Phẩm Tựa
Bài giảng tại Chùa Dược Sư
Ngọc Liên ghi
--o0o--
 
I- Lược Kinh Văn
            Một thuở nọ Ðức Phật ở núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá cùng với chúng Tỳ Kheo 12,000 vị, 6000 Tỳ Kheo Ni, 80,000 Bồ Tát, 70,000 Chư Thiên, 8 vị Long Vương, 4 Càn Thát Bát Bà, 4 A Tu La Vương, 4 Ca Lầu La Vương và trăm nghìn quyến thuộc của các vị nầy, vua A Xà Thế và đoàn tùy tùng cũng đều hiện diện.
            Sau khi tứ chúng cúng dường xưng tán, đức Phật nói Kinh Ðại Thừa Vô Lượng Nghĩa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm. Nói kinh nầy xong, Ngài nhập Chánh Ðịnh Vô Lưọng Nghĩa Xứ. khi đó trời mưa hoa Mạn Ðà La, Ma Ha Mạn Ðà La, Mạn Thù Sa, Ma Ha Mạn Thù Sa khắp cõi nước Phật vang động sáu cách.
            Lúc Bấy giờ từ tướng bạch hào của đức Phật phóng ra một luồng hào quang chiếu khắp 18 thế giới ở phương Ðông, dưới đến Ðịa Ngục A Tỳ, trên đến trời Sắc Cứu Cánh. Nhờ ánh quang nầy chúng hội thấy rõ sáu loài chúng sanh, chư Phật nói pháp, Bồ Tát tu hành thấy cả Chư Phật nhập Niết Bàn và việc xây chùa tháp thờ xá lợi.
            Bồ Tát Di Lặc và Tứ chúng đều ngạc nhiên trước hiện tượng chưa từng thấy. Di Lặc thay mặt cho chúng hội nhờ Văn Thù giải thích. Văn Thù cho biết trong thời các đức Phật quá khứ Nhật Nguyệt Ðăng Minh Như Lai, ông đã từng thấy điềm lành nầy trước khi Phật muốn diễn nói pháp quan trọng mà mọi người khó tin theo, và các Ngài phải phóng quang hiển hiện cảnh như vậy. Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðặng Minh Như Lai cũng nói pháp Tứ Ðế cho hàng Thanh Văn, nói 12 Nhân Duyên cho hàng Duyên Giác, và nói Sáu Pháp Ba La Mật cho hàng Bồ Tát. Tiếp theo đến 20,000 Ðức Phật đồng hiệu Nhật Nguyệt Ðăng Minh và đồng họ Phả La Ðoạ. Ðức Phật sau cùng lúc chưa xuất gia có tám vương tử cai trị bốn phương thái bình. Nghe vua xuất gia thành đạo vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, họ cũng xuất gia phát tâm đại thừa tu hạnh thanh tịnh đều làm pháp sư, đức Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh cũng nói Kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Ðịnh. Khi ấy trời mưa hoa mạn Ðà La, Mạn Thù Sa và đức Phật cũng phóng quang chiếu 18,000 thế giới Phương Ðông, sau đó Ngài nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho Diệu Quang Bồ Tát trải qua 60 tiểu kiếp. Người nghe Pháp trong chúng hội cũng ngồi một chỗ đến 60 tiểu kiếp, thân tâm không động, không mệt mỏi, cảm thấy thời pháp ngắn ngủi như khoảng bữa ăn, Nói Kinh nầy xong dức Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh bảo đại chúng rằng vào khoảng giữa đêm, Ngài nhập Vô Dư Niết Bàn và thọ ký cho đức Tạng Bồ Tát kế tiếp thành Phật Tịnh Thân Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác. Ðúng như lời Ngài nói, vào giữa đêm Ngài nhập Vô Dư Niết Bàn. Diệu Quang Bồ Tát trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa, diễn nói 80 tiểu kiếp và dạy cho 8 người con của Nhật Nguyệt Ðăng Minh Như Lai vững tâm nơi đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Tất cả đều lần lượt thành Phật và vị sau cùng hiệu là Nhiên Ðăng.
