duy chỉ có bổn Phật tức là tâm của mình và chư
Phật mới dung thông hòa lẫn hết pháp giới, sắc và tâm đồng một
thể không còn phân biệt như trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật
nói:
-
-
Sắc nó dung hòa lẫn nhau với Không, vì rằng sắc là sắc của
tạng tánh sẵn đủ, thì sắc tức là Không của chân thể. Không là
không của Tạng tánh sẵn đủ thì không tức là không của chân
thể. So về thể thì thể trước sau vẫn thanh tịnh, so về dụng
thì dụng của nó cùng khắp cả trong căn thân lẫn ngoài khí
giới.
-
Vì
thế chỉ một đại để thành pháp giới, không thể nói là đủ, mà
gồm cả bảy đại cũng để thành pháp giới, cũng không vì thế mà
nói là dư.
-
Tánh
Như Lai tạng tự nó tùy theo những cái tâm tịnh hay nhiễm của
mỗi chúng sanh mà thị hiện ra để cho thích hợp với cái lượng
của sở tri của chúng sanh.
-
Cho
nên khi tâm cố chấp, thì mỗi một mảy trần cũng ngăn cách nhau,
còn hòa lẫn được thì mỗi một vật sắc vẫn viên thông cả.
-
b-
Quan Niệm Sắc Không Của Ngài U Khê:
-
Ngài
U Khê nói rằng:
-
1-
Sắc tức là Không
-
Nghĩa là
-
-
Ðầy khắp pháp giới đâu cũng là chân không.
-
2-
Không tức là sắc:
-
Nghĩa là:
-
-
Ðầy cùng khắp pháp giới đâu cũng là diệu hữu.
-
Tư
tưởng nầy có thể dùng để hiểu:
-
1-
Nếu chúng sanh chấp trước, cho ngủ uẩn là vật có thật, thì nên
dùng nghĩa của câu:
-
-
Sắc bất dị không để phá lòng chấp có của họ.
-
2-
Các thánh nhân trong Nhị Thừa đã lìa được điều chấp có sắc,
lại rơi vào bên chấp không, nên dùng nghĩa câu:
-
-
Không bất dị sắc để phá lòng chấp không.
-
3-
Với các thánh Bồ Tát bực quyền thừa hoặc đắm mắc nơi hai bên
là có và không, hoặc chỉ chấp cứng ở chính giữa là không phải
có, cũng không phải không, thì nên dùng nghĩa của hai câu:
-
-
Sắc tức là không, không tức là sắc để khai hóa cho hàng Bồ Tát
chuyển đổi tâm chấp đó.
-
c-
Một Quan Niệm Khác Về Có Không
-
Như
chúng ta biết:
-
-
Chân Không cũng có thể nói là Tâm, vì Tâm không có hình tướng,
nên gọi là không. Không vọng niệm nên gọi là chân. Với cái có
mà lòng không mê chấp làm thiệt có, nên cái đó trở thành Diệu,
tức là Diệu Hữu. Diệu Hữu tức là chân không. Chân Không tức là
Diệu Hữu.
-
Như
thế từ ngữ:
-
-
Sắc tức là không, thì sắc ấy không phải thiệt có.
-
-
Không tức là Sắc, thì không ấy không phải thiệt không.
-
Không phải có, không phải không, chính nơi thể của nó không
lìa hai bên, và đâu đâu cũng đều coi là trung tâm điểm. Ðó mới
thật là đạo lý viên dung.
-
Nếu
còn phân biệt, và mê chấp là thiệt có, thì cái có đó không thể
gọi là Diệu. Ðã không phải Diệu thì không thể nói: Có tức là
không, đồng thời với: không tức là có.
-
Kinh
Văn:
-
Thụ
Tưởng Hành Thức diệc phục như thị
-
Nghĩa là:
-
Với Thọ, Tưởng, Hành và Thức cũng đều như vậy.
-
10- Thọ
-
Cả 4 uẩn đây cũng so theo phá chấp sắc uẩn để
phá, do đó chúng ta có thể hiểu:
-
- Thọ cũng không khác gì với Không, Không cũng
không khác gì với Thọ. Vì Thọ tức là không, Không tức là Thọ.
