-
Làm Nở Hoa Trí Tuệ
-
Trúc Giao ghi
-
--o0o--
-
-
Một
ngày nọ có một phật tử đem đến Chùa bốn con gà lúc đó chúng
tôi không biết sau đó mấy ngày người phật tử ấy đến có gặp
chúng tôi và nói rằng:
-
-
Vườn chùa tốt quá, con thả bốn con gà mà nó không đi đâu hết,
có lẽ con phải mua thêm ít con nữa để phóng sanh cho vui.
-
Chúng tôi thấy tâm hoan hỷ của người phật tử ấy chúng tôi cũng
vui lây, đó là hành động tùy hỷ, vì thế hôm nay chúng tôi muốn
giới thiệu đến đại chúng bài pháp: Làm Nở Hoa Trí Tuệ, hay là
Phương Pháp Con Gà Ấp Trứng
-
Như
quý vị đã biết: Ðức Tin là sức mạnh quét sạch đám mây hoài
nghi và khiến cho tâm hồn trong sáng. Như những vùng nước có
phèn, khi dùng phèn chua vào, bao nhiêu phèn bám sát trong
nước cũng tự tách rời khỏi nước và lắng xuống. Ðức tin cũng có
hiệu năng tương tự như vậy. Ðức tin loại trừ mọi đau khổ,
phiền muộn, bực dọc và đem lại lợi ích trong sáng cho tâm.
-
Một
người học Phật mà không hiểu được những đặc tính quý báu của
Phật, Pháp, Tăng, không biết tôn trọng thì sẽ không thấu đáo
được giá trị của Tam Bảo và hiệu năng của việc tu tập, lúc đó
chúng ta sẽ dễ bị chinh phục và cám dỗ thường tình.
-
Nhờ
có đức tin chúng ta sẽ thích thú trong việc tu tập. Sự tha
thiết nầy sẽ tạo năng lượng cần thiết cho chúng ta tiến đến
mục tiêu cuối cùng. Một đức tin mạnh mẽ sẽ tạo nên thiện chí,
chân thành và lòng tín nhiệm. Có thiện chí chân thành và trong
việc hành thiền, có tin tưởng sâu xa vào giáo pháp là con
đường dẫn đến sự an tịnh, chánh niệm và chánh định, thì trí
tuệ sẽ hiển bày dưới các hình thức.
-
Khi
có đủ điều kiện và hoàn cảnh thích nghi, hoa trí tuệ sẽ tự
động khai mở. Trí tuệ kết quả của bao nhiêu ngày tháng tu tập
sẽ xuất hiện, khi chúng ta thấy rõ những tính đặc thù và phổ
thông của tiến trình thân tâm.
-
Khi
trí tuệ phát sinh, chúng ta sẽ thấu hiểu một cách rõ ràng,
tường tận hai đặc tính riêng biệt và chung của hiện tượng
trong tiểu vũ trụ, và đại vũ trụ. Ðây là kết quả của công
trình chánh niệm thuần túy.
-
Sự
góp mặt của trí tuệ làm sáng tỏ rỏ ràng. Trí tuệ thắp sáng cho
chánh niệm. Trí tuệ chẳng khác nào ngọn đèn sáng xua đuổi bóng
đêm tăm tối làm hiển lộ mọi vật. Nhờ ánh sáng trí tuệ, ta thấy
rõ đặc tính chung và đặc tánh riêng của thân và tâm. Thấy rõ
các khía cạnh của từng hoạt động mà chúng ta tham gia vào như:
-
- Tư
Tưởng
-
-
Cảm Giác,
-
-
Xúc chạm...
-
Khi
trí tuệ hiện diện thì tâm không còn lẫn lộn, mê muội và không
hiểu lầm người khác cũng như chính chúng ta nữa.
-
Nhờ
thấy rõ ràng và trong sáng không lẫn lộn, tâm bắt đầu xuất
hiện nềm tin, chúng ta gọi đó là chân tín. Một đức tin sáng tỏ
chứ không mù quáng, mê mờ, lẫn lộn. Ðức tin nầy đến trực tiếp
từ kinh nghiệm sự thực của mỗi cá nhân.
-
Một
cách đúng nghĩa, thì đức tin ở đây là thấy và hiểu rõ ràng mọi
sự mọi vật một cách chính xác. Kinh điển gọi đức tin nầy là
căn bản quyết định để hướng dẫn sự nghiệp tu học của cá nhân.
Như vậy đức tin nầy gần nghĩa với trí tuệ.
