|
TẬP SAN DƯỢC SƯ
-
Cánh Hoa Trang Ðiểm
-
Nguyên Châu
- ---o0o---
-
-
Như từ đống hoa
có thể làm nhiều tràng hoa, từ nơi thân con người chúng ta có thể
tạo nên nhiều việc thiện(Kinh Pháp Cú).
-
Mục đích sự tu
học của chúng ta không phải vì lợi dưỡng bản thân, cũng không phải
để cho người khác mến phục, kính nể, nếu hiểu và mong muốn như vậy
là sai lầm. Ngày xưa Ðức Phật thoát ly gia đình để đi tìm đạo chỉ
vì nhận thấy cuộc đời là vô thường, là đau khổ... Sau khi thành
đạo, Ngài đến nơi nào, và bất kỳ trong mọi hoàn cảnh Ngài đều giáo
hoá chúng sanh sống một đời lương thiện.
-
Chúng ta là đệ
tử của Ngài, theo gót chân của Ngài học đạo, làm theo những lời
dạy và tuân theo những lời chỉ dẫn của bậc thầy đã nhiều đời nhiều
kiếp tu học, thấu triệt được những căn để của lẽ sống, có đủ thẩm
quyền và đáng tin cậy để có đạt được sự thanh tịnh trong sạch như
chư Phật. Và khi có được sự thanh tịnh cho chính mình, chúng ta có
thể chia xẻ giáo pháp hay chân lý nầy với người khác. Như thế theo
gót chân của đức Phật có nghĩa là chúng ta chấp nhận sứ mệnh cao
cả, mang tình thương đến cho muôn loài, như thế sự tu học của
chúng ta với mục đích duy nhất là tu sửa tự bản thân mình và đem
những thành quả tu tập đó để đóng góp vào sự hoà bình, và an lạc
của nhân loại, chứ không phải vì bản thân mình.
-
Những lời dạy
của đức Phật thì rất nhiều, nhưng hôm nay trong phạm vi đề tài:
Cành Hoa Trang Ðiểm chúng tôi xin được giới hạn trong ba phần:
Giới, Ðịnh và Tuệ.
-
Giới được nhắc
nhở nhiều và nói trước vì giới là căn bản hay là nền tảng của Ðịnh
và Huệ. Không có giới thì không thể nào thực hiện bước kế tiếp là
phát triển Ðịnh và Huệ.
-
Ðối với cư sĩ
giới căn bản là năm giới:
-
- Không Sát
Sanh,
-
- Không trộm
cắp,
-
- Không tà hạnh,
-
- Không nói dối,
-
- Không uống
rượu và các chất say.
-
Giới luật thanh
tịnh sẽ giúp cho chúng ta tiên bộ dễ dàng trong việc thực hành và
tu tập.
-
Giới luật không
phải là những quy tắc hay giới điều được đức Phật áp đặt, bắt buộc
chúng ta phải tuân theo. Giới luật cũng không phải chỉ giới hạn
trong những lời dạy của đức Phật, mà giới luật là sự xuất phát từ
lương tri, hay lẽ phải của con người. Chẳng hạn khi chúng ta bị
sân hận chế ngự và muốn là hại kẻ khác, thì chúng ta nên đặc mình
vào trong hoàn cảnh của người và thành thật nghĩ đến những hành
động mà chúng ta sắp đặt hay trù định làm thì chúng ta sẽ nhanh
chóng có câu trả lời:
-
- Không, ta
không muốn ai làm hại ta như thế. Ðó là việc làm dã man và bất
công.
-
Khi dự định làm
một việc gì, nếu ta chịu khó chiêm nghiệm trước khi làm và đặc
mình vào hoàn cảnh của người đó thì chúng ta có thể tránh được
những hành động sai lầm. Trong cách nầy giới luật có thể được xem
như là lương tri hay là lẽ phải căn bản của một con người đối với
một con người, hoặc một con người đối với những sinh loại khác.