Ba uẩn, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.
-
Thọ: Nói là Thọ là trong khi năm căn đối với
năm trần, liền có năm thức. Từ đó năm giác quan cảm chịu, lãnh
nạp lấy năm cảnh trần, như:
-
-
Mắt nhận biết Sắc trần lãnh lấy trần cảnh
-
-
Tai nhận biết Thinh trần
-
-
Mũi nhận biết Hương trần
-
-
Lưỡi nhận biết Vị trần
-
-
Thân nhận biết Xúc
-
11-
Tưởng:
-
Là ý
thức thứ sáu khi nó tiếp xúc với năm trần cảnh, thì sẽ khởi
lên ý tưởng liên hệ tiếp theo.
-
Thí
dụ: Cùng nói chuyện ăn me chua, trong miệng tự nhiên chảy nước
miếng.
-
12-
Hành: Là thức thứ bảy, Mạc Na Thức chấp chặt vào sự thấy, biết
của thức thứ 8(A Lại Da Thức) để làm sở thích của nó, rồi từ
đó tham đắm, chấp trước vào sự hiểu biết của mình không giây
phút nào rời ngã ái của mình.
-
13-
Thức: Là lúc sự hay biết điều hợp với thức thứ tám, A Lại Da
thức cho chúng ta một sự hay biết rõ ràng về tánh, và cảnh của
thức, mà không cần có đối tượng hoặc ngôn từ để diễn tả.
-
Thức
là chủ của tâm, thuật ngữ của các nhà Duy Thức thường gọi là
Tâm Vương. Thọ, Tưởng, Hành là Tâm Sở là những tình cảm, ý
thức của tâm. Vì những khi đối trần cảnh thì Tâm Vương là phần
chủ động, và Tâm Sở là những duyên phụ thuộc phải tương ứng
với nhau để sanh khởi.
-
Tuy
nhiên cả năm uẩn đều là huyển vọng. Bởi vì như chúng ta đã
biết:
-
-
Uẩn chẳng khác không, không chẳng khác uẩn, vì uẩn Tức là
không, không tức là uẩn.
-
Người mê chấp, thì uẩn giống như nước kết là băng. Người mà
giác ngộ, thì uẩn ví như băng trở thành nước.
-
Nước
dụ như tâm chơn không, băng thì tỷ như năm uẩn.
-
Kinh
Văn
-
Xá
Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu,
bất tịnh, bất tăng bất giảm.
-
Nghĩa là:
-
Nầy
Xá Lợi Phất: Cái không Tướng của các pháp nầy, nó chẳng sanh,
chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt.
-
Ðoạn
nầy nói rõ cái tướng không của các pháp, tánh nó tuyệt hẳn
nghĩa đối đãi.
-
14-
Chư pháp
-
Tức
là các pháp:
-
-
Như năm uẩn
-
-
Sáu nhập
-
- 12
xứ
-
- 18
giới,
-
- 12
nhân duyên
-
- Và
4 đế.
-
15-
Không Tướng
-
Chúng ta biết trong tánh chân không, thì không thể có bất cứ
một pháp nào cả. Bởi mê quên đi nên in tuồng như có. Chứ thực
ra nó không có gì cả, nên nó là Không Tướng.
-
16-
Bất Sanh Bất Diệt
-
Ðã
không có các pháp thì chính nơi thể nó là bất sanh. Với bất
sanh đã chẳng sanh, thì với bất diệt cũng chẳng có diệt, nên
nói là Bất Sanh Bất Diệt.
-
17-
Bất Cấu.
-
Chúng sanh trong chín cõi còn mê vọng chưa giác ngộ, bị vọng
tưởng làm cấu uế, nhưng kỳ thật tánh chơn không, không có một
mảy may tùy thuộc theo những điều hư vọng, nên nói là Bất Cấu.
-
18-
bất tịnh.
-
Cõi
Phật, Phật là bậc ba giác viên mãn, không có mê vọng, vì đã
chứng cái thể thanh tịnh, nhưng vì để tùy duyên, nên kêu bằng
Phật Pháp, tại thế gian bất ly thế gian giác, do đó mà nói là
bất tịnh.