            Trong 800 người đệ tử của Diệu Quang Bồ tát có một người tên Cầu Danh. Người nầy ham ưa danh lợi, tuy đoc tụng Kinh nhưng không sống theo tinh thần kinh dạy, tuy nhiên nhờ có nhân duyên căn lành nên cũng được gặp và cúng dường vô lượng các đức Phật. Diệu Quang Bồ Tát bấy giờ chính là Ta và Cầu Danh Bồ Tát là Di Lặc. Văn Thù kết luận điềm lành đức Phật cho thấy hôm nay không khác xưa nên Ngài nghĩ rằng đức Như Lai sẽ nói kinh Ðại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm.
            II- Giải Thích:
            Kỳ nầy chúng tôi nói từ đoạn:
Một thuở nọ Ðức Phật ở núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá cùng với chúng Tỳ Kheo 12,000 vị, 6000 Tỳ Kheo Ni, 80,000 Bồ Tát, 70,000 Chư Thiên, 8 vị Long Vương, 4 Càn Thát Bát Bà, 4 A Tu La Vương, 4 Ca Lầu La Vương và trăm nghìn quyến thuộc của các vị nầy, vua A Xà Thế và đoàn tùy tùng cũng đều hiện diện.
            Sau khi tứ chúng cúng dường xưng tán, đức Phật nói Kinh Ðại Thừa Vô Lượng Nghĩa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm. Nói kinh nầy xong, Ngài nhập Chánh Ðịnh Vô Lưọng Nghĩa Xứ. khi đó trời mưa hoa Mạn Ðà La, Ma Ha Mạn Ðà La, Mạn Thù Sa, Ma Ha Mạn Thù Sa khắp cõi nước Phật vang động sáu cách.
Kính thưa đại chúng,
Trước khi nói chi tiết Phẩm Tựa hôm nay, chúng tôi xin có một vài lời đề nghị rằng là:
- Tất cả những tư tưởng cao sâu, đặc thù của Kinh Pháp Hoa đều được trình bày bằng các bức tranh có tính cách thực tiễn chẳng hạn như:
- Trong phẩm 21, Phẩm Như Lai Thần Lực đoạn thứ hai, chúng ta thấy Phật thực hiện một phép thần thông lớn, Ngài lè lưỡi ra, và lưỡi của Ngài che lấp cả Tam Thiên đại thiên thế giới, rồi từ các lỗ chân lông trong người của Ngài phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, và những tia sáng đó cho ta thấy được tất cả các cõi nước trong mười phương.
Chủ ý bức tranh nầy là diễn bày cái khả năng lớn lao của một vị toàn giác. Trong Kinh điển đại thừa cũng như Nguyên Thủy ánh sáng tiêu biểu cho sư giác ngộ. Phật Thích Ca là ánh sáng chánh niệm, và ánh sáng đó phát tỏa ra từ pháp thân của Ngài. Cho nên từ các lỗ chân lông trong người của Ngài phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, chỉ là môt nghệ thuật trình bày, một bức tranh diễn tả cái ánh sáng chánh niệm rất lớn, rất mạnh toả chiếu ra từ pháp thân của đức Như Lai. Cũng như trong các tranh tượng chúng ta thường thấy để tả cái khả năng an toạ của Phật, người ta đã đặt Ngài ngồi trên hoa sen.
- Một tiêu biểu khác lưỡi Ngài che lấp cả Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới đây là hình ảnh tướng lưỡi dài rộng, một trong 32 tướng tốt của Ðức Phật.
Bức tranh nầy là để diển tả một người chỉ nói sự thật tuyệt đối, chỉ nói đệ nhất nghĩa mà thôi. Ðây là một hình ảnh của Văn Hoa Ấn Ðộ, nó không phải chỉ có trong đạo Phật mà nó có trong những truyền thống có trước đạo Phật, những người nói sự thật thường có lưỡi rất lớn....