-
Chân
tín không phát sinh ở sự thừa nhận một điều gì mà ta đã nghe
được, cũng không đến từ sự nghiên cứu, so sánh hay phán đoán,
lý luận, không xuất phát từ một vị hoà thượng, thượng tọa, đại
đức, học giả, hay một nhóm trí thức nào mà chúng ta có cảm
tình. Chân tín đến trực tiếp từ trực giác chiêm nghiệm cá nhân
và từ một trí tuệ vững chắc thấy rõ, hiểu rõ, và nhất là biết
rõ chúng ta đã và đang làm gì.
-
Ðiều
quan trọng nhất để phát triển và có được một đức tin chân
chánh là phải thực hành theo sự chỉ dẫn trong kinh điển hay
một vị thầy nào đó mà chúng ta tin tưởng.
-
Ðối
với những người mới bắt đầu thực tập, thì phương pháp Tứ Niệm
Xứ có vẻ quá đơn giản và giới hạn. Nhưng khi thực hành sâu xa,
trí tuệ bắt đầu hiển lộ, chúng ta sẽ do kinh nghiệm của chính
bản thân mình mà phá vở được sự đơn giản và giới hạn nầy.
-
Trong sự hiện diện của đức tin, chúng ta có thể ghi nhận được
mọi sự việc ngay tức khắc, đó là trạng thái của tâm đã trở nên
trong sáng và không ô nhiễm. Cũng ngay lúc ấy, tâm của chúng
ta sẽ tràn đầy an lạc và sáng suốt.
-
Trong viêc thực tập tu học, cũng như mọi công việc ở đời khác,
người có nỗ lực và tâm kiên định chắc chắn sẽ hoàn thành những
gì mình mơ ước. Kiên định và dũng cãm là hai trong bốn sức
mạnh giúp việc hành thiền có kết quả. Bốn sức mạnh hỗ trợ hay
tứ như ý túc nầy gồm có:
-
Thứ
nhất là Dục, là ý muốn, ý chí nhiệt tâm.
-
Thứ
hai là cần, là tinh tấn nỗ lực,
-
Thứ
ba là tâm, là sự kiên định vững chắc không thối chuyển,
-
Thứ
tư là Quán, tức là trí tuệ hay sự hiểu biết thấu đáo.
-
Nếu
bốn yếu tố nầy tròn đủ thì chúng ta đạt được mơ ước của chúng
ta trong cuộc sống hiện tại nầy sẻ không khó khăn lắm.
-
Ðức
Phật đã đưa ra một thí dụ đơn giản để thấy rõ việc thực tập có
hiệu quả Ðó là hình ảnh một con gà mái ấp trứng.
-
Nói
về gà đẻ ấp trứng thì có hai trạng thái:
-
-
Chúng tôi được biết một phật tử có nuôi gà và tha thiết muốn
nuôi rất nhiều, do đó ông nuôi một con gà trống và một con gà
mái. Lễ tất nhiên con gà mái đẻ rất nhiều lần và rất nhiều
trứng, nhưng điều ngạc nhiên là các trứng được đẻ ra đó không
bao giờ nở. Ðến khi tìm hiểu nguyên nhân là: Hai con gà trống
và gà mái đó cứ dành nhau thay phiên ấp. Cứ mỗi khi con gà mái
ấp thì con gà trống lấy chân quào trứng ra khỏi phạm vi ấp của
con gà mái để dành cho mình ấp. Và cũng vậy khi con gà trống
dành được trứng ấp thì con gà mái lại lấy chân quào ra khỏi
phạm vi ấp trứng của con gà trống. Cứ thế mà tất cả các trứng
gà đó bị xáo trộn và không đủ độ ấm để nở nên hư hết.
-
Nếu
nói về cuộc sống thế tục, nếu cứ tranh dành nhau để nhận trách
nhiệm, hoặc làm một việc gì đó, nhưng khi mình dành không
được, người khác làm thì mình cứ theo phá, hoặc mình làm mà
người khác theo phá thì chắc chắn không thể nào thành tựu
được. Như thế sự nhiệt tình của chúng ta trở thành sự phá
hoại.
-
-
Cũng hình ảnh một con gà nhưng là hai con gà không dành dựt,
thay đổi và quan tâm đến việc ấp trứng, nằm ấp suốt ngày, thì
sức nóng của thân thể gà sẽ làm cho trứng nở.
-
Nằm
ấp trứng là việc quan trọng của gà phải biết ấp đúng cách. Ðôi
cánh phải trải rộng vừa đủ để cho trứng khỏi bị mưa. Gà phải
thận trọng để nằm trên trứng mà không làm cho trứng vỡ. Nếu gà
nằm ấp đúng cách và đúng thời gian thì trứng sẽ nhận đủ sức
nóng để phát triển.