-
19-
Bất Tăng, Bất Giảm
-
Tất
cả chúng sanh đều đồng thể với Phật nên chúng sanh và Phật
cũng đều đồng chung một thể viên mãn, không thiếu không dư.
-
-
Khi tác dụng mà tịnh là giác tức là Phật.
-
-
Còn tác dụng mà nhiễm là mê tức là chúng sanh.
-
Như
thế chỉ khác nhau giữa mê với giác, là bởi vì tác dụng nhiễm
với tịnh, chứ kỳ thực trước sau vẫn đồng thể. Cho nên dù là ở
bốn thánh, thể ấy cũng không tăng, mà ở sáu phàm thể ấy cũng
không giảm. Vì duyên cớ như thế nên gọi là Bất Tăng Bất Giảm.
-
Sáu
chữ Bất ở trên, nghĩa của nó chỉ rõ ngay cái tâm thể tuyệt đối
của mỗi người, người đã tỏ ngộ được tâm thể đó rồi, thì với
chữ nào, chữ nào cũng là Tâm Kinh và ở chỗ nào cũng tự tại.
-
Kinh Văn:
-
Thị
cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức.
-
Nghĩa là:
-
Thế
nên trong chơn không nó không có: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và
Thức.
-
20-
Kết luận Về Năm Uẩn
-
Ðây
là lời kết luận rằng: Năm Uẩn không có.
-
Ðối
với y báo tức là các chỗ nương ở và những tài vật cần dùng
giữa 10 cõi: Bốn thánh, sáu phàm, để làm cảnh sở y cho báo
thân. Ðối với chánh báo tức là những báo thân của sáu phàm,
bốn bực thánh ở trong mười cõi, chỉ có hai chữ sắc tâm là bao
quát được hết tất cả. Vì chúng ta còn mê muội, nên mới bị
chướng ngại giữa sắc và tâm. Phải hiểu rằng: Các uẩn mà có là
do bởi nhân duyên hòa hợp lại, cũng như nói đủ nhân duyên thì
chung lại, mới có các pháp sanh ra, nhưng nó cũng chỉ là hư
vọng. Ðến khi các nhân duyên kia không còn, thì nó cũng tiêu
diệt đi.
-
Tâm
của phàm phu vì mê muội, tối tăm trầm trọng, phóng túng, tán
loạn chấp lấy thành kiến, nên dù có nghe cũng không giác ngộ,
chấp nơi thường kiến là linh hồn và chúa tạo vật đều sống mãi.
Hoặc chấp lấy đoạn kiến là chỉ có vật chất, nên con người khi
chết rồi thì linh hồn mất hẳn, không tội phước nhân quả... Tâm
vốn vắng lặng, nhưng những phàm phu như chúng ta, vì không
giác ngộ nên tâm thường giao động, do đó mới có những hiện
cảnh xảy ra:
-
- Mê
sắc thì bị sắc lôi cuốn.
-
Nghĩa là:
-
-
Tâm đối với năm trần cảnh và các sự tướng nên sanh tâm tham
muốn, tiếc thương, không biết sắc là một vật huyễn hoá, do đó
nên cứ mải miết suốt ngày rượt bắt, tìm cầu. Ai tỏ ngộ được
chơn tánh rồi, thì biết tất cả các nhân duyên dù là đủ hay
thiếu, cũng vẫn là hư vọng, là không. Ðối với chư Phật đã giác
ngộ rồi, nên sắc không làm chướng ngại với tâm.
-
Kinh
Văn
-
Vô
Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp.
-
Nghĩa là:
-
Không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, không có sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp.
-
21-
Kết Luận Về Sáu Căn & Sáu Trần
-
Tánh
chân không, không có sáu căn là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Và sáu trần nhập với sáu căn là: Sắc, thinh, hương, vị xúc,
pháp. Chúng ta biết:
-
-
Nhãn căn tiếp xúc vào sắc trần, sắc trần được thu nhận vào
nhãn căn..v..v.. nhưng đây là nói rõ 12 nhập đều không có.
-
Ðoạn
văn trên là nói sáu căn đều không, và sáu trần cũng không có.
