Cười Chút Chơi
Trúc Giao
--o0o--
 
A- Không Bằng Vợ Tôi
Trong số các đấng tu mi nam tử thường thì có những vị đối xử với vợ giống như đạo quân thần, nghĩa là người vợ phải phục tùng họ và chìu chuộng họ. Bên cạnh đó, cũng có những người, không những phục tùng, mà còn không tiếc lời khen vợ của mình, không phải chỉ trong phạm vi gia đình mà ngay cả những nơi công cộng, có dịp họ khen bà xã được là cứ khen cho bằng thích. Như trường hợp của Tư Sún.
Một hôm Tư Sún được một anh bạn tốt láng giềng mời đi ăn tân gia. Vì là mới về nhà mới cho nên anh bạn láng giềng tốt kia cũng muốn khoe khoang với bạn bè biết là nhà mình thuộc loại khá giả, cho nên anh bạn láng giềng kia làm rất nhiều món ăn ngon để đãi khách. Món ăn đầu tiên được đem lên đãi khách đó là món bò lúc lắc. Gắp món ăn để vào trong chén, ăn một miếng đoạn Tư Sún gật gật cái đầu rồi nói với người bạn láng giềng tốt rằng:
- Món bò lúc lắc nầy ngon thì có ngon thật đấy, nhưng nếu gặp tay vợ tôi làm thì ngon hơn nhiều.
Anh bạn láng giềng tốt nghe Tư Sún bình phẩm món ăn do vợ mình nấu không được ngon, trong lòng có vẻ không vui, nhưng không muốn phiền lòng khách, nên anh ta tảng lờ qua chuyện khác.
Những món ăn cứ thế mà được người nhà từ từ đặc lên trên bàn tiệc. Tư Sún lại gắp món mì sợi bỏ vào chén, đoạn cũng gật đầu phẩm bình:
- Sợi nầy dài thì có dài nhưng không bằng vợ tôi...
Nhìn qua các món ăn đồ biển Tư Sún lại tiếp tục bình phẩm:
- Cua nầy nhỏ quá không bằng vợ tôi
- Sò nầy nhỏ quá không bằng vợ tôi
- Ngao nầy nhỏ quá không bằng vợ tôi...
Ðể cho vui nhà vui cửa nên anh bạn tốt láng giềng cũng làm lơ đi không nói tiếng nào. Sau khi ăn uống no nê, bắt đầu tới món ăn tráng miệng. Nhìn qua các món tráng miệng, Tư Sún lại tiếp tục bình phẩm:
- Bánh bao nầy bột có vẽ nhão quá không bằng vợ tôi,
- Bánh ú nầy nhỏ quá không bằng vợ tôi,
- Cam nầy nhỏ quá không bằng vợ tôi,
Nghĩa là dưới con mắt của Tư Sún thì từ món ăn cho đến món tráng miệng tất cả đều nhỏ so với vợ anh. Người bạn láng giềng tốt, đến đây như không chịu được nữa, chêm ngay một câu:
- Vợ anh ngon lắm hả, vậy tôi xơi được không?
Tư Sún trố mắt dòm anh bạn tốt láng giềng:
- Anh nói sao? Anh đòi xơi vợ tôi...
Anh bạn tốt láng giềng nói tỉnh bơ: Phải, tại vì anh nói:
- Mì Sợi thì anh cũng nói sợi vợ anh dài hơn.
- Bánh bao anh cũng nói bánh bao của vợ anh không nhão.
- Bánh ú thì anh cũng nói bánh ú của vợ anh bự hơn.
- Cam thì anh cũng nói cam của vợ anh bự hơn
- Cho đến ngao anh cũng nói ngao của vợ anh bự hơn....
Nếu tôi không xơi thì làm sao biết được lời anh nói là thật.
Tư Sún nghe người bạn làng giềng nói thế chỉ biết trố mắt dòm và miệng lắp bắp:
- Anh, anh!!!
B- Cái Phi Trường
            Tâm lý của con người ai cũng thế, ở nhà thì ăn mặc sao cũng được, tuy nhiên khi đi ra ngoài thì phải ăn mặc cho tươm tất. Giáng Hương cũng không ngoài thông lệ đó. Sau khi tốt nghiệp đại học cha mẹ cho phép cô về Việt Nam thăm quê hương. Vì là lần đầu tiên về quê nên Giáng Hương không muốn mọi người coi thường, nên nàng ăn mặc rất là lịch sự. Trong lứa tuổi xuân thì tràn đầy sức sống, đã vậy Giáng Hương lại mặc chiếc váy trắng gọn gàng gần như bó sát vào người, nên bao nhiêu đường nét uốn cong đều hiện bày một cách tự nhiên. Thêm vào đó cái cổ áo hở rộng kéo dài xuống dưới gần hết cái ngực trắng trẻo mịn màng của tuổi đang xuân. Sợi dây chuyền đắt giá và chiếc phi cơ có gắn hai viên kim cương nhỏ trên hai cánh cũng được Giáng Hương đeo trên cổ trắng mịn, nên nàng ta đã đẹp càng tăng thêm vẻ đẹp như thiên thần. Vì thế mỗi bước đi của cô nàng đều khiến cho mọi người chú ý, nhất là những người khác phái.
