-
Hướng Ði & Nơi Ðến
-
Trí Hiển ghi
-
--o0o--
-
-
Có
Phật Tử hỏi rằng:
-
-
Bạch Thầy, theo trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật có dạy: Người nào
niệm Phật từ một niệm đến mười niệm mà không tạp loạn, thì đến
lúc lâm chung được Ðức Phật A Di Ðà tiếp rước về Tây Phương
Cực Lạc.
-
Bạch
Thầy trong kinh dạy như thế thì con hiểu và rất vui mừng, con
cũng cố gắng hành trì mỗi đêm. Tuy nhiên con cũng có cái thắc
mắc. Theo như Thầy biết, xứ nầy văn minh quá và rất đầy đủ các
tiện nghi và nhu cầu, nhưng cuộc sống con người mong manh quá,
sớm còn tối mất, khó biết trước được. Chẳng hạn như đang lái
xe mà gặp một tai nạn chết bất đắc kỳ tử, lúc ấy không có
chánh niệm như lúc tụng kinh niệm Phật thì làm sao biết mình
sanh về đâu, ai tiếp rước mình, xin thầy hoan hỷ chỉ dạy cho
con?
-
Thưa
đại chúng câu hỏi nầy rất hay, tuy nhiên chúng tôi xin kể một
câu chuyện cho quý vị nghe. Câu chuyện như thế nầy:
-
Lúc
chưa rời khỏi Việt Nam, có lần chúng tôi đến thăm một Phật Tử
tại Long Khánh. Mấy Thầy trò ngồi uống nước trước sân, lúc đó
có một chàng thanh niên đi đường. Trên đường đi vừa mệt, vừa
khát nước, anh ghé vào chỗ bán nước chè bên vệ đường, cách chỗ
chúng tôi đang ngồi uống nước độ khoảng mười lăm thước. Anh ta
mua nước uống và hỏi thăm cụ ông đường đi đến ngã ba Ông Ðồn:
-
-
Thưa bác, từ đây đến ngã ba Ông Ðồn, đi bộ phải mất khoảng bao
lâu?
-
Cụ
ông bán nước làm thinh. Chàng trai lập lại câu hỏi lần thứ
hai, rồi lần thứ ba vẫn không nghe câu đáp. Bực bội quá anh
tiếp tục lên đường.
-
Ðược
vài mươi bước, anh nghe tiếng cụ ông gọi với theo:
-
-
Nầy anh kia, khoảng bảy tám tiếng đồng hồ đấy!
-
Anh
chàng thanh niên quay lại cau có nói:
-
-
Sao khi nãy cụ không bảo dùm cho, đợi tôi đi một đoạn rồi mới
nói cho mất công, hao hơi tổn sức?
-
Cụ
Ông chỉ đường mỉm cười thủng thẳng đáp:
-
-
Làm sao mà tôi có thể đáp ngay được, khi chưa tận mắt thấy khả
năng của chú em đi? Phải biết rõ sự đi mau chậm của chú rồi
tôi mới dám trả lời chứ!
-
Chàng trai nghe xong, cung kính bái chào rồi lên đường.
-
Thưa
đại chúng, qua câu chuyện nầy, thông thường chúng ta hay đánh
giá, và tự tin mình qua những ước mơ hy vọng, tính toán mà ta
sẽ thực hiện ở mai kia mốt nọ... Trong khi người chung quanh
đánh giá ta bằng những gì ta đã làm hay thiết thực hơn là đang
làm. Như anh thanh niên hỏi đường, khi chưa thấy anh ta đị thì
cụ ông khôngtrả lời được, mãi đến khi anh ta bắt đầu đi và đã
đi, thì cụ ông bán nước chè mới trã lời câu hỏi.
-
Như
hỏi: Lúc đang lái xe, lở xảy ra tai nạn, trong lúc tâm không
chánh niệm thì biết sanh về đâu? Câu hỏi nầy không thể trả lời
khi chưa biết khả năng hành trì của người đó như thế nào.