Sáu căn và sáu trần đều là những pháp giả dối, cảnh sở hiện
trên tánh chơn không, một khi đã giác ngộ thì những pháp huyễn
dối ấy nó không có thật tánh, đã không có thật tánh thì ngay
nơi thể nó tức là chân tánh thanh tịnh.
-
Căn
có thói quen tiếp xúc với trần, trần thì có sức hấp dẫn làm
cho căn đắm nhiễm. Những vị chứng Sơ Quả đã đoạn trừ những
phiền não của kiến hoặc, nên mỗi niệm đều dự vào hàng thánh,
dù cũng có năm căn tiếp xúc với trần cảnh mà không bị nhiễm
trước.
-
Kinh
Văn
-
Vô
nhãn giới, nải chí vô ý thức giới.
-
Nghĩa là:
-
Không có nhãn giới, cũng không có ý thức giới.
-
22-
Kết Luận Về Sáu Thức
-
Trong tánh chân không, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cho
đến không ý thức giới. Ðây là nói rõ 18 giới cũng đều là
không.
-
Như
chúng ta biết sáu căn đối vối sáu trần. Căn là phần năng phát,
Thức là phần sở phát. Trần là phần trợ phát.
-
Gọi
là giới vì giữa sáu căn, sáu trần, sáu thức có mười tám cái
tác dụng riêng biệt không giống nhau cho nên gọi là giới. Ý
thức được sáu căn, sáu trần đều không có tự thể, và sáu thức
tánh của nó cũng không. Như thế Căn, Trần, Thức đều là diệu
tánh.
-
Nếu
chúng ta thấy được như thế, lòng không có phân biệt, thì người
ấy có thể vào được dòng thánh như Kinh Lăng Nghiêm nói:
-
-
Với Trần đã không chạy theo, thì Căn không có chỗ nào để tiếp
xúc nữa. Một khi sáu căn trọn vẹn thanh tịnh, trong ngoài
thống nhất rồi, thì sáu tác dụng kia đều không hành động nữa.
Nếu mỗi người làm được như thế, thì trong thập phương quốc độ,
lúc đó chúng ta ở đâu thì trang nghiêm thanh tịnh cũng ở đó,
cho đến quả vô sanh pháp nhẫn cũng như thế.
-
Chỉ
vì người đời tâm còn chấp trước, thì phải phá chấp. Cho nên
mặc dầu đã xả bỏ, lại còn phải xả bỏ, cho đến chỗ không còn gì
để xả bỏ, cũng cần phải xả bỏ luôn, thế mới gọi là triệt hỷ
xả. Như có người đứng chỗ vực thẳm buông tay bước tới vậy mới
gọi là triệt để phá chấp, vì tánh mạng còn không tiếc huống
nữa là còn chấp trước việc gì khác. Người mà phá chấp đến cực
điểm như thế, thì với thập phương hư không ở đâu cũng đều là
diệu dụng vô ngại. Người học Phật mà tiến đến trình độ đó mới
được hiểu nổi câu:
-
-
Tình dữ vô tình đều thành Phật đạo và chân thật nghĩa của câu
ấy mới được thực hiện.
-
Kinh
Văn:
-
Vô
minh, diệt vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệt vô lão tử
tận.
-
Nghĩa là:
-
Tánh
chơn không nó chẳng có cái vô minh, cũng không luôn cái vô
minh đã hết, cho đến nó không có lão tử cũng không có luôn cái
lão tử đã hết.
-
23-
Kết luận Về Mười Hai Nhân Duyên
-
Ðây
là nói về 12 nhân duyên đều không cả, vì các thánh Duyên Giác
do nơi pháp đây để chứng ngộ Bích Chi Phật.
-
Những điều để đưa đến cảm chịu kết quả gọi là nhân, những yếu
tố giúp cho nhơn được thực hiện gọi là duyên.
-
Ngoài cái danh Thập Nhị Nhân Duyên, còn có thể gọi là: Thập
Nhị Hữu chi, Thập Nhị Trùng Thành, Thập Nhị Kinh Cước, và Thập
Nhị Liên Hoàn.
