|
TẬP SAN DƯỢC SƯ
-
Hết Lòng Cho Nhau
-
Nguyên Châu
-
---o0o---
-
-
Có một nhà thơ
nói như thế nầy:
-
- Ngàn năm
trước thì ta chưa gặp
-
Ngàn năm sau
có gặp nhau không
-
Cuộc đời nay
có mai không
-
Thì ta hãy
sống hết lòng với nhau.
-
Đoạn thơ ngắn
này tuy là đơn giản, tưởng chừng như mộc mạc thật, nhưng có
chiều sâu rất thi vị, và có thể ứng dụng lời dạy này một cách
thiết thực vào đời sống tu tập của người đệ tử Phật xuất gia lẫn
tại gia. Đây không những là lời dạy giúp chúng ta làm phương
châm tu học mà còn là lời dạy từ kinh nghiệm tâm linh, là hành
trang thiết yếu cho tiến trình giác ngộ và giải thoát. Với vai
trò như thế, lời dạy ấy có thể được xem là kết tinh của tinh
thần Bồ Tát vào đời, và cũng là chất cam lồ làm cho tươi mát mọi
cõi lòng.
-
Là người Việt
Nam, cụm từ hết lòng cho nhau là câu nói rất Việt Nam, mang một
ý nghĩa trọn vẹn, hoàn hảo mà ai cũng có thể hiểu và ứng dụng
được nếu chúng ta muốn làm như thế. Lý do được coi là trọn vẹn
là vì khi đã nói là hết lòng với nhau, thì trong cách hành xử
này đã xử dụng tất cả các năng lượng cần thiết bao gồm các khía
cạnh quan trọng như:
-
- Tâm Bồ Đề
-
- Cái thấy
đúng đắn,
-
- Cái nhìn
bằng Tụê giác,
-
- Đức tính
vững chãi .. v.. v...
-
Trong những
khía cạnh quan trọng có cụm từ Tâm Bồ Đề được nhắc nhở nhiều để
tiêu biểu cho những ai đã, đang đi trên tiến trình tu học, và
thực hành hạnh của một vị Bồ Tát. Do vậy để làm rõ nghĩa chủ đề
hết lòng cho nhau, chúng ta cần nên tìm hiểu một vài khía cạnh
của ý nghĩa chữ tâm. Chữ Tâm là từ ngữ Hán Việt, người Việt Nam
chúng ta gọi là lòng, nhưng nó không hàm chứa nhiều ý nghĩa trừu
tượng và triết học như chữ tâm trong kinh điển Phật Giáo.
-
Như vậy, hết
lòng cho nhau là trải hết lòng mình ra, không vì mình mà chỉ vì
người khác cần mà chúng ta đến, chỉ vì công việc mà chúng ta làm
nhưng không vụ lợi. Hết lòng còn là cách biểu hiện một tinh thần
vô ngã theo đúng giáo lý truyền thống của Phật giáo. Những ý
tưởng về:
-
- Tôi
-
- Của tôi,
-
- Tự ngã của
tôi ...
-
Tuyệt nhiên
không có chân đứng trong khi hết lòng vì người kia cần, hoặc
trong bất cứ một công việc gì cũng tương tự như thế. Do đó, hết
lòng cho nhau được coi là trọn vẹn hoặc hoàn hảo là vì nó vô
ngã. Hai chữ hết lòng như thế nó không phải là tiếng nói từ đầu
môi chót lưỡi mà còn mang nội dung tâm Bồ Đề và hàm chứa một ý
nghĩa gần gũi với tâm tư của con người Phật tử ngay trong cách
cư xử với nhau trong cuộc đời này. Hết lòng cho nhau là cửa ngỏ
đi vào lộ trình Bồ Tát Đạo, nó được coi là trọn vẹn là vì khi
hết lòng, khi giúp đỡ người khác chính là lúc chúng ta chỉ:
-
- Chuyên chú
khi làm việc,
-
- Nhứt tâm tu
tập,
-
- Tôn kính khi
cúng dường,
-
- Sử dụng
những lời từ ái khi bố thí
-
- Hoan hỷ khi
gặp những chuyện không vừa lòng
-
- Chấp nhận
không buồn phiền khi bị người bạc đãi,
-
- Tinh cần
vượt qua khi gặp những khó khăn chướng ngại ...
