-
Những Phụ Nữ Thiên Tài
-
Trúc Giao
-
--o0o--
-
-
Xã
hội Việt Nam xưa kia là một xã hội phong kiến, một xã hội
trọng nam khinh nữ cho nên có câu:
-
-
Nhất nam viết hữu
-
Thập
nữ viết vô
-
Nghĩa
là:
-
-
Trong một gia đình, dầu cho có một người trai cũng được coi là
gia đình có người nối dõi tông đường.
-
Trong
khi đó nếu là một gia đình có mười người con gái cũng không
được coi là thành phần nối dõi tông đường.
-
Thế
nhưng cái sơ suất của xã hội, của lịch sử lại là những bằng
chứng hùng hồn, chứng minh cho chúng ta thấy văn tài của các
bà xuất sắc như thế nào. Cũng vì vậy mà mấy chục năm qua, trên
các báo và tạp chí văn học đã có nhiều bài viết, và giới thiệu
về những người phụ nữ tài danh đó. Cuộc đời và sự nghiệp văn
học của các bà mặc dầu đã được trong giới văn học đề cập từ
lâu, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khía cạnh cần tìm hiểu
khai thác. Trong số những bậc nữ lưu tài danh được nhắc nhở
nhiều trên văn thi đàn thì có: Bà Huyện Thanh Quan,
Ðòan Thị Ðiểm, Hồ Xuân Hương:
-
I- Bà
Huyện Thanh Quan
-
Theo
như tài liệu cho biết chồng Bà Huyện Thanh Quan là ông Lưu
Nghị, người làng Nguyệt Áng, Thanh Trì Hà Nội, đỗ cử nhân năm
Tân Tỵ(1921) đời Minh Mạng, thân sinh ra bà là ông Nho Dương,
tức Nguyễn Lý(1755-1837) người làng Nghi Tàm, Từ Liêm Hà Nội.
Ông nầy thi đỗ thủ khoa 1783 dưới đời Vua Lê Cảnh Hưng, từng
làm Ðốc Học ở Sơn Tây và Hải
Dương, năm 1819 làm giám khảo kỳ thi Hương mở
ở Thăng Long. Ông là học trò của Phạm Qúy Thích, một
học thần triều Lê được trọng dụng và phải làm quan triều
Nguyễn. Nhưng không ai biết bà Huyện Thanh Quan tên thật là
gì? Sinh mất năm nào. Ngay cái tên bà Huyện Thanh Quan có
được, cũng chỉ vì chồng bà từng làm tri huyện, huyện Thanh
Quan, nay là huyện Thái Ninh, Thái Bình. Cũng có thuyết cho
rằng tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh, tuy nhiên chưa thật
sự khẳng định được. Có biết qua rằng, bà làm cung trung giáo
tập thời Tự Ðức. Có truyền thuyết cho rằng vì bà phê một vài
câu vào lá đơn mà chồng bà mất chức, phê rằng:
-
- Phó cho con Nguyễn Thị Ðào
-
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai
-
Chữ rằng Xuân bất tái lai
-
Mau về kiếm chút kẻo mai nữa già.
-
Có
người cho rằng, nếu so thiên tài của ba bậc nữ lưu tài danh
thì di sản văn học của Bà Huyện Thanh Quan khiêm tốn hơn
nhiều. Bà chỉ để lại sáu bài thơ nôm thể Ðường Luật. Như trên
đã nói, thơ của bà có một phong vị riêng không thể không biết
đến. Nếu phải kể tên mười thi sĩ lớn nhất của Việt Nam từ cổ
chí kim, thì có lẽ không có bà. Nhưng nếu phải kể vài mươi bài
thơ hay nhất, chắc chắn có thơ bà. Thơ bà đài các sang trọng
du dương giàu thiên nhiên, tinh xảo và man mác một nỗi buồn
hoài cổ. Có người cho rằng, sở
dĩ thơ bà như thế là vì bà ảnh hưởng
thái độ nhớ tiếc nhà Lê của cha, và Phạm Qúy Thích như bài thơ
Chiều Trên Ðèo Ngang đã nói lên cảnh thiên nhiên, trong thơ bà
có cái đẹp của tâm sự cô đơn:
-
-
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
-
Cỏ
cây chen đá lá chen hoa
-
Lom
khom dưới núi tiều vài chú
-
Lác
đác bên sông chợ mấy nhà
-
Nhớ
nước đau lòng con cuốc cuốc
-
Thương nhà mỏi miệng cái da da
-
Dừng
chân ngoảnh lại trời non nước
-
Một
mảnh tình riêng ta với ta.
-
Hay:
-
- Gác
mái ngư ông về viễn phố
-
Gõ
sừng mục tử lại cô thôn..
-
Có
thế mới hiểu được vì sao bà chỉ có nhớ những:
-
- Lối
xưa xe ngựa,
-
- Nền
cũ lâu đài...
-
Bà
chỉ để lại cho đời sáu bài thơ ngắn, thế mà tên tuổi còn mãi
với thời gian..