-
Với
mười hai nhân duyên, nếu đoạn được một cái, thì các cái kia
cũng đều tan rã. Khi cái nhân đã đoạn, thì không còn hột giống
nữa, cái duyên đã đoạn không còn cảnh phụ trợ. Tức thời nó hóa
làm trí giác của bực vô thượng, người học Phật đã đạt được
trình độ đó thì chỗ nào cũng tự tại.
-
Kinh
Văn:
-
- Vô
khổ tập diệt đạo
-
Nghĩa là:
-
Trong tánh chân không nó không có khổ tập diệt đạo.
-
24-
Kết Luận Về Tứ Ðế
-
Ðây
nói rõ pháp Tứ Ðế vốn không có, các thánh trong hàng Thanh Văn
nhờ tu pháp nầy mà chứng quả A La Hán.
-
a- Khổ Ðế:
-
Có nhiều loại khổ, nhưng đại loại có ba loại
khổ thường gặp như:
-
- Ba Khổ: Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ
-
- Tám khổ, một trăm lẻ tám khổ, và vô lượng chư
khổ.
-
b-
Tập Ðế
-
Tạo
làm nghiệp, nghĩa là các phiền não của ba cái hoặc:
-
-
Kiến hoặc là chỗ nhận thấy sai lầm.
-
- Tư
Hoặc là chỗ lo nghĩ lầm lạc.
-
- Vô
Minh Hoặc là sự lầm lạc bởi si mê.
-
Tập
là tạo nhân của chúng sanh ở thế gian, như Trời người, thần,
địa ngục, ngã quỷ và súc sanh. Khổ là kết quả thế gian như lục
đạo ở trên.
-
c-
Ðạo Ðế:
-
Như
chúng ta biết đây là nói về: Giới, Ðịnh và Huệ. Ðạo còn nói
rộng ra là ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
-
d-
Diệt Ðế:
-
Là
diệt các vọng giả có sanh tử, chứng cái tánh chơn không Niết
Bàn. Ðạo là tu nhân của bốn Quả Xuất thế gian, Diệt là chứng
quả các thánh xưất thế gian như: Tư Ðà Hoàn, Tư Ðà hàm, A Na
Hàm, A La Hán..
-
Nếu
tỏ ngộ được tánh chân không, thì:
-
-
Năm uẩn sáu nhập đều thông suốt với tánh lý ấy, tức nhiên
không còn khổ nữa,
-
-
Trần lao và phiền não vốn thường thanh tịnh, thì không còn tập
đạo để đoạn.
-
-
Biên kiến, tà kiến đều trở thành trung chánh, thì sẽ không còn
đạo để tu.
-
-
Sanh tử chính là Niết bàn, do đó không còn gì để mà tu chứng.
-
Nói tóm lại: Uẩn, nhập, khổ, tập, diệt,
đạo...tất cả đều là diệu
minh chân tánh.
-
Phàm
phu có thấy được lý mà không nghiền ngẫm cho kỹ nên chấp có,
bậc nhị thừa dù ngẫm đúng, chứng được lý tánh chân thật nhưng
lại lệch về chấp không, bực Bồ Tát đều có xét và suy ngẫm thấu
suốt, nhưng vẫn chấp trung đạo, chưa hoàn toàn. Chỉ có Phật
mới hoàn toàn.
-
Kinh
Văn:
-
- Vô
trí diệt vô đắc.
-
Nghĩa là:
-
-
Tánh chân không nó không cần trí cũng không cần đắc gì hết.
-
25-
Phá Chấp Về Trí
-
Ðây
nói rõ hai cái chấp đó là: Có trí và có đắc đều mất.
-
Cũng
như lý do nước nhà thiết lập quân đội là vì để dẹp giặc, nhưng
khi không có giặc thì quân đội không cần. Cũng thế, tánh chân
không vốn không có mê hay ngộ, mà từ xưa đến nay nó vốn sáng
suốt, cho nên cái trí không cần dùng đến, và cũng không biết
dùng vào chỗ nào? Tỷ như nước nhà đã bình yên rồi thì quân đội
là chỉ để giữ gìn trật tự, chớ không dùng đến những cuộc hành
quân.