-
Nói chung, tác
dụng của nó là giúp ta ý thức chu đáo và tập trung hoàn toàn vào
hành động chúng ta đang làm. Đứng trên lập trường thực dụng, có
người không đồng ý với quan điểm này vì họ cho rằng làm việc mà
chỉ bằng tấm lòng không thôi thì không đủ vì thiếu thực tế, và
sẽ dẫn đến tình trạng chỉ lý thuyết mà không thực hành. Điều này
có thể đúng đối với những người chỉ thích ba hoa, chỉ muốn theo
đuổi danh lợi phù phiếm giả tạo. Quan điểm ấy chỉ đúng trên các
hiện tượng thực dụng và tổ chức xã hội, theo cách ăn miếng trả
miếng, nhưng không đúng trên bình diện của người phật tử mà Đạo
Phật đặc biệt nhắm tới. Những ai quan niệm như thế vì thiếu tính
nhân bản, và đòi hỏi quá khả năng căn cơ mà người khác có thể
có. Họ không thấy rằng khi một người đã hết lòng làm việc gì thì
có nghĩa người ấy dốc hết tất cả khả năng và tâm tư của mình
như:
-
- Trí tuệ,
-
- Công sức
-
- Thời gian và
-
- Tiền của ...
-
Để làm công
việc đó. Trong Phật giáo, những người hết lòng như vậy luôn luôn
được chư Phật khuyến khích, chư tôn đức luôn luôn nhắc nhở, được
mọi người kính mến bất kể kết quả việc làm đó như thế nào.
-
Đối với phần
lớn Phật tử, giáo lý Phật Giáo quá nhiều nên việc hiểu và tu
hành đúng pháp là một vấn đề khó khăn. Nhưng thật ra, Pháp của
Đức Phật chỉ tùy theo tâm của chúng sanh mà diễn thuyết, cho nên
giáo pháp của Ngài đa dạng là vì tâm tư của chúng sanh quá đa
dạng. Cũng trên tinh thần ấy nhưng hợp với mọi căn cơ, lời dạy
làm việc hết lòng, hết lòng cho nhau rọi thẳng vào tâm tư của
mỗi chúng ta. Nó mang nội dung đơn giản dễ hiểu, giúp chúng ta
tự nhận ra pháp môn tu tập ngay trong các sinh hoạt của đời sống
hàng ngày.
-
Bất kể là
hàng sơ tâm hay thượng trí, làm việc hết lòng, và hết lòng cho
nhau luôn luôn là cần thiết vì nó mang ý nghĩa hộ trì tâm và
chánh niệm tỉnh giác. Còn làm việc gì mà không hết lòng cho nhau
thì gọi là:
-
- Thiếu thành
thật,
-
- Làm cho lấy
có,
-
- Là bê tha
phóng dật.
-
Đức Phật là
một hình ảnh đẹp đáng cho chúng ta noi gương. Quả thật Ngài là
bậc đã làm việc hết lòng và hết lòng cho chúng sanh, do vậy khi
thuyết giảng chánh pháp. Ngài nói:
-
- Nếu Như Lai
thuyết pháp cho các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cho hàng nam cư sĩ,
nữ cư sĩ, cho các hàng phàm phu,...Như Lai thuyết pháp hết sức
cẩn thận chu đáo.
-
Như vậy, người
đệ tử Phật có thể hiểu làm việc hết lòng, và hết lòng cho nhau
là tôn trọng pháp và cũng là hướng về đạo quả giác ngộ. Hướng đi
đã lựa chọn thì cứ như thế chuyên chú mà đi không cần phải làm
việc gì khác nữa. Điều này nó khích lệ người phật tử chủ động và
chuyên chú hoàn toàn vào công việc của mình. Điều duy nhất cần
quan tâm ở đây là hãy xem mình đã làm việc hết lòng và đã hết
lòng cho nhau chưa. Chẳng hạn như:
-
- Hãy bố thí
một cách hoàn bị,
-
- Hãy bố thí
với tự tay mình làm,
-
- Hãy bố thí
một cách có suy tư,
-
- Hãy bố thí
những đồ có thể sử dụng.
