|
TẬP SAN DƯỢC SƯ
-
Na Tiên Tỳ Kheo
-
& Các Triết Gia Hy Lạp
-
Tác Giả: Daisaku Ikeda
-
Dịch Giả: Trần Ðức Phi Bằng
- --o0o--
-
-
A- Vua Di Lan Ðà
-
Vua Di Lan Đà là một triết gia Hy Lạp. Sau khi vua Ashoka (A Dục
qua đời), triều đại Mauryan(Khổng Tước) cũng chấm dứt, và vương
quốc bi xâu xé do người trong nước cũng như ngoại bang. Miền Tây
Bắc Ấn Ðộ thời bấy giờ thuộc quyền cai trị của các vua chúa Hy
Lạp đến từ vùng Tây Á. Một vị vua đáng được lưu ý nhất là hoàng
đế Manander, sống vào hậu bán thế kỷ thứ hai trước Tây lịch,
được đề cập nhiều trong các nguồn tài liệu Ấn Ðộ. Vì vị hoàng đế
nầy liên quan mật thiết với Phật Giáo, và đại biểu cho sự giao
lưu văn hoá giữa Phật Giáo với Hy Lạp, chúng tôi muốn nêu ra một
vài chi tiết ở đây.
-
Như chúng ta được biết, từ rất sớm, vua Ashoka (A Dục) đã cố
gắng truyền bá tín ngưỡng và lý tưởng của một nhà vua Phật Giáo
đến những vị vua Hy Lạp phương Tây bằng cách gởi những sứ thần
đến những triều đình của họ. Nhưng chúng ta không biết được
những kết quả nhà vua đã đạt được, bởi vì không còn một chứng
tích nào về những sứ mạng trong các nguồn tài liệu Tây phương.
-
Khi vua A Dục lên ngôi, Ấn Ðộ là một nước lớn thống nhất, trội
vượt hơn những vương quốc Hy Lạp cả về cương thổ cũng như sự
hùng mạnh. Vào thời đại vua Menander, tình thế đổi ngược. Sức
mạnh quân sự và chính trị thuộc về phương Tây, Ấn Ðộ thì suy yếu
và bị chia cắt, là nạn nhân của những cuộc xâm lăng và nô lệ.
Còn về phương diện văn hóa và tâm linh, Ðông và Tây đối diện
ngang ngửa.
-
Vua Manander là một nhân vật quan trọng trong một Kinh thuộc
tạng Pali của Phật Giáo, Kinh Milindapanha hay vua Di Lan Ðà Hỏi
Ðạo (Na Tiên Tỳ Kheo Kinh) Milinda(Di Lan Ðà) là tên Pali của
vua Manander. Ở đây, tôi xin dùng tên Milinda để nói về vị vua
nầy.
-
Ðầu tiên chúng ta tìm hiểu mẫu người của vua Milinda. Bản Kinh
nói về vị vua nầy như sau: Milinda là người học rộng, có tài
hùng biện, sáng suốt, và dũng lược; là một tín đồ đầy lòng tin,
và đúng thời, trong mọi thời công phu và nghi l, với những bài
tụng niệm về quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhà vua biết nhiều
môn nghệ thuật và khoa học về truyền thống thiêng liêng cũng như
thế tục; những trường phái triết học như Số Luận (Shankya),
Yoga, Luận Lý (Nyaga) và Thắng Luận (Vaisheshika); toán học; âm
nhạc; y học; các Kinh Veda(Phệ Ðà), Purang(Thánh Thi), và
Itihasa; thiên văn, huyền học, nhân minh và chánh tả; binh pháp;
thi ca; giao thông. Tóm lại là tất cả mười chín môn.
-
Nói về nghệ thuật tranh luận, khó có người ngang hàng, thắng
được nhà vua lại càng khó hơn; là một người có kiến thức siêu
việt về nhiều trường phái tư tưởng. Về trí tuệ cũng như sự cường
tráng của cơ thể, sự lanh lợi và dũng cảm, toàn cõi Ấn Ðộ không
ai sánh được. Nhà vua còn là một người giàu có, của cải sung
túc, số lượng quân đội không thể đếm xiết.
-
Ðoạn Kinh nầy có thể được người đời sau thêm vào, và chúng ta
không thể biết mức độ chính xác của sự din tả trên về hình ảnh
một vị vua cách đây trên hai ngàn năm như thế nào. Nhưng đoạn
Kinh trên cũng nói lên trình độ học thuật ở Ấn Ðộ thời bấy giờ
với những môn học đã có ở xứ nầy.
