|
TẬP SAN DƯỢC SƯ
- Hành
Trình Về Phương Tây II
- Chơn Ðức
- --o0o--
-
- Muốn tự
nâng cao cảnh giới của chính mình, thì chúng ta phải mở rộng
tâm lượng, đó là một trong các những phương pháp tự nâng cao
cảnh giới của mình để dung thông với đại thể. Ngoài ra chúng
ta phải phát Bồ Đề tâm. Do đó chúng ta thấy các vị Bồ Tát lớn,
tâm lượng của các ngài rộng lớn như hư không bao trùm khắp
pháp giới, chính vì thế cái nhìn, và lòng thương yêu chúng
sanh vạn lọai của các Ngài đối với tất cả chúng sanh trong hư
không và các pháp giới đều bình đẳng như nhau.
- Nếu chúng
ta muốn ngay trong một kiếp nầy thật sự thành tựu được công
phu tu học: Niêm Phật, Thiền Tọa và Kinh Hành. thì lúc xử thế,
tiếp xúc với người, với vật, cái tâm duy nhất mà chúng ta cần
phải có đó là Chân Tâm. Do vậy khi bị người khác lừa dối, hiếp
đáp, chúng ta phải nghĩ như vầy:
- - Đó là
chuyện của họ, không dính dáng gì với tôi cả.
- Việc của
chúng ta là phải dùng tâm chân thật đối xử lại. Bởi vì chúng
ta quyết định trong một kiếp nầy việc tu học của chúng ta phải
thấy đạo. Làm thế nào để chúng ta thấy đạo đây là những suy tư
của tất cả mọi người sơ cơ học đạo như chúng ta, tuy nhiên
chúng ta hãy yên tâm vì trong kinh Đức Phật có dạy:
- - Phát lòng Bồ Đề,
một hướng thực hành.
- Quả thật
như vậy, vì nếu chúng ta không phát lòng Bồ Đề, chỉ nương vào
việc thực hành, nhiều khi kết quả không thể thấy đạo. Điều nầy
chúng ta không lạ khi thấy có những vị thực hành hết sức tích
cực nhưng tỷ số đạt được kết quả không cao. Lý do đơn giản là
vì không phát tâm Bồ Đề nên tâm không thanh tịnh. Bởi tâm
không thanh tịnh nên còn thị phi nhân ngã, tham, sân, si, mạn,
nghi. Những thứ này không tương ứng với cảnh giới thanh tịnh
của chư Phật. Một trong những cảnh giới tiêu biểu là Tây
Phương Cực Lạc. Tây Phương Cực Lạc là nơi tụ hội của chư
Thượng Thiện Nhân, nghĩa là chỗ ở của những người thuần thiện
bậc nhất cư trú. Do vậy, cho dù chúng ta có hành trì tích cực
đến đâu đi nữa, chúng ta niệm Phật, thiền tọa và kinh hành có
siêng năng đến đâu đi nữa, hoặc một ngày có thể thực tập nhiều
tiếng đồng hồ như vậy, nhưng tâm của chúng ta không thiện, thì
cũng không thể nào thấy đạo, không thể nào sanh về cảnh giới
Tây Phương ở cùng chỗ của bậc Thượng Thiện Nhân được. Vì thế
việc phát bồ đề tâm quan trọng hơn cả việc nhất hướng chuyên
tâm hành trì là như vậy. Khi chúng ta thật sự phát bồ đề tâm,
nhất định là chúng ta thấy đạo, và khi muốn vãng sanh chỉ cần
một niệm hoặc mười niệm thì chắc chắc sẽ vãng sanh. Bởi vì
chúng ta đã là Thượng Thiện Nhân, đầy đủ phước đức rồi, như
thế chỉ cần chợt khởi tâm muốn vãng sanh là được ngay. Cho nên
những lời nói trong Kinh điển, chúng ta cần phải lưu ý, suy
ngẫm kỷ lưỡng, tuyệt đối không nên tụng niệm cho có lệ.
