-
Tứ Chánh Cần
-
Bạch Y Thư Sinh
-
--o0o--
-
-
Tứ Chánh Cần là bốn phép siêng năng tinh tấn, có khả năng trợ
duyên cho người có lòng tìm tu học hỏi, là những nấc thang
vững chãi đưa những ai có tâm hồn hướng thượng, hướng thiện đi
trên con đường chánh đạo. Bốn phép tinh tấn đó là:
-
01- Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát
sinh.
-
02- Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác đã phát sinh.
-
03- Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát
sinh.
-
04- Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành
đã phát sinh.
-
Nói về Chánh Cần hay cũng còn gọi là Tinh Tấn. Trong Bát Chánh
Ðạo, Chánh Tinh Tấn là ngăn ngừa không cho phát sanh những tư
tưởng bất thiện chưa phát sanh, và tiêu trừ những tư tưởng bất
thiện đã phát sanh, khai triển những tư tưởng
thiện chưa phát sanh, và làm cho tư tưởng thiện đã phát sanh
rồi càng nẩy nở thêm. Tinh Tấn là một trong thất Giác Chi.
Tinh tấn là tác động của Bốn Chánh cần. Tinh Tấn là một trong
năm năng lực tinh thần và một trong năm khả năng kiểm soát
tâm. Tinh tấn là đáo bỉ ngạn một mình đảm đang nhiều nhiệm vụ
khác nhau. Tinh Tấn hiệp với Trí Tuệ Ba La Mật thành một năng
lực vô cùng trọng yếu có thể hoàn tất mọi việc.
-
Bốn pháp siêng năng trên được chia thành hai thái cực thiện và
ác. Chúng ta thử chia thành hai môi trường để minh định về
thiện và ác:
-
a- Theo Quan Niệm Của Thế Gian
-
Ðứng trên lập trường của thế gian để nói về thiện và ác thực
là một việc khó để phân biệt. Bởi vì sự việc thiện và ác ở đây
không phải nói thiện mà sự việc nghiễm nhiên là thiện, mà nói
ác sự việc nghiễm nhiên trở thành ác. Phải biết rằng thiện và
ác nó tùy thuộc rất lớn vào mỗi hoàn cảnh của xã hội, phong
tục tập quán để xử lý về thiện và ác. Bởi vì, rất có thể gọi
là thiện ở xã hội nầy, quốc gia nầy, nhưng nó lại là ác ở xã
hội khác, ở quốc gia khác. Hoặc ngược lại, được gọi là ác ở xã
hội nầy, quốc gia nầy, nhưng nó lại là thiện ở xã hội khác, ở
quốc gia khác. Như vậy theo quan điểm của thế gian, thiện và
ác tất cả đều tùy thuộc vào phong tục, tập quán của từng xã
hội để phân định, cho nên trong lúc nhứt thời chúng ta không
thể xác định được cái nầy là thiện hay cái kia là ác. Hay làm
như thế nầy là thiện, làm như thế khác là ác.
-
b- Theo Quan Ðiểm Của Phật Giáo
-
Theo quan điểm của Phật Giáo, được gọi là ác, là những điều gì
có thể làm tổn hại cho mình và cho người trong hiện tại cũng
như trong tương lai. Những sự kiện nầy bao giờ cũng nghịch với
lòng từ bi, trí tuệ và chân lý. Trái lại những điều được gọi
là lành, là những điều có lợi, có ích cho mình và cho người,
trong hiện tại cũng như trong tương
lai. Chúng sự kiện nầy bao giờ cũng phù hợp
với lòng từ bi và bình đẳng, trí tuệ và chân lý.
-
Từ hai định nghĩa nầy, theo quan điểm Phật Giáo
không phải đợi đến khi phát lộ bằng hành động, mới gọi là
thiện hay ác, mà ngay trong ý nghĩ cũng đã phân biệt được
thiện hay ác rồi. Theo đạo Phật, mỗi một con người có ba nơi
phát sanh ra tư tưởng hoặc hành động lành hay dữ đó là: Thân,
miệng, ý.