Ngôn ngữ hội họa và điệu khắc của đạo Phật đã được tận dụng để diễn bày ý Kinh. Người sử dụng những hình ảnh nầy có tính cách thần thông, nhưng tất cả chỉ là phương tiện quyền xảo của người chép Kinh sử dụng ngôn ngữ hội họa của Phật để diễn đạt những tư tưởng của kinh muốn diễn bày. Ðó là một đặc diểm rất đặc thù của Kinh Pháp Hoa. Vì vậy khi đọc tụng, chúng ta phải thấy cho được ý Kinh và đừng bị kẹt vào lời kinh, nếu không thì khi đọc ta chỉ thấy toàn các phép thần thông mà chẳng có học được gì từ nơi Pháp Hoa cả.
Phẩm Tựa là cửa ngõ đi vào kinh Pháp Hoa, mở cho chúng ta thấy cái không khí khung cảnh trong đó Kinh Pháp Hoa được thuyết giảng. Trên bình diện tổng quát, kinh Pháp Hoa có thể chia làm hai  phần:
            01- Phần một liên quan nhiều đến Ðức Phật của lịch sử mà người xưa thường gọi là Tích Môn. Tích là những gì đã xảy ra trong thời gian
            02- Phần hai là nói về chân lý muôn đời, về giáo pháp vượt khỏi thời gian và không gian, trình bày cái bản chất của Pháp, gọi là Bổn Môn.
            Riêng về phẩm Tựa là chuẩn bị tâm lý cho thính chúng để người ta biết rằng mình sắp được nghe một Pháp rất quan trọng, một điều rất mới mẻ mà lâu nay mình chưa được nghe. các vị đễ tử, các vị Bồ tát như Di Lặc Bồ tát là những người đã thực tập , học hỏi rất nhiều từ nơi Phật, nhưng có lễ cũng chưa được nghe pháp nầy lần nào. Chỉ có Bồ tát Văn Thù là đã được nghe. Như vậy, mục đích đầu của Phẩm Tựa là dùng Tích Môn để chuẩn bị tinh thần cho người nghe, để họ sẳn sàng tiếp nhận giáo pháp mầu nhiệm gọi là Diệu Pháp.
             Chủ ý thứ hai có liên quan đến Bản Môn, nghĩa là trong quá khứ, Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh cũng đã từng thuyết về kinh Pháp Hoa, chuyện xảy ra hôm nay chẳng qua chỉ là sự lập lại của chuyện hôm qua mà thôi, không có gì mới. Có mới là mới ở trong lịch sử đối với những người hôm nay, nhưng đứng về phương diện bản thể, vượt thời gian, và không gian thì không có gì mới cả. Phật Nhật Nguyên Ðăng Minh đã thuyết Kinh Pháp Hoa, biết đâu Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh ngày xưa cũng chính là Phật Thích Ca mâu Ni ngày nay. Sự thật thì đúng như vậy, hai đức Phật cũng là một. Ngoài ra, giữa hai vị Phật nầy còn có một vị Phật nữa sẽ xuất hiện trong kinh, đó là Phật Ða Bảo ngày xưa cũng đã thuyết kinh Pháp Hoa. Như vậy Phật Ða Bảo ngày xưa cũng chính là Phật Thích Ca Mâu Ni ngày nay. Ðứng trên phương diện Tích Môn hay lịch sử mà xét thì Phật Thích Ca chỉ là Phật Thích Ca, người đang thuyết pháp vào ngày hôm nay tại cõi Ta bà nầy. Nhưng đứng trên phương diện Bản Môn thì Phật Thích Ca là Phật Ða Bảo, là Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh đã từng thuyết pháp ngày xưa và chưa bao giờ ngưng thuyết pháp.
            Ðứng về phương diện Bản Môn, thì Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh, cũng là Phật Ða Bảo và chưa có môt giây phút nào Phật Thích ca ngừng nói Kinh Pháp Hoa. Nhưng đứng trên phương diện Tích Môn thì Phât Thích Ca đã thuyết những pháp nhỏ trong vòng bốn mươi năm rồi đến bây giờ mới bắt đầu nói đến Pháp lớn. Ở đây chúng ta cần phải thấy cái hay của người kết tập kinh. Từ bài tựa họ đã mở cho chúng ta thấy hai cánh cửa: Cửa thứ nhất là cửa lịch sử và cửa thứ hai là cửa chân lý, vượt ra ngoài thời gian và không gian.