-
II-
Ðoàn Thị Ðiểm
-
Bà Ðoàn Thị Ðiểm sinh năm 1705, mất năm 1748, hưởng
dương 43 tuổi. Biệt hiệu là Hồng Hà Nừ Sĩ, nổi tiếng đẹp người
đẹp nết, quê ở Giả Phạm, Văn
Giang, Hưng Yên cũ, ngày nay là Hải Hưng. Bà là em ruột tiến
sĩ Ðoàn Doãn Luân. Bà nhận lời lấy lẻ ông Nguyễn Kiều, năm đó
bà 38 tuổi(1743). Một tháng sau đó Nguyễn Kiều đi sứ sang
Trung Quốc đến năm 1745 mới về. Phải chăng bà đã đồng cảm sâu
sắc với người chinh phụ của Ðặng Trần Côn, và đã diễn nôm
Chinh Phụ Ngâm trong thời gian nầy? Cũng có giả thuyết cho
rằng tác phẩm diễn âm đó của Phan Huy Ích (1750-1872), nhưng
chưa có chứng cớ. Chúng ta còn biết bà rất giỏi chữ nho.
Chuyện kể rằng: Vào một tối Ðoàn Doãn Luân đang dạo chơi trên
bờ ao, nhìn qua cửa sổ thấy em gái mình đang trang điểm, Ông
anh liền đọc một câu để trêu em:
-
- Chiếu kính họa mi,
-
Nhất
điểm phiên thành lưỡng điểm.
-
Nghĩa
là:
-
- Soi
gương vẽ lông mày
-
Một
cô Ðiểm thành hai cô Ðiểm.
-
Ai
ngờ cô em gái đối lại môt câu hay hơn:
-
-
Biên trì ngoạn nguyệt,
-
Nhất
luân chuyển tác song luân.
-
Nghĩa
là:
-
- Bên
ao ngắm trăng
-
Một
anh Luân thành ra hai anh Luân.
-
Chuyện cũng kể rằng lúc bà còn trẻ, Trạng Quỳnh lúc đó là một
học sinh tinh nghịch, thường chọc ghẹo bà. Một hôm thấy bà vào
buồng tắm, nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi vào. Bà vốn
hay chữ, tức cảnh ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì
cho vào. Câu đối như sau:
-
- Da
trắng vỗ bì bạch
-
Theo
chữ hán thì bì có nghĩa là da, và bạch có nghĩa là trắng. Vậy:
Bì bạch có nghĩa là da trắng, mà câu đối lại là:
-
- Da
trắng vỗ bì bạch.
-
Quỳnh nghĩ nát óc vẫn không tìm ra câu để đối,
đành lủi thủi bỏ đi nhưng nghĩ bụng sẽ tìm dịp lỡm lại Thị
Ðiểm. Vì vậy một lần khác, Quỳnh ngồi đối diện với bà qua cửa
sổ, biết Quỳnh đang có ý trêu chọc, bà liền ra câu đối khác:
-
- Hai người ngồi song song hai cửa sổ
-
Song là hai, song cũng có nghĩa là song cửa. Lại
mộ lần nữa, gặp câu quá hóc búa, Quỳnh bí quá không đối được,
đành lãng ra chỗ khác, rút lui có trật tự. Cũng từ hai câu đối
nầy mãi cho đến năm 1966 nghe nói là Thượng Tọa Thích Pháp Lan
có đối lại câu:
-
- Lưỡi đỏ ngó thiệt hồng.
-
Thiệt có nghĩa là lưỡi. Màu hồng cũng cùng loại
với đỏ. Và một vế đối khác không rõ tên tác giả:
-
- Trời xanh màu thiên thanh.
-
Thiên là trời, thanh là màu xanh. Kể ra hai câu
đối nầy so với câu đối của bà Ðiểm không đến nỗi tệ lắm. Nhưng
Trạng Quỳnh thua trí chỉ vì tài ứng biến của bà quá nhanh.
-
Chuyện cũng kể rằng, có lần bà đón sứ nhà Thanh, viên sứ nầy
vừa kiêu ngạo, vừa có vẻ khinh nước ta nhỏ, nên xỏ lá đã ra vế
đối:
-
- An
Nam nhất thốn thổ
-
Bất
tri kỷ nhân canh
-
Nghĩa
là:
-
- An
Nam một tấc đất
-
Không
biết bao nhiêu người cày.
-
Bà
lập tức trả lời và cũng đáo để không kém:
-
- Bắc
Quốc chi đại phu
-
Giai
do thử đồ xuất
-
Nghĩa
là:
-
- Tất
cả các quan lớn của đất Bắc
-
Ðều
do đó mà ra.
-
Nghe
bà đối lại như vậy sứ nhà Thanh đành câm miệng.
-
Về
cuộc đời văn nghiệp thì theo Ðoàn Thị Thực Lực, nữ sĩ Ðòan Thị
Ðiểm có ba truyện ngắn bằng hán văn là:
-
- Vân
Cát Nữ Thần
-
- Hải
Khẩu Linh Từ
-
- An
Ấp Liệt Nữ.