-
Tóm
lại:
-
-
Nói là vô trí cũng như nói không dụng binh hay không dùng vũ
lực.
-
- Ðã
là nguồn tánh thanh tịnh, nên chẳng cần dụng công tu đắc. Nếu
còn tưởng có đắc dù cho một chút xíu thôi tức là hư vọng nên
nói là vô đắc.
-
Người xưa nói: Một khi thấu suốt lẽ đại thừa rồi, thì không có
một vật chi để mà chứng đắc.
-
Kinh
Văn:
-
- Dĩ
vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa, y bát nhã ba la mật đa cố.
-
Nghĩa là:
-
-
Bởi vì không sở đắc mới là bồ tát, gọi là bồ đề tát đoả nương
nơi trí bát nhã để soi xét, mới đạt qua bên kia bờ giác.
-
26-
Bồ Ðề tát Ðỏa
-
Từ
dĩ vô sở đắc cố đến câu tam miệu tam bồ đề, là nói rõ về nghĩa
của hai Bát Nhã là: Quán Chiếu, Phương Tiện.
-
Chữ
Bồ Ðề, dịch là đạo, mới đây dịch là Hữu Tình. Giác là tự lợi.
Giác Tha là lợi cho người khác. Nên được chúng sanh hay hữu
tình tôn xưng là Bồ Ðề Tát Ðỏa.
-
Như
thế chữ Bồ Ðề Tát Ðỏa, hay Giác Hữu Tình là chỉ cho những
chúng sanh có lòng đạo lớn, là tiếng xưng hô bằng nghĩa tự
lợi, lợi tha của Bồ Tát đối với chúng sanh. Ba câu chánh văn
trên đây, nói rõ riêng về Quán Chiếu Bát Nhã, câu đầu là thừa
tiếp văn trên, và phát khởi văn dưới.
-
Cái
thể của diệu tánh vốn thanh tịnh với cảnh lục trần, nó không
dính mắc một tý gì, nên nói là Không Chỗ Ðắc. Bởi vì Không Chỗ
đắc, mới chính là Bồ Ðề Tát Ðỏa.
-
27-
Y
-
Có
nghĩa là nương, tức là nghĩa của Quán Chiếu Bát Nhã, là vì nó
hay nương nơi trí bát nhã để soi xét, nên mới tiến đến bến bờ
giác ngộ.
-
Kinh Văn
-
Tâm
vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên
đảo, mộng tưởng cứu cánh niết bàn.
-
Nghĩa là:
-
Vì
nương bát nhã để quán chiếu, nên tâm không quái ngại, bởi tâm
không ngần ngại, nên không còn e sợ, xa lìa các điều điên đảo
mộng tưởng, rốt ráo quả niết Bàn.
-
28-
Tâm Vô quái Ngại
-
Ðây
nói rõ về nghĩa phương tiện bát nhã được cứu cánh.
-
Chữ
cố ở đuôi ba câu trên kia, là một sự liên hệ các câu với nhau
cho đến câu: Tâm vô quái ngại.
-
Ðược
coi là Tâm Vô Quái Ngại
là phải
căn
cứ
vào trí bát nhã
để
phát khởi
lên cái quan niệm
xét soi, thì mới
đạt
được
cái tâm không quái ngại.
Bởi
vì không ngần
ngại,
nên mới
không bị
khủng
bố,
không bị
điên
đảo
và không có mộng
tưởng
làm lung lạc,
như
thế
mới
gọi
là cứu
cánh niết
bàn.
-
Tánh
chân không thì không có cái nghiệp
duyên nào có thể
buộc
ràng nó được,
vì thể
của
nó là giải
thoát, nên nó không còn bị
điều
gì làm chướng
ngại,
mà nó cũng
không làm chướng
ngại
điều
gì. Ðó là đức
giải
thoát.
-
Chơn
tánh không còn khổ,
thì thể
là đại
an lạc,
là pháp thân, cho nên nó không còn bị
thứ
gì làm khủng
bố,
mà nó cũng
không làm khủng
bố
thứ
gì. Ðó là đức
pháp thân.
