|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
TÍNH CHẤT
- HÒA
BÌNH CỦA PHẬT GIÁO
- Thích
Phước Sơn
- --o0o--
-
-
Thế giới mà chúng ta
đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong
quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn
khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện
nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải
đã hoàn toàn ổn định. Do thế, hòa bình vẫn là một khát vọng muôn
đời của toàn thể nhân loại. Đạo Phật vốn được tiếng là đạo từ
bi, cứu khổ; thế thì, trong lĩnh vực Hòa bình, Phật giáo có
những giải pháp gì được xem là hữu hiệu và khả thi hay không? Đó
là điều mà bài viết này muốn gia tâm tìm hiểu.
-
1.
Nguyên nhân của mọi sự tranh chấp
-
Xuyên qua lịch sử,
chúng ta thấy rằng nguyên nhân của các cuộc đấu tranh là do lòng
tham dục của con người gây ra, khiến cho gia đình đổ vỡ, xã hội
nhiễu nhương và nhân loại đau khổ. Chính điều đó đã được Đức Thế
Tôn chứng ngộ và khai thị cho chúng ta:
-
"Này các Tỷ kheo, do
dục vọng làm duyên, nên vua tranh chấp với vua, Sát đế lợi
tranh chấp với Sát đế
lợi Bà la môn
tranh chấp với Bà la môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ, cha
mẹ, anh em, bè bạn tranh chấp lẫn nhau. Khi chúng đã dấn thân
vào sự tranh chấp, chúng đánh nhau bằng tay, ném nhau bằng
đá,đập nhau bằng gậy và chém nhau bằng gươm. Do đó, chúng bị tử
thương, hoặc ngắc ngư quằn quại"(Trung bộ kinh I,tr.87).
-
Sự tranh chấp sở dĩ
xảy ra, nếu không do lòng dục thúc đẩy, thì cũng do sự cuồng tín
cố chấp gây nên, như một hôm Đức Phật khuyến cáo một thanh niên
Bà la môn:
-
"Người trí giữ gìn
chân lý không nên di đến kết luận:
-
"Chỉ có đây là chân
lý, còn mọi điều kiện khác là sai lầm". Một người có lòng tin,
nếu y nói:"Đây là lòng tin của tôi". Như thế là y giữ gìn chân
lý. Nhưng từ đấy y không thể tiến đến kết luận tuyệt đối:"Chỉ có
đây là chân lý. ngoài ra đều sai lầm". "Rồi Đức Phật dạy tiếp:"
Chấp chặt vào một quan điểm và khinh miệt những quan điểm khác
cho là thua kém, hành động như thế người trí gọi là mù quáng"(W
Rahula. What the Buddha taught).
-
Quốc vương
xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) là Ajatasattu (A Xà Thế) muốn mở mang
vưong quốc của mình bằng tham vọng chinh phục xứ Vajji (Bạc Kỳ).
Vua sai đại thần Vũ Xá đến thỉnh ý Đức Phật về việc chinh phục
này. Đức Phật rất tế nhị. Ngài không trả lời câu hỏi trực tiếp
của nhà vua, mà Ngài gián tiếp trả lời bằng cách hỏi Tôn giả
Anada tình hình của xứ Vajji bằng 7 câu hỏi:
-
"Này A Nan, dân Vajji
có hội họp thường không?
-
- Dân Vajji có đoàn
kết khi hội họp, đoàn kết khi giải tán và đoàn kết khi làm việc
không?
-
- Dân Vajji có sống
đúng với truyền thống của dân tộc, và tôn trọng những luật pháp
đã được ban hành từ thời xưa không?
-
- Dân Vajji có tôn
kính những bâc trưởng lão trong nước và nghe theo lời dạy của
những vị này không?
-
- Dân Vajji có cưỡng
ép những thiếu nữ và phụ nữ bắt họ phải sống chung với mình
không?
-
- Dân Vajji có thường
xuyên dâng lễ ở các nơi thờ tự không?
-
- Dân Vajji có bảo vệ
và tôn kính các bậc A la hán khiến các vị ấy tìm đến ở trong xứ
để xứ sở được an lạc không?"
-
Bảy pháp này có thể
tóm tắt bằng những danh từ thời đại:
-
1. Sinh hoạt dân chủ,
2. Tình đoàn kết dân tộc, 3. Nguyên tắc pháp trị, 4. Sự hòa hợp
các thế hệ, 5. Tôn trọng phụ nữ, 6. Tôn kính các tín ngưỡng, và
7. Ưu đãi các bậc minh triết.
-
Đây là 7 nguyên tắc
giúp quốc gia hưng thịnh và tránh diệt vong. Sau khi nghe Tôn
giả A Nan trả lời rằng dân Vajji đã thực hiện 7 pháp này rất tốt
đẹp, Đức Phật kết luận:"Thế thì dân Vajji sẽ phú cường, không ai
có thể chinh phục được".