- Khi chúng
ta phát tâm Bồ Đề tức là chúng ta đã quyết định gạt bỏ ra
ngoài cái tà kiến tạp niệm để gom tâm về một mối, hay nói khác
hơn là giây phút mà chúng ta phát tâm Bồ Đề là giây phút chúng
ta trở về với chân tâm, bởi vì Chân Tâm là Thể của Tâm Bồ Đề,
kế tiếp nói đến niềm tin sâu xa là Dụng của Tâm Bồ Đề. Niềm
tin sâu xa đối với chính mình là luôn giữ tâm thích làm điều
thiện, thích làm chuyện phước đức. Đối với chúng sanh thì phát
khởi lòng đại từ bi, cứu nhân độ thế. Tuy nhiên nhân từ, hiếu
thiện hiếu đức, là việc làm không thể miễn cưỡng, hoặc làm cho
có hình thức bên ngoài mà nó phải lưu xuất một cách tự nhiên
từ trong tâm mà ra. Cho nên người phát Tâm Bồ Đề, mỗi khi khởi
tâm động niệm đều nghĩ đến việc làm lợi ích cho chúng sanh phá
mê khai ngộ, thoát khỏi cảnh khổ được an vui. Không hề có một
niệm nghĩ đến lợi ích cho cá nhân mình. Nếu còn một niệm ích
kỷ tự lợi, là còn ngã chấp nặng nề, mà ngã chấp là gốc rể của
lục đạo luân hồi! Vì vậy nếu chúng ta không bứng sạch gốc rễ
này thì chúng ta không có cách nào ra khỏi ba đường sáu nẻo
khổ đau. Cho nên ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải thực tập
hạnh buông xả, phải thực tập việc nghĩ đến người khác, nghĩ
đến chúng sanh, nghĩ đến những người đang đau khổ, đang gặp
những cảnh đời bất hạnh trên thế giới, tuyệt đối không nên
nghĩ chuyện lợi ích cho riêng cá nhân mình nữa.
- Trong Kinh điển
đức Phật cũng từng lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần.
nhưng chúng ta vẫn còn chưa tỉnh thức, vẫn còn u mê. cho nên
Đức Phật vẫn phải lập đi lập lại một cách không mệt mõi để kêu
gọi chúng ta. Một khi chúng ta phát khởi tâm Bồ Đề, thì ngay
tức khắc liền được chư Phật hộ trì. Vì tâm của chư Phật là tâm
Bồ đề. Như vậy tâm của chúng sẽ cùng với tâm của chư Phật
không hề khác nhau. Có tính cách thực tập và đơn giản hơn, từ
ngữ phát tâm Bồ Đề trước hết l à lập chí nguyện mong cầu tuệ
giác vô thượng Bồ Đề, kế đó là phát triển tuệ giác ấy, cuối
cùng phát hiện bản thể của tuệ giác đó là chân như. Giai đọan
trước hết chí nguyện mong cầu tuệ giác vô thượng Bồ Đề hàm
chứa hai tính chất mà thành ngữ thường nói:
- - Thượng
cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sanh.
- Nghĩa là:
- - Trên học
đạo cầu thành Phật
- Thành đạo
xong nguyện hóa độ muôn loài chúng sanh
- Như vậy đối
với người học Phật chúng ta, việc phát tâm Bồ Đề không những
là bước đầu cho sự nghiệp tu học mà còn là căn bản hành đạo,
không những căn bản hành đạo mà còn là cứu cánh giải thoát
nữa. Do đó mà tâm Bồ Đề trở thành căn bản của Bồ Đề giới, đối
với chúng ta sự phát tâm Bồ Đề chỉ đối diện với Phật hay các
bậc Thầy mà chúng ta có duyên, rồi chúng ta thành kính phát
nguyện, sau đó chúng ta tuân thủ thực hành những gì mà chúng
ta phát nguyện, trong khi đó bên mật giáo họ tổ chức rất long
trọng, nghĩa là khi phát lòng Bồ Đề rồi còn có sự thọ Bồ Đề
tâm giới với một nghi thức dành cho việc nầy.
- Về lý do
ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài thường nhắc nhở chúng
ta phát tâm Bồ Đề, và ngày nay chư tôn đức cũng khuyến khích
chúng ta phát lòng Bồ Đề bởi vì ngoài nổi khổ sanh tử mà chúng
ta mục kích và ý thức, có hai việc mà kinh luận đề cập nhiều
nhất, đó là:
- - Tự biết
mình có thể làm Phật
- - Và tha
thiết hơn cả, nghĩ đến sư suy tàn của Phật pháp.
- Cho nên
ngoài văn phát nguyện hồi hướng, thì trong hai buổi công phu,
nhất là thời công phu ban sáng sự phát tâm được thể hiện trong
đoạn văn chính sau đây:
- - Nguyện
kim đắc quả thành bảo vương
- Hòan độ như
thị hằng sa chúng
- Tương thử
thâm tâm phụng trần sát,
- Thị tắc
danh vi báo Phật ân
- Phục thỉnh
Thế Tôn lại chứng minh
- Ngũ trược
ác thế thề tiên nhập
- Như nhất
chúng sanh vị thành Phật
- Chung bất ư
thử thủ nê hòan
- Đại Hùng
Đại Lực, Đại Từ Bi
- Hy cánh
thâm trừ vi tế hoặc
- Linh ngã
tảo đăng vô thượng giác
- Ư thập
phương giới tọa đạo tràng
- Thuấn nhã
đa tánh khả tiêu vong
- Thước ca ra
tâm vô động chuyển.