-
Bên
trong quả trứng, tròng đỏ và tròng trắng bắt đầu biến dạng, và
con gà tượng hình. Một thời gian sau vỏ trứng bắt đầu mỏng đi,
gà con bên trong thấy được ánh sáng lờ mờ bên ngoài. Rồi một
con gà con vàng mướt ra khỏi vỏ trứng tù túng.
-
Công
việc của gà là chuyên cần nằm ấp trứng, còn trứng có nở hay
không, bao giờ nở, phát triển như thế nào gà chẳng phải bận
tâm đến.
-
Con
gà mái nầy rất chuyên cần và nhiệt tâm trong nhiệm vụ của mình
và con gà trống cũng biết việc quan trọng như vậy cho nên nó
không có phá rối trong lúc con gà mái đang ấp. Nó chỉ thay thế
khi nào con gà mái cảm thấy đói hay khát trong một thời gian
ngắn để tìm thức ăn rồi trở lại về với ổ trứng tron vai trò
của mình, thì con gà trống lại nhường quyền làm chủ đó cho con
gà mái.
-
Ðiều
nầy chúng ta cũng có thể thấy biết nếu hai con gà trống và mái
cứ quậy phá nhau như trường hợp một thì trứng chắc chắn sẽ bị
thối, và gà con sẽ không có cơ hội chào đời.
-
Tương tự như vậy. Nếu chúng ta trong cộng đồng người Việt di
tản chúng ta cứ bôi bát lẫn nhau hoài thì suốt đời chúng ta sẽ
không lo nổi cho bản thân mình chứ đừng nói chi đến việc phục
vụ cho cộng đồng chúng sanh nhân loại.
-
Người mới sơ cơ thực tập tu tập cũng vậy, mới ngồi thiền được
một lát lại gãi, lại đổi chân, lại uốn éo cựa quậy, chuyển bên
nầy chuyển bên kia thì sự tinh tấn không đủ liên tục để giữ
tâm tươi mát, và như thế là chúng ta đã tạo một cơ hội tốt để
cho các loại phiền não, phá rối nhảy vào.
-
Chúng ta hãy cố gắng chánh niệm trong từng giây từng phút để
tạo được một luồng năng lực bền dai giống như sức nóng liên
tục được gà mẹ duy trì trong khi ấp trứng. Sức mạnh của tinh
tấn giúp cho niềm tin không bị thối chuyển và phiền não không
tìm ra chỗ hư thối để tấn công. Tinh tấn cũng giúp cho trí tuệ
phát triển và già dặn trong từng bước tiến bộ.
-
Khi
chánh niệm có mặt thì năm loại ràng buộc tâm không thể nào
phát khởi. Vì thế nếu không thận trọng thì lúc tiếp xúc với
đối tượng hài lòng, tâm sẽ đầy tham ái, và sẽ vướng mắc vào
dây ràng buộc thứ nhất. Tuy nhiên sự chánh niệm sẽ chinh phục
được loại ái dục nầy.
-
Cũng
vậy, nếu thấy rõ được bản chất của tâm, thì luyến ái sẽ mất,
tiếp theo sự say mê thân thể người khác cũng tiêu tan. Thế là
dây ràng buộc thứ hai và ba cũng bị tháo gỡ.
-
Sự
chú tâm vào toàn thể tiến trình lúc ăn cũng cắt đứt được sự
tham lam trong việc ăn uống, sợi dây thứ tư.
-
Nếu
trì chí thực tập thì sự thèm khát các loại vui ở trần tục ở
kiếp sau dây dưa ràng buộc thứ năm cũng bị đoạn diệt.
-
Khi
năm dây ràng buộc bị nầy bị chấm dứt, tâm không còn đen tối và
chật hẹp, mà thanh thản, tự do và sáng suốt như pha lê.
-
Tiếp
tục tinh tấn chánh niệm và chánh định, tâm dần dần tràn đầy sự
ấm cúng của giáo pháp. Năng lực của giáo pháp giúp tâm luôn
luôn tươi mát, và cũng chính năng lực của giáo pháp làm khô
héo phiền não. Hương thơm của giáo pháp có thể lan rộng ra
khắp nơi và xuyên suốt qua mọi vật, giúp cho chiếc vỏ vô minh
nhốt kín chúng ta dần dần mỏng đi.
-
Với
tâm sáng suốt qua sự tinh tấn chánh niệm, chúng ta sẽ bắt đầu
thấy được thân và tâm cùng nhân duyên của mọi vật. Nhờ sự hiểu
biết nầy, đức tin được đặt căn bản trực tiếp trên kinh nghiệm
phát sinh.
-
Chúng ta hiểu được sư tương quan tương duyên của tiến trình
thân và tâm, loại bỏ được tư tưởng có một cái ta độc lập có
nhiệm vụ quyết định và hành động. Tiếp đến chúng ta sẽ hiểu
được rằng trong quá khứ cũng có những quá trình nhân duyên như
vậy, và trong tương lai cũng chỉ là những chuỗi nhân duyên
tiếp diễn.