-
Truyền Kỳ Tân Phả cũng xác nhận điều nầy, Bà cũng có vài trăm
bài thơ xướng họa với anh, chồng và các danh sĩ đương thời.
Nhưng Chinh Phụ Ngâm Khúc diễn ca mới là đỉnh quang vinh của
bà.
-
Nói
về Chinh Phụ Ngâm Khúc nguyên tác là của Ðặng Trần Côn đã là
một tác phẩm rất nổi tiếng đương thời. Nó gồm 470 câu dài ngắn
xen nhau tự do, không câu nệ niêm luật. Ðặng Trần Côn đã vận
dụng rộng rãi và nhuần nhị tinh hoa của nhạc phủ, đường thi
một cách rất linh hoạt trong tác phẩm của mình. Bản diễn âm
của Ðòan Thị Ðiểm, theo thơ song thất lục bát, ngắn hơn nguyên
tác 62 câu. Xin được trích dẫn một đoạn diễn tả Cảnh Biệt Ly:
-
-
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
-
Ðường
bên cầu cỏ mọc còn non
-
Ðưa
chàng lòng dặc dặc buồn
-
Bộ
khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền
-
Nước
có chảy mà phiền chẳng rửa
-
Cỏ có
thơm mà dạ chẳng khây
-
Nhủ
rồi nhủ lại cầm tay
-
Bước
đi một bước dây dây lại dừng...
-
..............
-
Lòng
thiếp tựa bóng trăng theo dõi
-
Dạ
chàng xa tìm cõi thiên san
-
Múa
gươm, rượu tiễn chưa tàn
-
Chỉ
ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo
-
Săn
Lâu Lan rằng theo Giới Tử
-
Tới
Man Khê bàn sự Phục Ba
-
Áo
chàng đỏ tựa dáng pha
-
Ngựa
chàng sắc trắng như là tuyết in
-
Tiếng
nhạc ngựa lần chen tiếng trống
-
Giáp
mặt rồi phút bỗng chia tay
-
Hà
Lương chia rẽ đường nầy
-
Bên
đường trông bóng cờ bay bùi ngùi
-
Quân
trước đã gần ngoài doanh liễu
-
Kỵ
sau còn khuất nẻo trùng dương
-
Quân
đưa chàng ruổi lên đường
-
Liễu
Dương biết thiếp đoạn trường nầy chăng?
-
Tiếng
địch thổi nghe chừng đồng vọng
-
Hàng
cờ bay trông bóng phất phơ
-
Dấu
chàng theo lớp mây đưa
-
Thiếp
nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà
-
Chàng
thì đi cõi xa mưa gió
-
Thiếp
thì về buồng cù chiếu chăn
-
Ðoái
trông theo đã cách ngăn
-
Tuôn
mầu mây biếc, trải ngàn núi xanh
-
Chốn
Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại
-
Bến
Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
-
Khói
Tiêu Tương cách Hàm Dương
-
Cây
Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng?
-
Cùng
trông lại mà cùng chẳng thấy
-
Thấy
xanh xanh những mấy hàng dâu
-
Ngàn
dâu xanh ngắt một màu
-
Lòng
chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai.?
-
Qua
tinh thần đoạn văn diễn nôm trên chúng ta thấy không những bà
đã truyền đạt được trung thành nội dung và tinh thần của
nguyên tác, mà còn chứng tỏ một tài nghệ vô song trong nghệ
thuật gieo vần, ngắt nhịp phối thanh. Có thể nói Chinh Phụ
Ngâm Diễn Ca là một áng thơ tao nhã bất hủ. Từ cổ chí kim, nó
vẫn là khúc ngâm hay nhất đầy tính nhân đạo trước thân phận
của chinh phu chinh phụ.
-
III-
Hồ Xuân Hương
-
Ở cái
thời mà những người phụ nữ không được coi trọng, thì ngay cả
những bậc nữ lưu tài danh cũng chịu rất nhiều thiệt thòi. Ðây
là lý do có thể lý giải những thất lạc tư liệu về cuộc đời và
sáng tác của các bậc nữ lưu tài danh. Người đời sau có thể
biết rõ về người bạn thơ cùng thời của Hồ Xuân Hương là Chiêu
Hồ, tức là Phạm Ðình Hồ, tác giả Vũ Trung Tùy bút, sinh năm
1768, mất năm 1839 biết đền thờ ông Cai Tổng Cóc, người chồng
mà ngay cả Hồ Xuân Hương cũng không muốn nhớ:
-
- Chàng Cóc ơi! chàng Cóc ơi!
-
Thiếp
bén duyên chàng có thế thôi
-
Nòng
nọc đứt đuôi từ đây nhé
-
Nghìn
vàng không chuộc dấu bôi vôi
-
Thế mà lại không biết Hồ Xuân Hương sinh năm nào
và mất năm nào và sáng tác vào giai đoạn nào trong cuộc đời
kéo dài từ thời cuối Lê, qua Tây Sơn sang đầu nhà Nguyễn của
mình?