-
2. Hậu
quả của những sự tranh chấp
-
Do tham vọng mù quáng
thúc đẩy, kẻ có thế lực thường dùng sức mạnh để đàn áp kẻ yếu và
bắt họ phải khuất phục. Những kẻ bại trận khổ nhục đã đành mà
những người chiến thắng do lửa tham thiêu đốt và oán thù chồng
chất cũng chẳng an lạc gì hơn:
-
"Chiến thắng gây hận
thù,
-
Thất bại chuốc khổ
đau,
-
Ai từ bỏ thắng bại,
-
An tịnh liền theo
sau".
-
(Tương ƯngI,102)
-
Những kẻ bạo tàn gây
đau khổ cho người khác mà mong hưởng được an vui, điều đó không
bao giờ có:
-
"Ác nghiệp chưa chín
muồi,
-
Kẻ ngu tưởng đường
mật.
-
Ác nghiệp khi chín
thật,
-
Kẻ ngu chuốc khổ
đau".
-
(KPC 69)
-
Vì thế, Đức Phật đã
dạy khá rõ, kẻ làm ác dù trốn bất cứ phương trời nào cũng không
thể thoát được luật nhân quả:
-
"Không trời cao biển
rộng,
-
Không hang động, núi
rừng.
-
Đã tạo nghiệp ác độc,
-
Trên đời hết chỗ
dung".
-
(KPC.127)
-
Có một kẻ thù nguy
hiểm hơn bất cứ kẻ thù nào khác trên đời này, đó là tâm niệm ác
của ta. Những kẻ thù ở bên ngòai, chúng ta còn có hy vọng tránh
được, chứ chính ta đã gây nên tội ác thì không sao tránh khỏi
quả báo:
-
"Kẻ thù hại kẻ thù,
-
Oan gia hại oan gia,
-
Còn thua tâm niệm ác,
-
Do chính ta hại ta".
-
(KPC.42)
-
Thế nên chỉ có ta mới
cứu được ta:
-
"Mẹ cha hay bà con,
-
Không làm gì được cả.
-
Chính nhờ tâm nguyện
lành,
-
Đưa ta lên cao cả".
-
(KPC.43)
-
Luật nhân quả có vay
có trả, rất công bằng, không thiên vị bất cứ người nào:
-
"Giết người bị người
giết,
-
Thắng người, bị người
thắng.
-
Mắng người, bị người
mắng.
-
Hại người bị người
hại,
-
Do nghiệp lực diễn
tiến,
-
Hại người, thành hại
mình".
-
(Tương Ưng I,103)
-
Do vậy, những ai muốn
sống an lạc tránh mọi sợ hãi, và khổ đau, hãy theo lời Phật dạy,
từ bỏ sát sanh:
-
"Này gia chủ do
nguyên nhân sát sanh mà gây ra sợ hãi, hận thù ngay trong hiện
tại, và sợ hãi, hận thù trong tương lai, khiến cho tâm cảm thụ
khổ ưu. Từ bỏ sát sanh là chấm dứt sợ hãi, hận thù trong hiện
tại, chấm dứt sợ hãi, hận thù trong tương lai, khiến cho tâm
không còn cảm thọ khổ ưu. Do đó, ai từ bỏ sát sanh, người ấy
thoát khỏi mọi sợ hãi và hận thù". (Tăng Chi IIIB. 176).
-
3. Cần
phải từ bỏ hận thù và tàn bạo
-
Trong cuộc đời này,
muốn sống được an vui người ta phải từ bỏ hận thù. Bởi vì chúng
ta không bao giờ có thể dùng hận thù để tiêu diệt hận thù, mà
chỉ có thể dùng đức độ khoan dung mới tiêu diệt được hận thù:
-
"Nó mắng tôi, đánh
tôi,
-
Nó hại tôi, cướp tôi,
-
Ai ôm niềm hận ấy,
-
Hận thù không thể
nguôi".
-
(KPC.3)
-
"Hận thù tiêu diệt
hận thù
-
Đời này không thể có,
-
Từ bi diệt hận thù,
-
Là định luật nghìn
thu".
