Tụng Niệm & Trường Thọ
Nguyễn Mộng Khôi
--o0o--
 
 
          Ngày 29 tháng 6, 2000 tờ nhật báo USA TODAY in một bài của Kathleen Fackelmann có đề mục:
            - Với Người Cao Niên, Sự Cầu Nguyện Lợi Ích Cho Thân Và Tâm(For seniors, prayer is good for body and soul).
            Cô viết tiếp:
            - Hôm nay, chúng tôi đưa vào tạp chí chuyên nghiên cứu về lão khoa.(Journal of Gerontology) để viết bài này. Tương đối giữa những người già khỏe mạnh mà cầu nguyện hay hành thiền có thể sống thêm được nhiều năm. Từ xưa những Tín đồ tin rằng sự cầu nguyện để ích lợi cho kiếp sau. Nhưng sự nghiên cứu cho biết sự cầu nguyện đều đặn, hay sự hành thiền rất hữu ích cho ngay bây giờ và ngay ở đây. (relatively, healthy seniors who pray or meditate may add years for their lives. The devout have long believed that helps gain admission to the hereafter. But the study suggests that regular prayer or meditation may have important benefits in the here and now).
            Người đầu tiên nghiên cứu sự cầu kinh làm tăng tuổi thọ là Giáo Sư Harold Koenig thuộc trường Ðại học Duke ở tiểu bang North Carolina
            Koenig và cộng sự viên đã nghiên cứu khoảng 4000 người cao niên gồm có các cụ ông và cụ bà tuổi từ 65 trở lên, phần đông theo đạo Cơ Ðốc. Suốt từ năm 1986-1992, Ông đã theo dõi sức khỏe và sinh hoạt tinh thần của những người này như cầu kinh, đọc sách về đạo hoặc hành thiền.. v..v... (Ngoài nghi thức cầu kinh, nhiều tôn giáo đã thực tập hành thiền hoặc phép tĩnh tâm vv... như: Phật Giáo, Cơ Ðốc Giáo, Chính Thống Giáo Orthodox- Ấn Giáo, Hồi Giáo, Lạt Ma Giáo vv...)
            Trong 6 năm theo dõi, Koenig nhận thấy:
            - Những người không bao giờ cầu kinh thì có khoảng 50% nhiều rủi ro dẫn tới tử vong so với những người cao niên khác mà cầu kinh tối thiểu một tháng một lần. Những người chỉ cầu kinh một tháng một lần cũng có kết quả tương đương như những người cầu nhiều lần(Researchers discovered that relatively never pray run about 50% greater risk of dying during the six year study compared with seniors who prayed at least once a month. People who prayed once  a month got the same protection as those who prayed more often, the researchers say).
            Ông không theo dõi những người hút thuốc, uống rượu hay những người sống cô độc, sống tách biệt với xã hội(Social isolation); vì những trường hợp này sẽ có số tử vong cao hơn.
            Koenig nói:
            - Sự cầu kinh và hành thiền làm cho bớt căng thẳng tinh thần vì nó có khả năng thẩm thấu vào thân thể để làm giảm những kích thích tố có tác hại do nang thượng thận tiết ra, khi mà những kích thích tố độc hại này giảm thì sức khỏe cũng được nhiều lợi ích, kể cả sự tăng cường tính miễn nhiễm, tính miễn nhiễm có thể chống lại bệnh hoạn.(Prayear and meditation are known to reduce stress and thus can dampen the bodyỖs production of damagings stress hormones such as adrenaline. A drop in stress hormones has been linked to a number of heath benefits, including a stronger immune response, which can fight off disease, he said).
            Những công cuộc khám phá của Koenig càng làm tăng sự tin tưởng vào bản chất tuyệt vời của con người mà Ông chỉ dựa vào khoa học để giải thích.(The findings could bolster a belief in a divine being,  Koenig sticks to the scientific explanstion).
