Thành Cổ Loa, Tình Mỹ Châu

Nguyễn Mộng Khôi

--o0o--
 
            - Hỡi gió heo may lời nhỏ nhẹ
            Em ngàn năm cũ gái Phong Châu.
 
            Thành Cổ Loa được kể là tiền thân cũa Hà Nội, chỉ cách trung tâm thủ đô 18 cây số. Nay là làng Cổ Loa, huyện Ðông Anh, ngoại vi châu thành. Cổ Loa hay Loa Thành được An Dương Vương Thục Phán xây dựng cách nay 23 thể kỷ để làm kinh đô.
             An Dương Vương được thần Kim Quy(thần Rùa Vàng) giúp xây thành Cổ Loa và cho cái móng chân làm lẫy nỏ. Chiếc nỏ có cái lẫy làm bằng móng chân Rùa Vàng là thứ vũ khí tối tân, có sức mạnh tàn sát tập thể. Chỉ bắn một phát là tiêu diệt hàng mấy trăm ngàn quân đối phương. Chuyện thần thoại này được truyền khẩu hàng bao thế kỷ. Nhưng cách nay hơn 3 thập niên, các nhà khảo cổ và địa chất Việt Nam đã nghiên cứu thành Cổ Loa và không tin vào những câu chuyện thần thoại đó.
          Câu chuyện được kể lại từ mấy ngàn năm:
 Các vua Hùng nối nhau được 18 đời thì dứt. Vì; Thục Vương muốn kết hôn với con gái Hùng Vương không được sinh lòng oán hận. Trước khi chết, vua Thục dặn con cháu phải đánh lấy nước Văn Lang để báo thù. Hùng Vương bấy giờ nghĩ mình có binh hùng tướng mạnh, nên bỏ bê việc nước mà đắm say tửu sắc. Cháu Thục Vương là Thục Phán dò biết tình thế, ngấm ngầm sửa soạn, thừ dịp thuận tiện đem binh đến đánh. Hùng Vương thua, tức hộc máu rồi nhảy xuống giếng tự tử.
            Thục Phán chiếm được Văn Lang đổi tên là Âu Lạc xưng hiệu là An Dương Vương (275 tr. Tây lịch)
            An Dương Vương bắt đầu cho xây thành Cổ Loa. Nhưng thành vừa đắp lên thì đêm đến lại đổ xuống. Liên tiếp 3 lần. Xây mãi không xong. An Dương Vương mới lập đàn cầu khẩn; rồi một hôm ra đường gặp một vị thần báo cho biết sẽ có sứ giả đến giúp. Quả nhiên sáng hôm sau, vua thấy thần Kim Quy từ mặt sông hiện lên. Thần Kim Quy bảo:
- Đất này núi sông đầy yêu quái. Chính yêu quái đã phá đổ thành của Vua
            Sau đó thần Kim Quy bầy phép trừ yêu tinh. Thành xây không bị đổ nữa. Trước khi ra về Thần rút ra một cái móng chân trao cho An Dương Vương bảo để dùng làm cái lẫy nỏ. Khi nào có giặc thì đem ra bắn. Một phát có thể  giết được hàng vạn người.
            Hồi bấy giờ Tần Thủy Hoàng đã thống nhất nước Trung Hoa, bắt đầu xây Vạn Lý Trường Thành và muốn bành trướng bờ cõi về phía Nam. Tướng Triệu Đà thống lãnh binh sĩ tiến đánh nước Âu Lạc của An Dương Vương.
            An Dương Vương đem chiếc nỏ thần ra, bắn một phát chết 3 vạn quân Tàu. Triệu Đà biết không thể thắng nổi nỏ thần củ An Dương Vương, bèn gởi sứ cầu hòa, gửi con trai là Trọng Thủy sang làm tin, nhân thể xin kết thân bằng cách cầu hôn Mỹ Châu con gái An Dương Vương cho Trọng Thũy. Không ngờ là gian kế! An Dương Vương tình thật, bằng lòng gả và cho Trọng Thũy sang ở rể.
            Trọng Thủy yêu thương vợ, nhưng không quên lệnh cha, dỗ dành Mỹ Châu cho xem nỏ thần, rồi thừa dịp đánh tráo lấy nỏ. Sau mấy năm ở rể, Trọng Thủy xin phép An Dương Vương về thăm nhà. Khi giã từ vợ Thủy hỏi Châu:
- Trong khi tôi về nếu chẳng may 2 nước có chiến tranh, Bắc Nam xa cách thì làm thế nào để tìm nhau?
