Tìm Lại Người Xưa
Thông Trí
--o0o--
 
Thông thường những gì mà chúng ta ưa thích thì chúng ta có khuynh hướng muốn giữ mãi bên chúng ta. Những ai mà chúng ta quý trọng thì chúng ta luôn luôn nhắc nhở và thích thân cận. Nói một cách ngắn gọn, từ đồ vật đến con người, một khi mà chúng ta thích rồi thì chúng ta có khuynh hướng trân quý, nếu có lỡ mất thì bằng bất cứ gia nào chúng ta cũng phải tìm lại cho bằng được.
Quan niệm sự có mặt của con người trên thế gian nầy, có nhà hiền triết Trung Hoa nói:
- Nhân chi sơ tánh bản thiện
Nghĩa là:
- Bản tánh của con người trong những thời sơ sinh là lương thiện.
Quả thật, chúng ta hãy nhìn vào những em bé mới sinh, chúng ta thấy rất hồn nhiên vô tư lự, nhưng khi lớn lên tùy theo môi trường sống của xã hội và sự giáo dục của gia đình mà đứa bé đó có thể trở thành là một con người hiền lương hay gian ác.
Tìm Lại Người Xưa hay nói khác là tìm lại bản tánh lương thiện của mình, mà theo tinh thần người học Phật gọi là Con Người Chân Thật.
Sống trong một xã hội văn minh và đầy dẫy những vật chất, như cuộc sống tại Hoa Kỳ, con người thường được tự do trên mọi phương diện như:
- Tự do đi lại
- Tự do phát triển
- Tự do ngôn luận
- Tư do tư tưởng,
Về khía cạnh tự do ngôn luận và tự do tư tưởng quá trớn nên đã có một số người cứ tha hồ phát biểu ý kiến mà không cần biết đúng sai, chỉ thích phát biểu nhiều ý kiến để chứng tỏ cho mọi người thấy biết mình là con người văn minh tiến bộ, thuộc giới trí thức.... Ðó là lý do có những trường hợp tuy là sự việc không có gì quan trọng cả, nhưng mỗi người đều có những ý kiến của riêng mình, nên không ai chịu lắng nghe ai, không ai chịu nhường bước ai, không ai chịu nhìn nhận ý kiến của ai. Ngay cả cũng không ai thực sự biết tôn trọng lẽ phải, kể cả những lời khuyên hoặc những sự hướng dẫn của những vị Thầy dạy đạo, vì thế thường đưa đến chỗ tranh cãi một cách quyết liệt, đúng với câu của người đời thường nói:
- Chín người mười ý!
Nghĩa là:
- Trong một đám đông tiêu biểu như mười người, thì đà có đến mười một ý kiến khác nhau.
Ðó là lý do con người cứ luôn đấu tranh, để bênh vực ý kiến chủ quan của mình, cho nên nhiều trường hợp đã xảy ra, lúc đầu cãi vả bằng lời, nhưng một khi không giải quyết được vấn đề, và sau đó đôi khi phải xử dụng đến võ lực để giải quyết.
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, con người cứ luôn luôn lẫn quẩn trong những tranh chấp thị phi, để tự chuốc lấy những đau khổ phiền muộn, cho nên Ðức Phật thường dạy:
- Ðời là bể khổ.
Và trong nhiều kiếp trầm luân sanh tử, nước mắt của chúng sanh  còn nhiều hơn nước trong bốn biển lớn. Tâm trạng con người thay đổi triền miên, nay thương mai ghét, nay ghét mai lại thương. Thương thương ghét ghét như những sợi dây xích trói buộc con người trong vòng phiền não khổ đau. Chuyện này chưa dứt, chuyện khác xảy ra, như những đợt sóng vỗ, trùng trùng điệp điệp, tiếp nối nhau, không biết đến bao giờ mới dứt. Bởi vậy, trong bài kệ cho hành giả hành trì niệm Phật có câu:
- Ái hà thiên xích lãng.
Khổ hải vạn trùng ba.