Người đó hành trì nầy miệt mài, hay giải đãi.
-
Có
thể dùng thái độ chỉ đường của cụ ông bán nước chè bên vệ
đường trên đây để trả lời câu hỏi nầy. Nhìn chung lối chỉ
đường của ông cụ bán nước chè cũng tương tự như việc tu tập và
xét người trong nhà thiền. Bất kể những danh vọng, chức tước
sự nghiệp lẫy lừng của người cầu đạo to hay nhỏ ra sao, khi
bắt đầu học đạo, họ đều phải trải qua giai đoạn hành điệu, tức
là đương sự bắt buộc phải làm những việc xem có vẻ như thấp
kém nhất để dẹp trừ cái bản ngã cố hữu như người đời thường tự
hào: Tôi là kỷ sư, bác sĩ, triệu phú... Cách chinh phục bản
ngã là làm những việc rất là tầm thường như rửa chén, quét
nhà, chạy việc lặt vặt chẳng hạn. Trong thời gian đó, mọi cử
động, mọi phản ứng nhỏ nhặt của họ đều không thoát khỏi cặp
mắt của ông Thầy. Nhìn những hành động, hay khả năng của người
học trò trong hiện tại, Thầy mới có thể tiên đoán được khả
năng của học trò trong tương lai. Ðó là chưa kể đến việc khi
muốn trao sự nghiệp hoằng pháp cho trò, ông Thầy còn phải trui
rèn hành hạ và thử thách đệ tử nhiều phen, đủ điều. Thật sự,
thì thật là tội nghiệp cho người đệ tử nào đó được Thầy chọn
là truyền nhân, nhưng phần Thầy cũng không sướng ích gì. Cho
nên người xưa có câu:
-
- Ðệ
Tử tìm Thầy thì dễ. Thầy tìm đệ tử thì khó
-
Ðó
là nói về đệ tử xuất gia, đối vơi đệ tử tại gia mặc dầu sự
hướng dẫn không nghiêm túc như giới đệ tử xuất gia, nhưng nếu
là một con người quyết tâm thực hành giáo pháp để tìm cầu một
sự lợi lạc cho bản thân, thì phải biết thu thúc thân tâm, phải
thực hành triệt để như vậy để cho thiện nghiệp nó huân tập.
Nói một cách khác, phải thực tập nghiêm túc để cho thiện
nghiệp thâm nhập trong tiềm thức, một khi đã thâm nhập trong
tiềm thức thì lúc nào cũng là chánh niệm. Ðạt đến giai đoạn có
thể đặt trong trạng thái lúc nào cũng chánh niệm thì cho dù
cái chết có biết trước hay bất đắc kỳ tử cũng như thế không có
gì thay đổi. Ðiều nầy trong Trung Bộ Kinh được Ðức Phật nhắc
nhở:
-
-
Lúc Ngài còn tại thế, lần đó Ngài ngự tại Chùa Kỳ Viên gần
thành Xá Vệ. Vào lúc nửa đêm, có một vị trời và đoàn tùy tùng
vào khoảng một ngàn vị đến gặp Ðức Phật. Mặc dầu ánh sáng của
chư thiên tràn ngập Chùa Kỳ Viên, nhưng những người thường
không thấy được họ. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, vị trời khóc
mà bạch với Ðức Phật:
-
-
Bạch Ðức Thế Tôn, cõi trời thật là ồn ào. Các vị tiên nữ luôn
luôn huyên náo ầm ĩ. Họ nhảy tung tăng đùa giởn cả ngày chẳng
khác nào loài ngã quỷ. Thật là khổ sở và phiền não, xin Ngài
chỉ cho con làm sao để tránh xa cái cảnh ồn ào, khi phải sống
một nơi như vậy.