-
Có sách thì nói bà là con
của Hồ Phi Diễn ở làng Quỳnh Ðôi,
Quỳnh Lưu, Nghệ An cũ, nay là Nghê Tĩnh. Có người đồn
rằng bà là con của ông Hồ Sĩ Danh. Mà hai người nầy ngược lên
mười đời cùng một ông tổ. Lại nữa cho đến nay, nhiều bài thơ
nôm của bà còn nhiều nghi vấn không biết có phải đích thực do
bà sáng tác hay không? Và tác phẩm Lưu Hương Ký viết bằng chữ
Hán thì chưa tìm được một mối liên hệ nào với phần thơ nôm của
bà, ngoài bài tựa của Nham Giác Phu Tốn Phong Thị, mà cho đến
bây giờ chưa rõ là ai. Ngay cả cũng không rõ trong hai người:
ông Tổng Cóc và ông Phủ Vĩnh Tường ai là chồng trước của Bà?
Người ta chỉ biết qua rằng Bà sinh và lớn lên
ở Hà Nội, nhà
ở Phường Khán Xuân, Huyện
Vĩnh Thuận, trông xuống Tây Hồ, sau ra
ở thôn Tiên Thị, tổng Tiên
Túc, huyện Thọ Xương, bây giờ là Phố Lý Quốc Sư.
-
Khác
với hầu hết các danh sĩ đương thời, cảm quan và nghệ thuật của
Hồ Xuân Hương nghiêng về phía bình dân. Bên trong cái đường
luật thuần thục, thơ bà đầy ứ hồn nhân gian. Chữ nghĩa của bà
sống động như cuộc sống hằng ngày, nó chưa hề bị mài mòn chút
nào trong cái nghiên mực phòng văn kinh viện, nó biến hóa khôn
lường bởi
tất cả sự éo le, kỳ lạ, hiểm hóc của trò đố chữ nhân gian. Bà
hoàn toàn là người đại sứ đặc mệnh toàn quyền về các khía
cạnh:
-
a-
Thân Phận Phụ Nữ Trong Thời Phong Kiến:
-
Có
thể mạnh dạn nói rằng bà là người đầu tiên đưa vào văn học vấn
đề thân phận người phụ nữ trong đời thường, vấn đề hạnh phúc
cá nhân một cách mãnh liệt như thế. Và do đó tư tưởng
nghệ thuật của bà rất lớn:
-
- Của
em bưng bít vãn bùi ngùi
-
Nó
thủng vì chưng kẻ nặng dùi
-
Ngày
vắng đập tung dăm bảy chiếc
-
Ðêm
thanh tỏm cắc một đôi hồi
-
Khi
giang thẳng cánh bù khi cúi
-
Chiến
đứng không thôi lại chiến ngồi
-
Nhắn
nhủ ai về thương lấy với
-
Thịt
da ai cũng thế mà thôi
-
(Hồ Xuân Hương - Cái Trống Thủng)
-
b-
Những Ðóng Góp Của Vai Trò Người Phụ Nữ
-
Theo
tài liệu cho chúng ta biết bà có liên hệ tình cảm với những
người đàn ông như: Lão Quyền Chưởng
Vệ, Cụ Nghè Hoàng, Thận Trung, Tổng Kình tên thật là Nguyễn
Văn Hòa, tục gọi là Tổng Cóc và ông Tri Phủ Vĩnh Tường. Trong
số những người đàn ông nầy chúng ta thấy có nhiều người có
quyền tước, địa vị trong xã hội. Vì thế mặc dầu bà là phụ nữ
trong thời phong kiến, nhưng với tài năng sẵn có, có lè bà
cũng đã đóng góp ít nhiều trên đường quan nghiệp của chồng:
-
-
.... Hẹn rằng đấu trí mà chơi
-
Cấm
ngoại thủy không ai được ngó
-
Quân
thiếp trắng, quân chàng đen
-
Hai
quân ấy chơi nhau đà đã lữa
-
Mới
thoạt vào chàng liền nhảy ngựa
-
Thiếp
vội vàng vén phứa tịnh lên
-
Hai
xe hà chàng gát hai bên
-
Thiếp
sợ bí thiếp liền nghểnh sĩ
-
Chàng
lừa thiếp đang cơn bất ý
-
Ðem
tốt đầu dú dí vô cung
-
Thiếp
đang mắc nước xe lồng
-
Thì
nước pháo đà nổ đùng tới chiếu
-
Chàng
bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
-
Thua
thì thua quyết níu lấy con
-
Khi
vui nước nước non non
-
Khi
buồn lại giở bàn son quân
ngà...
-
(Hồ Xuân Hương - Ðánh Cờ Người)
-
c- Tâm Sự Người Ðàn Bà Chung Chồng
-
Xã
hội Việt Nam thời xưa là một xã hội đa thê, vì thế mà dầu cho
tài danh đến đâu cũng không tránh khỏi thân phận của nữ lưu
trong thời phong kiến. Bà chính là người không thích cảnh lấy
chồng chung, nhưng rốt cuộc cũng không thoát cảnh đời như thế.
