- Tăng Phước
Thêm Thọ
- Bạch Y Thư
Sinh
- --o0o--
-
-
Chúng ta đang sống trong cõi
Dục Giới, nên lòng tham muốn của chúng ta không bao giờ ngừng
nghỉ, cho đến trong giấc ngủ cũng còn chiêm bao đánh lộn chưởi
lộn, cười khóc vui buồn như lúc thức. Trong cảnh mê mờ đầy dục
vọng, chúng ta còn có duyên may mắn gặp được giáo lý của Ðức
Phật, là nguồn giáo lý của đạo Từ Bi, có khả năng giúp chúng
ta thoát khổ. Ai là những người thường siêng năng thực hành
thì có thể phá tan màn mây vô minh, u ám của tham vọng, tội
lỗi. Nhưng những lời lẽ cao siêu ấy chúng ta nghe qua một lần,
hai lần, ba lần không làm sao nhớ nổi, và hiểu thấu. Cho nên
chúng ta phải đọc đi đọc lại và thực hành mãi mãi để cho lý
mầu nhiệm được thâm nhập trong tâm thức của chúng ta. Ðó là lý
do khiến cho chúng ta phải tụng kinh trì chú hành thiền...
-
A- Quan Niệm Của Các Phật Tử
-
1- TỤNG KINH:
-
Tụng Kinh có những điểm lợi:
-
a- Trước hết là lợi cho bản
thân vì hành giả đem tâm trí vào văn kinh để khỏi sơ suất, nên
6 căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý đều thâu nhiếp lại một
chỗ. Chăm lo tụng kinh nên ba nghiệp của thân, khẩu, ý không
còn mống khởi lên điều ác nữa, mà chỉ ghi lại những lời hay,
lẽ phải.
-
b- Kế tiếp là lợi cho gia
đình. Một gia đình, có nhiều thì giờ tụng kinh thì sẽ có ít
thì giờ để nói chuyện ngoài đời, nói chuyện thị phi của kẻ
khác; vì vậy mà khẩu nghiệp bớt đi; nên có thể làm lợi ích cho
người xung quanh, đó là chứng tích của một gia đình có hạnh
phúc, có xum họp.
-
c- Ngoài ra thần lực của lời
kinh, tiếng kệ có thể đánh thức người đời ra khỏi cơn mê, đưa
lọt vào tai kẻ lạc lối những ý nghĩa vi diệu, những lời khuyên
dạy bổ ích thiết thực trong cuộc sống, được chứa đựng trong
kinh điển mà chúng ta đang tụng đọc.
-
Những điều lợi ích, linh
nghiệm lạ thường không thể giải thích được, ai tụng sẽ tự
chứng nghiệm.
-
2- TRÌ CHÚ:
-
Trì chú hay còn gọi trì Thần
Chú. Theo định nghĩa của chữ Thần Chú là:
-
- Uy linh bất trắc danh vi
thần
-
Tùy tâm ở nguyện danh vi chú
-
Nghĩa là:
-
- Những bài chú đều có những
công năng phi thường, oai lực không thể nghĩ bàn; vì vậy gọi
là thần chú.
-
Xin được tiêu biểu các chú
trong trong thời Kinh Ban Sáng, đó là Ðại Bi và mười chú:
-
01- Chú Ðại Bi
-
- Nếu người nào
tụng được năm biến chú Ðại Bi thì có thể dứt được trăm ngàn
muôn ức kiếp sanh tử trọng tội, đến lúc mạng chung được thập
phương chư Phật nắm tay dẫn dắt cho được vãng sanh Tịnh Ðộ.
-
Nếu người nào tụng
chú nầy, mà còn đọa vào tam đồ ác đạo không sanh về nước của
chư Phật, không được vô lượng pháp tam muội biện tài, cầu điều
chi chẳng được như ý, như có các điều ấy, thì chẳng xưng là
đại bi tâm Ðà La Ni,
-
Chỉ trừ mấy kẻ tâm bất thiện,
chí không thành, còn chút lòng nghi, thì không được ứng
nghiệm.