-
a- Nói Về Thân Có Ba
-
- Sát sanh
-
- Trộm cắp
-
- Tà hạnh
-
Nói Về Miệng Có Bốn
-
- Nói dối
-
- Nói Lời Trau Chuốt
-
- Nói Lưỡi Hai Chiều
-
- Nói Lời Ác Khẩu.
-
Nói Về Ý Có Ba
-
- Tham
-
- Sân
-
- Si
-
Như thế mỗi một cử chỉ, mỗi một lời nói, hay mỗi một ý nghĩ,
mỗi một hành động đều có thể là lành hay dữ. Do đó đức Phật
dạy chúng ta phải ngăn ngừa những điều dữ, hay thực hiện những
điều lành, ngay khi chúng còn ở trong ý thức, đó là lý do có
mặt của bốn chánh cần.
-
01- Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát
sinh.
-
Nếu là Tâm chưa được thuần thục, thì chắc chắn đầy
dẫy những mộng tưởng điên đảo, từ lời nói, cho đến việc làm
không lương thiện. Biết vậy cho nên chúng ta phải ráng giữ
gìn, đừng cho nói khởi lên và hiện ra hành động. Tiêu biểu một
vài trường hợp như:
-
a- Chúng ta muốn đi câu cá để giải trí, nhưng
chúng ta lại nghĩ:
-
- Chúng ta là đệ tử Phật, đã thọ tam quy, giữ năm giới rồi.
Nếu đi câu cá làm thú vui cho bản thân là phạm vào giới thứ
nhất giới sát sanh. Phạm vào giới sát sanh sẽ bị hai nghiệp
báo: Một là chết yểu, hai là sống cuộc sống bệnh hoạn. Vì nghĩ
đến nghiệp quả nguy hiểm cho nên chúng ta không đi câu cá nữa.
-
b- Trong cuộc sống hằng ngày, buôn bán là một nghề
có thể kiếm lời để sinh sống. Tuy nhiên vì thấy người tiêu thụ
quá đông, cho nên chúng ta khởi tâm tham, muốn cho có lời
nhiều, nên có ý định mua đầy bán lưng, hoặc là tráo chác hàng
giả để lấy vô hàng thiệt. Chúng ta liền xét lại rằng:
-
- Chúng ta là đệ tử Phật, đã thọ tam quy, giữ năm giới rồi.
Hành động tráo trở là một tội tham lam trộm cắp, nghiệp quả
của gian tham trộm cắp là nghèo đói, tật nguyền. Vì nghĩ đến
nghiệp báo nguy hiểm như vậy cho nên chúng ta không thi hành
mưu kế đen tối nữa.
-
02- Tinh tấn diệt trừ những điều ác đã phát sinh.
-
Trong đời sống của chúng ta, nhất là khi chưa hiểu
Phật pháp, và không tu hành, chúng ta đã phạm rất nhiều tội
ác. Những tội ác nầy làm cho tâm của chúng ta càng ngày càng
tối tăm, lu mờ như một tấm gương bỏ lâu ngày, không ai chùi
rửa, không thể soi được nữa. Ngày nay đã hiểu phật pháp, chúng
ta đã nhận thấy cái nguy hại của những điều ác thì chúng ta
phải quyết tâm dứt trừ. Ðiều ác không ở đâu xa chúng phát lộ
ngay trong: Thân, miệng, ý của chúng ta. Vậy trừ tội ác là tự
mình ngăn chận không cho thân, miệng, ý của chúng ta tiếp tục
tạo nghiệp dữ nữa. Muốn thực hiện được điều nầy, chúng ta phải
vận dụng những nghị lực, cố gắng thật nhiều, phải luôn luôn
siêng năng tinh cần. Ðể ngăn ngừa những tội lỗi đã tạo, người
Phật Tử chúng ta phải luôn luôn nhớ nghĩ như vậy:
-
- Sát sinh là điều ác đã gây tội lỗi cho mình thì chắc chắn
phải trả nợ máu cho chúng sanh không sớm thì muộn, nghiệp quả
không tránh khỏi.