-
Về toán học, một số vấn đề thú vị là những con số toán học mà
chúng ta học ngày nay được coi là của người Ả Rập(vì được truyền
từ Ả Rập vào Châu Âu), nhưng trong thực tế lại là những khám phá
của người Ấn Ðộ. Khái niệm về số không đã có tại Ấn Ðộ hai ngàn
năm về trước, dù người xứ Mayan ở Trung Mỹ nói rằng họ đã xử
dụng nó từ xa xưa. Chúng ta không nghi ngờ xã hội Ấn Ðộ thời vua
Milinda đã đạt đến một mức độ cao về học thuật và văn hóa.
-
Chúng ta có thể thấy rằng, vua Milinda, cộng vào sự hiểu biết về
học thuật và văn hóa Hy Lạp, đã học hỏi và thấm nhuần học thuật
và văn hóa Ấn Ðộ. Sự dung hợp trí tuệ của cả Ðông Phương và Tây
phương đã tạo cho vua Milinda thành một người đáng kính nể dưới
mắt của một người Ấn Ðộ bình thường. Chúng ta cũng được nghe nói
rằng có nhiều triết gia Ấn Ðộ đến tranh luận với nhà vua, nhưng
cuối cùng đều nhìn nhận là bị đánh lạc hướng.
-
Theo phong tục của vua chúa Hy Lạp, vua Milinda phát hành tiền
có in hình vua. Theo hình trong các đồng tiền tìm được, chúng ta
có thể thấy rằng nhà vua tuy không phải là một người đặc biệt
đẹp trai, nhưng là một người có một khuôn mặt rất thông minh.
-
Ðộng lực nào khiến cho vị vua nầy tích cực trong việc tranh luận
với những triết gia Ấn Ðộ, những người lãnh đạo tôn giáo của Ấn
Ðộ Giáo và Phật Giáo? Có một số học giả cho rằng đó chỉ vì một
mục đích thuần túy chính trị, với hy vọng gặt hái được nhiều
hiệu quả hơn trong việc cai trị người bản xứ. Một số học giả
khác cho rằng đó là tập quán từ vua Alexander Ðại Ðế của các vua
chúa Hy Lạp, tìm học những nhà thông thái ở những xứ khác. Riêng
tôi, tôi nghĩ rằng vị vua nầy thực hành theo lý tưởng của Plato
về một vị vua triết gia, hoặc có thể bắt chước theo Alexander
Ðại Ðế, người đã học triết lý với Aristote.
-
Trong mọi trường hợp, khi chúng ta khảo sát phương pháp của vua
Milinda sử dụng trong những cuộc tranh luận, chúng đều được gợi
lại triết học Hy Lạp. Ðiều nầy thấy rõ ràng ở sự kiện rằng nhiều
câu hỏi của nhà vua được đặt nền tảng trên công thức hoặc cái
nầy, hoặc cái kia; có nghĩa là nêu ra hai tiền đề rồi đặt câu
hỏi cái nào là đúng. Cung cách nầy là đặc tính của tư tưởng Hy
Lạp nói riêng, và tư tưởng Tây phương nói chung. Thêm vào đó,
chúng ta có thể ghi nhận rằng có nhiều câu hỏi nhà vua nêu ra để
quật ngã đối phương, hoặc những câu hỏi mà đối phương khó nhận
ra cách trả lời nào có lợi.
-
Lấy một thí dụ, khi vua Milinda viếng triết gia Purana Kasyapa,
cuộc vấn đáp giữa hai người như sau:
-
- Thưa ngài Kasyapa, ai là kẻ điều khiển thế giới?
-
- Thưa đại vương, Ðất điều khiển thế giới.
-
- Nhưng, thưa Ngài, nếu Ðất điều khiển thế giới thì tại sao có
người bị sa vào địa ngục A Tỳ ở bên ngoài Ðất?
-
Kasyapa không trả lời.
-
Giống như nhiều người được ca tụng về trí tuệ của họ, Milinda
chắc chắn cảm thấy thỏa dạ khi quật ngã đối phương theo kiểu
nầy. Chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra rằng người Ấn Ðộ, mặc
dù ở dưới sự chinh phục chính trị của người Hy Lạp, họ vẫn kiêu
hãnh về sự thông thái trí óc và sự vượt trội hơn người Hy Lạp về
vấn đề tâm linh. Vì vậy, vua Milinda không để lỡ cơ hội làm họ
bị bẽ mặt.