-
Nếu có người cầu
các điều thập ác, ngũ nghịch, hủy báng chánh pháp, pháp giới,
làm ô nhục nết na người ta .... mặc dầu ngàn Đức Phật của kiếp
nầy ra đời hết, rồi cũng chẳng cho người ấy sám hối các tội
lỗi trên, nhưng một lần tụng chú Ðại bi nầy, thì bao nhiêu tội
kia cũng đều tiêu trừ.
-
Hoặc người gặp
những tai nạn ác nghiệt, thành tâm tụng chú Đại Bi nầy, liền
đặng giải thoát những nạn ấy, hoặc có cầu điều gì cũng đều
được kết quả toại lòng
-
02- Như Ý Bảo Luân
Vương Ðà La Ni
-
Những ai gặp phải
những tinh tai ác ương, cầu phước báo hiện tiền, hoặc cầu khẩn
sám hối ngũ nghịch trọng tội, hoăc cầu đảo các bệnh, nước lửa,
gió mưa, nạn vua, trộm cướp, oan hồn, ác mộng, giặc giả thú
dữ, và các tai nạn, chỉ chuyên nhất thụ trì thần chú trên đây,
thì bao tai ương kia đều tiêu diệt hết, đến lúc mạng chung,
người trì chú đây liền được thấy Phật A Di Ðà, Quán Thế Âm,
Ðại Thế Chí đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.
-
03- Tiêu Tai Cát
Tường Thần Chú
-
Kinh Tiêu Tai Cát
Tường nói rằng:
-
Thọ trì thần chú nầy thì tiêu
trừ những tai nạn nghiệp chướng.
-
Khi tâm mê, thì Cát tức là
tai. Khi tâm Ngộ, thì tai tức là Cát. Nghĩa là khi tâm còn hôn
mê thì dầu là điều Cát Tường cũng thành ra tai hại, Tâm đã ngộ
rồi, ví dầu tai hại cũng hóa thành Cát Tường.
-
04- Công Ðức Bảo
Sơn Thần Chú
-
Nếu người tụng một
biến thần chú nầy, công đức cũng bằng lạy bốn vạn năm ngàn bốn
trăm biến Ðại Phật Danh Kinh, lại cũng bằng tụng 60 vạn 5 ngàn
4 trăm biến Ðại Tạng Kinh.
-
Nếu thành tâm tụng chú nầy,
thì dầu cho một người có tạo tội chứa đầy hơn mười cõi nước,
phải đọa vào địa ngục lớn vô gián đi nữa đến khi lâm chung
cũng được quyết định vãng sanh về cực lạc thế giới thấy đặng
Đức Phật A Di Ðà, rồi sanh lên bực thượng của Thượng Phẩm,
-
05- Phật Mẫu Chuẩn Ðề
-
Kinh Chuẩn Ðề chép rằng:
-
Những người hoặc
cầu trí huệ, hoặc cầu tiêu chướng nạn, hoặc cầu cho đưọc phép
thần thông, hoặc cầu quả vô thượng Bồ Ðề, chỉ y theo pháp
thiết đàn tràng, tụng đủ một trăm muôn biến, thì những người
ấy liền đặng ở nơi tịnh độ của chư Phật, khắp hầu hoặc chư
Phật, nghe pháp mầu, và chứng quả Bồ Ðề.
-
06- Thánh Vô Lượng
Thọ Quyết Ðịnh Quang Minh Vương Ðà La Ni.
-
Nếu người có phước duyên là
gặp được thần chú nầy đem lòng thành kính hoặc biên chép, hoặc
cúng dường, hoặc đọc tụng thụ trì thì được thọ mạng tăng lên,
sống ngoài trăm tuổi, và qua đời sau mau chứng quả.