Căn cứ vào nội dung Kinh Pháp Hoa cho chúng ta biết nó đã xảy ra trong Tích Môn, và khi sự chú ý của đại chúng đưa lên không gian thì ta biết rằng kinh đang trình bày Bản Môn. Chúng ta có thể nói rằng Tích Môn là đứng về mặt hiện tượng mà nói như sóng biển, còn Bản Môn là đứng về phương diện bản thề mà nói, như nước biển. Trong lãnh vực Tích Môn thì Phật chỉ sống 80 tuổi, nhưng trong lãnh vực Bản Môn thì Ðức Phật sống muôn đời. Nói vậy là đơn giản hoá để chúng ta dễ hiểu. Bài tựa nầy không phải chỉ cho Tích Môn mà là cho cả Bản Môn nữa, cho nên ta gọi là Tổng Tự.
            Trong Phẩm Tựa mở đầu Kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy trụ xứ đức Phật thuyết kinh nầy là núi Linh Thứu hay còn gọi là núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vượng Xá, thủ đô nước Ma Kiệt Ðà, ngày nay là tiểu bang Bihar của Ấn Ðộ.
            Ðây là địa danh sau cùng đức Phật dừng chân trên bước đường thuyết pháp giáo hoá chúng sanh. Trải qua 41 năm dìu dắt chúng sanh qua các pháp hội:
- Pháp Hội Hoa Nghiêm Ngài nói 21 ngày, Ngài vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu mầu nhiệm của đạo Phật chủ đích:
- Dẫn dắt hàng Bồ Tát lên đia vị Ðẳng Giác và Diệu Giác
- Nêu bày giáo Pháp của Như Lai, chỉ có Phật với Phật mới rõ mà thôi. 
- Pháp Hội A Hàm 12 năm:
            Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp. Ðức Phật Thích Ca Ngài y theo chư Phật mà nói Pháp, vì vật thời thứ hai , ngài nói Kinh A Hàm trọn12 năm, dùng những thí dụ cụ thể để chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu Thừa dễ nhận, để tự tu tự độ.
- Pháp Hội Thứ Ba, Ngài nói kinh Phương Ðẳng 8 năm,
Ðức Phật không những chỉ cho sự giác ngộ phần mình, mà còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu Thừa(A La Hán) để tiến lên cái giác ngộ tích cựa bao la của Ðại Thừa. Giai đoạn nầy là dẫn Tiểu Thừa sang Ðại Thừa
- Pháp Hội Thứ Tư, Ngài nói Kinh Bát Nhã 22 năm.
Ðây là lúc đức Phật đã thấy được căn cơ của chúng sanhcó thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Ðại Thừa, nên Ngài chỉ bày đạo lý chân không của vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng vô tướng của các pháp.
- Pháp Hội Thứ Năm, Ngài nói Pháp Hoa và Niết Bàn 8 năm.
Ðến đây sự hoá độ của Ngài gần viên mãn, căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, có thề gánh vác Ðại Thừa chánh pháp của Như Lai, nên Ngài nói bản hoài của Ngài thị hiện ra đời vì một nguyên nhân lớn: Khai Thị Chúng Sanh Ngô Nhập Phật Tri Kiến. Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật.
Chúng tôi phải nói dài dòng như vậy, để dẫn tới việc giải thích lý do tại sao Ðức Phật Ngài đưa đại chúng lên đỉnh núi Linh Thứu mới nói Pháp Hoa, trong khi các Kinh khác đức Phật đều giảng ở Tịnh Xá. Ðiều nầy tiêu biểu cho sự nổ lực gia công của hành giả vượt qua tất cả những khó khăn, vận dụng tất cả những khả năng leo lên đỉnh núi mới lãnh hội được Kinh Pháp Hoa, nói cách khác 41 năm đức Phật rèn luyện cho con người vượt qua sự chi phối của thân tứ đại, mới được Như Lai truyền trao tạng bí yếu.