-
- Trộm cắp làm khổ cho người bị nghèo đói, rách
rưới buồn rầu đau khổ không thể kể xiết. Một ngày nào đó của
do chúng ta tạo ra, oan gia trái chủ đó sẽ giựt lại, rất có
thể không phải chỉ đủ cho những của chúngta đã trộm cắp mà có
thể còn nhiều hơn những gì mà chúng ta đã gây đau khổ cho họ.
-
- Tà hạnh là điều không hợp với luân lý, đạo đức
và thường gây sự rối ren trong gia đình của mình, và tạo sự đổ
vỡ
hạnh phúc của người khác. Chúng ta có thể phá gia cang người
khác, thì người khác cũng có thể phá nát gia cang của mình.
-
- Giận hờn tức tối, lửa sân nổi lên làm mất hết tình cảm,
thiện chí giữa chúng ta và những người chung quanh, bao nhiều
việc làm tốt đẹp đều bị một phút sân hận làm hư hỏng, bao
nhiêu rừng công đức đều tiêu hao chỉ trong một giây phút sân
hận.
-
Chúng ta xét như vậy, nếu tội ác chưa phát sanh, thì chúng ta
phải tích cực ngăn chận đừng để nó phát sanh, nếu đã trót lỡ
sanh, thì bất cứ tội nào cũng vậy, chúng ta phải cương quyết
đoạn trừ tận gốc rễ, đừng cho nó đâm chồi nẩy nhánh nữa. Cùng
trong lúc đó, chúng ta phải huân tập các hột giống lành để
thay thế vào tạng thức, thì lần hồi chúng ta sẽ trở thành
người thuần thiện.
-
03- Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
-
Nhiều khi chúng ta có những ý định hay đẹp muốn giúp ích người
nầy nâng đỡ người khác, nhưng vì tánh lười biếng, giải đãi,
hay thiếu nghị lực, cho nên chúng ta không thực hiện, hoặc
chưa thực hiện những ý định tốt đẹp ấy. Như thế dù có thiện
chí bao nhiêu, cũng không đem lại lợi ích gì cho ta và cho
người chung quanh. Muốn tạo những thiện nghiệp, những việc làm
như:
-
- Nói lời hoà nhã với mọi người trong mọi trường hợp,
-
- Bố thí cho người nghèo túng,
-
- Giúp đỡ cho người những công ăn việc làm,...
-
Những việc tốt đẹp như vậy, nếu trong tâm đã có nghĩ đến thì
chúng ta đừng chần chờ, mà trái lại phải hăng hái thực hiện
bằng cụ thể hành động ngay. Cho nên mỗi khi chúng ta mống khởi
trong tâm, những điều tốt thì đừng nên chần chờ, giải đãi, mà
chúng ta phải luôn thúc đẩy, biến những ý nghĩ tốt thành những
hành động, đừng để vô thường đến trong lúc chúng ta chưa thực
hiện được những mơ ước của mình, thì lúc đó chính là lúc mà
chúng ta ân hận là mình chưa gây tạo được cho mình những nhân
lành gì cả. Vậy chúng ta phải luôn hăng hái làm phát triển
những điều lành để tu tạo phước đức mai sau.
-
04- Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành
đã phát sinh.
