-
Hạnh Phúc & Cơn Ðau
-
Bài thuyết pháp tại Chùa Dược Sư Chơn Đức Ghi
-
--o0o--
-
-
Trong bài pháp nầy là nói lên những kinh nghiệm
trong lúc hành trì mà chúng ta sẽ gặp phải. Mục đích của sự tu
tập tập: Tụng Kinh niệm Phật, và hành thiền là tạo một sự quân
bình giữa thân và tâm, kế đến là để có sự an lạc. Tuy nhiên
trước khi có được lạc thọ, mọi người đều quen thuộc với những
cảm giác đau nhức, mõi mệt, chán nản mà thuật ngữ của nhà Phật
là khổ thọ trong lúc thực tập, cộng thêm những đau khổ của tâm
phản ứng trước những cảm giác nầy, và có lẽ trước hết là sự
đối kháng của tâm khi bị kiểm soát vì bị thu thúc vào trong
khuôn khổ.
-
Sở dĩ có những cảm giác đau khổ như vậy là vì
chúng ta chưa có một thái độ quyết liệt chấp nhận như Thái Tử
Tất Ðạt Ða khi ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Ðề ngài nguyện:
-
- Thân nầy có tan xương nát thịt cũng không rời
bước nếu chưa đắc đạo.
-
Như thế nếu chúng ta phải thực hành một cách
triệt để, và thích thú mới có kết quả. Từ ngữ Phật học để chỉ
cho trạng thái nầy gọi là tinh tấn. Quả thật có tinh tấn thì
chúng ta sẽ vượt qua tất cả những những cảm giác đau đớn mệt
mõi ..v..v.. Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải gom hết tâm
ý, và năng lực vào việc thực hành một cách thích thú, không
quan tâm, không dính mắt vào cơ thể hay mạng sống của mình,
thì lúc đó chúng ta mới có thể phát triển năng lực an lạc.
Năng lực nầy sẽ đưa chúng ta đến những tầng mức cao hơn trong
thực hành.
-
Chúng ta hãy kiên nhẫn và cố gắng để đương đầu
với khổ đau, là hoàn cảnh chung, nhưng đặc biệt là cảm giác
đau nhức trong cơ thể của chúng ta trong lúc chúng ta thực
hành. Do đó trong những giờ ngồi thiền đòi hỏi chúng ta phải
cố gắng chú tâm trên đề mục chính càng nhiều càng tốt.
-
Sự thu thúc và kiểm soát nầy có thể đe dọa lớn
đối với tâm, vì tâm như quý vị đã thường nghe Chư Tôn Thiền
Đức dạy là:
-
- Tâm con người như con vượn chuyền cây, như
ngựa hay ngoài đồng nội.
-
Tâm có thói quen lang thang đây đó, nên không
bao giờ ngừng nghỉ. Tiến trình để thu thúc, và duy trì sự chú
tâm đòi hỏi chúng ta phải có một thái độ dứt khoát, một nổ lực
vượt bực. Nổ lực kiểm soát thu thúc để đương đầu với sự phản
kháng của tâm là một hình thức đau khổ.
-
Khi trong tâm tràn đầy sự đối
kháng, thường thì thân cũng phản ứng theo và sự căng thẳng
phát sinh trong chốc lát, chúng ta bị cảm giác đau nhức vây
phủ. Phản ứng đầu tiên được ghi nhận như:
-
- Tâm chúng ta co thắc, thân chúng ta bị bóp
rút lại như ai bị xiết vặn. chúng ta bị mất hẳn sự bình tỉnh
để nhìn thẳng vào chỗ đau của thân. Bấy giờ tâm của chúng ta
trở nên rối loạn có thể tràn đầy phẩn nộ và sân hận. Sự đau
khổ của chúng ta lúc đó có ba thứ:
-
- Tâm không chấp nhận những hình
thức thu thúc, điều nầy đồng nghĩa với: Hoại Khổ
-
- Thân đau khổ, điều nầy đồng nghĩa
với: Hành Khổ
-
- Khổ bắt nguồn từ thân đau khổ, sự
kiện nầy đồng nghĩa với: Khổ Khổ
-
Ba loại đau khổ nầy chung quy là vì
bị thu thúc thân tâm vào một đường hướng được quy định, nếu
chúng ta không chuẩn bị đương đầu với đau nhức một cách kiên
nhẫn, thì ngược lại chúng ta tự mở cửa để cho buồn phiền, chán
nản, sợ hải, thất vọng đi vào. Tham lam, sân hận sẽ ung dung
bước vào làm chủ tâm, thân của chúng ta.