-
07- Dược Sư quán
Ðảnh Chân Ngôn
-
Kinh Dược sư chép rằng :
-
Nếu ai có bệnh
chi, chỉ chuyên nhất tâm đọc thần chú nầy 108 biến để chú
nguyện vào ly nước sạch rồi uống, thì các bệnh đều dứt liền.
Có người nào chuyện trì chú nầy trọn đời thì không đau ốm,
sống lâu, đến lúc mạng chung, được vãng sanh về thế giới Tịnh
Lưu Ly bên Ðông Phương.
-
08- Quan Âm Linh
Cảm
-
Ðức Quán Thế Âm có
lòng đại bi thật tha thiết, đức độ sanh lan khắp. Nếu người có
lòng thành tụng chú nầy liền được lòng đại bi của Bồ Tát hộ
trợ cho đươc thành tựu như ý nguyện.
-
09- Thất Phật Diệt
Tội
-
Bài chú nầy là
chân ngôn của bảy Đức Phật đã nói từ những đời quá khứ, thần
chú nầy nó hay diệt được tội và sẽ sanh được vô lượng phước.
-
Nếu thành tâm thường tụng thần
chú nầy, mỗi niệm đều đúng với chân tánh, thì sẽ chứng được lý
vô sanh, như thế sự diệt được vộ lượng tội.
-
10- Vãng Sanh Thần
Chú
-
Cũng có tên là Bạt
Nhất Thế Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni. Nếu người thường
tụng chú nầy được Đức Phật A Di Ðà thường ở trên đỉnh đầu để
ủng hộ, hiện đời vẫn được yên ổn, đến hơi thở cuối cùng được
tùy ý vãng sanh.
-
Tụng đủ 20 vạn
biến liền cảm thấy tâm Bồ Ðề tức khắc liền sanh.
-
Tụng đủ 30 muôn biến liền
trước mặt tự thấy Phật.
-
11- Thiện Thiên Nữ
Chú
-
- Ðối với thần chú nầy hoặc kẻ
đọc tụng, hoặc người nghe, với ai dâng hương cúng hoa thì cầu
cái chi cũng được cái nấy.
-
C-
Niệm Phật:
-
Niệm là tưởng nhớ, Niệm Phật
là tưởng nhớ danh hiệu Phật. Hình dung Phật để luôn luôn cố
gắng noi theo bước chân Ngài, như trong bài sám nguyện:
-
- Con niệm Phật để lòng nhớ
mãi
-
Hình bóng người cứu khổ chúng
sanh
-
Ðể theo Ngài trên bước đường
lành
-
Chúng con khổ nguyện xin cứu
khổ
-
Chúng con khổ nguyện xin tự
độ....
-
Phương pháp niệm Phật cũng có
công năng phá trừ các vọng niệm đen tối ở nội tâm chúng ta,
làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt.
-
Sự tụng niệm trong Ðạo Phật
còn dẫn tới an lạc bây giờ và giải thoát ở tương lai chẳng hạn
như:
-
- Niệm Phật để giữ
tâm hồn được trong sạch, giao cảm với các tâm niệm tối cao.
Niệm Phật cũng là cách huân tập tâm thức rất tốt, rất dễ dàng.
-
- Niệm Phật để nhớ
đến hình ảnh từ hòa lợi tha của Đức Phật, để ôn lại những lời
Phật dạy, hầu lấy đó làm phương châm cho đời sống hàng ngày và
gieo giống Bồ đề giải thoát vào tâm thức.
-
- Niệm Phật để kiềm chế thân,
miệng, ý trong khuôn khổ thanh tịnh, trang nghiêm, chính đáng,
không cho nói năng hoặc hành động buông lung theo tập quán đê
hèn, tham dục.
-
- Niệm Phật để cầu an, để dứt
trừ nghiệp chướng lâu đời hầu tránh khỏi tai họa do nghiệp
chướng, tội lỗi gây nên.