-
Những điều lành khi đã phát lộ ra hành động rồi chúng ta đừng
cho thế là vừa, là đủ, mà chúng ta cần phải cố gắng làm thêm
nữa. Nghĩa là khi chúng ta làm một điều gì được mọi người ưa
chuộng, chúng ta thấy có lợi về hai phương diện, một mặt ngăn
chận điều ác không cho tác hại, một mặt làm điều thiện có lợi
cho mình và cho người khác. Chẳng hạn như khi chúng ta thọ
giới không sát sanh và thực hành theo giới ấy, là chúng ta vừa
ngăn chận sự giết hại người và vật, mà vừa chuộc người phóng
sanh nữa. Hiện nay trên thế giới nếu ai cũng giữ giới không
sát sanh thì có lẽ thế giới nầy sẽ an lạc và hòa bình. Các
giới khác cũng vậy, nghĩa là một mặt vừa chấm dứt được các
điều ác, một mặt vừa thực hành các điều thiện, rồi cứ như thế
mà siêng năng tinh cần luôn luôn mới được. Chúng ta phải tập
làm điều thiện cho thật thuần thục, cho thành thói quen, cho
đến khi nhập tâm, nghĩa là mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, mỗi việc
làm điều thiện cả mới được.
-
Nói tóm lại, Tứ Chánh Cần, là bốn pháp siêng năng chân chánh,
giữ vững nghị lực trong công cuộc diệt trừ tội ác, và phát
triển điều thiện. Tinh cần là kiên trì cố gắng, quyết tâm
thành đạt mục tiêu cuối cùng. Phải hiểu rằng tinh cần ở đây
không phải là năng lực vật chất, mặc dầu sức mạnh vật chất
cũng là một điểm lợi. Nhưng tinh cần ở đây là năng lực tinh
thần, sức khoẻ tâm linh, là sự nỗ lực không ngừng, tình trạng
chuyên cần, tích cực hoạt động của tâm nhằm vào mục đích phục
vụ kẻ khác. Do đó mà chúng ta phải luôn luôn cố gắng và luôn
luôn tự tin như trong Kinh Niết Bàn Phật dạy:
-
- Các người Tỳ Kheo! Ngày thời siêng năng tu tập các pháp
lành, chớ bỏ sai thời, đầu đêm cuối đêm cũng đừng luống bỏ.
Giữa đêm tụng kinh, do mình làm chừng đỗi đừng vì nhân duyên
ngủ nghỉ, luống qua một đời, không được chút gì. Phải nhớ lửa
Vô Thường đốt các thế gian, hãy sớm cầu tự độ, đừng nên ngủ
nghỉ.
-
Các giặc phiền não, thường rình giết người lắm kẻ oan gia. Ðâu
nên ngủ nghỉ mà không tự mình ngộ vậy. Rắn độc phiền não, còn
ngủ trong tâm ngươi, ví như rắn hổ mun, còn ngủ trong nhà
người, người phải lấy cái móc trì giới mau trừ nó đi, rắn ngủ
đã chạy khỏi, mới nên ngủ yên. Nếu nó chưa chạy khỏi mà ngủ
yên là người không biết xấu hổ vậy.
-
Những yếu tố tinh cần nầy nó bao gồm tất cả những quy điều căn
bản thiết yếu, đạo đức luân lý của xã hội và tôn giáo. Cho nên
mỗi khi tâm chúng ta mống lên một ý nghĩ sai quấy, muốn thực
hiện một điều ác gì, chúng ta phải tìm những lý do chính đáng,
tưởng nghĩ đến hậu quả, và tai hại của nó, để dập tắt ngay
những ý nghĩ bất chính, và ngăn ngừa không để cho nó phát sinh
trong hành động. Cũng vậy nếu là những ý nghĩ tốt đẹp, thì
chúng ta cũng phải biết những phước báo tốt đẹp để làm cho nó
phát triển càng mạnh thêm để mang niềm vui, và hạnh phúc đến
cho xã hội, cho nhân loại.