-
Chân
tánh không còn vọng
hoặc,
nên xa lìa
được những
điên
đảo
như:
-
- Thường
lại
chấp
là không thường,
-
-
Không thường
lại
chấp
thường.
-
- Với
Lạc,
Ngã, Tịnh,
cũng
đều
chấp
trước
như
thế, thành tám cái điên đảo, mà các bậc Bồ Tát đã xa lìa được
rồi, nên thể nó vẫn là bát nhã, nên không có điên đảo mộng
tưởng. Ðó là đức Bát Nhã.
-
Ðã
không bị ba điều: Hoặc, nghiệp, Khổ quấy rầy thì thể nó là cứu
cánh tịch diệt, nên ngay nơi ba điều ấy gọi là ba đức niết
bàn: Pháp Thân, Bát Nhã và Giải Thoát.
-
Kinh
Văn:
-
Tam thế chư Phât y Bát Nhã Ba La Mật đa cố, đắc
a nậu đa la, Tam Miệu Tam Bồ Ðề.
-
Nghĩa là:
-
-
Ngày xưa chư Phật cả ba đời, sở dĩ đắc quả vô thượng chánh
đẳng chánh giác đó là vì y nơi pháp Bát Nhã Ba La Mật Ða đây.
-
Ðây
là nói rõ: Ngày xưa các đức Phật cũng đều y nơi pháp Bát Nhã
đây mà đã thành bực vô thượng chánh giác.
-
29-
Tam Thế
-
Là
ba đời: Quá khứ, hiện tại và vị lai. đó là nói về bề dọc.
-
30-
Chư Phật:
-
Các
đức Phật, gồm cả chư Phật suốt ba đời ở tận mười phương, đó là
nói về chiều ngang. Ðối với pháp Bát Nhã không phải chỉ riêng
về Bồ Tát nương nơi đó để chứng quả, mà cả đến như Phật trong
mười phương cũng nương nơi đó để thành quả Vô Thượng Chánh
Ðẳng Chánh Giác. Nên Ðại Luận nói:
-
-
Thầy học của chư Phật chính là pháp đấy...
-
Kinh
Bát Nhã chép:
-
- Ba
đời chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác của chư
Phật đều từ nơi pháp Bát Nhã sản xuất ra.
-
31-
Y
-
Quán
chiếu, cũng đồng nghĩa chữ y ở câu Bồ Ðề Tát Ðỏa y Bát Nhã...
trên. Câu đắc a nậu đa la Tam Miệu Tam Bồ Ðề, là nói chứng quả
Phật.
-
32-
A:
-
-
Dịch là vô.
-
33-
Nậu Ða La:
-
Dịch
là thượng.
-
34-
Tam Miệu:
-
Dịch
là Chánh Ðẳng.
-
35-
Tam Bồ Ðề:
-
Dịch
là Chánh Giác.
-
Nghĩa là nếu nói chiều cao thì không có gì sánh bằng nên nói
là Vô Thượng.
-
Chánh: Không xiên, không lệch là chánh.
-
Ðẳng: Tất cả các chúng sanh trong bốn thánh, lục phàm hay còn
gọi là mười giới đều đồng một thể gọi là Ðẳng.
-
Chánh Giác: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng nên
gọi là Chánh Giác.
-
Nói
tóm lại là viên mãn quả Phật, tự tại Bồ Ðề, nên gọi là Ðắc A
Nậu Ða La La Tam Miệu Tam Bồ Ðề.
-
Kinh
Văn:
-
- Cố
tri Bát Nhã Ba La Mật Ða, thị đại thần chú, thị đại minh chú,
thị vô thượng chú, thị vô đẳng chú chân thật bất hư.
-
Nghĩa là:
-
-
Nên biết rằng: Kinh Bát Nhã Ba La Mật đa đây thật là Bài Chú
đại thần, bài chú đại minh, bài chú vô thượng, và thật là bài
chú vô đẳng đẳng, vì nó hay diệt trừ được tất cả các khổ não,
chắc thật không dối.