-
Bởi vì của bố
thí tuy cần nhưng thái độ bố thí được coi là quan trọng hơn vật
bố thí. Và Đức Phật trong Kinh Bổn Sanh xác định điều này:
-
- Thức ăn tốt
nhất là thức ăn được cho với tình yêu thương.
-
Trong tinh
thần này nếu trong cuộc sống gia đình chúng ta thực hiện nếu là:
-
- Chồng luôn
luôn làm việc hết lòng, và hết lòng cho vợ
-
- Vợ luôn luôn
làm việc hết lòng và hết lòng cho chồng...
-
Có được như
vậy thì cuộc sống chắc chắn là hạnh phúc, và khó khăn nào cũng
vượt qua để đạt đến thành công. Cũng vậy, để sống đúng người
Phật tử khi làm gì cũng cần phải chú ý đến thái độ của mình.
Chẳng hạn như chúng ta hằng ngày làm việc trong công sở, nếu nói
là vì yêu thích công việc chứ không phải vì đồng lương thì cũng
hơi quá đáng, nhưng có thể nói:
-
- Chúng ta có
thể yêu thích công việc nhưng cũng yêu thích đồng lương.
-
Hoặc khi chăm
sóc một người bệnh, chúng ta có hết lòng chăm sóc với ước mong
người ấy được bớt bệnh khổ, mà không cần suy tính là người đó đã
từng không tốt với mình, hay vì người đó không phải là Phật tử.
-
Hoặc khi làm
công tác từ thiện, chúng ta làm với lòng từ bi và đồng cảm với
mục đích là để xoa dịu những nỗi khổ đau của người khác mà không
vì những lý do nào khác như danh lợi, hoặc cần sự đền trả. Thái
độ thật sự tác động rất lớn đến hiệu quả của công việc, và theo
Phật giáo, nó là yếu tố chính xác định một người là hạnh phúc
hay khổ đau ở đời mà không phải là vấn đề giàu hay nghèo, giỏi
hay dốt. Ở đây, làm việc hết lòng, và hết lòng cho nhau là một
thái độ tích cực trọn vẹn đối với công việc, cho nên nó được xem
là hành động có tuệ giác, và những ai là người đã thực hiện
nguyên tắc hết lòng cho nhau thì người đó phải là người có hạnh
phúc.
-
Thái độ làm
việc hết lòng, và hết lòng cho nhau thật ra chính là tâm, là
trạng thái tâm lý. Với tâm như thế nào, thì chúng ta sẽ có thái
độ như thế ấy và thường biểu hiện ra ngoài qua lời nói và việc
làm. mối liên hệ giữa:
-
- Tâm,
-
- Lời nói,
-
- Việc làm.
-
Là ba yếu tố
quan trọng trong giáo lý đạo Phật mà chúng ta quen gọi là ba
nghiệp:
-
- Thân,
-
- Miệng,
-
- Ý.
-
Tuy nhiên, tâm
là động cơ chính dẫn đến các hành vi của lời nói và việc làm.
Hành vi tốt hay xấu thế nào, thiện hay ác ra sao đều dựa trên
mức độ thiện hay ác của tâm để xác định, bởi vì:
-
- Ngoài tâm
không có Phật
-
Và chư tôn đức
cũng cho rằng điểm xuất phát của đạo Phật là tâm của con người.
Đó là những chứng cứ xác định lập trường của Phật giáo lấy tâm
làm gốc. Do đó, Phật giáo chỉ dựa vào tâm để đánh giá một người
là đúng hay sai, thiện hay ác, tốt hay xấu. Người Phật tử không
thể hời hợt nhìn vào sự thiệt hại vật chất do người nào đó gây
ra mà không xem xét cái tâm như thế nào mà người ấy đã đặt vào
đó. Chẳng hạn, chúng ta không thể nguyền rủa, trách móc một
người vì vô tâm hay chưa biết cách xử thế mà làm phiền lòng
người khác, hoặc gây đau khổ cho người khác, ở đây chỉ nên
khuyên người ấy cố gắng cẩn thận và học hỏi theo cách xử thế cho
đẹp mà thôi.