-
Khi tham dục, sân hận có mặt thì
kiên nhẫn đi vắng, thì tâm chúng ta sẽ rối loạn mê mờ, không
có đề mục nào rõ ràng, lúc ấy chúng ta không thấy rõ bản chất
thật sự của cái đau. Lúc bấy giờ, chúng ta sẽ tin rằng đau là
một chướng ngại cho việc hành thiền nên chúng ta có thể quyết
định đổi tư thế để tìm sự thoải mái dễ chịu hơn.
-
Sự thay dổi tư thế lẽ tất nhiên chúng ta sẽ cảm
thấy thoải mái dễ chịu hơn, tuy nhiên nếu sự thay đổi trở
thành thói quen, chúng ta sẽ mất cơ hội kinh nghiệm về thực
hành.
-
Phải biết rằng sự an tịnh của thân tạo nên sự
an tịnh, và tĩnh lặng của tâm. Do vậy nếu chúng ta di chuyển
thường xuyên, thì sẽ làm mất bản chất thực sự của cái đau hiện
tại đang ngự trị trên thân và trong tâm hồn chúng ta. Như vậy
yếu tố duy nhất đang có mặt trong chúng ta là cái đau, nhưng
chúng ta lại đổi tư thế để khỏi nhìn thấy nó, chạy trốn nó,
thì chúng ta đã lỡ một cơ hội để hiểu bản chất thật sự của cái
đau.
-
Lý do Đức Phật lần đầu tiên thuyết
pháp tại vườn Nai, Ngài nói Pháp Tứ Ðế, mà Đế đầu tiên là khổ
là tại vì, thật ra, chúng ta đang sống với cái khổ đau từ khi
chúng ta được sinh ra trên mặt đất nầy. Cái đau gần gủi với
chúng ta suốt cả cuộc đời. Tại sao chúng ta lại chạy trốn nó.
Nếu đau phát sinh, hãy nhìn nó! Ðó là cơ hội quý báu để ta tìm
hiểu được một vài điều quen thuộc qua một cái nhìn mới hơn và
sâu xa hơn.
-
Vào những lúc chúng ta không tu
tập, chúng ta hãy tập kiên nhẫn đối với cảm giác đau. Ðặc biệt
là lúc chúng ta chú tâm vào những gì mà chúng ta thích. Chẳng
hạn, nếu chúng ta là người thích đánh bài tứ sắc. Chúng ta
ngồi truớc mặt ba người kia, tâm hồn của chúng ta chăm chú
theo dõi vào những nước bài mà ba người kia đánh ra một cách
say sưa. Có lẽ chúng ta ngồi cả buổi, nhưng chúng ta không
thấy đau nhức gì cả, bởi vì chúng ta đang cố gắng để tìm những
thế bài cao hơn, khó khăn và rắc rối hơn. Nếu chúng ta cảm
thấy đau, có lẽ chúng ta cố gắng để quên nó, cho đến khi chúng
ta thua hết tiền mới cảm thấy mình mệt mõi và đau nhức.
-
Thái độ kiên nhẫn khi hành thiền
còn quan trọng hơn nhiều, vì hành thiền sẽ giúp chúng ta khai
mở trí tuệ ở mức cao hơn là đánh bài tứ sắc, và hành thiền sẽ
giúp chúng ta đi ra khỏi nhiều loại rắc rối, trong khi đó đánh
tứ sắc càng lúc càng thêm rối rắm trong tâm hồn vì trong tâm
lúc nào cũng nghỉ đến hơn thua. Ðược thì tâm khởi lên cảm giác
vui mừng, thua thì tâm khởi lên cảm giác đau buồn chán nản,
thất vọng.