-
Trong chiều hướng nầy, Chúng ta là người mà có tâm hồn lương
thiện, sợ nhất là giặc phiền não, si mê, len lỏi vào tâm của
chúng ta để cướp mất những của báu công đức, cho nên chúng ta
phải luôn luôn cẩn thận giữ gìn, như người nhà giàu giữ
của, ngăn tường, đóng ngõ, khoá chặt cửa để tránh những kẻ
gian lén vào nhà trộm cắp. Sự ngăn chận giữ gìn không cho điều
ác phát khởi nầy không phải chỉ hạn cuộc trong thời gian nhất
định nào đó, mà trái lại phải tiếp tục gìn giữ luôn luôn trong
từng sát na, từng giây phút, từng ngày tháng, từng năm nầy
sang năm khác, cho đến chừng nào tâm của chúng ta an nhiên
thuần thục, không nghĩ đến điều ác nữa mới thôi. Vì thế mà
công cuộc ngăn chận nầy, nó đòi hỏi một sự siêng năng, tinh
tấn dẻo dai, bền bĩ, mới có hy vọng thành tựu được như ý.
-
Quả thật như vậy, nếu suốt đời, chúng ta luôn luôn làm theo
đúng bốn phép siêng năng nầy là chúng ta có thể ngăn ngừa
không cho những điều ác phát sanh, diệt trừ những điều ác đã
lỡ sanh, thúc đẩy thực hiện những điều lành vừa móng trong
tâm, và tiếp tục thực hiện nhiều hơn nữa những điều lành đã
thực hiện được. Nếu chúng ta tinh tấn tu tập, và làm được như
thế thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được địa vị Thánh Hiền.
-
Ðối với người học Phật với tâm chuyên nhất tinh cần, thì trong
cơn nguy biến chúng ta sẽ đứng vững, không cần cầu xin để được
bảo bọc. Chúng ta có đủ nghị lực, đủ quả cảm, để vượt qua mọi
trở ngại. Ngay cả trong đau khổ chúng ta cũng không có thái độ
khấn vái trông chờ ai cứu độ, vì các đức tánh tinh cần đã đủ
tâm trí và can đảm để chế ngự nó. Vì thế chúng ta không nên
sống thụ động trong lo âu sợ sệt hay cầu mong một tha lực nào
đến cứu vãn, mà phải luôn luôn kiên trì phấn đấu liên tục cho
đến kỳ cùng, để tự giải thoát cho chính chúng ta như trong
Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Ðức Phật dạy:
-
- Những người tu đạo. ví như một người chiến đấu với vạn
người. Khi mặc áo giáp ra cửa thành, trong tâm khiếp sợ, hoặc
nửa đường thối lui, hoặc chết tại trận, hoặc thắng trận mà về.
Sa môn học đạo cần phải kiên quyết giữ gìn tâm ý, tinh tế dũng
nhuệ, chẳng sợ gì hết, phá diệt các ma, mau chứng được
đạo quả.
-
Người đời thường nói:
-
- Thất bại là mẹ đẻ của thành công.
-
Quả thật, khó khăn nặng nhọc chỉ làm rùn chí kẻ yếu kém suy
nhược, chướng ngại chỉ làm sờn lòng người thiếu nghị lực,
nhưng đối với người học Phật, có thực tập hạnh tinh cần thì
thất bại, chướng ngại nghịch cảnh chỉ có thể làm cho chúng ta
tăng thêm nghi lực, và ý chí phấn đấu. Nguy biến chỉ thêm can
đảm cho chúng ta. Chúng ta có thể tự mình vạch lối đi của mình
để xuyên qua mọi khó khăn, vượt qua mọi trở ngại, nhắm thẳng
mục tiêu cuối cùng, và không có gì làm cho chúng ta chùng bước
trong đường hướng dùng đức tánh tinh cần để phục vụ nhân sinh.
Chúng ta dùng tinh tấn để tạo an lành cho kẻ khác, thay vì tập
trung nỗ lực vào trong lối sống hẹp hòi trong cuộc sống thanh
tu để thành tựu mục tiêu giải thoát của chúng ta. Nhưng chúng
ta lại hướng mọi
cố
gắng
về
con
đường
hoạt
động
rộng
lớn,
mong tạo
hạnh
phúc
đại
đồng
cho toàn thể
chúng sanh chung hưởng.