Ðiểm đặc biệt là pháp tối thượng của Ngài đã được diễn nói ở một nước do bạo chúa A Xà Thế cai trị cực kỳ hung ác, hung ác đến độ giết cha hại mẹ. Và núi Linh Thứu, là chỗ ở của những loài diều hâu chuyên bay xuống thi lâm(bãi xác chết) kế cận để ăn thây người chết. Sự hiện hữu của Ðức Phật ở thời điểm cực kỳ khó khăn như vậy, tuy nhiên hoa Ưu Ðàm đã nở trọn vẹn tỏa hương thơm ngát trên mảnh đất hung tàn bạo ngược nầy.
Thật vậy, Ðức Phật đặt chân đến nơi đây dù chưa nói một lời nhưng đức và lòng Từ vô lượng vô biên của Ngài đã chuyển hoá được tâm ác độc của vua A Xà Thế từng làm việc tội lỗi như thả voi say hại Phật hay xô đá đè Phật, trong một đêm trăng đẹp trời đã cùng với những cận thần trở về nương tựa với Phật, và trở thành người hộ pháp đắc lực nhất, và đã đưa thần dân về tham dự hội Pháp Hoa.
            Không giống các pháp hội khác, hàng thính chúng vây quanh Ðức Phật ở hội Pháp Hoa không bị giới hạn bởi con số và chủng lọai.
Chúng Thanh Văn
Chúng Thanh Văn và Bồ Tát được coi là quyến thuộc của Ðức Phật thường theo Ngài. về mặt tha thọ dụng thân hay Ðức Phật sanh diệt, quyến thuộc của Ngài là 12,000 tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni tức chúng Thanh Văn. Trong số chúng Thanh Văn nầy có 1200 vị A La Hán. Các Ngài đã chế ngự được mọi ham muốn, nguyên nhân phát sinh ra phiền não không còn, được tự tại trong mọi lãnh vực và hiểu biết, thoát khỏi mọi sự ràng buộc trong đời sống, có sức tập trung tư tưởng và không giao động trước mọi hoàn cảnh vì các Ngài đã đạt được lễ sống siêu nhiên, là những vị A La Hán chứng được sáu pháp thần thông như A Nhã Kiều Trần Như, Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất. Mục Kiền Liên, Tu Bồ Ðề..v...v ngoài ra các vị La hán còn có những vị được dự vào dòng thánh từ sơ quả đến Tam Quả do Ngài A Nan dẫn đầu.
Chúng Bồ Tát
Bên cạnh Thanh Văn quyến thuộc của Ðức Phật sanh diệt, còn có sự hiện hữu của 80,000 Bồ Tát thường theo với Báo Thân Phật hay chân thân Phật mà hàng Thanh Văn và loài người không thấy được. Các vị nầy là những Bồ tát không thối chuyển ở đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, các Ngài có pháp thần biến giảng nói chánh pháp không ngừng nghỉ, luôn sống trong trí tuệ của Như Lai vì các Ngài đã từng thân cận, cúng dường, tu học với muôn ức Ðức Phật, nổi tiếng thơm trong khắp mười phương, trang nghiêm thân tâm bằng lòng Từ, thường cứu vớt vô số chúng sanh. Các vị Bồ Tát đến dự hội Pháp Hoa đông đủ như vậy trong một hội trường hữu hạn của núi Kỳ Xà Quật nhưng không chướng ngại cho Thanh Văn vì các Ngài hiện hữu trong tư thế siêu hình, thông được với các pháp. Vì vậy lúc đó trong đạo tràng, chúng Thanh Văn thấy có Ðức Thích Ca bằng xương bằng thịt trước mặt thuyết pháp. Nhưng đối với chúng Bồ Tát, Ðức Phật nói pháp là đức Phật siêu thực có tầm vóc lớn tương xứng với họ.
Chúng Thiên Long
Thích Ðề Hoàn Nhơn, cùng với quyến thuộc, và những vị trời khác.... Ngoài ra còn có Thiên Long Bát Bộ(Trời Rồng, Doa Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La) cũng dự hội. Thiên Long Bát Bộ hiểu theo hai nghĩa:
- Thứ nhất là thực thể tồn tại khách quan nhưng mắt chúng ta không thấy được.