Khi đặc mình vào hoàn cảnh của người khác, chúng ta sẽ cảm nhận
được sự đau khổ của một nạn nhân khi bị kẻ khác làm hại.
-
Giữ gìn giới
luật trong sạch là thể hiện tình thương và mối quan tâm của mình
đối với người khác, ngoài ra chúng ta còn phải:
-
- Không được nói
lời nói không thật,
-
- Không được nói
lời chia rẻ,
-
- Không được nói
lời mắng nhiếc hay mạ nhục người khác,
-
- Không được nói
những lời vô ích, mất thời giờ quý báu.
-
Nói những lời
nói không thật, những lời nói chia rẻ, thì chúng ta thấy đây là cơ
hội dễ dàng mất niềm tin với người khác, và phá vỡ sự thanh tịnh
của tự thân, làm mất đi sự đoàn kết của tổ chức. Nói những lời
mắng nhiếc hạ nhục, và nhất là hạ nhục những vị tu hành là một xúc
phạm đến sứ mệnh hoà bình của con người, bởi vì hình ảnh của người
tu là tiêu biểu cho sự an lạc, giải thoát và hoà bình của con
người.
-
Khi chúng ta
biết giữ gìn hành động nóng nảy và lời nói giận dữ của mình thì
những thô tướng, bất thiện ngủ ngầm bên trong có thể dần dần bớt
hiện khởi ra hay ít nhất cũng yếu dần đi và ít xuất hiện thường
xuyên. Dĩ nhiên, nóng giận không phải là nguyên nhân độc nhất
khiến ta làm hại người khác, nhưng còn những yếu tố khác như:
-
1- Tham lam
khiến ta cố gắng chiến hữu một vật nào đó không phải là của mình
một cách bất hợp pháp, vô đạo đức.
-
2- Ái dục cũng
khiến ta dính mắc vào vợ hay chồng của người khác.
-
Một lần nữa
trước khi làm điều gì hãy bình tâm suy nghĩ thì chúng ta sẽ kiểm
soát được thân tâm không để cho tham ái bùng khởi.
-
3- Chỉ một chút
rượu và chất say cũng làm cho chúng ta mất đi trí tuệ, dễ dàng bị
dao động bởi các thô tướng của tham sân.
-
Nhiều người bào
chữa cho việc uống rượu và dùng chất say, cho rằng những hành động
nầy chẳng có gì là xấu. Nhưng thật ra, rượu và chất say rất là
nguy hiểm chúng khiến một người lượng thiện làm những hành vi bất
lương. Uống rượu và chất say mở cửa cho nhiều vấn đề:
-
- Nói không suy
nghĩ
-
- Trở nên hung
tợn giận dữ
-
- Hành động bất
cẩn có thể tổn hại đến tính mệnh mình hay của người khác.
-
Có thể nói một
viên thuốc độc, hay một mùi kim thuốc độc có thể giết chỉ giết
chết một mạng người, nhưng rượu và các chất say làm chết đi hạt
giống trí tuệ đời đời kiếp kiếp. Chết đi hạt giống trí tuệ con
người sẽ mãi mãi quay cuồng trong sanh tử luân hồi không có ngày
ra khỏi. Thật vậy khó mà lường được những gì người say có thể làm.
Tránh xa dùng rượu và chất say là cách bảo vệ cho mình và cho
người khác tốt nhất.
-
Ða số các Phật
Tử đều phát tâm giữ năm giới, các sư cô sư chú giữ mười giới, và
các Tỳ Kheo phải giữ hai trăm năm mươi giới, chư Tỳ Kheo Ni giữ ba
trăm bốn mười tám giới. Có những người thấy các Thầy, Sư Cô giữ
giới nhiều quá rồi sợ không dám tu, tiêu biểu như vào thời kỳ lúc
đức Phật còn tại thế có một câu chuyện chúng tôi xin kể cho đại
chúng nghe:
-
- Có một thanh
niên tên là Uttiya. Sau khi làm đầy đủ bổn phận của một cư sĩ tại
gia, như là bố thí cúng dường ... Uttiya đến yết kiến Phật và xin
được xuất gia. Ðức Phật chấp thuận cho anh chàng Uttiya được tại
nguyện.