Dục thoát luân hồi khổ
Cấp cấp niệm Di Ðà
Qua bài kệ nầy, cho chúng ta biết rằng chúng ta là những con người đang vướng trong vòng phiền não khổ đau, chuyện này chưa dứt, chuyện khác xảy ra, như những đợt sóng vỗ, trùng trùng điệp điệp, tiếp nối nhau, không biết đến bao giờ mới dứt. Tuy nhiên, là một con người học Phật, chúng ta không nên dừng lại trong biển khổ trùng trùng điệp nầy, mà chúng ta phải kịp thời nhận chân được giáo lý của Ðức Phật đã chỉ dạy cho con người nhận định rõ ràng về cuộc đời, rằng là:
- Ðời người khổ nhiều vui ít, cuộc đời sống nay chết mai, không ai biết trước cuộc đời ngày sau sẽ ra sao?
Mới nghe có nhiều người lên án đạo Phật là Ðạo tiêu cực, bi quan, yếm thế. Phải hiểu rằng đây là những lời cảnh tỉnh của đức Phật nhằm  chỉ dẫn con đường giác ngộ và giải thoát con người, chứ không phải dẫn dắt con người đến chỗ yếu đuối, bạc nhược, nơi đó chỉ biết đặc đức tin vào một đấng thượng đế tưởng tượng nào đó. Lời chỉ dạy của Ðức Phật nếu chúng ta áp dụng vào cuộc sống, có tính cách bàn bạc trên mọi khía cạnh, trong nhiều hoàn cảnh, tất cả đều nhằm mục đích hướng dẫn con người biết thích hợp từng mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Một cách ngắn gọn, Ðạo Phật chỉ dạy rất nhiều phương pháp, gọi là vô lượng pháp môn, để chúng ta có thể ứng dụng vào mọi hoàn cảnh của mình để tự giác ngộ và giải thoát mọi phiền não và khổ đau của chính mình một cách tích cực, một cách thiết thực, nhằm xây dựng một cuộc đời an lạc hơn, hạnh phúc hơn. Trong vô lượng pháp môn đó, có pháp môn gọi là:
- Không chạy theo sự thị phi.
Pháp môn này được Ðức Phật chỉ dạy trong bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm, không những dành cho Phật Tử, mà còn dành cho tất cả những ai trên đời muốn tìm hiểu cội gốc của phiền não và khổ đau, và những phương pháp giải thoát khỏi các khổ đau, phiền não đó.
Không Chạy Theo Sự Thị Phi có nghĩa là trong cuộc sống, muốn được an lạc và hạnh phúc, chúng ta không nên để tâm niệm chạy theo những tư tưởng:
- Tính toán, so đo, hơn thua, thị phi, phải quấy,
- Không nên có đầu óc kỳ thị, thiên lệch, thành kiến, nghiêng bên này hay bên kia,
- Không bênh vực người nầy gièm pha người khác,
- Không cố chấp một ý nghĩ cố định nào của mình là chân lý tuyệt đối.
Cũng xin nói rõ là:
- Không Chạy Theo Sự Thị Phi, không có nghĩa là chúng ta không hiểu biết, không phân biệt được thế nào là chánh tà, phải trái. Tức là không phải chúng ta không có trí tuệ để có thể phân biệt được thế nào là đúng hay sai, thế nào là thực hay giả.... Trái lại, chúng ta đã hiểu biết một cách tường tận muôn sự muôn vật đúng như thực tướng, không điên đảo, không sai sót. Không những chúng ta chỉ hiểu biết mà còn phải hiểu biết một cách tường tận, thấu suốt, vượt qua trình độ hiểu biết căn bản đó, đạt được sự hiểu biết khá hơn, giác ngộ cao siêu hơn, đó chính là Không Chạy Theo Sự Thị Phi.
Chúng ta hiểu biết rõ ràng thế nào là chánh tà, phải trái, nhưng chúng ta không hề cố chấp vào đó để đưa đến phiền não và khổ đau. Bởi vì tâm phân biệt, kỳ thị già trẻ, sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, thương ghét, màu da, chủng tộc.... thì không thể nào đem lại an lạc và hạnh phúc, mà chỉ đưa chúng ta đến phiền não và khổ đau mà thôi. Ở đời, chúng ta thường trách người khác có tâm phân biệt, nhưng ít khi chúng ta xét lại xem chính mình có tâm phân biệt như vậy hay không? Ðối với một sự việc nào đó, chúng ta thường không chịu suy xét một cách khách quan, mà hay có tâm phân biệt kỳ thị già trẻ, sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, thương ghét, màu da, chủng tộc... để rồi cuối cùng đi đến kết luận một cách thiên lệch, không đúng chơn lý, không đúng lẽ phải, không đúng sự thực.