-
Như
chúng ta đã biết, Người nào đầy đủ phước đức thiện duyên thì
được sanh về các cảnh giới của chư Phật. Ít phước hơn thì sanh
về Cõi Trời. Cảnh giới cõi Trời được xem như là một nơi đầy đủ
về mọi phương diện, vui vẻ và rất là thích thú. Bởi vì cảnh
giới nầy các vị trời chỉ ăn chơi đàn hát, chẳng biết đau khổ
là gì. Kế đến là A Tu La, và cõi Người. Những chúng sanh nào
kém phước hơn thì tùy theo đó mà sanh vào các cảnh giới như:
Ðịa Ngục, Ngã Quỷ, Súc sanh... Vậy mà vị Trời đó lại so sánh
sự an vui ở cõi Trời với cảnh giới của loài Ngạ Quỷ, nơi cảnh
giới đó chúng sanh sống trong đau khổ, lầm than.
-
Khi
nghe vị Trời như vậy, Ðức Phật liền dùng huệ nhãn xem xét tiền
kiếp của vị trời. Ngài biết rằng vừa mới đây, vị trời nầy là
một thanh niên trẻ tuổi, một người thực hành giáo pháp của
Phật. Thanh niên trẻ tuổi nầy có nhiều đức tin nơi những lời
dạy dỗ của đức Phật nên chàng ta đã xuất gia và trở thành một
thầy Tỳ Kheo khả kính. Sau thời gian ở trong Tịnh Xá được Ðức
Phật dạy dỗ, vị Thầy Tỳ Kheo trẻ tuổi đã học xong giới luật và
kinh điển, hiểu rõ các tu tập, vị Thầy trẻ nầy liền xin phép
Ðức Phật vào rừng sống một mình để thực hành giáo pháp. Với
nhiệt tâm muốn trở thành một Phật tương lai, nên vị Tỳ Kheo
trẻ kia tận lực tu tập. Thầy nổ lực thực hành suốt ngày đêm,
Thầy bỏ cả ngủ và không tha thiết gì đến việc ăn uống. Vì thế
mà sức khoẻ của vị sư trẻ suy yếu, nhưng vị Tỳ Kheo trẻ kia
vẫn bền chí thực hành không thay đổi. Bịnh ngày một trầm
trọng, đến nỗi một ngày nọ, trong lúc hành thiền vị Tỳ Kheo
trẻ kia ngã ra chết. Ngay tức khắc, vị Tỳ Kheo trẻ kia được
sanh vào cõi trời.
-
Thình lình như tỉnh từ giấc mộng, vị Tỳ Kheo trẻ kia trong một
bộ quần áo đẹp đẻ đang đứng trước cổng một dinh thự lộng lẫy,
bên trong tòa lâu đài, có rất nhiều tiên nữ dung nhan diễm lệ
đang đón chờ. Các nàng tiên vui vẻ khi thấy vị chủ mình xuất
hiện ở cổng. Họ reo mừng và trổi nhạc đón tiếp. Trong khi đó
vị Tỳ Kheo trẻ kia không biết mình chết và đã sanh vào cõi
Trời. Thầy nghỉ rằng tất cả các tiên nữa kia là chư thiện tín
viếng thăm, Thầy Tỳ Kheo trẻ kia chấp tay chào trong một cử
chỉ rất khiêm cung.
-
Thấy
cử chỉ của vị chủ nhân mới, các cô tiên tiên nữ liền hiểu ra
mọi lẽ, nên trong đó có một cô nói lớn:
-
-
Bấy giờ đây Ngài đang ở cõi trời để hưởng thụ mọi thú vui
phước báu chứ không phải lúc Ngài ở cõi trần nữa, xin Ngài
theo chúng em vào trong để hưởng thụ dục lạc.