-
Nói về những đam mê, thất vọng sợ
hải đau khổ thì ai cũng biết, tuy nhiên mức độ quán chiếu thấu
bản chất thật sự của các hiện tượng tùy thuộc vào mức độ định
tâm mà chúng ta khai triển. Tâm càng an trụ vào đề mục thì
càng quán chiếu, thấu suốt và hiểu biết thực tại càng nhiều
hơn.
-
Ðiều nầy cũng rất đúng khi chúng ta tỉnh thức
trước cảm giác đau nhức. Nếu sự an định tâm còn yếu, thì chúng
ta sẽ không thực sự cảm giác được sự bất an luôn luôn hiện
diện trong cơ thể chúng ta. Khi tâm định bắt đầu sâu hơn, thì
một điểm không thoải mái nhỏ nhặc cũng trở thành to lớn khó
chịu.
-
Như trường hợp một người tai điết, lúc nào họ
cũng thích nói to vì họ không thể kiểm soát được tai của họ,
nhưng khi đeo thêm dụng cụ nghe vào tai thì tất cả lời nói của
mọi người đều rõ ràng và âm thanh của họ cũng được điều chỉnh.
Không phải tiếng nói của những người chung quanh thay đổi làm
cho tai họ trở nên tốt hơn, mà là nhờ thêm dụng cụ họ mang
vào. Sự vật trước hay sau vẫn như vậy, nhưng nhờ tai họ được
điều chỉnh qua dụng cụtối tân của y khoa hiện đại.
-
Khi chúng ta nhìn một ly nước bằng
đôi mắt thường chúng ta không thấy gì khác lạ. Nhưng nếu đặt
giọt nước vào kính hiển vi, bạn sẽ thấy nhiều sinh vật bé nhỏ
nhảy múa di chuyển quay cuồng trong đó. Ðó là lý do tại sao
dưới con mắt Phật, Đức Đạo Sư đã từng dạy chúng ta, trong một
chén nước có tám mươi bốn ngàn con vi trùng.
-
Nếu trong lúc ngồi thiền, chịu khó quán chiếu,
và chúng ta có được chánh định, chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy
nhiều sự thay đổi xảy ra trong một điểm đau nhỏ. Tâm càng tập
trung sâu hơn thì chúng ta càng hiểu rỏ sự đau hơn. Chúng ta
càng say mê hơn khi chúng ta thấy rõ cảm giác đau là một chuổi
dài biến đổi luôn luôn thăng trầm từ cái đau nầy đến cái đau
khác, thay đổi mau lẹ lúc tăng lúc giảm, nhảy múa nhào lộn.
-
Sự định tâm và chánh niệm của chúng ta càng bén
nhạy và sâu xa hơn vào lúc cái đau lôi cuốn chúng ta và làm
chúng ta say mê theo dõi. Cuối cùng sự đau biến mất một cách
kỳ diệu theo sự kiên trì thực tập của chúng ta.
-
Một người không đủ lòng tự tin và
tinh tấn, để nhìn sự đau thì không bao giờ chứng nghiệm được
tiềm lực ẩn tàng bên trong sự đau nầy. Chúng ta phải phát
triển hùng tâm, hùng lực, và dũng cảm, tinh tấn để quan sát sự
đau. Hãy tập trung vào trong cơn đau, đối diện, với sự đau mà
đừng chạy trốn nó mà trái lại, khi sự đau phát sinh, việc đầu
tiên là đưa sự chú tâm ngay vào ngay chính trung tâm của nó.
Cố gắng để thấu suốt cốt lõi của đau. Ghi nhận tất cả những
diễn tiến của đau, cố gắng xuyên thấu vào bên trong sự đau chứ
đừng quan sát bên ngoài hời hợt, thì chúng ta sẽ chịu nhiều
phản ứng.