Mục đích của đạo Phật là chỉ dạy chúng ta cách hành xử để cho cuộc sống của chúng ta càng ngày càng thêm thánh thiện. Vì thế ngoài những hình tướng bên ngoài như già trẻ, lớn bé, sang hèn, giàu nghèo, nam nữ.... Tất cả mọi người trên thế gian này đều có một điểm giống nhau, cho dù con người đó thuộc màu da chủng tộc nào cũng vậy đó là:
- Tiếng khóc, tiếng cười, máu cùng đỏ, và nước mắt cùng mặn.
Quả thật, con người thuộc mọi sắc dân trên khắp thế giới đều như vậy, thậm chí mọi loài súc sanh cũng đều như vậy. Ðiều giống nhau, đồng nhau theo như trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
- Ly nhứt thiết tướng thị danh thực tướng.
Nghĩa là:
Khi xa lìa tất cả mọi hình tướng bên ngoài của con người, đừng cố chấp, đừng có tâm thị phi phân biệt nghèo giàu, sang hèn, già trẻ... thì chúng ta mới có thể nhận ra rằng tất cả mọi người trên thế gian này đều có một bản thể giống nhau đó chính là con người chân thật.
Muốn hiểu được, thấy được, và tr về với con người chân thật của chính mình, chúng ta phải để cho tâm tư lắng đọng, không tham lam, không sân hận, không si mê.... Phải để cho tâm tư của chúng ta tương tự như mặt nước trong hồ nước mùa Thu, mặt nước có phẳng lặng thì mới có thể phản chiếu mọi sự vật trong đáy nước. Quả thật trong tâm tư của chúng ta khi mà không có những đám mây tham, sân, si che lấp, thì mặt trăng chân tánh mới bắt đầu hiển lộ.
Vừa rồi quý vị đã biết là: Muốn tr về với con người chân thật của chính mình, thì chúng ta phải để cho tâm tư lắng đọng, không tham lam, không sân hận, không si mê....  Bây giờ đây chúng ta tìm hiểu thế nào là con người chân thật. Ðược coi là con người chân thật, phải là một con người sáng suốt, có trí tuệ, có đủ năng lực giải thoát mọi phiền não và khổ đau. Ðó là con người không tham lam, không sân hận, không si mê, tâm địa lúc nào cũng sáng suốt, thanh tịnh, tỉnh thức. Ðó là con người mà theo trong Kinh Bát Nhã nói là:
- Không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt.
Muốn có được tâm thanh tịnh, không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, thì chúng ta phải luôn luôn chủ động để có một tâm hồn thanh thản, thân xác nhẹ nhàng. Với một tâm hồn ray rức, thân xác nặng nề của chúng ta đang có hiện nay, thì không thể nào chúng ta thấy được con người chân thật của chính mình. Thật vậy, những lúc tâm chúng ta lăng xăng lộn xộn, lo lắng bất an, chúng ta không thể sáng suốt suy nghĩ và nhớ điều gì cả. Chỉ khi nào chúng ta sống được với con người chân thật thì khi đó mới thực sự có được an lạc và hạnh phúc của cảnh giới thiền định, cảnh giới niết bàn mà thôi. Như vậy, Con Người Chân Thật chính là con người không có tâm thị phi, phân biệt.
Tâm thị phi, cố chấp, phải quấy thường đưa đến phiền não, khổ đau, và rối loạn không phải cho chính mình mà còn cho những người chung quanh khác. Bởi vì trên thế gian này có điều gì đúng hay sai tuyệt đối đâu. Trong nhiều vấn đề, chúng ta có thể chỉ đúng một phần nào thôi, vì thế chúng ta hãy tập hạnh lắng nghe, để lắng nghe ý kiến của người khác, như vậy mới đúng là tinh thần của người biết tôn trọng sự thật, có tâm cầu tiến, tìm về với con người chân thật của chính mình. Trong chiều hướng nầy, trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Ðức Phật có dạy:
- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn.