-
Chúng ta có thể nói rằng câu hỏi của nhà vua thật là một câu hỏi
ngớ ngẩn, và cũng khó mà hiểu vì sao Purana kasyapa không trả
lời được câu hỏi đó. Ông có thể trả lời rằng sau khi chết, chúng
sanh không đến địa ngục A Tỳ bằng thân xác vật chất. Hoặc hay
hơn, có thể nói rằng dù địa ngục A Tỳ là nơi thấp nhất và nóng
nhất trong các địa ngục dưới đáy cõi dục giới, đó không gì khác
hơn là một biểu hiện hay là một ẩn dụ cho một trạng thái đau khổ
không ngừng nghỉ. Vua Milinda, nghĩ rằng địa ngục A Tỳ ở một nơi
bên ngoài quả đất và hỏi làm sao đến được đó, quả là một câu hỏi
ngớ ngẩn.
-
Nhưng có thể chúng ta không nên quá khắc khe với Milinda. Ngay
cả ngày nay, chúng ta vẫn còn gặp những câu hỏi ngớ ngẩn về Phật
Giáo cũng như về tín ngưỡng Phật Giáo. Ðặc biệt thậm tệ trong
lãnh vực nầy là những nhà trí thức Nhật. Hầu hết họ tiếp thu
toàn bộ nền giáo dục Châu Âu, nhưng dường như không biết chút
xíu gì về tư tưởng Ấn Ðộ hoặc tuệ giác Ðạo Phật. Như vậy đối với
Phật Giáo, họ cũng hoàn toàn mù tịt và lầm lẫn giống như vua
Milinda hai ngàn năm trước.
-
Thật là vô nghĩa khi tìm hiểu văn hoá Á Ðông, hoặc ngay cả văn
hóa thế giới về vấn đề nầy, mà không biết gì đến ảnh hưởng của
Ðạo Phật. Chính vì đa số người Nhật không tìm hiểu Ðạo Phật, một
nền tư tưởng đã có những ảnh hưởng lớn lao trong quá khứ, và
nghĩ rằng một khi họ nắm vững được tinh thần duy lý Tây phương,
họ có thể hiểu được trọn vẹn thế giới, mà chúng ta phải đối diện
với nhiều vấn đề ngày hôm nay. Chúng tôi không muốn nói là chúng
ta nên lập tức từ bỏ con đường duy lý Tây phương để trở về với
sự minh triết Ðông phương. Vấn đề không phải là chọn lựa cái nầy
hoặc cái kia. Ðiều quan trọng là một sự cố gắng thành khẩn và
cởi mở để hiểu được cả hai một cách đúng đắn.
-
Và đó dường như là điều mà vua Milinda đã làm. Nhà vua khởi sự
là một nhà quân sự nhưng về sau dồn nỗ lực vào việc tìm hiểu tư
tưởng Ấn Ðộ qua những cuộc tranh luận. Vào khoảng giữa những năm
160 và 140 trước Tây lịch, có lúc vị vua nầy chinh phục được
miền Kabul, ngày nay là Afghanistan, và đến hậu bán thế kỷ thứ
hai trước Tây lịch thì xâm chiếm Ấn Ðộ, kiểm soát được đến vùng
Trung Ấn. Người Ấn Ðộ coi vị vua nầy như là một vị vua lớn lao
nhất trong toàn cõi Ấn Ðộ, và sau khi qua đời xương của vua được
phân phối cho khắp nước Ấn Ðộ và được chôn nhiều nơi, giống như
Ðức Thích Ca Mâu Ni ngày xưa. Có thể đây là do sự yêu cầu của
vua Milinda. Nhiều học giả giả thuyết rằng nhà vua có thể nói
được một số ngôn ngữ Ấn Ðộ, hoàn toàn hội nhập vào xã hội Ấn Ðộ
và coi Ấn Ðộ như quê hương mình.
-
Nếu có một lòng chân thành học hỏi, thì những ngăn cách về chủng
tộc và quốc gia luôn luôn được vượt qua bằng cách nầy hay cách
khác. Vua Milinda, ham thích nói chuyện và tranh luận với người,
thấy đó là một phương cách học hỏi.
-
Trí Tuệ Của Ngài Nagasena(Na Tiên)
-
Vua Milinda, như chúng ta đã thấy, tìm một cơ hội gặp gỡ các tu
sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo để tranh luận. Trong một thời
gian dài, nhà vua dường như không tìm được người đối thủ xứng
đáng, nên nói:
-
- Toàn nước Ấn Ðộ chỉ là rỗng không, hoàn toàn giống như rơm
rác! Không có một người nào, kể cả những ẩn sĩ, những vị Bà La
Môn, có khả năng tranh luận với ta, và giải quyết những nghi ngờ
của ta.
-
Lời tuyên bố nầy làm xôn xao các vị Bà La Môn, các tín đồ Phật
Giáo, và những nhóm tôn giáo khác ở Ấn Ðộ.
--o0o--
|
|