Không hề
biết
mệt,
biết
chán, chúng ta luôn luôn tích cực
tạo
tình trạng
an lành cho tất
cả,
không chút
ẩn
ý vụ
lợi,
không trông mong một
đặc
ân nào.
-
Khi mà chúng ta siêng năng
tinh tấn,
và sống
trong một
xã hội
xô bồ
như
trong
đời
ác năm
trược
nầy,
rất
có thể
bị
các món phiền
não làm rối
loạn
như
là:
-
- Tham dục,
-
- Giận
dữ
-
- Ngu si,
-
- Khinh dể,
-
- Ganh ghét,
-
- Hiềm
hận,
-
Nếu
có thể
xảy
ra thì chúng ta phải
thường
nghĩ
như
vầy:
-
- Chúng ta không muốn
não hại
các chúng sanh cho nên tinh tấn,
thảy
vì muốn
phân biệt
tất
cả
các chúng sanh mà tu tinh tấn,
vì muốn
biết
tất
cả
chúng sanh chết
ở
đây,
sanh
ở
kia nên tinh tấn,
vì muốn
biết
thật
pháp của
các
đức
Phật
nên tinh tấn,
vì muốn
biết
các pháp bình
đẳng
để
làm phưong
tiện
khéo léo nên tinh tấn,
vì muốn
biết
đại
trí huệ
và phưong
tiện
khéo léo của
các
đức
Phật
nên tu tinh tấn,
vì muốn
biết
tất
cả
Phật
Pháp
để
rộng
vì chúng sanh phân biệt
nên tu tinh tấn.
-
Mục
đích
của
chúng ta trước
tiên là tự
sửa
để
sống
hài hoà với
người
thân và những
người
chung quanh. Xa hơn
nữa
sự
tu học
là cất
bước
lên cho
được
bến
bờ
giải
thoát, vì vậy
mà cả
hai phương
diện
tâm ý và hình dung, người
hiểu
đạo
không giống
trần
tục.
Người
có tâm hồn
hướng
thượng
phải
nối
tiếp
và làm rạng
rỡ
cho
được
giòng giống
thánh hiền,
nhiếp
phục
được
quần
ma, báo
đền
được
bốn
ân và cứu
độ
được
ba cõi. Nếu
không sống
theo chí nguyện
ấy
thì chúng ta chỉ
là những
người
chỉ
biết
nói trên phương
diện
lý thuyết,
cho nên hành
động
và ngôn ngữ
đều
hoang sơ,
hoàn toàn cô phụ
tấm
lòng của
thầy
tổ.
Tuy nhiên nếu
chúng ta chưa
làm
được
thì nên khởi
niệm
an
ủi
rằng:
-
- Hiện
tại
thân thể
đầy
đủ,
khỏe
mạnh,
tâm thần
minh mẫn,
như
vậy
chúng ta vẫn
có
đầy
đủ
phước
báo. Ðây chắn
chắn
là do nhân trong quá khứ
ta
đã
gieo rắc
nhân lành cho nên hôm nay mới
được
quả
báo tốt
đẹp
nầy.
-
Nghĩ
như
vậy
cho nên chúng ta phải
biết
trân quý thì giờ,
nỗ
lực
tinh tiến
trên
đường
tu học
thì một
ngày kia
đạo
quả
có thể
sẽ
viên thành. Bên cạnh
đó
đôi
khi có những
lời
khuyên nhủ
của
bạn
bè
đó
là những
lời
nói ngay thẳng.