Chính bà cũng thừa nhận diều nầy. Quả nhiên ghét của nào trời
trao của nấy, phương ngôn nói không sai. Thế là tạo hóa liền
bắt bà phải làm lẽ một lão vũ phu thô tục. Bà riễu người ta
thà ở vậy, đến lúc cuộc đời
của bà muốn ở vậy cũng không
thể được, cái gia pháp oái oăm vần cứ dúi bà đi không để cho
bà ở yên. Bà cười người ta
làm mướn không công, nhưng đến phận bà đi
ở năm sáu tháng ròng vẫn trở
ra hai bàn tay trắng:... Khen cho tạo hóa khéo trêu người. Bà
đã trải qua nhiều nguyền rủa kiếp lẽ mọn:
-
- Kẻ
đắp chăng bông, kẻ lạnh lùng
-
Chém
cha cái kiếp lấy chồng chung
-
Năm thì mười họa, nên chăng chớ
-
Một tháng đôi lần, có cũng không
-
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng
-
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
-
Thân nầy ví biết nhường nầy nhỉ
-
Thà trước thôi đành ở
vậy xong.
-
d- Giai Thoại Về Hồ Xuân Hương:
-
Như có lần đã nói, thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
trước sau gì vẫn luôn luôn được nhiều giới ái mộ cũng có, mà
bàn tán chê khen cũng có. Theo giai thoại về Hồ Xuân Hương có
kể rằng trong lúc trà dư tửu hậu, với sự có mặt của các ông:
Chiêu Bảy, Chiêu Tám, Cụ Nghè Phạm, Cụ Nghè Hoàng, và một số
đông học trò cùng lắng nghe lời bình phẩm của ông Cống Thiều
về bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương:
-
- Khi canh cửi lúc ngồi thong thả
-
Ngẫm sự đời buồn bã gớm ghê
-
Âm dương lấy đấy mà suy
-
Côn trùng cũng có huống chi loài người
-
Gớm rác tai, nhưng lời trò chuyện
-
Khéo đặt điều nói đến những câu.
-
Nghe đến đây cả đám học trò ngồi ngoài lầm rầm bảo
nhau:
-
- Như vậy thì có gì là quá đáng đâu mà mọi người
lên án dữ quá vậy.
-
Hai ông Nghè vẫn tiếp tục lắng nghe, và Ông Chiêu
Bảy vẫn chúm chím cười thầm, ông Cống Thiều nghĩ trong giây
lát lại tiếp:
-
- Chém cha cái số hồng trần
-
Nghĩ đến càng thêm lắm nỗi sầu
-
Dệt cửi quăng đi còn có lẽ
-
Gieo thoi ném lại chuyện không đâu
-
Ðến đây Ông Chiêu Tám xen vào:
-
- Mấy câu đây chắc cô ả muốn than về chuyện chồng
ruồng rẫy! được văn chương kể ra cũng lưu loát.
-
Ông Cống Thiều vẫn đọc:
-
- Gớm thay!
-
Gan người, dạ thế, sâu khôn xiết
-
Phao lên rằng tít tịt chi chi
-
Tai thấp thoáng bụng hồ nghi
-
Rành rành chẳng biết cái gì mọc đây.
-
Hai ông Chiêu cười ngặt nghẽo. Cụ Hoàng xua tay
bảo ông Cống Thiều đừng đọc nữa, nhưng ông Cống Thiều cứ đọc:
-
- Cơn vắng vẻ mặt dày ngắm lại
-
Lúc buồn tình tay gãi đã quen
-
Rành rành múi mít đôi bên
-
Lùm lùm trai úp là miền hạ thôn.
-
Ông Chiêu Tám vẫn tủm tỉm cười:
-
- Tục quá! Không trách các cụ bảo đem đi đốt cũng
phải. Văn chương gì mà tục đến thế!
-
Ông
Chiêu Bảy vội bênh với giọng cười cợt:
-
- Cố
nhiên nó tục, nhưng ông nên biết cho người ta rằng: Ðó là bài
Tự Tình cốt để nói lên cái thân phận của người ta. Không phải
là Kinh, là Truyện, là Thiên Gia Huán. Vả lại mấy câu nầy tuy
tục nhưng chỉ ý tục, chớ lời không tục, cùng còn có thể tha
thứ.
-
Hai
cụ Nghè ngồi im, ông Chiêu Tám chỉ cười không đáp. Ông Chiêu
Bảy nói tiếp:
-
-
Người đời trừ những bậc thần tiên, ai mà không tục. Tôi rất
phục câu nói ông Trương Sưởng:
Trong chốn khuê phòng, tình riêng vợ chồng, còn có việc tệ hơn
là vẽ lông mày cho vơ. Bị Vua hỏi đến việc vẽ lông mày cho vợ,
mà ông ta dám nói như thế. Kể cũng thật thà và can đảm lắm.
Tôi không hiểu người ta luôn luôn làm việc tục mà văn chương
lại ghét ý tục? Thánh hiền có dạy thế đâu!
-
Cụ
Nghè Hoàng vùng vằng đứng dậy đi vào nhà trong. Ông Cống Thiều
cao giọng ngâm nga:
-
- Cỏ
rêu mọc xanh om cửa tía
-
Lá cờ
bay đỏ khé song đào
-
Môi
dày, miệng rộng, trán cao
-
Ðúng
trong tướng pháp anh hào nghi dung.