Vừa bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất, cô nàng còn đang lúng túng vì lần đầu tiên về Việt Nam nên nàng ta mang theo rất nhiều đồ đạc để làm quà tặng cho thân nhân. Ðồ đạc nhiều và nặng, hơn nữa sức con gái, với hai bàn tay mềm mại, nên cô nàng chưa biết phải xử trí ra sao thì có một anh thanh niên bước tới tự giới thiệu:
- Tôi là Nam, chắc có lẽ cô cần người giúp đỡ để bốc vác hành lý phải không?
Trong lúc bối rối lại được người hỏi thăm để giúp đỡ nên Giáng Hương vui vẻ nhận lời ngay:
- Vâng nhờ anh giúp hộ cho một tay, có lẽ người thân của tôi đang chờ ở bên ngoài.
Trong lúc chuyện trò Giáng Hương được biết Nam là một sinh viên Luật Khoa, nhưng con nhà nghèo, vì thế ngoài giờ học Nam xin vào trong phi trường làm để kiếm tiền chi tiêu và mua sách vở.
Sau khi bốc hành lý để hết lên trên đẩy, Giáng Hương tặng cho Nam một số tiền nhỏ và hai người tiếp tục đi ra trạm kiển soát hành lý. Trong lúc chờ đợi tại trạm hải quan kiểm soát, thấy Nam cứ nhìn mình trân trân, nên Giáng Hương cũng cảm thấy hợi nhột nhạt, nàng hỏi:
- Bộ anh thích chiếc phi cơ của tôi đang đeo lắm sao mà anh nhìn không chớp mắt vậy?
Nghe Giáng Hương hỏi, Nam giật mình, nhưng trả lời không chút e dè:
- Thật tình thì chiếc phi cơ của cô đang đeo rất là đắt giá, nhưng tôi không thích chiếc phi cơ, mà tôi chỉ thích cái phi trường mà chiếc phi cơ đó đang đậu...
C- Trong Sửa Có Ðộc
Trong sách vở có ghi Trương Ðông là ông Tuần Phủ rất hách dịch với mọi người trong xóm làng, nhưng trong nhà thì ông chịu phép với bà. Ông Chánh Bá là người ăn lộc Vua, được quyền thâu thuế bá hộ, nhưng mỗi khi nghe Bà ho lên một tiếng là mặt không còn một chút máu. Ông Lý Trưởng tên Năm, cũng là hạng người tôn thờ lý tưởng: Nhất Vợ nhì Trời. Tất cả những người nầy đều không thoát khỏi cái cười khôi hài của nhân gian:
            - Làng ta sợ vợ nhất ai
            Có ông Lý Cựu là người đời xưa
            Ðầu ông búi tóc trơ trơ
            hỏi ông giữ đến bao giờ mới thôi.
            Trương Ðông sợ vợ hơn trời
            Lại ông Chánh Bá mấy đời thua Ðông
            Tuy rằng đóng mặt làm chồng
            Xã Năm chịu vợ phục tùng cho yên
            Nói ra thì cũng thêm phiền
            Thôi đành sợ vợ cho yên cửa nhà.
            Sợ vợ và tánh trăng hoa vặt vãnh bên ngoài của các ông là chuyện thường thấy trong xã hội Việt Nam. Vì thế có câu:
            - Nhất phu nhất phụ
            Mỗi làng mỗi mụ.
            Như thế bạn đọc sẽ không ngạc nhiên khi thấy một gia đình phú hộ, khi họ sanh con, thường thì người mẹ không nuôi, mà phải mướn vú nuôi. Khi chọn bà hoặc chị vú cho con bú chắc hẳn phải chọn cho kỹ. Có thể nói, tiêu chuẩn được chọn làm vú, có lẽ là phải có dòng sữa tốt, và kế đến là người cho gọn gàng sạch sẽ.
            Nhà ông phú hộ nầy cũng vậy,  khi mướn chị vú về thì ông chủ đã phải lòng ngay, nhưng vì bà vợ kềm kẹp quá nên ông không dám hó hé gì cả.
            Cơ hội đã đến, một hôm bà vợ có việc ra ngoài, ông chồng nhân lúc chị vú đang trật xú chiêng cho đứa bé bú, ông liền sấn tới chu mỏ nói:
            - Khoan đã, khoan cho nó bú, trong sửa hôm nay có độc để anh kiểm soát trước nếu sửa tốt thì em mới cho nó bú...
            Chị vú dẫy nẩy:
            - Anh anh...
            Ông chủ trả lời tỉnh bơ:
            - Phải rồi anh là anh, còn em là em. Hôm nay sửa không tốt, anh bú thế cho nó.
Chuyện xảy ra ở nhà của ông, vậy mà cả làng đều biết, và đã có một bài vè chọc quê:
            - Làng ta có chuyện nực cười
            Có ông phú hộ là người giả say
            Lần mò đến chị vú ngay
            Vợ đi một chút ông hay giở trò
            Bà vợ là người biết lo
            Mướn một chị vú ông mò vú cô
            Nhưng mà hư hỏng cơ đồ
            Bà vợ bắt được liền vồ cả hai.
-- o0o --