-
Tâm
Kinh dùng cái tên thần chú để kết thúc nghĩa kinh. Thần chú
còn gọi là Ðà La Ni có nghĩa là tóm giữ. Như chúng ta biết Bát
Nhã là Kinh, nhưng Tâm Kinh lại gọi là chú, là vì nó tóm thâu
tất cả bao trùm: Quyền, Thiệt, Ðốn, Tiệm, Hiển, Mật, Thiên,
Viên....nên gọi là Thần Chú.
-
36-
Ðại
-
-
Ðầy dẫy hết khắp các nơi nên gọi là Ðại.
-
37-
Thần
-
Với
linh nghiệm không thể xét lường thì gọi là thần..
-
38-
Chú
-
Nguyền điều ác hóa thành điều lành thì gọi là chú.
-
39-
Ðại Minh Chú
-
Người tụng trì bài chú nầy phá trừ được điều Ma Chướng. Trí
tuệ được tròn đủ nên gọi là Ðại Minh Chú,
-
40-
Vô Thượng Chú
-
Vì
nó hay dứt hết điều si mê ám muội. Với lẽ cao của nó, không
còn chỗ nào trên nữa nên gọi là Vô Thượng Chú.
-
41-
Vô Ðẳng Ðẳng Chú
-
Vì
chỉ rõ tánh chân như, tịnh lặng soi sáng tâm thức không có gì
sánh được nên gọi là Vô Ðẳng Ðẳng Chú.
-
Nói
cách khác, các giới ngoại đạo, thiên thần và tiên nhân cũng
đều có chú thuật, một khi chuyên tâm luyện đọc, cũng có thể
biết được tâm tưởng của kẻ khác. Hoặc có thể bay lên trên mây
và biến hóa ẩn hình, hoặc có thể kéo dài sinh mạng sống được
lâu dài. Khác hẳn với thần chú của ngoại đạo, chú Bát Nhã, nếu
người chánh niệm chân tu thì được nhiều công đức hay, cao siêu
hơn thần chú ngoại đạo gấp vô lượng vô biên dù đem những con
số ví dụ như vi trần hằng sa cũng không thể so sánh kịp nên
gọi Vô Ðẳng Ðẳng.
-
42-
Chân Thật Bất Hư
-
Câu
chân Thật Bất Hư muốn nói rằng trong kinh đây mỗi chữ, chữ nào
cũng xuất phát từ nơi Chân Không Diệu Tâm nên không có hư
vọng.
-
Kinh
Văn:
-
Cố
thuyết Bát Nhã Ba la mật Ða Chú, tức thuyết chú viết:
-
-
Yết Ðế Yết Ðế, Ba La Yết đế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà
Ha.
-
Nghĩa là:
-
Nên
nói chú bát Nhã Ba la Mật, liền nói chú rằng:
-
-
Yết Ðế Yết Ðế, Ba La Yết đế, Ba La Tăng Yết Ðế, Bồ Ðề Tát Bà
Ha.
-
Ðây
chính là câu kết luận nói về công dụng của chú Bát Nhã:
-
-
Với công dụng ấy, chúng ta không thể nghĩ bàn, vì vừa Pháp
Hiển, mà cũng vừa là Pháp Mật.
-
43-
Kết Luận:
-
Chú
Bát Nhã là trung tâm điểm của sáu trăm quyển bộ Ðại Bát Nhã,
mà một đời Phật, năm thời thuyết giáo, nơi nào Ðức Phật cũng
lấy Bát Nhã là tâm điểm, còn chúng sanh nếu không có tâm và
trí Bát Nhã thì không thể hiểu nổi pháp môn Ba La Mật?
-
Kinh
văn
-
Ma
Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa
-
Nghiã là:
-
-
Ðại trí tuệ đáo bỉ ngạn, trí tuệ lớn đến bờ bên kia.
-
Ðây
là trí huệ lớn nhất, vượt ra ngoài ba giới, vì đã ra khỏi sông
mê giữa ba giới, nên nói là đến bờ giác bên kia, vượt hơn cả
trí tuệ giữa ba thừa, nên nói lớn nhất là ngoài ba giới.
-
Ma
Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða là đề mục chung của toàn bộ Bát Nhã,
vì với công dụng của Bát Nhã khó mà nghĩ xét cho cùng tận, nên
dùng để kết thúc bài chú Bát Nhã bằng câu tụng đó.
|