-
Nghe
đến đây, nhà trong nhà ngoài, tiếng cười rầm rĩ, tưởng
như xô cả mái ngói. Ông Chiêu Bảy vỗ tay bảo ông Chiêu Tám:
-
-
Ðoạn nầy chắc nó muốn xỏ lão Quyền Chưởng
Vệ: Môi dày, miệng rộng, trán cao, thật là mặt ông Quyền Chưởng
Vệ, không sai một chút. Ừ, một người tài tình như thế, vô cơ
lại bi ông kia hỏi lấy một cách ép uổng, rồi lại vu cáo cho
cái tiếng ái nam để mà đuổi. Như vậy nó tức là phải?
-
Rồi
ông Chiêu Bảy giục ông Cống Thiều:
-
- Ông
cho nghe tiếp đoạn dưới.
-
Nhưng
ông Cống Thiều vì cười nhiều quá, phát nấc, không đọc được
nữa. Ông Cống Minh cầm quyển thơ đọc thay:
-
- Ấy
rõ thật là ....
-
Mới
được bốn chữ, ông nầy đã cười sằng sặc, không thể đọc tiếp.
Một lát sau cơn cười hơi tan, ông ấy mới bưng miệng đọc nốt:
-
- Ấy
rõ thật lá vông rầy rầy
-
Bằng
lương nhân trông thấy cũng ghê
-
Há
như lá ...
-
Cơn
cười sằng sặc lại nổi lên, ông Cống Minh lại phải nghĩ đọc.
Lâu lâu, ông ấy lại bưng miệng đọc tiếp:
-
- Há
như lá ... tróc lá tre
-
Mà
cười mà ngắm mà kề mà hôn?
-
Ông
Chiêu Tám lắc đầu:
-
- Ðểu
quá. Nó xỏ lão Quyền Chưởng
Vệ đau quá.
-
Ông
Cống Minh Ngân giọng:
-
- Của
trời cho xinh giòn là thế
-
Người
ta còn ỏe họe rằng không
-
Nín
thì tức, nói thẹn thùng
-
Phải
đồ bán chợ mà hòng phô trương?
-
Mà
dãi thẻ như phường tơ kén?
-
Vén
màn quần bày biện đồ ra
-
Ðể
cho những khách gần xa
-
Thử
xem cho biết rằng là có không?
-
Ông
Bảy Chiêu vỗ đùi:
-
-
Nghe đoạn nầy toàn là một giọng oán tức. Ừ, bỗng không lại bị
đeo tiếng ái nam, ai mà chịu được. Mình gặp nước ấy, mình còn
nói tục bằng mười!
-
Cụ
Nghè Phạm hằm hằm đứng lên vào nốt nhà trong. Ông Cống Minh
càng ngân nga dài giọng:
-
-
Nhưng mà lại vào dòng quý tướng
-
Bộ
râu xồm quai nón phất phơ
-
Hai
Ông Chiêu lại cùng cười như nắc nẻ:
-
- Nó
vè ra mặt ông Quyền Chưởng
Vệ, ông ấy nghe thấy bài thơ nầy, không khéo sẽ tức mà chết.
-
Ông
Cống Minh vẫn tiếp tục không dừng:
-
- Màn
quần che kín sớm trưa
-
Tuyết
sương chẳng quản, nắng mưa chẳng từng
-
Hoặc
có lúc hớ hênh khuya sớm
-
Cho
người nào ghé trộm thì hay
-
Ví
bằng đem để sánh bày
-
Thất
kinh vía quỷ, xa bay hồn phàm.
-
Nhân
nay buổi thanh nhàn thư thái
-
Chép
vài hàng nhắn gởi nước non
-
Cậy
ai phán bảo ôn tồn
-
Nên
tin rằng có, chớ đồn rằng không
-
Ðời
đã thiếu anh hùng cát sĩ
-
Cửa
phòng thu để hé cho ai
-
Tư
tình ta viết ra chơi
-
Không
không, có có, miệng người xá chi.
-
Ông
Chiêu Bảy cau mặt:
-
-
Ðoạn kết láo quá, đáng đánh đòn!
-
Tan
cuộc bình văn, những người học trò lẻ tẻ ra về. Hai ông Chiêu
và mấy ông cống trịnh trọng vào trong từ biệt cụ Nghè, các cụ
vẫn chưa nguôi cơn giận, không thèm nói một câu nào cả.
-
Cũng
theo Trong Rừng Nho, giai thoại về Hồ Xuân Hương, lúc Thận
Trung đọc thơ, thì Hồ Xuân Hương bảo rằng:
-
- Ông
xem thơ thì cứ việc xem thơ, không được nói ra chuyện gì khác.
-
Thận
Trung nín hồi lâu, chàng cầm ấm nước rót lấy một chén nhấp
giọng, rồi vớ lấy cuốn thơ giở
ra một bài ở giữa:
-
- Cái
Quạt! à thử xem thơ cái quạt ra sao.