-
Vị
Thầy Tỳ Kheo trẻ kia như không để tâm gì đến những lời nói của
các cô tiên nử, vì Thầy đang chánh niệm trong việc thu thúc
sáu căn. Thầy chỉ biết có âm thanh đến rồi đi mà không cần
hiểu thứ âm thanh gì. Một cô tiên nữ bèn vào tòa lâu đài mang
ra một tấm gương lớn. Vị Thầy trẻ tuổi kia mới hoảng kinh khi
thấy mình không còn là vị Tỳ Kheo nữa. Lúc đó vị Thầy Tỳ Kheo
trẻ kia tự nhủ:
-
- Ta
đã bị mắc bẫy, lúc ta rời xa gia đình xuất gia tu tập là mong
đạt được sự an lạc cao thượng. Bây giờ tai sao ta lại ở chốn
nầy.
-
Vị
Tỳ Kheo trẻ tuổi kia sợ hãi đến nỗi không dám bước chân vào
cổng lâu đài, vì Thầy biết rằng tâm mình không đủ mạnh để
thắng các lạc thú ở trong cõi trời. Các lạc thú trong cõi trời
có sức hấp dẫn gấp trăm ngàn lần cõi người. Bỗng nhiên Tỳ Kheo
trẻ kia mới nghĩ ra rằng:
-
-
Nhờ phước báo của sự tu trì, mặc dầu Thầy chưa đủ phước để trở
thành một vị A La Hán, Bồ Tát, Phật, nhưng Thầy đủ phước để
sanh vào cõi Trời. Là một vị trời ta có đủ năng lực để thăm
cõi người, nơi đức Phật đang giảng dạy.
-
Ý
nghỉ nầy khiến cho Thầy Tỳ Kheo trẻ kia vui mừng và nghỉ tiếp:
-
- Ta có thể sinh lên cõi trời một cách dễ dàng,
nhưng cơ hội để gặp được đức Phật rất hiếm hoi.
-
Ý nghĩ vừa thoáng qua, vị Trời tức là vị Thầy Tỳ
Kheo trẻ kia, và cả ngàn tiên nữ đã có mặt tại nơi đức Phật
ngự. Vị Trời đến gần Phật cầu xin Ngài giúp đỡ. Nhân đây Ðức
Phật dạy như sau:
-
- Nầy vị Trời, hãy đi thẳng con đường mà ngươi đã
bước. Con đường nầy sẽ dẫn đến chỗ an toàn thoát khỏi mọi sợ
hãi. Ðó là mục tiêu của ngươi.
-
Như chúng ta biết, khi còn là một con người, trong
hình thái của một Thầy Tỳ Kheo, vị trời nầy có đức tin trọn
vẹn vào những lời dạy của đức Phật, và biết rằng hạnh phúc cao
nhất là hạnh phúc giải thoát do sự thực hành giáo pháp đem
lại, thế nên vị trời nầy đã từ bỏ những lạc thú tạm bợ của thế
gian để trở thành vị tỳ kheo. Ông ta đã tận lực cố gắng để trở
thành vị Phật tương lai. Thật vậy, ông ta đã nổ lực cố gắng
đến nỗi phải bỏ mạng vào lúc tuổi còn trẻ trung. Bổng nhiên
ông thấy mình sanh đến cảnh giới tràn đầy dục lạc, điều mà ông
ta đã cố gắng tránh xa. Nhờ nhân duyên đó nên khi nghe Ðức
Phật nhắc thì Thầy mới hiểu ra rằng:
-
- Thật ra, chết thì chẳng có gì lạ. Ðó chỉ là sự
thay đổi hình thái và tâm thức.