-
Sau ngày xuất
gia và thọ giới lớn 250 giới, Uttiya đâm ra hoảng. Chàng tự nghỉ:
-
- Không ngờ muốn
làm một Thầy sa môn phải giữ đến 250 giới. Thầy Uttiya tự xét
thấy, chỉ cần nhớ 250 giới cũng đủ mệt rồi, còn nói gì đến thọ
trì.
-
Thầy Uttya đâm
ra lúng túng, vì thầy không tài nào nhớ mỗi 250 giới cấm. Thầy
Uttiya đến gặp Phật và xin hoàn tục vì Thầy không thể nào giữ nổi
250 giới.
-
Ðức Phật ân cần
khuyên hỏi:
-
- Con xin hoàn
tục chỉ vì các điều giới quá nhiều khiến con không nhớ nỗi, chứ
không phải vì con nuối tiếc dục lạc của thế gian có phải thế
không?
-
Tỳ Kheo Uttiya
thưa:
-
- Bạch Thế Tôn,
đúng như vậy! Con nghỉ rằng khi sống đời cư sĩ, chỉ phải giữ năm
giới cấm, là những điều con có thể thi hành được. Còn hôm nay hai
trăm năm mươi giới của Tỳ Kheo, con không tài nào nhớ hết, thì làm
sao vâng giữ, chi bằng con xin hoàn tục để khỏi vi phạm đến giới
pháp cao sâu vi diệu của tăng đoàn.
-
Nghe vị tân Tỳ
Kheo thành thật như vậy, đức Thế Tôn liền bảo:
-
- Nếu Như Lai
rút gọn hai trăm năm mươi giới, chỉ còn một vài điều thì con có
thể tiếp tục sống đời sống xuất gia không?
-
Tỳ Kheo Uttuya
mừng rỡ trả lời:
-
- Bạch Ðức Thế
Tôn được như thế thì còn gì bằng.
-
Ðức Phật dạy:
-
- Nếu vậy thì
ngay từ bây giờ đây con chỉ canh chừng thật chặc chẽ những mống
tâm động niệm của con, biết rõ từng ý nghĩ khởi lên là thiện hay
ác.
-
Thầy Uttiya bạch
Phật:
-
Bạch Đức Thế
Tôn, làm sao con biết đó là ý tưởng thiện hay ác.
-
Đức Phật dạy:
-
- Ý tưởng ác là
những ý tưởng nếu đem ra nói hay làm sẽ gây tổn hại cho mình, cho
người, hoặc cả hai. Ðối với những ý tuởng như thế, con phải canh
chừng, theo dõi nó từ lúc mới sanh, lan rộng, cho đến khi diệt
mất.
-
Còn
những ý tưởng thiện đó là những ý tưởng mà khi đem ra thi hành sẽ
không làm hại mình, hại người hoặc cả hai. Ðối với những ý tưởng
lại nầy, con cũng phải canh chừng theo dõi từ lúc chúng sanh khởi,
lan rộng cho đến khi chúng diệt mất.
-
Rồi Đức Phật hỏi
Thầy Uttiya:
-
- Này Uttiya với
một điều đơn giản như vậy con có thể giữ được không?
-
Thầy
Tỳ Kheo Uttiya cung kính thưa:
-
- Bạch
Ðức Thế Tôn con có thể giữ, xin Thế Tôn cho phép con được ở lại
Tịnh Xá tu học.