- Nghĩa là:
- - Nay con
nguyền chứng ngôi Chánh Giác
- Ðộ chúng
sanh như cát sông Hằng
- Thân, tâm
này nát như trần (bụi)
- Hồng ân chư
Phật, chút phần báo ơn.
- Cung thỉnh
Thế Tôn lại chứng minh
- Ðời năm
trược con xin vào trước
- Một chúng
sanh quả Phật chưa thành
- Con nguyền
không chứng vô sanh Niết Bàn
- Ðại Hùng,
Ðại Lực, Ðại Từ Bi
- Giúp con
dứt sạch sân, si, buồn phiền
- Ðể sớm được
lên miền Thượng Giác
- Ngồi Ðạo
Tràng bát ngát mười phương
- Hư không có
thể tiêu tan
- Nguyện con
kiên cố không hề lung lay.
- Buổi chiều
cũng vậy, ngoài văn phát nguyện hồi hướng, thì sự phát lòng Bồ
Đề được thể hiện trong hai đọan văn chính sau đây:
- - Ngã kim
phát tâm, bất vị tự cầu Thanh Văn, Duyên Giác, nãi chí quyền
thừa chư vị Bồ Tát, duy y tối thượng thừa, phát Bồ Đề tâm,
nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhất thời đồng đắc A Nậu đa la
tam miệu tâm Bồ Đề.
- Nghĩa là:
- Con nay
phát tâm chẳng vì tự cầu phước báo nơi chốn Nhơn Thiên hay quả
Thanh Văn, Duyên Giác, nhẫn đến các quả vị Bồ Tát tối cao, con
chỉ phát lòng Bồ Ðề rộng lớn nguyện cho chúng sanh trong pháp
giới, cùng một lúc đồng chứng ngôi Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh
Giác.
- Và:
- - Chúng
sanh vô biên thệ nguyện độ
- Phiền não
vô tận thệ nguyện đọan
- Pháp môn vô
lượng thệ nguyện học
- Phật đạo vô
thượng thệ nguyện thành.
- Nghĩa là:
- - Chúng
sanh không số lượng
- Thệ nguyện đều độ
hết,
- Phiền não không
cùng tận
- Thệ nguyện đều dứt
sạch
- Pháp môn không kể
xiết,
- Thệ nguyện đều tu
học,
- Phật Ðạo không gì
hơn
- Thệ nguyện trọn
viên thành.
- Khi mà tâm
lượng của chúng ta rộng lớn như vậy, có nghĩa là chúng ta đã
thấy đạo, do đó thì tâm của chúng ta chính tâm của chư thượng
thiện nhân, lúc đó nếu có phải ở trong thế giới nầy thì cũng
là tâm nguyện độ đời, hoặc có muốn vãng sanh về cảnh giới nào
đi nữa thì cũng được tự tại đi lại. Theo qua điểm của Tịnh Độ
Tôn trong vãng sanh truyện chúng ta thấy có rất nhiều người do
công phu niệm Phật được vãng sanh rất tự tại, biết trước giờ
giấc ra đi, không một chút bệnh hoạn, gương mặt lại tươi đẹp
hơn lúc bình thường. Nhiều người không hiểu lại cho rằng, niệm
Phật thiền tọa và kinh hành để thấy đạo, thì điều nầy thì có
thể yên lòng, nhưng để được vãng sanh, có nghĩa là chết liền
cho nên họ rất sợ. Bởi vì họ nghĩ rằng một người đang khỏe
mạnh và còn đang yêu đời, gặp bạn bè khuyến khích đi tu niệm
mới được ba năm đã vãng sanh có nghĩa là phải chết, cho nên
rất là sợ và không dám hành trì nữa.
- Những người
có ý nghĩ như vậy, vì họ không hiểu được ý nghĩa, giá trị cao
đẹp của sự vãng sanh, nên mới bị những suy nghĩ tham sống sợ
chết, luyến tiếc trần cảnh để phải chịu trôi lăn mãi trong lục
đạo luân hồi. Chúng ta phải biết rằng khi đã phát lòng Bồ Đề,
dấn thân vào con đường thực hành nhất là thực hành pháp môn:
- - Niệm
phật, thiền tọa và kinh hành
- Là pháp môn
niệm không có sinh tử, vì vậy vãng sanh không phải là chết, mà
vãng sanh là sống mà ra đi. Còn chết là không thể vãng sanh.