-
- Niệm Phật để cầu siêu, để
chuyển tâm của người khác, khiến họ xa lìa nghiệp nhân xấu ác,
rời cảnh giới tối tăm, siêu sinh về Cực Lạc Quốc.
-
- Niệm Phật để cho Pháp âm lưu
chuyển trong nhân gian, cảm hóa mọi người, cải tà qui chánh.
-
- Niệm Phật để kích thích,
nhắc nhỡ mình và người trên đường làm lành học đạo.
-
- Niệm Phật để hướng lòng bi
nguyện đến tất cả cúng sanh, cầu cho chúng sanh thuận hòa vui
vẻ.
-
- Niệm Phật để tỏ lòng sám hối
tội lỗi trước ngôi Tam bảo, là nơi hoàn toàn thanh tịnh không
một chút nhiễm ô.
- B- Các Nhà
Khoa Học
- Từ xưa những
tín đồ đạo Phật, có người hiểu thì tin tưởng rằng sự cầu
nguyện có lợi ích ngay trong đời hiện tại và những kiếp tương
lai. Tuy nhiên cũng có người chỉ tin rằng sự cầu nguyện để ích
lợi cho kiếp sau. Nhưng sự nghiên cứu của các nhà Khoa Học
hiện đại cho biết sự cầu nguyện đều đặn, hay sự hành thiền đều
đặn sẽ rất hữu ích cho ngay bây giờ, và cho tương lai tùy theo
từng hạng người:
-
- Với Người Cao
Niên, Sự Cầu Nguyện Lợi Ích Cho Thân Và Tâm. Tương đối giữa
những người già khỏe mạnh mà cầu nguyện hay hành thiền có thể
sống thêm được nhiều năm.
-
- Với người tuổi
trẻ, sự cầu nguyện làm cho tâm tánh trở nên thuần hậu, và
nhiệt thành.
-
Người đầu tiên
nghiên cứu sự cầu kinh làm tăng tuổi thọ là Giáo Sư Harold
Koenig thuộc trường Ðại học Dukeở tiểu bang North Carolina
-
Trong 6 năm theo
dõi, Giáo Sư Koenig nhận thấy:
-
- Những người
không bao giờ cầu kinh thì có khoảng 50% nhiều rủi ro dẫn tới
tử vong so với những người cao niên khác mà cầu kinh tối thiểu
một tháng một lần.
-
Tuy nhiên nếu so
sánh những người chỉ cầu kinh một tháng một lần thì có kết quả
không giống như những người cầu kinh nhiều lần. Ðó là sự hiển
nhiên, vì thế muốn có được sự an bình hạnh phúc nhiều hơn, thì
phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn.
-
Giáo Sư Koenig còn
nói thêm:
-
- Sự cầu kinh và
hành thiền làm cho bớt căng thẳng tinh thần vì nó có khả năng
thẩm thấu vào thân thể để làm giảm những kích thích tố có tác
hại do nang thượng thận tiết ra, khi mà những kích thích tố
độc hại này giảm thì sức khỏe cũng được nhiều lợi ích, kể cả
sự tăng cường tính miễn nhiễm, tính miễn nhiễm có thể chống
lại bệnh hoạn.
-
Ông nói thêm:
-
- Nhiều cuộc
nghiên cứu khác cho biết chỉ cần có mặt ở nơi thờ phượng cũng
đủ làm cho người ta sống lâu hơn.
-
Năm 1998, đài
truyền hình CBS đã làm một cuộc thăm dò 825 người thì có 80%
tin tưởng vào sự cầu kinh và những nghi thức hành lễ sẽ đưa
tới sự bình phục mau chóng khi bị bệnh.
-
Harold Koenig là
người đầu tiên nghiên cứu và cho chúng ta biết về sự cầu kinh
làm tăng tuổi thọ.