Lời
nói ngay thẳng
thường
thì không êm tai, nhưng
nếu
chúng ta có khả
năng
ghi khắc
vào tâm khảm,
chúng ta có khả
năng
tiếp
nhận
được
chánh kiến
thì chúng ta sẽ
có thể
rửa
tâm, vun
đức,
rèn luyện
tinh thần,
thì chúng ta sẽ
có khả
năng
chấm
dứt
mọi
huyên náo, lao xao vô ích. Nếu
chúng ta có chủ
tâm học
đạo,
muốn
tham cứu
những
tinh yếu
của
đạo
học
để
tỏ
ngộ
chỗ
chân nguyên, thì phải
tham học
rộng
rãi với
các bậc
đi
trước
nhiều
kinh nghiệm,
và sống
gần
gũi
với
các bậc
thiện
tri thức.
Những
đức
tánh của
các chánh cần
tuy rằng
nói thì nghe rất
dễ,
nhưng
thực
hành chắc
hẳn
là không dễ.
Vì vậy
muốn
đạt
cho
được
thì phải
khẩn
thiết
dụng
tâm mới
mong thực
hiện
được
và nắm
vững
được
cốt
tủy
bên trong và từ
từ
bước
lên nấc
thang khai ngộ.
-
Tất
cả
các chánh cần
đều
là con
đường
phá hủy
được
những
lười
mỏi,
đam
mê tham vọng,
để
hiển
bày cái thấy
là tất
cả
các pháp trong ta và ngoài ta
đều
không có bản
chất
chân thực,
Tất
cả
đều
giả
danh, do tâm biến
hiện.
Khi
ấy
ta không còn
đem
tâm chạy
theo với
cảnh.
Tâm không chạy
theo cảnh,
thì cảnh
làm sao có thể
ràng buộc
được
tâm. Chúng ta cứ
để
cho các pháp tự
nhiên diễn
biến
trong tự
tánh chân thực
của
chúng mà không còn bị
kẹt
vào cái ý niệm
thường
tại
và
đoạn
diệt.
Lúc
ấy
tai của
chúng ta tuy còn nghe, mắt
của
chúng ta tuy còn thấy,
tuy thanh sắc
vẫn
xảy
ra mà tâm của
chúng ta vẫn
thản
nhiên và bình thường.
Có
được
cái thấy
ấy
rồi
thì dù ngồi
yên hay hành
động
chúng ta cũng
thong dong. Có như thế thì chúng ta mới không bõ công đi tìm
cầu họ hỏi, vì bây giờ chúng ta đã có khả năng bắt đầu đền đáp
được bốn ân, và cứu độ được ba cõi.
-
Nếu kiếp nầy chúng ta cũng hiểu biết, thực hành, và tu tập như
vậy. Kiếp khác cũng tiếp tục như vậy, không bị thối chuyển thì
quả vị toàn giác là cái nhất định có thể mong cầu. Lúc bấy giờ
ta sẽ đóng vai trò người khách quý lui tới trong ba cõi, khi
vào khi ra đều có thể làm khuôn phép cho tất cả mọi người. Các
pháp tinh cần rất là huyền diệu, nếu tâm chí chúng ta quyết
liệt, chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
-
Nhưng nếu điều kiện, căn cơ của chúng ta chưa cho phép chúng
ta thực hiện những gì được coi là các thiện pháp mà chúng ta
đã thấy, nghe, thì cũng không vì vậy mà chán nản, mà chúng ta
phải tinh cần vượt qua, chúng ta phải để tâm học hỏi giáo
pháp, nghiên tầm kinh điển, nắm cho được cái tinh yếu của giáo
điển nhiều hơn nữa trước là để áp dụng cho tự thân, sau là để
có thể giảng dạy truyền bá cho các thế hệ tương lai mà báo đáp
một phần nào, để tu tạo phước duyên, để báo đền ơn đức của
Phật. Ðừng để thời giờ uổng phí, mà hãy lấy công hạnh tu học
và truyền dạy làm lẽ sống của đời mình. Một khi đã biết hành
xử và di đứng trong uy nghi thì ta đã có thể xứng đáng được
gọi là pháp khí của tăng thân rồi. Hãy nhìn thử những dây sắn
và dây bìm quấn theo thân cây tùng cây bách mà leo lên:
-
- Có khi chúng leo lên cả ngàn sải.