Cho nên pháp môn này còn gọi là pháp môn không sanh, không
diệt. Vì trong lúc vãng sanh chúng ta rất tỉnh táo không có sợ
hải, và thấy Phật tới rước rồi theo Phật ra đi. Lúc đó cái xác
tạm bợ của thế gian này không còn dùng nữa. Sau khi lên đến
cõi Tây Phương Cực Lạc chúng ta sẽ được một thân tướng trang
nghiêm đep đẽ y như đức Phật A Di Đà. Như vậy tuyệt đối không
phải chết.
- Chúng ta
phải biết rằng: Pháp môn này là pháp môn không già, không
bệnh, không chết. Quý vị hãy yên tâm, dừng bước, lắng lòng
nhất hướng mà chuyên tâm hành trì cho tới bến. Chỉ cần chúng
ta chuyên tâm niệm Phật, thiền tọa và kinh hành, tới lúc tâm
được thanh tịnh thì tất cả những chuyện khổ đều không còn nữa,
gương mặt lúc nào cũng tự tại vui cười, vì vui tươi nên không
già. Người xưa có câu:
- - Một nụ
cười bằng mười thang thuốc bổ
- Hoặc là:
- - Ưu tư
khiến cho người mau già
- Quả thật
như vậy, lo buồn khiến chúng ta rất dễ lão hóa. Hiện giờ chúng
ta còn đang mang cái nghiệp báo thân này, sống chết không một
chút tự do. Những lúc khổ quá, thọ mạng chưa hết, muốn chết mà
vẫn phải sống, đến khi có phước báu nhiều rồi, muốn sống thêm
vài năm để hưởng thụ nhưng thọ mạng đã dứt, chừng đó muốn sống
vẫn phải chết. Do đó, khi chúng ta phát tâm niệm Phật, thiền
tọa và kinh hành, hoặc đi đến Chùa Dược Sư, hoặc bất cứ Chùa
nào mà quý vị thấy thích, thấy có duyên với chúng ta thì cứ
đến đó để tham gia với Phật sự ở đó nhất là sự tu tập, lúc đó,
thân tâm, thế giới, vạn duyên bên ngoài, tất cả đều buông
xuống hết, chỉ còn có câu hồng danh: A Di Đà Phật, thiền tọa
và kinh hành với niềm vui đạo hạnh tràn ngập trong lòng, đó
gọi là pháp hỷ sung mãn, thì lúc đó:
- - Đường
quanh quanh một giấc mơ
- Giật mình
tỉnh giấc ai ngờ trăng lên
- Trăng lên
rừng núi mông mênh
- Dưới tàng
cây tuyết đôi bên mái nhà
- Người với
người, ta chính ta
- Hướng về
tâm nội lựa là tìm đâu
- Tìm đâu cho
được đạo mầu
- Bồ Đề phiền
não một câu kinh hành.
- Sự chuyên
cần tu tập đến lúc công phu thành khối, chúng ta sẽ không còn
ràng buộc bởi cái khổ của bệnh già và chết, chừng đó sanh tử
tự tại, muốn ra đi lúc nào tùy ý, muốn ở lại thế gian sống
thêm vài ba năm cũng được. Lúc này cái sống của chúng ta hoàn
toàn mang ý nghĩa cao đẹp và tự biết mình sẽ phải làm những
điều gì. Người đạt mức sanh tử tự tại là người hội đủ phước
báu lên thế giới Tây Phương Cực Lạc để hưởng thụ. Họ không ra
đi mà tình nguyện ở lại vì xét thấy còn rất nhiều người có
duyên với mình, mình phải giúp đỡ họ, phải độ cho họ, hi vọng
có thể dẫn dắt thêm nhiều người cùng nhau về Tây Phương. Lý do
sống chính đáng như vậy tuyệt đối không phải vì tham sống sợ
chết, hay để hưởng thụ ở thế gian này. Thực ra sự hưởng thụ
trên thế gian làm sao sánh bằng Thế giới Cực Lạc ở Tây Phương!
Cái nhà mà chúng ta cho là đẹp và sang trọng nhất, đối với
người cõi Tây Phương Cực Lạc họ không màng đến, bởi vì nhà cửa
của họ ở là thất bảo cung điện, sàn nhà toàn bằng lưu ly tức
là đồ cẩm thạch, đường đi trải bằng vàng, thức ăn chỉ cần nghĩ
đến liền hiện ra, đồ vật mọi thứ đều do tâm nghĩ tưởng mà hiện
hình. Cho nên nhà ở cõi Tây Phương Cực Lạc sạch sẽ vô cùng.
Và, không cần có nhà bếp. Chúng ta thấy cuộc sống như vậy rất
là sung sướng. Còn chúng ta đây, đồ đạc chất chứa đầy nhà,
muốn dọn dẹp cho gọn gàng sạch sẽ cũng phải mất nhiều thời giờ
và phiền phức vô cùng. Cho nên nếu chúng ta là người niệm
Phật, thiền tọa và kinh hành đến khi công phu thành tựu rồi,
nếu xét thấy mình không đủ duyên hóa độ chúng sanh ở thế gian
này thì chúng ta cứ lên Tây Phương Cực Lạc để hưởng phước.