-
Nhưng thực ra sự
tương quan giữa tinh thần và sức khỏe để làm gia tăng tuổi thọ
đã được nhiều Khoa Học Gia và nhiều trường Ðại Học danh tiếng
nghiên cứu từ mấy thập niên rồi. Họ đã nghiên cứu đến mãnh lực
của tâm linh, sức mạnh của tư tưởng, hiệu quả của Thiền định,
lợi lạc của sự tụng kinh. Ðể chứng minh điều nầy, Giáo sư
Smith của Ðại học Haward đã dùng não điện đồ để phân tích sự
đáp ứng điện của não bộ, và được ghi lại bằng các loại sóng
não. Có 4 dạng sóng não:
-
a- Sóng Beta
-
- Hành giả đang
bực bội hoặc căng thẳng tinh thần thì não điện đồ rung động ở
mức 22 chu kỳ/một giây hay ở mức beta.
-
b- Sóng Alpha
-
- Một người có
cuộc sống bình thường, không bệnh tật, không phải lo nghĩ gì
thì vào khoảng 10 chu kỳ/một giây hay ở mức alpha.
-
c- Sóng Theta
-
- Một tu sĩ hay
một cư sĩ đang tham thiền hay đang tụng kinh, đọc thần chú hay
đang quán niệm hơi thở, thể xác ngồi yên bất động, tâm trí
tĩnh lặng, không có những vọng niệm thì mức độ khoảng 4 chu
kỳ/một giây hay ở mực theta
-
d- Sóng Delta.
-
- Một hành giả đã
thiền định nhiều năm, nhập thiền dễ dàng, mức tập trung hoàn
hảo, không còn phân biệt người và ta, và đạt đến trạng thái
bất nhị, hòa nhập toàn vẹn thì mức rung của bộ óc khoảng 2 chu
kỳ/một giây hay ở mức delta.
-
Khi nhập vào các
trạng thái siêu đẳng của thiền định hay đại định, toàn thân
đắm chìm trong niềm an lạc, không còn lo lắng, sợ hãi, vượt ra
khỏi cái hư ảo, bỏ lại đằng sau các giới hạn vật chất, thì
tiến đến mức ra ngoài delta và não động kế không đo lường được
nữa.
-
Sự nhập định của
những hành giả này gây ảnh hưởng đến thân và não, làm giảm
trao đổi chất, tiếng khoa học gọi là hypomebotalism. Trong
tiến trình này số dưỡng khí giảm xuống từ 10 tới 20 % trong
khi đó lúc ngủ chỉ giảm khoảng 8%. Ngoài ra cũng giảm mức độ
lactate trong máu, lactate là chất được tiết ra từ cơ bắp.
Chất này tạo ra những cảm nghĩ lo âu, làm tăng tốc độ tim,
huyết áp và tốc độ thở. Khi chất lactate được giảm thì nhịp
tim giảm trung bình 3 tiếng đập trong mỗi phút, trong lúc đó
chất dopamine và melatonin được tăng lên. Cả 2 chất này có lợi
cho sức khỏe để chống lại sự mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.. v..
v...
-
Như thế tụng kinh,
niệm Phật, ngồi thiền có thể giải thích được trên não điện đồ
là thực tập hành thiền sẽ đưa tới sự tĩnh lặng của tâm mà
không bị ngoại cảnh chi phối. Tuy nhiên đây chỉ là sự chứng
nghiệm hữu hạn của khoa học, trong khi đó việc cầu kinh hay
tụng niệm theo tinh thần của Phật giáo còn đi xa hơn nữa; vì
ngoài cái lợi lạc trong cuộc sống hiện tại chúng ta còn cuộc
sống an vui của tâm linh, không phải chỉ trong một đời nầy mà
còn nhiều kiếp trong tương lai.
-
-
Tài Liệu Tham Khảo
-
- Chư Kinh Nhật Tụng
-
- Tập San Dược Sư
-
- Phật Học Phổ Thông
-
- Phật Học Tinh Hoa.
|