- Nghĩa thứ hai hiểu theo triết học nhằm chỉ cho tâm trạng con người chúng ta, mỗi người đều có trình độ nhận thức và cuộc sống mang phân tích thấy giống như cá tánh của Thiên Long Bát Bộ.
Thí dụ trời Phạm thiên tiêu biểu cho những người sống trong thiền định có tâm hoàn toàn yên tịnh mang thân người nhưng không bị dục tình khuấy nhiểu, hoặc Trời Ðế Thích tiêu biểu cho những người sống ở trần gian đầy đủ phước lạc, thân tướng xinh đẹp và tâm hồn luôn luôn vui sướng, hoặc Rồng, Dạ Xoa, A Tu La, tiêu biểu cho những người hung dữ ngang bướng ở thế gian khi vào trong pháp hội cũng trở thành hiền hậu và tâm thâm nhập giáo pháp Phật.
Chúng Cõi Người
Vua A Xà Thế cùng bao nhiêu trăm ngàn quyến thuộc đều có mặt.
Tất cả mọi chủng loại trong pháp hội chắc chắn phải sinh hoạt trong những cảnh giới không cùng một luật tắc và điều kiện như thế giới vật chất của loại người. Tâm niệm, hạnh nguyện của Thanh Văn và Bồ Tát khác nhau nên uy lực cùng tuệ nhãn không giống nhau cũng như đối với chúng trời người, và quỷ thần, nghiệp lực lôi kéo tâm thức họ theo những đường hướng không đồng. Tuy nhiên tất cả đều được tụ họp lại không chướng ngại nhau trong cùng pháp hội, bằng một năng lực bất khả tư nghì của đức Phật.
            Bấy giờ Ðức Phật nói Kinh Ðại Thừa Vô Lượng Nghĩa cho các Bồ Tát vì đây là một bộ kinh giảng nói không cùng tận, biến hoá không lường, chỉ có hàng Bồ tát mới có khả năng thể nhập vào dòng thác trí tuệ Như Lai. Ðối với các pháp biến dịch không cùng, tâm Bồ Tát đã hoàn toàn tự tại mới hiểu được Vô Lượng Nghĩa, vô số muôn màu. Hàng Thanh Văn còn kẹt pháp, không thể vào cửa Vô Lượng Nghĩa được. Nói Kinh Vô Lượng nghĩa xong Ðức Phật nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Ðịnh, thân không lay động, tâm hoàn toàn tịch tịnh, nhưng vô tác diệu lực có một tác dụng sâu xa. Khi nhập định tâm thức của Ngài thông với pháp giới trở về cùng tột thật tướng các pháp tạo thành một lực dụng bất khả tư nghì đưa toàn thể chúng hội vào cảnh giới mầu nhiệm của chư Phật.
            Trạng thái yên lặng của đức Phật ở Vô Lượng Nghĩa Xứ Ðịnh lôi cuốn Pháp hội yên lặng theo mà vào cảnh định, tạo sự thông đồng giữa các đức Phật và chúng hội, bấy giờ Như Lai mới giáo hoá bằng tâm không bằng ngôn ngữ. Trong sự truyền thông qua tâm đại chúng thấy hoa Mạn Ðà La, Ma Ha Mạn Ðà La, Mạn Thù Sa, hoa Ma Ha Mạn Thù Sa.
Bốn loại hoa hiểu theo nghĩa thần thoại là hoa thực của chư thiên rải để cúng dường Ðức Phật. Hiểu theo tinh thần của đạo học, nó không phải là một hiện tượng mà chính yếu mang ý nghĩa tác dụng của Phật Pháp. Mạn Ðà La có rơi thật hay không, không quan trọng, nhưng tác dụng của hoa làm cho chúng hội tịnh nghiệp, nghe Phật thuyết pháp, tâm buồn phiền tự nhiên rơi rụng. Ðây là điều kiện tất yếu để nói Kinh Pháp Hoa, sống trên cuộc đời không bị ô nhiễm vào đạo nhứt thừa, hay nói cách khác hoa Mạn Ðà La làm phiền não mọi người tiêu tan giúp chúng hội trở về trạng thái tâm hồn lắng yên đồng với tâm Phật mới nhận được chân lý Ðức Thế tôn giảng nói.