-
Từ đó
về sau Tỳ Kheo Uttiya cho nhớ những lời đức Phật dạy và tinh tấn
tu tập. Nhưng không may cho Thầy, một cơn bệnh nặng khiến cho Thầy
gián đoạn công phu tu tập. Rồi các cơn bệnh cứ thay nhau tiếp nối
làm cho Thầy Uttiya vô cùng sầu khổ. Một hôm trên giường bệnh Thầy
chợt nghĩ:
-
-
Trong khi ta lâm bệnh, thân thể khổ nhọc khó chịu như thế nầy, các
ý tưởng sinh khởi liên miên không bao giờ dứt. Nếu cái thân xác
thịt nầy mà không được tiếp tế thức ăn, nước uống thì chắc chắc nó
sẽ chết từ lâu. Cũng vậy cái vọng tâm của ta nếu không được tiếp
bằng những ý niệm sai lầm thì có lẽ nó cũng chết từ lâu.
-
Thân
ta tuy hiện đang bị bệnh khổ bức bách, nhưng nó không phải là cái
cớ để cho ta buông lung ... huống chi đức Phật đã thương tình tóm
tắt hai trăm năm mươi giới vào trong chỉ một giới mà ta còn lơ là
thì thật là đáng trách. Nghĩ như thế Thầy Uttiya tinh cần tu tập.
Chẳng bao lâu, Thầy đắc A La Hán ngay khi còn nằm trên giường
bệnh.
-
Trường
hợp Thầy Uttiya cũng giống như tất cả quý vị và cá nhân của tôi.
Dù đã thọ năm giới, mười giới, hai trăm năm mươi giới hay ba trăm
bốn mươi tám giới đi nữa, tuy số lượng giới có sai biệt nhưng tinh
thần của giới luật không ngoài hai điểm là:
-
- Dứt
ác, làm lành.
-
Đây là
hai phạm trù nằm trong bài kệ Đạo Đức Học của Đức Phật dạy:
-
- Chư
ác mạc tác
-
Chúng
thiện phụng hành
-
Tự
tịnh kỳ ý
-
Thị
chư Phật giáo.
-
Nghĩa
là:
-
- Tất
cả các điều ác thì đừng làm
-
Phải
làm tất cả các điều thiện
-
Để cho
tâm ý được thanh tịnh
-
Đó là
lời dạy của chư Phật.
-
Hai phạm trù
thiện và ác, chính là một giới răn mà đức Phật đã tóm tắt cho Thầy
Uttiya giữ giới nầy, trong nhà Chùa chúng ta thường gọi là chăn
trâu. Như thế chúng ta thấy:
-
- Bằng sự cố
gắng, hăng hái không buông lung, tự khắc chế lấy mình, chúng ta sẽ
tự tạo cho mình một hòn đảo, mà không có ngọn thủy triều nào có
thể nhận chìm được.
-
Vì vậy
chúng ta không nên chìm đắm theo buông lung, chớ nên say mê với
dục lạc, hãy nên tỉnh giác va tu học mới mong được an lạc. Những
yếu tố khác có tính cách phụ, nhưng có khả năng hổ trợ cho sự hăng
hái tu tập không buông lung đó là chúng ta cần phải thay đổi một
số thái độ để hổ trợ cho việc thực hành tích cực của mình. Nghiã
là chúng ta thực tập bằng cách nói ít, có ý tứ, tôn trọng sự yên
lặng của người khác, là một cách biểu hiện của chánh ngữ. Ngoài ra
chúng ta còn phải giữ hạnh tiết chế trong sự ăn uống để khỏi uể
oải buồn ngủ và để là suy giản sự tham ăn.
-
Khi thực hành có
kết quả, ta sẽ thấy giáo pháp có hương vị tuyệt hảo hơn mọi hương
vị trên thế gian nầy như Ðức Phật đã dạy trong Kinh Pháp Cú:
-
- Mùi hương của
các thứ hoa, dù là hoa Chiên Ðàn đều không thể bay ngược gió, chỉ
có mùi hương đức hạnh của người tu chân chính, tuy ngược gió vẫn
bay khắp muôn phương.