            Tuy sự  nghiên cứu của Giáo Sư Koenig rất thận trọng và dựa vào tinh thần khoa học, nhưng vẫn bị một số người chỉ trích, trong đó có Richard Sloan, một chuyên gia tâm lý ở Ðại học Columbia, New York. Họ bảo sự nghiên cứu này và nhiều sự nghiên cứu của Koenig  là quảng bá cho cái ý tưởng tai hại rằng sự cầu nguyện có thể ngừa được bệnh hoạn và cái chết, rồi Sloan lại công kích thêm:
            - Những người đau ốm mà không cầu nguyện chắc họ tự trách là cầu nguyện chưa đủ! Ðó là thuốc dở hay chửa trị kém.(Critics, including Richard Sloan, psychologist at Columbia university in New York, say the study, and others like it, promote the narmful notion that prayer can protect against illness and death. Yet people who get sick despite prayer may blame themselves for not praying hard enough! Sloan says thatỖs not good medecine or good science. 
            Mặc dầu có sự phê bình của Sloan, nhưng nhiều khoa học gia về tâm lý vẫn tin tưởng vào sự tìm tòi của Giáo Sư Koenig. Bác sĩ David Larson thuộc Viện Khảo Cựu Quốc Gia ở Rocville, Maryland, chuyên về sức khỏe và tinh thần của tập thể bảo:
            - Ðây là một sự nghiên cứu có hoạch định tuyệt vời.
            Ông nói thêm:
            - Nhiều cuộc nghiên cứu khác cho biết chỉ cần có mặt ở nơi thờ phượng cũng đủ làm cho người ta sống lâu hơn.(This is well-designed studỵ. Says David Larson Of National institute For Health Care Reseach, a Rockville, MD., group studying spirituality and health. Other studies have suggested that attendance at a place of worship also can give people a survival edge, He says).
            Năm 1998, đài truyền hình CBS đã làm một cuộc thăm dò 825 người thì có 80% tin tưởng vào sự cầu kinh và những nghi thức hành lễ sẽ đưa tới sự bình phục mau chóng khi bị bệnh.
            Nhiều nhà Thần học, Tâm lý học, Tâm Lý Trị Liệu vv... đang theo dõi những hoạt động của Koenig. Ông đang giảng dạy và đảm nhiệm nhiều chức vụ:
            - Associate Professor of psychiatry, assiociate Professor Medicine at Duke University.(Giảng Sư Phân Khoa Tâm Thần Học, Giảng Sư Y Khoa của Ðại Học Duke )
            - Director and Founder of the center for the study of Religion Spirituality and Health(Giám Ðốc và Sáng lập viên Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo/ Duy Linh và Sức khỏe).
            - Editer of the international Journal of Psychiatry in medicine (chủ nhiệm Tập San xuất bản định kỳ cho toàn thế giới về bệnh Tâm Thần trong Y Khoa).
            - Founder and Editor-in-chief of Research news in Science and Theology.(Sáng lập viên và quyền chủ nhiệm nghiên cứu những bản tin về Khoa học và Thần học).. v..v...
            Ông viết những sách có giá trị như:
            - Religion and health(Tôn Giáo và Sức Khỏe).
            - Power of Faith(Sức Khỏe của Ðức Tin).. v.. v...
            Harold Koenig là người đầu tiên nghiên cứu sự cầu kinh làm tăng tuổi thọ.
            Nhưng thực ra sự tương quan giữa tinh thần và sức khỏe(để làm gia tăng tuổi thọ) đã được nhiều Khoa Học Gia và nhiều trường Ðại Học danh tiếng nghiên cứu từ mấy thập niên rồi. Họ đã nghiên cứu đến mãnh lực của tâm linh, sức mạnh của tư tưởng, hiệu quả của Thiền định, lợi lạc của sự tụng kinh... Giáo sư Smith của Ðại học Haward đã dùng não điện đồ(electroencephalograph, procedure for obtaining a record of the bain by means of electrodes attached to the surface of the skull, interpreted the state of that person). Trong não bộ của con người gồm hàng chục tỷ tế bào não(neurons) đương trong trạng thái hoạt động của nội tâm, dưới dạng phân tích của sự đáp ứng điện (electrical responses) của não bộ, được ghi lại bằng các loại sóng não(brain waves). Các sóng não này được truyền qua máy computer, sau đó ta nhìn thấy các loại sóng não đó hiện trên màn ảnh máy computer. Có 4 dạng sóng não: Sóng Beta, sóng Alpha, sóng Theta và sóng Delta. Nếu:
            - Hành giả đang bực bội hoặc căng thẳng tinh thần(stress) thì não điện đồ rung động ở mức 22chu kỳ/một giây hay ở mức beta.