Tri kiến vô kiến tư tức niết bàn.
Nghĩa là:
- Chúng ta ai ai cũng có tri kiến, tức là có sự hiểu biết. Nhưng nếu chúng ta chấp chặc tri kiến của mình là đúng, là độc nhứt vô nhị, thì sự chấp chặt đó là gốc của vô minh phiền não.
Nếu không cố chấp, hơn thua, phải trái nhứt định chúng ta sống trong cảnh giới niết bàn cực lạc.
Ðể trợ duyên cho tâm tư của chúng ta được ci m phóng khoáng trong việc tìm tr lại con người chân thật của mình, trong Kinh A Hàm có dạy chúng ta Pháp Tứ Y, gồm có:
- Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y trí bất y thức, Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.
1- Y Pháp Bất Y Nhân
Chúng ta tìm hiểu thế nào là:
- Y Pháp Bất Y Nhân.
Nghĩa là:
- Chúng ta nên xét theo sự việc chứ không xét theo con người.
Thí dụ:
- Một một người có tâm xuất gia, biết thực hành giáo pháp của Phật, đúng theo tiêu chuẩn của một ông Thầy, thì chúng ta phải cung kính, chứ không phải là người đó trước đây làm nghề hốt phân, bây giờ xuất gia, cho nên chúng ta không cần phải cung kính. Bi vì sự tu tập, thanh tịnh, Niết bàn không dành riêng cho bất cứ một ai, cho dù người đó là tu sĩ hay cư sĩ, hay dòng dõi quá khứ của họ.
Thể hiện tinh thần Y Pháp Bất Y Nhân một cách trọn vẹn, tại Ấn Ðộ có vị Vua tên là Ba Tư Nặc đã ban hành luật:
- Bất cứ ai là người phạm tội, kể cả tử tội, một khi đi tu rồi tất cả đều được xóa bỏ.
Ðối với bộ luật nầy, về phương diện triệt để tuân thủ lời dạy của đức đạo sư, và tinh thần giác ngộ thì chúng ta thấy được, nhưng về phương diện phàm tục thì chúng ta thấy có điều không ổn. Quả thật, lợi dụng lòng tốt của nhà Vua, cho nên có những thành phần bất hảo trong xã hội đã len lỏi vào hàng ngũ Tăng đoàn, vì thế mà tăng đoàn tại Xá Vệ thành cũng đã có một thời xáo trộn do nhóm Lục Quần Tỳ Kheo gây nên. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ muốn nói lên tinh thần: Y Pháp Bất Y Nhân của vua Ba Tư Nặc mà thôi.   
Y Pháp Bất Y Nhân, đó chính là cảnh giới của tất cả những ai thực hành đúng theo lời Ðức Phật đã dạy, không còn phân biệt là Phật Tử, hay không phải là Phật Tử. Bi vì tâm phân biệt người này thế này, người kia thế khác cũng dẫn con người đến phiền não và khổ đau. Còn phân biệt màu áo tu sĩ với cư sĩ, phân biệt có đạo với ngoại đạo, và nếu là tu sĩ Phật Giáo thì lên Niết bàn, nếu là người theo đạo CaTô thì lên thiên đàng, và những ai không thuộc về tôn giáo nào hết thì xuống địa ngục! Với tâm phân biệt như thế cho nên chúng ta thường hay chấp chặt, tin ngay lập tức những gì giáo chủ dạy, những gì người tự nhận đại diện thượng đế nói, mà chúng ta không cần chịu xét xem những lời dạy đó có đúng lẽ thực, có hợp chân lý hay không, Cứ tin một cách mù quáng, hết sức mê tín dị đoan, và gọi đó là đức tin! Như vậy, chúng ta đã y nhân là thượng đế, chứ không y pháp là chân lý. Bởi vậy, ở Hoa Kỳ hiện nay, có những trung tâm hướng dẫn thiền định thu hút rất nhiều người đến thực tập, không phân biệt sắc dân hay tôn giáo gì cả. Ở những nơi đó, con người tư duy chân lý, quán sát lẽ thực, thực hành Chánh Pháp. Người nào thực tập đúng pháp môn thiền định thì đạt được cảnh giới an lạc và hạnh phúc. Ðây là tinh thần y pháp bất y nhân.