-
Ở
điểm nầy làm cho chúng ta hiểu thêm rằng:
-
-
Không có thức nào giữa hai thức sanh và tử. Không phải như ở
cõi người, sự sinh ở cõi Trời xảy ra tức thời không đau đớn gì
cả. Bởi thế, chúng ta không bị mất sự liên tục thiền, không
mất đà khi từ một đời sống nầy chuyển sang đời sống khác, và
do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy vị trời mới than
phiền sự ồn ào của cõi Trời. Khi chúng ta đang hành thiền và
tâm đang tập trung vào đề mục một cách sâu xa, chúng ta sẽ cảm
thấy khó chịu khi nghe tiếng động phát sanh, Thử tưởng tượng
xem, chúng ta đang ngồi thiền và đang đạt đến tình trạng thật
bình an tĩnh lặng, bỗng nhiên có những quấy rối nào đó. Ngay
lúc đó định tâm của chúng ta bị phân tán. Ðây cũng là lý do
tại sao vị trời kia so sánh cõi trời với chốn ngạ quỷ, tại vì
vị Trời nầy là:
-
-
Người Trời gốc “sư”,
-
Cho
nên ông ta không cảm thấy an ổn khi nghe đàn sáo ca hát cả
ngày. Nếu là hoàn cảnh của chúng ta có lẽ cũng vậy, khi gặp
những chuyện phiền toái dù đó là do một người bạn thân gây ra
đi nữa, chắc chắn chúng ta cũng có những sự buồn phiền. Dĩ
nhiên nếu chúng ta có sự tiến bộ đến một mức cao hơn, chúng ta
sẽ không còn bị quấy động bởi những đối tượng bên ngoài như
tiếng động chẳng hạn.
-
Nói rằng cõi Trời là nơi mà tiệc vui không tàn,
đời sống hoan lạc, tuổi thọ lâu dài, cơ thể tuyệt hảo và bao
quanh là các dục lạc tràn đầy. Ðiều đó chúng ta chưa thấy,
nhưng nếu xét cho kỷ thì chúng ta thấy ở xã hội Hoa Kỳ là một
nước tiên tiến, các phương diện vật chất đầy đủ, chúng ta có
thể hưởng thụ đầy đủ các dục lạc như hiện nay không thiếu thứ
gì. Người ta thường nói:
-
- Có
tiền mua tiên cũng được.
-
Như
vậy không cần phải chết và tái sanh để hiểu rõ cõi Trời. Cõi
Trời nằm ngay trong thế gian nầy. Chính trong xã hội nầy chúng
ta có thể thấy những người đang say sưa trong rượu chè cờ bạc,
hút sách... và chết chìm trong xa hoa và dục lạc. Chúng ta tự
hỏi xem những người như thế có bao giờ nghĩ đến việc tìm kiếm
cái gì chân lý của cuộc sống, và họ có thật sự có hạnh phúc
không? Từ những suy tư nầy chúng ta thấy cõi trời không phải
là nơi có hạnh phúc vĩnh viễn!
-
Là
một con người biết hướng thượng, hướng thiện, chắc chắn chúng
ta đã hiểu rõ rằng càng nhiều dục lạc bao nhiêu càng khiến cho
chúng ta khó tập trung tâm ý bấy nhiêu. Ðiều nầy chúng ta sẽ
không ngạc nhiên khi thấy Vị Trời kia than phiền và so sánh
cõi trời khổ cũng không hơn gì cảnh giới của địa ngục. Như vậy
muốn đạt được những thành quả cho việc tập trung tâm ý, chúng
ta cần phải có một sự lựa chọn, nghĩa là:
-
-
Mỗi một giây phút sa đọa trụy lạc, là mỗi một phút chúng ta
đắm chìm trong phiền não đau khổ.
-
-
Mỗi một phút tụng kinh, hoặc ngồi thiền là chúng ta đã từ bỏ
một phút truy tầm lạc thú của trần gian.
-
Những ai dám làm như vậy là người đó đã thấy rõ giá trị của sự
xa tránh dục lạc, cũng như thấy rõ nổi đau khổ trong việc truy
tầm lạc thú thế gian.
-
Như
thế nếu chúng ta tham dự các khoá tu tập và thiền quán lâu
hơn, thì chúng ta sẽ bỏ lại sau lưng nhà cửa tài sản, những
người thương yêu và thì giờ nhàn rổi. Làm được như vậy có
nghĩa là chúng ta đã hy sinh tất cả để đắm mình trong trạng
thái an lạc hạnh phúc cao thượng của việc tu tập.