-
Rồi
chàng đọc luôn:
-
- Một
lỗ sâu sâu mấy cũng vừa
-
Chàng
cau mặt nhưng không nói gì, và cứ tiếp tục đọc:
-
-
Duyên em dính dáng tự ngày xưa
-
Vành
ra ba góc da còn thiếu
-
Khép
lại, đôi bên thịt vần thừa
-
Chàng
lắc đầu le lưỡi mà rằng:
-
- Thơ
vịnh cái quạt mà đến thế nầy thật là kỳ quái, không trách
người ta khiếp cũng phải.
-
Chàng
lại đọc tiếp:
-
- Mát
mặt anh hùng khi nắng gió
-
Che
đầu quân tử lúc sa mưa!
-
Chàng
bỗng quăng tọt cuốn thơ xuống ghế và cười khanh khách:
-
- Sao
cô chua thế hở cô. Cô có thù
gì với bọn anh hùng quân tử mà nỡ nói đê, nói nhục họ thế?
Vành ra ba góc da còn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa,
thế mà tiếp đến mát mặt anh hùng khi nắng gió, che đầu quân tử
lúc sa mưa, thì đầu quân tử và mặt anh hùng còn ra thể thống
gì nừa. Cô thật chua ngoa vô cùng.
-
Chàng
lại quay vào tập thơ và đọc nốt hai câu cuối cùng:
-
-
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
-
Phì
phạch trong lòng đã sướng chưa?
-
Lại nở
một nụ cười trên cặp môi chúm chím, chàng liếc mắt nhìn nàng:
-
-
Người trong trương là ai? Có phải ông râu rậm mắt sâu hay
không?
-
Xuân
Hương sầm nét mặt:
-
- Ông
đừng nhắc đến chuyến ấy, tôi muốn vùi dập nó xuống đất đen,
không khi nào bới nó lên nữa. Lão Quyền Chưởng
Vệ với tôi, cũng như tôi với cụ Nghè Hoàng khác một điều là,
cụ Nghè Hoàng không thấy mặt tôi, lão đó thì vài ngày lại được
ngó tôi một lần. Ấy lúc tôi lấy lão tình duyên chỉ có thế
thôi.
-
Chúng
ta thấy trong giai thoại bàn về Cái Quạt, cách xưng hô giữa bà
Hồ Xuân Hương với ông Thận Trung lúc ấy làm cho chúng ta đoán
là hai người mới làm quen và đang quen và vì vậy sau bài thơ
Cái Quạt chúng ta còn thấy có bài thơ Vịnh Cái Quạt. Có lè đây
là chứng tích cuộc tình duyên giữa Hồ Xuân Hương và Thận Trung
sau khi làm quen. Có lẽ lúc đó anh ta chưa biết Hồ Xuân Hương
bao nhiêu tuổi cho nên anh chàng ta hỏi:
-
-
Mười bảy hay là mười tám đây
-
Cho
ta yêu dấu chẳng rời tay
-
Mỏng
dày chừng ấy chành ba góc
-
Rộng
hẹp dường nào cắm một cây
-
Càng
nóng bao nhiêu càng mát nấy
-
Yêu
đêm chưa phỉ lại yêu ngày
-
Hồng
hồng má phấn duyên vì cậy
-
Chúa
dấu Vua yêu cùng cái nầy.
-
(Hồ Xuân Hương - Vịnh Cái Quạt)
-
Và
rồi Xuân Hương và Thận Trung trở
nên duyên chồng vơ. Khi hai người dạo chơi, đi đến chõ giáp
giới của hai xứ Sơn Nam và Thanh Hóa. Hai bên hai cái sườn núi
giáp nhau, giống như hai trái đùi,
ở giữa có một giòng nước rất đẹp, hình thể coi cũng lạ
lùng. Trông ở tấm đá đỉnh
núi có vết chữ đục, nhìn kỹ thì là thơ của Chúa Trịnh đề vịnh
trong khi đi tuần miền Tây, Thận Trung liền bảo Xuân Hương:
-
-
Mình giỏi thơ, thử đề một bài, thi với Chúa Trịnh thử xem sao!
-
-
Mình muốn tôi đề thơ nôm hay thơ tự.
-
-
Nôm cũng đưọc, tự cũng được miễn thơ hay.
-
Nàng
không nghĩ ngợi liền đọc:
-
- Hai
bên thì núi giữa là sông
-
Có
phải đây là Kẻm Trống Không?
-
Gió
đập cành cây khua lắc cắc
-
Sóng
dồn mặt nước vỗ lòng bong
-
Thận
Trung nói xen:
-
-
Chưa hay. Hai câu thứ ba, thứ tư tả trái núi khác cũng được,
không sát với cảnh Kẻm Trống. Nàng lại đọc tiếp:
-
-
Ở trong hang tối còn hơi hẹp
-
Ra
khỏi đầu non đã rộng thùng.
-
Thận
Trung vẫn chê:
-
-
Cũng chưa hay. Trong hẹp ngoài rộng, cái hang nào mà chẳng
thế, cứ gì Kẻm Trống.