-
Một Phật tử dễ
dàng ứng xử như thế nếu vị ấy nhận thấy rằng mọi sự vật ở đời
đều là vô thường, giả hợp, do duyên sinh và có tánh hoại diệt.
Câu tục ngữ mà hầu hết người Việt Nam thuộc nằm lòng là:
-
- Một đời ta,
ba đời nó
-
Hoăc là:
-
- Người đời,
của tạm!
-
Vật đã như vậy
thì lời nói cũng theo gió mà bay đi, và cách hành xử kia cũng
như đoạn phim chiếu trong rạp cũng theo thời gian mà biến mất,
có chi mà phải bận lòng. Những câu tục ngữ này tuy là ngắn gọn
nhưng chứa đầy ý nghĩa sống của Phật giáo là như thế. Đánh mất
đi tình người chỉ vì một lời nói thiếu chánh niệm, hay một thái
độ thiếu tế nhị là điều đáng tiếc. Trong khi đó sự thiệt hại
thương tổn tâm lý do vô tâm gây ra chỉ được xem là do thất niệm
hay thiếu chánh niệm tỉnh giác mà không phải là do ác nghiệp,
tức không cố ý làm sai, làm ác. Ai với tâm cố ý làm sai, làm ác
thì người đó mới là kẻ bất trị và được liệt vào hàng ác đạo vì
không có thuốc chữa. Còn người tạo nghiệp do thất niệm thì không
phải như vậy!
-
Để có thể luôn
luôn an trú trong chánh niệm, người phật tử chỉ cần thường xuyên
thực tập chánh niệm, và luôn luôn hành động trong tỉnh giác,
chuyên chú vào hành động thân, miệng, ý của mình và huấn luyện
tâm bằng chánh niệm tỉnh giác. Trong hợp này, làm việc hết lòng,
và hết lòng cho nhau là lời dạy không những chỉ đặt ra ngoài tâm
xấu ác mà còn hàm ý khuyên chánh niệm tỉnh giác nữa.
-
Ý thức chúng
ta cần phải làm gì cho phải lẽ và đúng pháp là điều tối quan
trọng mà không thể để cho các thứ tình cảm hay dư luận xung
quanh tác động. Đây là định hướng đúng đắn đối với bổn phận của
người phật tử. Trong thực tế, chúng ta dường như thường bỏ lỡ
nhiều cơ hội tốt cho việc chung và làm đổ vỡ tình cảm của nhau
vì những lý do ngoại tại như:
-
- Thành kiến
cá nhân
-
Hay:
-
- Do vì các
quan niệm và dư luận xã hội.
-
Nhưng dẫu sao
đi nữa, chúng ta nên nhớ một điều, càng để tâm tư bị chi phối
bên ngoài, chúng ta càng khó ý thức được những gì cần phải làm.
Như vậy là chánh kiến, và chánh niệm tỉnh giác trong pháp Phật
là công cụ tốt nhất cho sự thực hành! Hết lòng cho nhau không
phải chỉ bằng lời nói, lòng tin mà phải đi đôi với việc làm, và
khi làm chúng ta luôn luôn lưu ý coi việc làm chúng ta đã tốt
chưa, có gì sơ suất không ..v..v... Học hỏi từ những người có
kinh nghiệm cũng là điều chúng ta nên làm. Người đã hết lòng,
hết lòng cho nhau thì không thể nhận lãnh công việc trái với
lòng mình, chẳng hạn như những công việc biết là ngoài khả năng
của mình hoặc phi đạo đức. Đây là vấn đề trách nhiệm không thể
thiếu, không những trong tinh thần tu học của người phật tử, mà
còn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các tổ chức ngoài xã hội. Việc
sắp đặt đúng người đúng việc cũng là vấn đề hết sức quan trọng
và là trọng trách của người lãnh đạo. Vai trò người lãnh đạo như
thế đòi hỏi cả tài lẫn đức, mà ở đây chúng ta có thể gọi là
người lãnh đạo trọn đạo, vì họ có khả năng làm tròn sứ mệnh lãnh
đạo và luôn luôn đặt trách nhiệm cao hơn mọi tư lợi cá nhân. Và
người lãnh đạo như thế sẵn sàng sửa sai và có thể từ chức nếu tự
thấy mình không còn khả năng lãnh đạo được nữa. Nói chung, nếu
trong một tổ chức, càng nhiều người ý thức làm việc hết lòng cho
nhau thì tổ chức ấy càng tự điều tiết tốt đẹp và trở thành hưng
thịnh.