Châu như linh cảm trước tai họa bảo chồng:
- Nếu có ngày loạn lạc, phải chạy khỏi Loa Thành, tôi sẻ đem theo chiếc áo lông ngỗng, hễ chạy về đâu, sẽ lấy lông ngỗng mà rắc ở dọc đường, chàng sẽ theo dấu mà tìm nhau!
            Trọng Thủy đem lẫy nỏ thần về, Triệu Đà mừng lắm, gấp rút chuẩn bị chiến tranh rồi phát binh đánh Âu Lăc. Được tin giặc tới An Dương Vương cậy mình có nỏ thần nên coi thường. Ông ung dung ngồi đánh cờ. Khi quân phương Bắc tiến sát đến Loa Thành. An Dương Vương mới lấy nỏ ra lắp bắn, thì nỏ thần không còn linh nghiệm nữa. An Dương Vương hoảng hốt cùng Mỹ Châu lên ngựa phi chạy về phía Nam. Chạy đến núi Mộ Dã(thuộc tĩnh Nghệ An bấy giờ) sát bờ biển, thấy sau lưng giặc đuổi gấp. An Dương Vương khẩn gọi thần Kim Quy đến cứu. Thần Kim Quy hiện lên mặt nước và nói:
- Giặc ngồi sau lưng vua đấy!
Bấy giờ An Dương Vương mới chợt hiểu, tức giận rút gươm ra chém chết Mỹ Châu, rồi nhảy xuống biển mà tự tận.
            Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng của vợ, đem quân đến núi Mộ Dạ, thấy xác Mỹ Châu nằm chết trên bờ biển, thương xót ôm vợ khóc rồi đưa về Cổ Loa chôn cất. Xong, Trọng Thũy nhảy xuống giếng tự tử.
            Ngày nay, không ai tin chuyện thần Kim Quy là có thật và cái lẫy nỏ bằng móng rùa lại có sức mạnh bắn một phát chết 3 vạn quân khiến cho binh sỉ Triệu Đà tan vở, tháo chạy. Các sử gia có tinh thần khoa học tin rằng đánh thắng được Triệu Đà, chắc chắn An Dương Vương phải có những vũ khí vượt trội hơn?
 Và; đúng như vậy. Thập niên 70 cũa thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Việt Nam và quốc tế đã tới tận làng Cỗ Loa thuộc huyện Đông Anh nghiên cứu. Họ thận trọng sàng từng nắm đất, xem xét từng viên sỏi nhặt từng viên đá xây thành với những dụng cụ đào bới hiện đại. Họ tìm được những lưỡi cày, rìu chiến(rìu đồng thau to lưỡi xéo, có chạm khắc hoa văn), thương, lao, giáo, nỏ liên châu và hàng chục ngàn mũi tên đồng rất sắc sảo, có kiểu dáng khác nhau. Có những mũi tên xuyên lỗ để buộc bùi nhùi, hỏa khí làm tên lửa để đánh hỏa công. Những vũ khí này được các khoa học gia xác nhận thuộc triều đại Âu Lạc. Theo tác giả Cao Thế Dung:
- Tên đồng là một khí giới tân tiến của người Việt Văn Lang và Âu Lạc so với Trung Hoa cùng thời. Khi người Hán còn sử dụng mũi tên gỗ, dân Văn Lang đã biết dùng mũi tên đồng.
Năm 40 sau Công Nguyên, lão tướng Mã Viện, trước khi khởi binh đánh quân hai Bà Trưng cũng sợ cung nỏ của quân Giao Chỉ, tâu với Hán Quang Vũ:
- Man động xưa ở Nam Việt(chỉ Âu Lạc) thời Tần rất mạnh. Về cách dùng nỏ thì càng giỏi lắm, mỗi phát tên bằng đồng xuyên qua mấy người. Nỏ liên châu bắn tên độc, tên bắn như mưa. Trúng ai chết nấy... ( Theo sách Viết Kiệu Thư)
 Thành Cỗ Loa bây giờ được UNESCO xếp vào loại di tích lịch sử cần bảo quản.
            Ngày nay, quần thể Cỗ Loa vẫn còn khá đồ sộ. Dấu thành đất, xây dựng kiểu trôn ốc gồm 3 vòng: Thành trong, thành giữa và thành ngoài.
- Thành trong hình chữ nhật có chu vi 1,6 km.
- Thành giữa hình đa giác, có chu vi 6,5 km.
- Thành ngoài 9km. Lũy thành ngoài dựng đứng. Có khúc lấy sông Hoàng Giang làm hào thiên nhiên.