Từ đó chúng ta thường thấy hành giả muốn cầu đạo, trước tiên phải cầu an tâm, đạo chỉ có nơi tâm hồn bình yên. Nhớ lại giai thoại ngày xưa của Nhị Tổ Huệ Khả. Sau đó nhiều năm tìm cầu học đạo, nhưng Sư không thấy thỏa mãn lòng mong mỏi cầu đạo. Khi được biết tại đỉnh Tung Sơn có Bồ Ðề Ðạt Ma là bậc dị nhân đắc đạo, do đó ngài tức tốc đến Tung Sơn để yết kiến Tổ. Mặc dầu Thần Quang đã đủ nghi lễ mà ngài vẫn ngồi yên ngó mặt vào vách. Thấy thái độ dửng dưng của Bồ Ðề Ðạt Ma nên Thần Quang suy nghĩ: Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được trong muôn một của các ngài. Lúc ấy nhằm tiết mùa đông nên tuyết rơi rất nhiều, Thần Quang vẫn đứng yên ngoài trời tuyết hướng về ngài. Ðến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối mà gương mặt vẫn thản nhiên. Tổ Ðạt Ma thấy thế thương tình quay ra bảo:
            - Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết ý muốn cầu việc gì?
            Thần Quang thưa:
            - Cúi mong Hòa Thượng từ bi mở cửa cam lộ rộng độ cho con.
Tổ Sư dạy:
- Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm những việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn còn không thể đến thay, huống chi chỉ dùng một chút công lao nhỏ nầy mà cầu được pháp chân thừa sao? Thôi thì ngươi cứ đứng cho đến khi nào tuyết trắng thành màu hồng  rồi sẽ hay.
            Thần Quang nghe Tổ dạy như vậy, liền lấy dao chặt cánh tay trái, tức thì dòng máu đỏ, nóng trong người Thần Quang phun ra trên mặt tuyết. Cầm cánh tay trái đứt lìa khỏi thân đến bên cạnh Tổ, Thần Quang kính cẩn thưa:
- Bạch Hòa Thượng, tuyết trắng bây giờ đã thành hồng, cúi mong Hòa Thượng từ bi mở cửa Cam Lộ độ cho con.
Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma biết đây là Pháp Khí, là người có thể Tác Như Lai Sứ Hành Như Lai Sự, nên Tổ liền dạy:
            - Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi tự chặt cánh tay, tâm cầu đạo của ngươi như vậy cũng rất khá.
            Nghe Tổ dạy như vậy, Thần Quang biết Tổ đã nhận lời truyền dạy đạo, nên vội vã thưa:
            - Bạch Hòa Thượng, Pháp Ấn của chư Phật con có thể được nghe không?
            Tổ dạy:
            - Pháp Ấn của chư Phật không phải từ nơi người khác mà được.
            Thần Quang thưa:
            - Bạch Hòa Thượng tâm con chưa an, xin Hòa Thượng dạy pháp an tâm cho con.
Tổ dạy:
- Ngươi đem tâm ra đây ta an cho.
Thần Quang sửng sốt một hồi lâu rồi thưa:
- Con kiếm tâm mà chẳng thấy đâu cả.
Tổ dạy:
- Ta đã an tâm cho con rồi đó.
Khi nghe Tổ dạy như vậy Thần Quang nhân đây mà Khế Ngộ. Tổ liền đổi Thần Quang là Huệ Khả.
Chúng ta thấy thanh niên Thần Quang sau bao ngày tháng tìm kiếm nguồn đạo nhưng không có một ai có thể thoả mãn được lòng cầu đạo của Ngài, nhưng cuối cùng khi gặp được Tổ Sư Bồ Ðề Ðạt Ma, mới giải quyết được chỗ nghi ngờ của Ngài. Ngài chỉ bắt gặp được sự bình ổn hoàn toàn khi diện kiến Tổ Ðạt Ma trong tuyết lạnh phủ ngập gối chân ở Chùa Thiếu Lâm.