-
Trong trường hợp có cố gắng, nhưng
chúng ta vẫn bị mỏi mệt vì nó. Sự đau có thể làm cho thân và
tâm bị kiệt quệ. Nếu chúng ta không thể kiên trì giữ vững một
mức độ tinh tấn, chánh niệm, và chánh định thích nghi thì
chúng ta sẽ bỏ cuộc.
-
Phương pháp để khắc chế sự đau
trong lúc nầy là hãy đùa với chúng, bằng cách là chúng ta đi
vào trong cơn đau rồi xả hơi một chút. Nghĩa là chúng ta vẫn
trú tâm và chỗ đau, nhưng giảm bớt niệm và định. Làm như thế
sẽ giúp cho tâm chúng ta nghỉ ngơi. Sau đó chúng ta sẽ chú tâm
vào chánh niệm mạnh mẽ vào cơn đau. Nếu chúng ta không thành
công thì hãy lập lại phương pháp nầy hai hay ba lần như thế.
-
Nếu cái đau vẫn còn và chúng ta
thấy tâm mình bắt đầu bị rối loạn dầu chúng ta đã xử dụng
phương pháp nầy thì hãy tạm dừng nghỉ. Ðiều nầy không có nghĩa
là chúng ta sẽ thay đổi tư thế liền khi chúng ta quyết định,
mà chúng ta phải dừng nghỉ trong chánh niệm. Nghĩa là chúng ta
phải thay đổi tư thế một cách chánh niệm, bỏ qua sự đau, đừng
quan tâm gì đến nó nữa mà hãy đưa tâm về chuyển động, của bụng
hay đề mục chính của chúng ta. Cố gắng chú tâm vào đề mục mới.
-
Nói tóm lại, chúng ta cần phải cố gắng chế ngự
tâm nhút nhát, yếu đuối, không quyết tâm của chúng ta thì mọi
trở ngại sẽ vượt qua một cách dễ dàng. Thực hiện được điều
nầy, cần thiết là tâm của chúng ta phải mạnh mẻ và dũng cảm
như một viên tướng tài trong trận chiến, chúng ta mới có thể
chế ngự được sự đau bằng cách hiểu nó đúng theo thực trạng của
nó.
-
Trong lúc tụng kinh, niệm Phật hành thiền,
nhiều loại cảm giác đau đớn, khó chịu, ể oải của thân rất khó
chịu đựng sẽ sanh khởi. Có lẽ tất cả các hành giả, một khi đã
quyết lòng tu tập như thế thì gần như ai cũng đều thấy rõ
những khó chịu có mặt thường xuyên trong cơ thể, nhưng, nếu có
cố gắng thì chúng ta không bị ảnh hưởng bởi chúng nhiều.
-
Trong khi thực hành tụng kinh, niệm Phật, hành
thiền, vì có sự tập trung tâm ý, nên những khó chịu nầy được
phóng đại ra. Trong lúc hành thiền tích cực, sự đau cũng
thường hiện khởi từ những vết thương cũ, từ những thiếu may
mắn trong lúc tuổi thơ hay những bệnh kinh niên trong quá khứ.
Những loại bệnh thông thường trong hiện tại bổng nhiên xuất
hiện. Nếu hai loại bệnh kinh niên và thông thường đột nhiên
xuất hiện thì chúng ta cũng đừng nên sợ hải, mà trái lại chúng
ta phải vui mừng vì mình có dịp may để trừ diệt chúng. Chúng
ta có thể diệt trừ chứng bệnh kinh niên, hay một vài loại bệnh
nào đó nhờ sự tinh tấn, mà chẳng cần phải uống một giọt thuốc.
Nhiều thiền sinh đã hoàn toàn dứt hẳn bệnh nhờ tham thiền. Để
chính là lúc chúng ta thu gặt hạnh phúc khi chúng ta biết đùa
giởn với con đau.
|