            - Một người có cuộc sống bình thường, không bệnh tật, không phải lo nghĩ gì thì vào khoảng 10 chu kỳ/một giây hay ở mức alpha.
- Một tu sĩ hay một cư sĩ đang tham thiền hay đang tụng kinh, đọc thần chú hay đang quán niệm hơi thở, thể xác ngồi yên bất động, tâm trí tĩnh lặng, không có những vọng niệm thì mức độ khoảng 4 chu kỳ/một giây hay ở mực theta
- Một hành giả đã thiền định nhiều năm, nhập thiền dễ dàng, mức tập trung hoàn hảo, không còn phân biệt người và ta, và đạt đến trạng thái bất nhị, hòa nhập toàn vẹn thì mức rung của bộ óc khoảng 2 chu kỳ/một giây hay ở mức delta.
Khi nhập vào các trạng thái siêu đẳng của thiền định hay đại định, toàn thân đắm chìm trong niềm an lạc tuyệt vời, không còn lo lắng, sợ hãi, vượt ra khỏi cái hư ảo, bỏ lại đằng sau các giới hạn vật chất, thì tiến đến mức ra ngoài delta và não động kế không đo lường được nữa. Giáo Sư Smith còn cho mời các hành giả thuộc nhiều tôn giáo khác nhau để quan sát và nghiên cứu trong lúc họ hành thiền như:
- Yogi(Ấn Giáo )
- Fakir(Hồi giáo)
- Lạt ma(Tây Tạng)
            Sự nhập định của những hành giả này gây ảnh hưởng(effect) đến thân và não, làm giảm trao đổi chất, tiếng khoa học gọi là hypomebotalism. Trong tiến trình này số dưỡng khí giảm xuống từ 10 tới 20 %(trong lúc ngủ chỉ giảm khoảng 8%) Ngoài ra cũng giảm mức độ lactate trong máu, lactate là chất được tiết ra từ cơ bắp. Chất này tạo ra những cảm nghĩ lo âu (feeling of anxiety), làm tăng tốc độ tim, huyết áp và tốc độ thở. Khi chất lactate được giảm thì nhịp tim giảm trung bình 3 tiếng đập(beats) mỗi phút. Ngoài ra chất dopamine và melatonin được tăng lên. Cả 2 chất này có lợi cho sức khỏe để chống lại sự mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.. v.. v...
            Giáo Sư Koenig đã minh chứng:
            - Cầu kinh làm tăng tuổi thọ. Giáo sư Smith đã giải thích trạng thái tâm của hành giả trên não động đồ và thực tập hành thiền đưa tới sự tĩnh lặng của tâm mà không bị ngoại cảnh khích động. Nhưng cầu kinh hay tụng niệm của Phật giáo còn đi xa hơn nữa; vì ngoài cái lợi lạc như Koenig và Smith đã chứng nghiệm. Sự tụng niệm trong Ðạo Phật còn dẫn tới an lạc bây giờ và giải thoát ở tương lai:
            - Tụng niệm để giữ tâm hồn được trong sạch, giao cảm với các tâm niệm tối cao. Tụng niệm lại là cách huân tập tâm thức rất tốt, rất dễ dàng.
            - Tụng niệm để ôn lại những lời Phật dạy, hầu lấy đó làm phương châm cho đời sống hàng ngày và gieo giống Bồ đề giải thoát vào tâm thức.
- Tụng niệm để kiềm chế thân, khẩu trong khuôn khổ thanh tịnh, trang nghiêm, chính đáng, không cho nói năng hoặc hành động buông lung theo tập quán đê hèn, tham dục.
- Tụng niệm để cầu an, để dứt trừ nghiệp chướng lâu đời hầu tránh khỏi tai họa do nghiệp chướng, tội lỗi gây nên.
- Tụng niệm để cầu siêu, để chuyển tâm của người khác, khiến họ xa lìa nghiệp nhân xấu ác, rời cảnh giới tối tăm, siêu sinh về Cực Lạc Quốc.