-
Nói dây sắn dây bìm quấn theo thân cây tùng, cây bách để sống.
Ở một khía cạnh khác muốn ám chỉ cho những tâm hồn tùy thuộc,
không tự đứng vững. Tuy nhiên trong trường hợp nầy là muốn
nói, nếu chúng ta muốn thoát khỏi những phiền lụy của kiếp
người, trong lúc chúng ta chưa tự thăng tiến thì chúng ta phải
nương tựa vào lý tưởng cao đẹp của các bậc đại nhân thì ta mới
có thể trở nên người hữu dụng mà làm lợi ích cho thế gian.
Nương tựa vào các bậc thánh hiền, chúng ta phải hết lòng thực
tập việc trì trai giữ giới, đừng khinh thường một chi tiết nào
của giới luật và uy nghi mà phạm hạnh, những lỗi lầm và thiếu
sót. Nếu thực tập nghiêm chỉnh được phép trì trai giữ giới thì
từ đời nầy sang đời khác nhân quả tốt lành sẽ được tiếp nối
một cách nhiệm mầu.
-
Chúng ta không có quyền để cho tháng ngày đi qua luống uổng,
phải trân quý thời gian và hết lòng mong mỏi tiến lên trên con
đường của sự nghiệp giác ngộ. Ðừng lạm dụng lý do và hoàn
cảnh, đừng cô phụ bốn ơn, đừng chạy theo danh lợi nhiều để rồi
tâm tư bị tài lợi bít lấp. Người xưa đã khích lệ:
-
- Người kia là đấng trượng phu thì tại sao ta lại không?
-
Ðừng nên có mặc cảm tự ti mà chùn bước và chịu thua. Nếu chúng
ta không có thái độ của bậc trượng phu thì thật uổng phí cho
cuộc đời của một người biết nghe pháp, của những người học
đạo, rốt cuộc tháng ngày trôi qua nhanh mà chúng ta không làm
được ích lợi gì cho bản thân và cho ai cả.
-
Sau khi nghe bốn chánh cần mong rằng đại chúng nên phát tâm
cho dõng mãnh, ôm hoài bão cho thật cao xa, khi hành xử thì mô
phỏng các bậc cao nhân, đừng đi theo lề lối của những người hư
thân mất nết. Ngay trong đời nầy, chúng ta phải tự nắm lấy vận
mệnh của chúng ta, đừng giao phó vận mệnh của chúng ta cho ai
hết. Hãy học chấm dứt tà ý, an định tâm tư, đừng chạy theo
trần cảnh. Tâm chúng ta vốn là tư tại, đối tượng đích thực của
chân tâm, là Niết Bàn, chỉ vì lâu ngày bế tắc cho nên ta không
thấy rõ được đó thôi.
-
Người đời cũng như trong đạo, mỗi người muốn đạt được kết quả
tốt đẹp trong đời mình, thì phải luôn luôn gia công gắng sức,
nhất là những người có tâm hồn hướng thượng, hướng thiện, mà
cái quả là xuất trần, cái cứu kính là an vui vĩnh cửu thì sự
gia công, sức cố gắng lại càng phải bền bỉ, dẻo dai vượt bực
mới thành tựu được.
-
Hơn ai cả, đức Phật hiểu rõ sự quan trọng của sự tinh tấn, nên
đã dạy bảo chúng ta trước khi đi sâu vào Ðạo, phải chuẫn bị
những phương tiện cần thiết, phải tỏ rõ một thái độ quyết tâm.
Quyết tâm xa lánh điều dữ và thực hiện những điều lành. Ðó là
ý nghĩa của Tứ Chánh Cần mà chúng ta đã học và đang thực tập.
|