- Sau khi lên
đến thế giới Cực Lạc rồi, mỗi ngày được thấy Phật, được cúng
dường chư Phật. Chúng ta có thể cúng dường vô lượng hằng hà sa
số Phật. Sở dĩ trong kinh A Di Đà Ngài nói ít hơn như vậy vì
Phật rất từ bi, ngài biết sự tỉnh thức của chúng sanh còn rất
hạn chế, lên đến đó rồi mà đôi lúc còn khởi tâm nghĩ nhớ về
ngôi nhà cũ và những người thân còn ở thế gian. Do đó ngài,
mới phương tiện, mà nói cúng dường con số ít hơn, thực tế như
vậy và bảo chúng ta còn thể trở lại thăm thế gian bất cứ lúc
nào cũng đều có thể được.
- Thế giới
Tây Phương Cực Lạc trang nghiêm đẹp đẽ như thế. Đi đến đâu
cũng có những thành tựu tốt đẹp như thế, cho nên chúng ta phải
nên chuyên cần thực tập Niệm Phật, Thiền Tọa và Kinh Hành, một
pháp môn có thể thành tựu dễ dàng như ước nguyện của chúng ta.
Đối với các vị Bồ tát thành tựu ở những pháp môn khác, nếu
không hội nhập vào cảnh giới này, đều cho rằng đây là một pháp
môn khó tin, khó hiểu.
- Khi thực hành pháp
môn Thiền Tịnh Song Tu, hay còn gọi là Nhị Lực Pháp Môn, chúng
ta có thể nói với mọi người rằng niệm Phật, thiền tọa và kinh
hành là pháp môn rất tốt, rất thù thắng để tu tập. Có người họ
sẽ chưa tin, nhưng có lẽ phải đợi đến khi thực tập rồi họ mới
chịu tin. Điều nầy cũng là bình thường. Bởi vì một việc nhỏ ở
thế gian này mà người đời còn không hiểu, không tin được, nói
gì đến cảnh giới thù thắng, viên mãn ở thế giới Tây Phương Cực
Lạc. Từ chuyện nhỏ suy rộng đến chuyện lớn. Chúng ta có thể
nhận thức được phần nào để tăng trưởng thêm niềm tin và thiện
căn của chúng ta hầu đem hết tâm nguyện của chúng ta ra thực
hành, đồng thời khuyến khích mọi người cùng thực hành để cầu
sanh về Tịnh Độ, chắc chắn chúng ta sẽ được thành tựu.
- Với pháp
môn thù thắng vi diệu, không những chúng ta thành tựu được sự
thanh tịnh giải thoát nơi bản thân, chúng ta còn có thể cứu độ
những thân bằng quyến thuộc của chúng ta, bởi vì có câu:
- - Nhất kiếp
bất tu vạn kiếp khổ
- Nhất nhơn
hành đạo cửu huyền siêu.
- Sự kiện nầy cho
chúng ta thấy đây là một vấn đề hết sức là quan trọng chúng ta
cần phải quan tâm đến. Theo quan niệm thông thường của người
đời cho rằng sau khi chết là hết, việc gì mà phải cúng kiến
cầu nguyện cho thêm phiền. Nhưng đối với chúng ta là người học
Phật chúng ta biết rằng chết không phải là hết mà là trạng
thái thay đổi từ thế giới vật chất với tâm linh, hoặc sự hay
đổi từ cảnh giới nầy và những cảnh giới khác, nghĩa là trong
ba đường sáu nẻo cứ tùy theo phước hoặc là nghiệp mà thọ sanh
chứ không phải hết. Vì vậy điều mong mõi duy nhất và tha thiết
của người thân chúng ta là trông nhờ sự hổ trợ của con cháu.
Do đó con cháu cần phải tu học Phật pháp, theo đúng phương
pháp của Phật đã dạy để tu hành khi tâm lượng của chúng ta
rộng lớn, thì chúng ta có thể chuyển những năng lượng của
chúng ta có đến cho người thân của chúng ta bất cứ nơi nào
cũng chuyển tới được. Đây là cách thức giúp đỡ có hiệu quả
nhất.