2- Y Nghĩa Bất Y Ngữ.
Thành ngữ:
- Y nghĩa bất y ngữ.
Nghĩa là:
- Ðừng chấp những lời nói, ngôn ngữ, những chuyện không đâu vào đâu hết, vì như thế chúng ta sẽ phiền não và khổ đau.
Thí dụ như có người nói:
- Ông A, bà B là người lười biếng, nhưng ưa chỉ huy, ưa làm oai làm quyền....
Nếu là người Phật Tử có tu học có đức vững chãi thì những lời nói đó không có ý nghĩa gì cả, và chỉ có tác dụng đưa những độc tố xâm nhập vào con người lương thiện của chúng ta, chỉ có tác dụng khiêu khích cái lòng hòa hiếu an vui của chúng ta mà thôi. Vì thế nếu có vị tình đứng hoặc ngồi để nghe, thì chúng ta nghe rồi thì thôi, hoặc có thể lờ đi như không nghe thấy. Bởi vì như chúng ta đã hiểu, một khi thu nhận những rác rớm như vậy, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ chuốt lấy những phiền não và khổ đau. Hoặc là, có người phê bình chúng ta là người nóng tánh; thậm chí có người viết bài phê phán, chỉ trích, miệt thị, mạ lỵ, chưởi bới, vu khống, bôi lọ, chụp mũ, bịa chuyện... Nếu mà chúng ta chỉ y nghĩa bất y ngữ, thì những lời nói đó không thể xúc phạm, và không có khả năng gây phiền não và khổ đau cho chúng ta được. Quả thật như vậy, đây là hình ảnh hết sức sinh động, như lúc Ðức Phật còn tại thế, ngoại đạo thường chận Ngài để tranh luận hơn thua. Mỗi khi Ngài bị người ngoại đạo theo quấy rầy, Ngài vẫn thản nhiên cất bước, như không có chuyện gì xảy ra. Người ngọai đạo đó thấy Ðức Phật cứ tiếp tục lặng thinh cất bước, bèn chặn lại hỏi: Này ông Cồ Ðàm, có chịu thua chưa? Lúc đó, Ðức Phật từ tốn nói bài kệ như sau:
- Người hơn thì thêm oán.
Kẻ thua ngủ chẳng yên.
Hơn thua đêu xả hết.
Giấc ngủ được an lành.
Như vậy, nếu chúng ta không chấp những lời nói vô nghĩa, những câu văn, ngôn ngữ xuất phát từ lòng hận thù, ganh tị, đố kỵ, ghen ghét, chắc chắn chúng ta sẽ không nhức đầu, nghĩa là chúng ta không phiền não và khổ đau. Cũng tương tự như thế, như có người cho chúng ta gói quà, nếu chúng ta không nhận, đương nhiên người cho chúng ta gói quà đó phải giữ món quà đó lại. Người đời thường tặng chúng ta những lời khen, tiếng chê đầu môi chót lưỡi, chúng ta không nhận thì chúng ta sẽ luôn luôn ăn ngon ngủ yên.
3- Y Trí Bất Y thức.
Thành ngữ:
- Y trí bất y thức
Nghĩa là:
- Chúng ta nên xét sự việc theo trí tuệ, chứ không xét theo tình thức, tình cảm của con người.