-
Trong cuộc
sống đời cũng như đạo, làm việc trên nguyên tắc:
-
- Hết lòng cho
nhau.
-
Là một nguyên
tắc đẹp, hay cũng coi như một truyền thống đẹp, vì đây chính là
nền tảng của mọi sự thăng hoa đúng ý nghĩa của con người trong
xã hội. Người làm việc hết lòng có lối sống tự tin vì không có
hối tiếc với lòng mình và đối với công việc thì hoàn tất một
cách có ý thức. Và những ai đã thực hiện được như vậy thì sẽ
nhận những kết quả:
-
1- Người làm
việc hết lòng, và hết lòng cho nhau thường được nhiều người mến
thương và tin tưởng để giao phó công việc.
-
2- Người làm
việc hết lòng, và hết lòng cho nhau thường đón nhận nhiều niềm
vui nhờ đã làm lợi lạc nhiều cho cộng đồng và xã hội.
-
3- Người làm
việc hết lòng, và hết lòng cho nhau dễ dàng được sự thông cảm từ
người khác nếu làm sai, cũng như pháp luật các quốc gia đều ứng
xử trên nguyên lý đạo đức này.
-
4- Người làm
việc hết lòng, và hết lòng cho nhau thường sống tận tụy với bổn
phận của mình, cho nên tâm tư đạt được nhiều nội trú và an lạc.
-
Nói tóm lại,
chúng ta gặp nhau đây trong cõi đời này, theo Phật giáo gọi là
nhân duyên. Có lẽ là ngàn năm trước chúng ta chưa gặp hoặc gặp
nhưng rồi quên cũng không biết. Nhưng rồi ngàn năm sau không
biết có còn gặp nhau nữa không. Do vậy trong cuộc đời hiện tại
này, là người phật tử phải trân quý những gì chúng ta đã và đang
có trong giây phút hiện tại theo nguyên tắc:
-
- Làm việc hết
lòng và hết lòng cho nhau.
-
Tùy theo mức
độ hết lòng mà mỗi người có được sự thăng hoa khác nhau. Trên
bản chất, tham ái và chấp thủ những tâm lý chấp ngã là cội nguồn
làm chướng ngại cho sự hết lòng cho nhau, vì khi còn nghĩ đến
bản thân, con cái và người thân trong gia đình thì chúng ta khó
đạt được sự hết lòng trọn vẹn cho nhau. Và ngược lại, nếu ý thức
được nguyên tắc làm việc hết lòng, và hết lòng cho nhau là để
quên mình, để tập sự bước chân vào lộ trình của Bồ Tát quên mình
vì chúng sanh vạn loại, thì chúng ta càng nhẹ cái tôi của tham
ái và chấp thủ. Vì hầu hết giáo lý Phật giáo đều nhằm thanh tịnh
hóa tâm tư, rửa sạch lòng:
-
- Tham, sân,
chấp ngã.
-
Như vậy, làm
việc hết lòng, và hết lòng cho nhau là nỗ lực không chỉ vì mục
đích công việc, mà quan trọng hơn nữa là một tiến trình khai
sáng tuệ giác từ chính khả năng của mỗi người. Hết lòng của mình
và cất bước chân từ năng lực của chính mình là những bước đi
vững chãi đúng với con đường giải thoát mà Đức Phật dẫn dắt.
Hành trang giải thoát như thế nằm sẵn trong mỗi người chúng ta
và dường như đang ẩn hiện đâu đây và âm thầm đâu đó trong cõi
lòng người Phật tử có chánh tín.
--o0o--
|
|