Hoa Mạn Ðà La rơi ở Linh Thứu Sơn cũng như tuyết phủ ở Chùa Thiếu Lâm, tất cả trắng xoá một màu bạch nghiệp và đạo chỉ hiện hữu nơi đây cho những tâm hồn chí thành cầu pháp không còn gợn mảy may vọng trần. Khi tình cảm thương ghét của con người đã rơi theo hoa Mạn Ðà La, bằng tâm hồn trong trắng chúng hội tiếp nhận được niềm vui kỳ diệu, một niềm vui vô tận hoàn toàn thanh tịnh ly trần vì không có nguyên nhân, không có đối tượng, là trạng thái của người cầu đạo được biểu hiện bằng hoa Man Thù Sa.
             Ðược hai loại hoa nầy tươi nhuận, tâm chúng hội đã biến thành tâm cực lạc nên đạo tràng hoàn toàn thanh tịnh. Nhờ đó chúng hội thông được với tâm Phật mà thể nhập vào thế giới bao la kỳ diệu của Pháp  Hoa. Chuyển đổi thân tâm cho chúng hội xong, Ðức Phật biến thế giới Ta Bà thành Tịnh Ðộ. Núi Kỳ Xà Quật bây giờ không còn là một phần không gian bị ngăn cách bởi đất đá, núi rừng chật hẹp. Không gian được trải dài trong một vũ trụ vô cùng. Không còn bị ngăn cách giữa Ðức Thế Tôn và pháp gii. Ðt chuyn động sáu cách:
- Ðng ca
- Vùng dy
- Phun ra
- Vang di
- Gào thét
- Ðánh ra
Sáu loi chn động ny biến thân ngũ m ca nhng người d hi nht thi thành thân Như Lai thông sut pháp gii. Tt c thế gii mười phương đều biến động như vy. By gi chúng hi được kết hp thành mt con người th hai thy Pht không còn là mt T Kheo C Ðàm vi mnh áo đơn sơ, mang thân xác nh bé. Ngài đã th nhp vào pháp gii bao la có thân biến đổi t ti không cùng và hin hu thường hng bt biến gi là Pháp Thân T Lô Giá Na.
            Ð tuyên ging mt pháp màu ti thượng khó tin khó hiu, không th dùng ngôn ng chĩ bày, Ðc Pht đã phóng mt lung hào quang t tướng lông trng gia chn mày chiếu sut 18 thế gii Phương Ðông. Bch hào tướng ny hay hào quang t gia chn mày tiêu biu cho trí tướng, là s hiu biết vô cùng tn ca Ðc Pht không ch nào ánh hào quang ca Ðc Pht không chiếu ti nghĩa là không có gì trong pháp gii Ngài không biết.
S kin chúng hi nương theo ánh hào quang ca Ðc Pht quan sát pháp gii hiu theo thi đại chúng ta ngày nay không gì khác hơn là nương theo li Pht dy trong kinh để biết rõ cuc đời. Nói thì nói vy, nhưng thc s không cn phi ch đợi đến Pht ra đời, mà ngay trong cõi đời hin ti nếu chúng ta chu khó trm mình trong Tam Tng Giáo Ðin và y theo li Pht dy mà phát trin trí hu đạo đức để hiu v Pht, làm mt vài vic như Pht dy thì có l chúng ta cũng có th nhìn đời và thy con người qua kinh đin, không qua nghip thc. Bng tâm yên tnh quan sát trn thế, chúng ta s thy rõ cũng mt con người có lúc li đau kh cùng tt như đang địa Ngc A T, có lúc li hưởng vui sướng cao độ như đang cõi Tri Sc Cu Cánh.
Nhìn vào cuc sng thc ny chúng ta s nhìn thy mi người và thân phn chính mình, tâm luôn luôn biến đổi t trng thái ny sang trng thái n, hay nói cách khác sáu no luân hi có đầy đủ ngay trong mt con người thay đổi tng sát na nếu chúng ta đứng lp trường chân tht pháp quan sát sáu đường chúng sanh.
            Mt khi mà chúng ta thy con người ca chúng ta thay đổi tng sát na mt thì chúng ta đã biết phi làm gì ri....
-- o0o --