-
Ngoài việc thay
đổi một số thái độ, tự bản thân của chúng ta cũng phải sạch sẽ gọn
gàng cũng là một đức tính khác giúp cho trí tuệ phát triển, trong
sự nghiệp tu học của chúng ta:
-
1- Sạch sẽ bên
trong: Thân thể cũng cần phải tắm gội sạch sẽ tóc tai phải cắt bới
gọn gàng, móng tay nên cắt ngắn, và gìn giữ đừng để bón uất.
-
2- Sạch sẽ bên
ngoài: Quần áo phòng ốc phải được sắp xếp ngăn nắp và sạch sẽ, vệ
sinh.
-
Những đức tính
gọn gàng sạch sẽ trên sẽ giúp cho tâm an tịnh trong sáng. Tuy
nhiên, cũng đừng quá dính mắc vào sự gọn gàng sạch sẽ nầy. Ðừng
biến nó thành một ám ảnh khiến cho chúng ta bị phân tâm trong lúc
tu tập, như Kinh Pháp Cú đã dạy:
-
- Hương Chiên
Ðàn, hương Vũ Hoa Quý, hương thanh liên, trong tất cả các thứ
hương, chỉ có hương đức hạnh là hơn cả.
-
Cuộc sống giản
dị của người tu tập không cần trang sức dầu thơm, bởi vì khi tinh
tấn tu tập thì tự nơi thân đã mùi hương:
-
- Hương Chiên
Ðàn, hương đa già la đều là những mùi hương vi diệu, nhưng không
sánh bằng hương của người đức hạnh, xông ngát tận chư thiên.
-
Thực ra trên thế
gian nầy không món trang sức nào quí báu hơn giới đức, không chỗ
ẩn trú nào mà an toàn hơn là giới đức, không một nơi nà thuận lợi
hơn để cho trí tuệ nở hoa bằng khu đất giới đức. Giới đức không
phải là sự đẹp đẻ tô trét bên ngoài như lớp tường vi bao phủ những
viên gạch loang lổ tàng ẩn bên trong, nhưng là những đức tính cao
quý nhất xuất phát từ phần sâu kín trong tâm hồn chiếu rạng ra
toàn thể con người. Ðây là loại trang điểm thích hợp cho mỗi hạng
người mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và mọi mùa, không bao giờ bị lỗi
thời. Thế nên hãy giữ gìn giới luật trong sạch để tạo cho mình một
loại trang sức tươi mát và đẹp đẻ.
-
Tuy thế, dầu cho
giới luật thể hiện qua hành động và lời nói có được tốt đẹp đến
đâu đi nữa, cũng chỉ là phương tiên để đào luyện tâm. Phương cách
cần thiết để giúp cho tâm trưởng thành, thấy rõ bản chất thật sự
của cuộc sống và đưa tâm đến một mức hiểu biết thâm sâu chẳng có
gì khác hơn là sự hành trì giáo pháp của Phật.
-
Nói tóm lại,
đừng nên dòm ngó lỗi của người, đừng nên dòm ngó coi họ đã làm gì
hay không làm gì, mà chỉ nên ngó lại hành động của chúng ta thử
coi chúng ta đã làm được việc gì và chưa làm được gì. Khi biết
chúng ta đã làm được gì thì cố gắng làm cho đến khi thành công mới
thôi. Còn nếu như biết chúng ta chưa làm được gì thì phải cố gắng
nhiều hơn nữa. Ý thức được điều nầy là chính mỗi người chúng ta đã
và đang hái những cánh hoa trang điểm cho tự thân càng ngày càng
tốt đẹp hơn. Khi thực hành có kết quả, chúng ta sẽ thấy giáo pháp
có hương vị tuyệt hảo hơn mọi hương vị trên thế gian nầy như Ðức
Phật đã dạy.
--o0o--
|
|