Các cửa của 3 vòng thành cũng bố trí rất khéo, không hề nằm trên một trục thẳng mà chéo lệch đi nhiều. Do vậy đường nối các cửa thành ở cùng một hướng đều là một hình quanh co, lại còn ụ phòng ngự ở hai bên, nên gây nhiều trở ngại cho địch quân khi tấn công.
Thân thành nay còn có chiều cao trung bình từ 4 đến 5 mét, có chỗ cao tới 12 mét. Bên trong thành có đền thờ An Dương Vương, nhà bia ghi chép các giai đoạn lịch sử của Cỗ Loa bên đền Thượng, am bà chúa Mỹ Châu. Đình Ngự Triều, nơi vua làm việc. Ngự Xạ Đài, nơi nhà vua ngự duyệt quân binh. Cây đa trên 1000 tuổi ở trước am Mỹ Châu. Miễu thờ thần Kim Quy. Giếng Ngọc, hồ Ngọc Tỉnh, chùa Bảo Sơn ..
Thành Cỗ Loa được xây dựng kiên cố bằng sức người của dân Âu Lạc và những vũ khí tối tân nhất bấy giờ cũa quân đội An Dương Vương là những dữ kiện có thực. Nhưng An Dương Vương thua Triệu Đà vì khinh địch và nhất là trong 8 năm ở rễ, Trọng Thủy đã biết rõ cơ cấu phòng thũ cùng bí mật quân sự của Âu Lạc. Đó là những yếu tố tất thắng trong binh pháp:
- Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Việc Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây Cỗ Loa và cái nỏ thần chỉ là thần thoại, mục đích là tuyên truyền và thần thánh hóa một triều đại. Giống như trường hợp chuyện Rùa Thần đã giao thanh bảo kiếm cho Lê Lợi để đánh quân Minh. Rồi khi dẹp xong quân Minh, Lê Lợi lên làm vua hiệu là Lê Thái Tồ. Một hôm Thái Tổ đang ngự thuyền rồng trên hồ Tử Bi thì Rùa Thầ nổi lên mặt nước đòi lại thanh bảo kiếm cho mượn 10 năm trước. Từ đó hồ Từ Bi đổi tên là hồ Hoàn Kiếm và tháp Phật Tích ở giữa hồ đổi tên là Tháp Rùa.                                                                                                           
Triệu Đà chiếm được Âu Lạc, tự xưng là Triệu Vũ Đế, lập ra một nước riêng, đặt tên là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung thuộc Quảng Châu, mà không còn phụ thuộc vào nhà Tần ở Trung Quốc nữa. Lãnh thổ nước Nam Việt bấy giờ khá lớn, gồm tĩnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, một phần bắc Ai Lao và bắc Việt Nam.
Triệu Vũ Đế(Triệu Đà) chết để ngôi lại cho cháu nội là Triệu Văn Đế. Văn Đế và con cháu sau này đều là những vị vua tầm thường, không mưu trí, chiến lược như Vũ Đế nên sau này bị nhà Hán(111 tr. Công Nguyên) áp đảo một cách dễ dàng và nước Nam Việt lại rơi vào vòng nô lệ Trung Quốc.
Việc Văn Đế lên ngôi cho ta suy luận là Trọng Thủy không phải là con duy nhất của Triệu Đà. Nếu là con duy nhất thì Trọng Thủy đã có vợ, có con tại Phiên Ngung trước khi sang gửi rễ An Dương Vương. Có sách chép Triệu Văn Vương là con Trọng Thủy và Mỹ Châu. Năm 1983 các nhà khảo cổ Trung Hoa đã kiếm được lăng tẩm của Triệu Vũ Đế ở Quảng Châu có quan tài đựng xác trong một bộ áo toàn bằng những miếng ngọc lớn được khâu dính liền lại với nhau bằng lụa đỏ. Trong lăng tẩm còn có ấn tỉ bằng vàng khối, có trạm trổ rồng vàng rất đẹp.
Chuyện Mỹ Châu, Trọng Thủy là một bi tình sử có thật. Hàng ngàn năm sau, mỗi độ thu về, người dân thành Phiên Ngung như gởi gió heo may lại cầu nguyện và thương mến đến mối tình Mỹ Châu, Trọng Thủy đã kết thúc thê thảm ở thành Cổ Loa đất Phong Châu.
- Hỡi gió heo may lời nhỏ nhẹ.
Em ngàn năm cũ, gái Phong Châu.
-- o0o --