-
Nàng
vờ phát cáu:
-
- Thế
nào mình cũng chê không hay, tôi phải kết một câu thật hay mới
được:
-
- Rồi
nàng đọc nốt:
-
Qua... cửa mình ơi nên ngẫm lại
-
Nào
ai có biết nỗi bung bồng.
-
e- Khí Phách Hô Xuân Hương
-
Ngòai
cái thiên tài làm thơ, chúng ta còn thấy nơi Bà Hô Xuân Hương
là một con người có khí phách. Bà nói thẳng:
-
- Ví
đây đổi phận làm trai được
-
Thì
sự anh hùng há bấy nhiêu?
-
Một
khía cạnh khác của bà là ưu ái chua cay, đanh đá ghê gớm của
phụ nữ bình dân phong kiến Việt Nam, dám nói, dám làm, đủ sức
làm cho lễ giáo xưa và làm cho đám râu mày giật mình đỏ mặt,
hốt hoảng trong những lần tiếp kiến dù là chỉ với thơ bà. Bà
mắng các anh khóa dốt:
-
- Một
đàn thằng ngọng đứng xem chuông
-
Nó
bảo nhau rằng: ấy ái uông.
-
Lúc
còn trẻ, có lần Hồ Xuân Hương đi thăm Chùa Trấn Quốc, nàng ta
đang lững thững trên bờ Hồ Tây, bỗng có mấy thầy khóa bước rảo
lên theo sát ở đàng sau. Rồi
có Thầy giở giọng trêu ghẹo.
Có thầy lại hứng chí đọc cả thơ. Xuân Hương, thấy họ trêu
ghẹo, vẫn lặng thinh Nhưng đến khi nghe cái thứ thơ thẩn nửa
mùa ấy thì không chịu được nữa, nàng bèn quay lại thủng thẳng
đọc cho mấy thầy khóa ấy nghe mấy câu rằng:
-
-
Khéo khéo đi đâu lũ ngẫn ngơ
-
Lại
đây cho chị dạy làm thơ
-
Ong
non ngứa nọc châm hoa rữa
-
Dê cỏ
buồn sừng húc dậu thưa.
-
Chúng
ta thấy Bà vẽ chân dung người quân tư khi anh chàng nhìn thiếu
nữ ngủ ngày:
-
- Mùa
hè hây hẩy gió nôm đông
-
Thiếu
nữ nằm chơi quá giấc nồng
-
Lược
trúc lơi cài trên mái tóc
-
Yếm
đào trễ xuống dưới nương long
-
Ðôi
gò bồng đảo sương còn ngậm
-
Một
lạch đào nguyên suối chửa thông
-
Quân
tử dùng dằng đi chẳng dứt
-
Ði
thì cũng dở,
ở không xong.
-
(Hồ Xuân Hương - Thiếu Nữ Ngủ Ngày)
-
Bà
thông cảm với người phụ nữ nhẹ dạ:
-
-
Khôn ba năm dại một giờ
-
Cả nể
cho nên hóa dở dang.
-
Nổi
niềm chàng có biết chăng chàng
-
Duyên
thiên chưa thấy nhô đầu dọc
-
Phận
liễu sao đà nẩy nét ngang
-
Cái
nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
-
Mảnh
tình một khối thiếp xin mang
-
Quản
bao miệng thế lời chênh lệch
-
Không
có, nhưng mà có, mới ngoan.
-
(Hồ Xuân Hương - Không Chồng Mà Chửa)
-
Bà
quá hiểu cái nỗi đèo bòng của người phụ nữ:
-
- Hởi
chị em ơi có biết không
-
Một
bên con nhỏ, một bên chồng
-
Bố cu
lổm ngổm bò trên bụng
-
Thằng
bé hu hu khóc cạnh hông
-
Tay
những vội vàng thu với vén
-
Miệng
liền rủ rỉ bống cùng bông
-
Chồng
con cái nợ là như thế
-
Hởi
chị em ơi có biết không?
-
(Hồ Xuân Hương - Nợ Chồng Con)
-
Về bà
Hồ Xuân Hương là một trong những bậc nữ lưu tài danh trong
thời phong kiến, tuy đa tài nhưng cũng là Hồng Nhan Ða Truân:
-
-
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
-
Bảy
nổi ba chìm với nước non
-
Rắn
nát mặc dầu tay kẻ nặn
-
Mà em
vẫn giữ tấm lòng son
-
(Hồ Xuân Hương - Bánh Trôi Nước)
-
Nói
tóm lại, bà Hồ Xuân Hương là môt trong ba bậc phụ nữ tài danh
trong văn học Việt Nam, nhưng nếu so sánh giữa ba bà Huyện
Thanh Quan, Ðoàn Thị Ðiểm và Hồ Xuân Hương thì chúng ta thấy
Hồ Xuân Hương là một con người đa tài, nhưng cũng là hồng nhan
bạc phận, cho nên trong văn thơ của bà tràn trề những ưu ái,
hóm hỉnh, đồng tình, cảm thông, chua chát, khinh miệt... Nghĩa
là một Hồ Xuân Hương vừa hiện thực vừa nổi loạn.
-
|