-
Càng
thực hành, chúng ta sẽ càng có nhiều tự tin, không nghi ngờ về
khả năng hay sự thực tập của chính mình. Không nghi ngờ những
người khác và vị thầy hướng dẫn mình.
-
Lúc
đó chúng ta bắt đầu thấy xuất hiện, và sự biến mất của mọi
vật. Hiểu được bản chất vô thường, khổ não và vô ngã của chúng
ta. Khi tuệ giác nầy xuất hiện, thì sự mê mờ hiểu biết sai lầm
về những hiện tượng cũng biến mất.
-
Giống như gà con đã đủ ngày tháng sắp sửa thoát ra khỏi chiếc
vỏ tù túng. Từ đây, chúng ta bắt đầu thấy được ánh sáng chân
lý, tâm chánh niệm ghi nhận, sự vật ngày càng nhanh hơn. Chúng
ta thấy ngập tràn năng lực tinh tấn mà từ trước đến nay thấy
mình chưa từng có.
-
Nếu
chúng ta tiếp tục tinh tấn thực tập để duy trì và phát triển
trí tuệ, như gà tiếp tục để duy trì trứng trong điều kiện
thuận lợi chờ ngày khai nở, thì chúng ta đạt được mục tiêu
cuối cùng, đó là niềm an lạc, chứng được đạo quả, tâm thoát ra
khỏi cái vỏ tăm tối tù túng giống như chú gà con sung sướng
nhìn thế giới bao la theo chân gà mẹ, tung tăng khắp vườn ngập
nắng.
-
Tâm
của chúng ta sẽ ngập tràn hạnh phúc an lạc. Khi chứng nghiệm
và cảm nhận được sự an lạc hạnh phúc mới mẻ.
-
Những người bị thiếu đi niềm tin thì tất nhiên sẽ có nhiều đau
khổ. Một khi chúng ta không thấy có sự hài lòng, với vị thầy
nào đó chúng ta cũng có thể chỉ trích. Lúc đó dưới mắt của
chúng ta, ai ai dường như giới luật của họ cũng không được
hoàn hảo.
-
Còn
một số cư sĩ nữa, dường như họ chỉ thích tụ hợp trò chuyện, đi
đi lại lại, có thái độ khiếm nhã và vô lễ, thế là lòng thiếu
tự tin bắt đầu tràn ngập trong chúng ta. Ngay cả vị thầy hướng
dẫn cho mình cũng không tin tưởng.
-
Môt
vị thầy hướng dẫn thành thạo nhờ ở kinh nghiệm trong lúc hướng
dẫn nhiều loại thiền sinh, cũng như nhờ ở tâm học hỏi từ kinh
điển, có thể đoán biết được tâm trạng của chúng ta.
-
Do
đó nếu chúng ta cảm thấy mình thoái bộ, thì chúng ta biết rằng
đó là trạng thái chúng ta mất niềm tin, và nên tự hỏi:
-
-
Tại sao ta đến đây. Ta đến đây để chỉ trích người khác hay để
thử thầy?
-
Chúng ta phải biết rằng: Loại bỏ các phiền não càng nhiều càng
tốt, nhất là những phiền não đã tích tụ trong suốt hành trình
luân hồi của mình. Có như thế chúng ta mới đạt được mục đích
trong việc thực hành giáo pháp của Ðức Phật. Ý thức nầy là một
sự, khai sáng lớn lao trong tinh thần tu học.
-
Một
sự so sánh khác cũng là một đề tài chiêm nghiệm:
-
Chúng ta đang ở trên con thuyền nằm ngoài khơi, trong cơn bão
tố. Những lượn sóng lớn làm thuyền chúng ta nghiêng ngửa. Giữa
cảnh trời nước bao la và nguy hiểm, không có một sự hổ trợ nào
khác. Quanh chúng ta cũng như thế, có những chiếc thuyền khác
cũng đang ở tình trạng khó khăn.
-
Thay
vì chúng ta cố gắng lèo lái con thuyền của chúng ta cho qua
cơn bão tố, chúng ta lại la hét, bực bội, chỉ dẫn các thuyền
khác. Nếu chúng ta cứ mãi bận rộn vì thuyền của người khác,
thì thuyền của chúng ta sẽ bị chìm xuống biển sâu.
-
Ðừng
để tâm đến người khác nhiều, hãy thích thú trong việc thực tập
của mình, có như thế chúng ta sẽ un đúc niềm tự tin và trở
thành người học trò dễ thương của đức Phật, Hy vọng quý vị sẽ
gặt nhiều kết quả trong việc tu tập.
|