- Tụng niệm để cho Pháp âm lưu chuyển trong nhân gian, cảm hóa mọi người, cải tà qui chánh.
- Tụng niệm để kích thích, nhắc nhở mình và người trên đường làm lành học đạo.
- Tụng niệm để hướng lòng bi nguyện đến tất cả cúng sanh, cầu cho chúng sanh thuận hoà vui vẻ.
- Tụng niệm để tỏ lòng sám hối tội lỗi trước ngôi Tam bảo, là nơi hoàn toàn thanh tịnh không một chút nhiễm ô.
Người ta thường nói:
- Tụng niệm là để chỉ ba Pháp môn khi tụng niệm là: Tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Ba pháp môn này nhằm lợi lạc cho ta và cho người:
1- TỤNG KINH:
Tụng kinh trước hết là lợi cho bản thân vì hành giả đem tâm trí vào văn kinh để khỏi sơ suất, nên 6 căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý đều thâu nhiếp lại một chỗ. Chăm lo tụng kinh nên ba nghiệp của thân, khẩu, ý không còn mống khởi lên điều ác nữa, mà chỉ ghi lại những lời hay, lẽ phải. Kế tiếp là lợi cho gia đình, một gia đình xum họp, có nhiều thì giờ tụng kinh thì sẽ có ít thì giờ để nói chuyện ngoài đời, nói chuyện thị phi của kẻ khác; vì vậy mà khẩu nghiệp bớt đi; và sau cùng là lợi cho người xung quanh. Những lời kinh, tiếng kệ có thể đánh thức người đời ra khỏi cơn mê, đưa lọt vào tai kẻ lạc lối những ý nghĩa tham huyễn, những lời khuyên dạy bổ ích chứa đựng trong kinh điển mà hành giả đang tụng đọc.
Ngoài ra tụng kinh còn có những điều lợi ích linh nghiệm lạ thường không thể giải thích được, ai tụng sẽ tự chứng nghiệm.
2- TRÌ CHÚ: Trì là nắm giữ một cách chắc chắn. Chú là lời bí mật của chư Phật mà chỉ có chư Phật mới hiểu được. Các hàng Bồ Tát cũng không thể hiểu hết. Những bài chú đều có oai thần, mà công đức không thể nghĩ bàn; vì vậy gọi là thần chú. Chẳng hạn thần chú:
- Chú Bạt Nhất Thế Nghiệp Chướng Căn Bản Ðắc Sinh Tịnh Ðộ Ðà La Ni có hiệu lực trừ hết gốc rễ nghiệp chướng cho người được vãng sinh về tịnh độ.
- Chú Tiêu Tai Kiết Tường có hiệu lực làm tiêu trừ các hoạn nạn, tai chướng, được gặp những điều lành.
- Chú Lăng Nghiêm thì phá trừ những ma chướng, và nghiệp báo nặng nề.
- Chú Chuẩn Ðề để trừ tà, diệt quỷ.
- Chú Thất Phật diệt tội có công năng tiêu trừ tội chướng của chúng ta từ nhiều đời, nhiều kiếp.. v..v...
3- Niệm Phật:
Niệm là tưởng nhớ, Niệm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật. Hình dung Phật để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài. Phương pháp niệm Phật cũng có công năng phá trừ các vọng niệm đen tối ở nội tâm chúng ta, làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt, chẳng khác gì chất phèn làm cho nước đục trở nên trong vậy.
Khoa học Tây phương đang chập chững bước vào địa hạt nghiên cứu sự tương quan của thân và tâm, nên bước đầu, giáo sư Koenig chỉ mới khám phá là cầu kinh làm giảm bệnh tật và tăng tuổi thọ. Chắc chắn khi khoa học tiến bộ hơn sẽ có thể giải thích được lợi ích của tụng kinh, trì chú và niệm Phật bằng tinh thần thực nghiệm của khoa học Tây Phương.
 
Sách Tham Khảo:
- For Seniors, Prayer Is Good For Body And Soul
- Religion And Health
- Electroencephalograph
- Nghi Thức Tụng Niệm
- Phật Học Phổ Thông
-- o0o --