Một khi còn có tâm phân biệt sắc tướng đẹp hay xấu, tiếng nói dễ nghe hay khó nghe, mùi hương dễ chịu hay khó chịu, món ăn ngon hay dở, bài văn khen tặng hết lời hay phê phán nặng lời, thường dẫn con người đến phiền não và khổ đau. Bởi vì sắc tướng đẹp hay xấu thực sự không có tiêu chuẩn nhứt định, tùy người đối diện, tùy cảm tình của con người mà thôi. Món ăn ngon hay dở cũng không có tiêu chuẩn nhứt định, tùy theo con người đang đói bụng hay no. Khi đói lòng, một trái bắp, hay củ khoai cũng thấy ngon, nhưng khi no thì dù cho là cao lương mỹ vị cũng chẳng ngon. Người nào hiểu được như vậy, thực tập đúng pháp môn thiền định, không để cho những tình thức phân biệt dẫn dắt đến chỗ sai lạc, đến chỗ phiền não và khổ đau, thì người đó là người có trí tuệ. Nói cách khác, trí tuệ giác ngộ mà sanh là do tâm không phân biệt: Nhân ngã thị phi, cũng do công phu trì giới, tu tập thiền định mà có. Trí tuệ giác ngộ khác với trí tuệ của thế gian. Trí tuệ thế gian do công phu học tập trong học đường mà có được. Trí tuệ giác ngộ tức là trí tuệ bát nhã, là trí tuệ sẵn có nơi tất cả mọi con người, không phân biệt già trẻ, trai gái, nghèo giàu.... do sự lắng lòng cho thanh tịnh, không tham lam, không sân hận, không si mê, chúng ta sẽ đạt được trí tuệ giác ngộ. Như vậy chính là y trí bất y thức.
4- Y Liễu Nghĩa, Bất Y Bất Liễu Nghĩa.
Thành ngữ:
- Y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa.
Nghĩa là:
- Chúng ta chỉ nên căn cứ theo những sự việc có ý nghĩa, những điều nào rõ ràng, minh bạch, chứ đừng chạy theo những sự việc mơ mơ hồ hồ, những chuyện không có căn cứ vào đâu cả.
Thí dụ như:
- Chúng ta chỉ nghe một câu chuyện truyền miệng, rồi vội vàng kết luận là người này tốt, người kia xấu, người này phải, người kia quấy.
Chúng ta không cần quan tâm những chuyệc vặc vảnh như vậy vì nó không có ích lợi gì cho việc tu tâm dưỡng tánh của chúng ta, mà còn làm cho chúng ta loạn tâm thêm.
Ðối với những chuyện thị phi trên thế gian này, chúng ta không có thời gian, không có khả năng, không có hoàn cảnh, không có điều kiện, để tìm hiểu sự thực, thì chúng ta hãy cứ để cho nó mặc nhiên như vậy, đừng nên đếm xỉa tới làm gì cho mệt. Ðối với những loại sách ngòai phố ngoài chợ chúng ta cũng cần nên dè dặt. Nói chung những sách báo có tính cách không hướng dẫn chúng ta về hướng an lạc thì nếu lơ được thì lơ cho khỏe. Kinh Phật liễu nghĩa có nội dung giảng dạy lý nhân quả, lý vô thường, vô ngã, chơn không diệu hữu, để giúp con người thoát ly phiền não và khổ đau thì chúng ta nên thực hành học tập.
Tóm lại, là một người học Phật chúng ta phải thực tập sao cho tâm không có tâm phân biệt, không có phải không có trái, không có bạn không có thù, không có thân không có sơ, không có thị không có phi, không có thương không có ghét. Tuy nhiên không phải chúng ta đã đạt đến trình độ đó mà trơ thành người vô tri, mà là khi tâm của chúng ta không còn nhân ngã thị phi, chính là sức mạnh mầu nhiệm đem lại an lạc và hạnh phúc cho cuộc đời của chúng ta.
Hiểu được rõ ràng như thế thì chúng ta đã Tìm Lại Người Xưa, là Con Người Chân Thật của chính mình. Biết được thế nào là con người chân thật, thì chúng ta mới tìm được an lạc và hạnh phúc trên cõi đời này. Như vậy những lời dạy của đức Phật không dành riêng cho bất cứ ai sống trên đời này. Không phân biệt tôn giáo, không phân biệt sắc tộc, mà bất cứ người nào thực tâm lắng nghe, lắng lòng suy nghĩ, đem những lời dạy quí báu đó áp dụng trong cuộc sống. Nhứt định chúng ta sẽ tìm lại được người xưa, tìm thấy cuộc đời là đáng yêu, tất cả những người chung quanh chúng ta là những hoa thơm cỏ lạ, để tô điểm cho chúng ta có được một cuộc đời an lạc và hạnh phúc với con người chân thật của chính mình.
-- o0o --