- Trong Phật
pháp có đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Pháp môn niệm Phật, Thiền
Tọa và Kinh Hành là phương pháp dễ tu và mau chóng đạt kết quả
nhất. Nếu chúng ta thật sự phát tâm, nếu gần vì muốn cứu thân
bằng quyến thuộc vĩnh viễn xa lìa ác đạo, và xa là muốn cứu độ
chúng sanh vạn lọai thì chúng ta phải mạnh dạn bước vào Chùa,
chân thật học đạo hành trì, đồng thời phải có tâm kiên cố
không thối chuyển. Biết rằng trong cuộc sống, dẫu có nhiều bận
rộn, tuy nhiên một tuần ít nhất chúng ta cũng nên đến Chùa một
ngày để tu tập. Nếu có lúc chúng ta để hết thời giờ để đầu tư
trong sự nghiệp của chúng ta trong cuộc sống thì chúng ta cũng
nên dành một ít thì giờ đầu tư trong sư nghiệp tu học của
chúng ta. Sự đầu tư nầy rất có thể là cho chúng ta, nhưng cũng
có thể là cho thân bằng quyến thuộc của chúng ta. Vì giúp đỡ
thân bằng quyến thuộc hiện kiếp cũng như thân nhân nhiều đời
nhiều kiếp đã qua chúng ta phải tích cực nổ lực. Công đức này
thật to lớn vô cùng.
- Hiện nay
trong Chùa Dược Sư của chúng ta, mỗi tháng đều có một ngày
quán niệm vào tuần lễ thứ hai của mỗi tháng và Thiền Quy Hướng
Tịnh Độ vào tuần lễ thứ tư từ 10 giờ sáng cho đến 5:00 giờ
chiều, và mỗi ngày thứ Bảy đều có lễ cầu nguyện hằng tuần. Mỗi
ngày Quán Niệm, Thiền Quy Hướng Tịnh Độ hoặc những ngày lễ
hằng tuần như vậy, quý vị hãy buông xã thân tâm, vạn duyên thế
giới bên ngoài. Dùng tấm lòng chân thành, thanh tịnh, từ bi,
đồng thời với tâm niệm báo ân để niệm Phật, thiền tọa và kinh
hành. Được như thế việc tu tập của chúng ta mới mong có kết
quả tốt và nhất là đối với ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã quá cố
của chúng ta cũng được vô cùng lợi lạc, công đức của chúng ta
cũng thật là to lớn.
- Khi thực
hành như vậy chúng ta cũng có thể kiểm chứng để biết sự ảnh
hưởng đó có đến người thân của chúng ta hay không thì chúng ta
cứ căn cứ vào sự phát tâm và sự hành trì của chúng ta. Nghĩa
là ngay lúc chúng ta phát tâm chân thành niệm Phật thiền tọa
và kinh hành, thì ngay tức khắc người thân của chúng ta thoát
khỏi ác đạo. Bởi vì việc làm của chúng ta chân thật, không giả
dối thì liền được cảm ứng, chứ không phải chờ đến khi chúng ta
niệm Phật, đến lúc công phu thành tựu người thân của chúng ta
mới được siêu thoát. Tuy nhiên nếu công phu của chúng ta thành
tựu, nghĩa là không xen tạp, không gián đoạn, có thể gọi là
chứng tiểu quả thì phước báu của nguời thân chúng ta sẽ được
sanh lên cõi Trời, cõi người. Trường hợp công phu niệm Phật
của chúng ta không ngừng nâng cao, thì thân bằng quyến thuộc
của chúng ta sẽ không bao giờ trở lại ác đạo. Đến đây chúng ta
đã hiểu rõ hai mặt lý và sự của công đức thực nghiệm rồi, vậy
thì từ đây chúng ta phải tự biết mình phải làm thế nào khi
phát tâm niệm Phật, thiền tọa và kinh hành để đền đáp công ơn
sâu dày đối với Cửu huyền Thất Tổ, thân bằng quyến thuộc của
chúng ta.
- Vì bản
thân, hoặc vì người thân của chúng ta mà phát tâm niệm Phật
thiền tọa và kinh hành là điều rất tốt. Tuy nhiên nếu không có
ngoại duyên hổ trợ, nghiệp chướng, tập khí của chúng ta lại
công phu không được đắc lực. Do vậy không khí nghiêm tịnh
trong một ngôi Chùa là một tăng thượng duyên giúp chúng ta tu
hành, duyên này rất thù thắng. Có nhiều Phật Tử từng nói với
chúng tôi rằng:
- - Cứ mỗi lần con
về Chùa, con thưởng thức mùi nhang trầm, không khí trang
nghiêm thanh tịnh, thấy chung quanh đều có hình Phật, khiến
con có cảm giác như chính mình cũng là Phật vậy.
- Lời nói đó
và cảm giác đó thật sự không sai, điểm thù thắng khác ở Chùa
là được mỗi ngày nghe giảng Kinh thuyết pháp. Sau khi nghe và
hiểu được nghĩa lý trong kinh, siêng năng tu hành. Đây gọi là:
- - Giải hành
tương ưng.