-
Mặc dầu chúng ta thấy các cảnh giới của cõi trời
đầy đủ về phương diện vật chất, nhưng các cảnh giới của cõi
trời cũng có một giá trị phước báo của sự tu tập đáng kể.
Chúng ta không muốn sanh về cõi trời chỉ vì chúng ta muốn
chứng quả Phật và giải thoát thật sự. Như vậy phần còn lại
chúng ta phải rèn luyện un đúc huân tập chủng tử thiện nghiệp
cho thật vững chải trong việc thực hành
giáo pháp của Ðức
Phật thì kết quả của sự miệt mài nầy sẽ theo chúng ta tới bất
cứ nơi nào mà chúng ta muốn đến, ngay cả cõi trời. Nếu chúng
ta không có đức tin vững chãi vào giáo pháp thì chẳng bao lâu
sau, những lạc thú của những nơi chúng ta mới đến sẽ trói buộc
chúng ta. Ở khía cạnh nầy chúng ta cũng có thể hiểu rằng ngay
trong cõi đời giả tạm nầy nếu chúng ta không có nghị lực vẫn
bị trói buộc như thường.
-
Nói tóm lại, việc chúng ta muốn biết chúng ta sanh
về nơi nào, trong mọi hoàn cảnh nào, thực sự không khó khăn.
Như một cây cổ thụ nghiêng về bên Tây, như vậy khi gió bão làm
cho cây cổ thụ trốc gốc thì hướng mà cây cổ thụ ngã xuống chắc
chắn phải là hướng Tây. Muốn có một hướng đi và muốn biết một
nơi đến rõ ràng, thì chúng ta cố gắng tu tập cho thật vững
chãi trong việc hành thiền. Trước khi muốn sống theo lối sống
độc cư trong rừng, hay trong một tịnh thất nhỏ hẹp nào đó,
chúng ta cần phải sống với Thầy hoặc trong cộng đồng tăng
chúng một thời gian dài, hay ngắn tùy theo nhân duyên. Tập
sống như vậy để làm tròn bổn phận của mình trong các công việc
nhỏ, lớn đối với Thầy, và cần được sự chỉ dẫn của Thầy cách
hành thiền và giữ gìn giới luật trọn vẹn. Ðối với cộng đồng
tăng chúng mỗi năm đều có an cư kiết hạ, trong thời gian nầy
là cơ hội tốt để tu tập, sửa chữa cho nhau các khuyết điểm đã
phạm trong tinh thần từ bi, để mỗi người có thể thấy được lỗi
lầm của mình, hầu bổ khuyết để trở thành một con người hoàn
hảo trong tư cách và phẩm hạnh.
-
Có thể nói thời gian sống gần Thầy và bạn đạo là
một điều không thể thiếu trong cuộc sống phạm hạnh, để giữ
giới luật cho đến khi giới luật hoàn toàn trong sạch và sự tu
tập thúc liễm nầy trở thành một phần của đời sống mình. Ngoài
ra chúng ta cũng phải biết trách nhiệm của cá nhân đối với mọi
người khi chúng ta sống chung đụng trong cộng đồng tăng ni
phật tử nói riêng và trong xã hội nói chung. Chúng ta phải
biết làm thế nào để giao tiếp với người khác trong tinh thần
hòa ái và hổ trợ. Làm được như vậy thì trong hoàn cảnh nào,
trong cảnh ngộ nào thì chúng ta cũng biết được hướng đi và nơi
đến của chúng ta.
-
Ðể kết thúc bài pháp hôm nay, chúng tôi xin gởi
đến đại chúng bài kệ:
-
- Muốn biết hướng đi và nơi đến của kiếp người
-
Có hai: Sống phóng túng, và khắc kỷ tu thân
-
Cuộc
sống dục lạc sẽ giết người không gươm giáo
-
Người nào biết sống khắc kỷ tu thân
-
Người ấy sẽ biết được hướng đi và nơi đến của mình.
|