- Do vậy
chúng tôi hy vọng rằng mỗi đạo tràng ở những nơi khác, nơi đó
tuy không có Thầy Cô hướng dẫn đều có đủ thắng duyên hầu giúp
mọi người cùng nhau thực hành pháp môn thù thắng nầy. Tuy
nhiên, một nhân tố cần thiết không thể thiếu, đó là phải hiểu
rõ lý lẽ. Muốn hiểu lý lẽ, phải có người giảng kinh thuyết
pháp không gián đoạn. Nếu quý vị không tìm được người giảng
pháp, có thể dùng những băng giảng của các thầy để nghe, mỗi
ngày nên mở băng nghe hai giờ đồng hồ. Như vậy, nơi đạo tràng
đó của quý vị với Chùa có Thầy Cô hướng dẫn sẽ không có sự
khác biệt xa quá.
- Khi công
phu thực hành của chúng ta một khi đã thành tựu, không những
thân bằng quyên thuộc của chúng ta ở kiếp này, mà ngay cả đến
nhiều đời kiếp trước mà chúng ta không biết hoặc không thể
nhớ, họ vẫn được siêu độ. Nghĩ đến việc này, nếu chúng ta
không siêng năng nổ lực tu hành, chúng ta thật có lỗi với ông
bà, Tổ tiên, dòng họ, thân bằng quyến thuộc của chúng ta. Do
đó khi vào niệm Phật, thiền tọa và kinh hành chúng ta phải lưu
ý đến việc biết ân, và báo ân để thực hành. Chính cái tâm này
là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy chúng ta tinh tấn, dõng mãnh
không ngừng. Hiện tại rất có thể người thân của chúng ta vẫn
còn kẹt trong ác đạo, không có khả năng giải thoát, cho nên họ
hoàn toàn trông cậy vào sự giúp đở của chúng ta, vậy chúng ta
là người biết Phật Pháp, hiểu Phật pháp, hiểu giáo lý phải nên
chân thật y giáo phụng hành. Tâm y giáo phụng hành nầy không
những giúp người thân của chúng ta ra khỏi cảnh khổ, mà ngay
cả mọi tai kiếp hiện nay trên thế giới cũng đều có thể giải
hóa, có thể đạt đến chỗ quốc thái dân an như lời Phật nói. Cho
nên việc dấn thân hành trì không phải vì chính mình, mà vì
thân bằng quyến thuộc, vì tất cả chúng sanh.
- Việc hành
trì không những giúp cho bản thân chúng ta có một nguồn năng
lực nội tại, mà còn có thể cứu độ cha mẹ bảy đời quá vãng,
không những một ngày nào đó chúng ta sẽ sanh về cảnh giới cao
hơn tốt đẹp hơn, mà ngay trong cuộc sống hiện tại nầy chúng
cũng có những cảm nhận an lạc thảnh thơi tốt đẹp hơn. Nhất là
trong cuộc đời nhiều phiền luy khấy nhiểu nầy chúng sẽ không
bị ma vương khấy phá, nghiệp chướng quấy rầy. Đa số chúng ta
đều biết, Phật có tướng hảo quang minh, Phước báu của Phật vô
cùng to lớn. Phật có hào quang kim sắc của Phật nhu hòa khiến
cho chúng ta mỗi khi tiếp xúc đều có cảm giác nhẹ nhàng tươi
mát, an ổn, vui vẻ, tự tại. Vì vậy khi thực tập giáo pháp của
Phật rồi chúng ta không sợ bị phiền muộn quấy nhiểu, bị Ma làm
tổn hại. Điều này hết sức quan trọng. Phương pháp hữu hiệu
nhất để đối phó với phiền não, ma vương là:
- - Chúng ta
phải luôn giữ Chánh Niệm.
- Khi giữ
được chánh niệm, chẳng những phiền não, ma vương tham lam
không thể làm tổn hại, ngược lại còn tùy theo sự điều khiển
của chúng ta nữa. Quả thật như vậy, khi xưa Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni khi thị hiện và thành đạo, Ma Ba Tuần liền đến và dùng
đủ mọi thủ đoạn uy hiếp cản trở. Đức Thế Tôn chánh niệm phân
minh, như như bất động. Sau cùng Ma không còn cách nào để phá
hại nữa, nên sanh lòng tôn kính, bái phục, nguyện làm hộ pháp
cho Ngài. Do đó tâm niệm của chúng ta cần phải tương ưng với
Giới Định Huệ ba môn học, đây là phương thức quan trọng nhất
để đối trị với sức cản trở, lay động của Ma vương cũng là ma
phiền não.
- Trong xã
hội ngày nay, những người tu học Phật pháp, đặc biệt là giới
thanh niên, bị sai lầm rất nhiều, nhất là những ai thích có
thần thông, cảm ứng đều dễ bị kết duyên với Ma. Ma sẽ lợi dụng
nhược điểm đó của chúng ta đến lay động quấy phá. Cho nên
người tu học Phật pháp trong thời đại này cần phải có cảnh
giác cao độ. Nghĩa là khi niệm Phật, thiền tọa và kinh hành
phải giữ tâm thật chân thật, không nên mong cầu cảm ứng. Trong
Kinh điển Phật dạy chúng ta như thế nào, chúng ta ngoan ngoãn
làm theo. Điều gì Phật nói chúng ta không nên làm, chúng ta
quyết định không làm. Phật dạy chúng ta vãng sanh Tây Phương
Cực Lạc thì chúng ta cầu sanh Tịnh độ. Phật bảo chúng ta liễu
sanh tử, thoát khỏi luân hồi, chúng ta tuyệt đối không luyến
tiếc với lục đạo. Thuận theo lời chỉ dạy của Phật, Ma sẽ không
làm gì được đối với chúng ta. Giới trẻ ngày nay đa số vì muốn
có thần thông, có cảm ứng, nhưng đâu ngờ đã tự chính mình làm
hư hoại hết cả tương lai tốt đẹp của chính mình. Do vậy chúng
ta nên hết sức thận trọng, nhất là phải có sự cảnh tỉnh đối
với con cháu, bà con quyến thuộc. Bởi vì trong lúc quý vị khởi
tâm mong cầu thần thông, cảm ứng, Ma liền có dịp giả hình dáng
Bồ tát, giả Phật Di Đà đến mê hoặc và lừa gạt dẫn dắt quý vị
đi theo.
- Xin được
nhắc lại là khi chúng ta phát tâm chân thật hành trì thì chúng
ta sẽ được các vị hộ pháp thiện thần, thiên long bát bộ già
lam bảo hộ cho chúng ta. Thiên thần hộ pháp nhất quyết không
dung thứ cho các loài yêu ma quỷ quái. Cho nên khi chúng ta
niệm Phật A Di Đà, thỉnh thoảng mơ thấy Phật A Di Đà, như vậy
là công phu niệm Phật được cảm ứng, nếu thường xuyên thấy Phật
thì phải cẩn thận, coi chừng công phu không đúng hoặc có vấn
đề. Nhiều người hỏi:
- - Lúc mới
niệm Phật tôi thường mơ thấy Phật A Di Đà, tới nay, niệm Phật
đã nhiều năm rồi, lại không hề thấy. Như vậy có phải tôi bị
thối chuyển so với lúc ban đầu không?
- Trả lời:
- - Cũng có
thể thối chuyển.
- Nhưng nếu
không bị thối chuyển cũng không nên thường xuyên mơ thấy,
thường xuyên mơ thấy là ma cảnh. Cho dù quả thật mơ thấy Phật
cảnh hiện ra cũng không nên sanh tâm chấp trước, sanh tâm tham
và vui mừng.
- Trong Kinh
Lăng Nghiêm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có chỉ dạy cho chúng ta
phương pháp đối phó với Ma cảnh như sau:
- - Khi gặp
cảnh giới hiện ra, phải giữ tâm không để ý đến, không tìm hiểu
sâu vào.
- Bởi vì khi
Ma hiện ra, có nghĩa là công phu của chúng ta đã đạt tới mức
khả quan, nếu không Ma cũng chẳng thèm tới để làm gì. Mục đích
của chúng đến để làm chướng ngại, phá cho tan nát công phu tu
tập và đạo tâm của chúng ta. Cho nên ý nghĩa câu hồng danh A
Di Đà Phật giúp chúng ta giữ tâm như như bất động trước Ma
cảnh rất quan trọng và rất tương quan mật thiết với công phu
tu tập của chúng ta.
- Nói tóm lại
tâm nguyện chúng ta muốn tự độ cho chính chúng ta, và cứu độ
cho thân bằng quyến thuộc, cho ông bà cha mẹ bảy đời quá vãng
cũng như cha mẹ hiện tiền, đây không phải là những hoang tưởng
mà là thật. Với pháp môn Thiền Tịnh Song Tu, hay còn gọi là
Pháp môn Nhị Lực bằng cách là Niệm Phật Thiền Tọa và Kinh Hành
là một pháp môn dễ tu và rất tiện lợi, để hổ trợ cho việc tu
học, để có thêm hành trang trên Hành Trình Về Phương Tây,
ngoài ba tiêu chuẩn Tín, Nguyện và Hành, chúng còn phải mở
rông tâm lượng, phát tâm bồ đề, có được những những yếu tố nầy
thì chúng ta đã có hành trang tốt đẹp trong chuyến Hành Trình
Về Phương Tây.
|
|