-
(KPC.5)
-
Đem tình thương đáp
lại hận thù, đó là một việc làm khó khăn vô cùng. Cho nên người
nào làm được như vậy sẽ được nhân loại cúi đầu khâm phục: hơn
thế nữa người nào tự thắng được mình, đó mới là kẻ chiến thắng
tối thượng:
-
"Dù tại bãi chiến
trường,
-
Thắng nghìn nghìn
quân địch,
-
Không bằng tự thắng
mình,
-
Chiến công ấy vô
địch"
-
(KPC.103)
-
Tự thắng mình có
nghĩa là tự nhiếp phục cái tâm tham dục, ti tiện, hận thù hay
gây ác nghiệp của chính mình. Người nào tâm không nghĩ ác, thân
không làm ác, thì người ấy sẽ không bị ác nghiệp hoành hành:
-
"Bàn tay không thương
tích,
-
Cầm thuốc độc không
sao,
-
Người không làm việc
ác,
-
Không bị ác nhiễm
vào"
-
(KPC 124)
-
Muốn sống an vui hạnh
phúc phải biết quý trông mạng sống của mình, mà quý mạng sống
của mình thì không được sát sanh và tán trợ sát sanh:
-
"Hình phạt ai cũng
kinh,
-
Sinh mệnh ai cũng
tiếc,
-
Lấy ta suy ra người,
-
Chớ giết, chớ bảo
giết".
-
(KPC.130)
-
Chẳng những không sát
hại sanh linhmà còn phải bao dung độ lượng đối với những kẻ thù
của mình; làm được như vậy, chúng ta mới hưởng được niềm an vui
thanh thản:
-
"Lành thay chúng ta
sống
-
Từ ái giữa hận thù!
-
Giữa bao kẻ hận thù
-
Ta sống không hận
thù!"
-
(KPC.197)
-
Im lặng và tha thứ
đời sống sẽ trở nên êm đẹp biết bao!:
-
"Nếu tự mình im lặng,
-
Như chuông nứt nhiều
đường,
-
Người ấy chứng Niết
bàn,
-
Hận thù không còn
nữa".
-
(KPC.134)
-
Nhưng trên đời này
hạng người im lặng ít nói, khiêm tốn thật là hiếm hoi:
-
"Hiếm thấy ai ở đời,
-
Biết tự chế khiêm
tốn,
-
Tránh mọi lời thương
tổn,
-
Như ngựa hiền tránh
roi".
-
(KPC.143)
-
4. Độ
lượng khoan dung trước nh4ững công kích
-
a. Đức nhẫn nhục của
Đức Phật
-
Một thanh niên Bà la
môn tên Ambattha đi đến hội chúng của dòng họ Thích Ca - dòng họ
của Phật - không được hội chúng này tiếp đón niềm nở, nên khi
gặp Đức Thế Tôn, ông đã chỉ trích dòng họ Thích Ca một cách kịch
liệt:
-
"Này Gotama, thô bạo
là dòng họ Thích Ca, khinh suất là dòng họ Thích Ca, hung dữ là
dòng họ Thích Ca. Dòng họ Thích cA thuộc thành phần đê tiện
không kính nhường Bà la môn, không lễ bái Bà la môn, không tôn
trọng Bà la môn. Này Gotama, như vậy thật không phải lẽ, thật
không đúng pháp".
-
Trước những lời chỉ
trích thô lỗ, đầy vẻ giận dữ của Ambattha, Đức Phật đáp lại một
cách từ hòa bình thản:"Này Ambattha, đối với việc sơ suất nhỏ
mọn của dòng họ Thích Ca, thật không đáng để cho ngươi phải bực
mình, nặng lời chỉ trích đến như thế".( Trường Bộ kinh I.90)
-
Người hộ trì chánh
pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội
tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và
bệnh người. Nhẫn nhục đúng lúc có thể cảm hóa người khác dễ
dàng. Do đó, người hiểu chánh pháp ít khi tranh chấp với đời,
như Đức Phật đã dạy trong Tương Ưng Bộ kinh:
-
"Này các Tỳ kheo, Ta
không tranh luận với đời, chỉ có đời là tranh luận với Ta. Người
nói pháp không tranh luận vơ1i một ai ở đời. Cái gì người trí ở
đời chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không". Cái gì người
trí ở đời chấp nhận là "có", Ta cũng nói là "có".(Tương Ưng Bộ
kinh, III.165).
-
Sống không tranh chấp
là nhờ có trí tuệ hiểu rõ lẽ phải trái, không bướng bỉnh, ngoan
cố, mà luôn luôn cảm thông với tha nhân nên dễ dàng mở lượng bao
dung với tất cả mọi người.
-
b. Lòng khoan dung
của Phật
-
Một hôm Bà la môn
Akkosaka Bharadvàja đùng đùng nổi giận đến mắng nhiếc Đức Phật
thậm tệ. Khi y trút cơn phẫn nộ xong, Thế tôn ôn tồn hỏi:
-
- Này Bà la môn, nếu
như bà con thân hữu đến thăm ngươi, người sửa soạn cỗ bàn thiết
đãi mà họ không nhận thì sao?
-
- Nếu họ không nhận
thì các thức ăn thức uống ấy sẽ về lại chúng tôi.
-
- Cũng vậy, này Bà la
môn, nay ngươi phỉ báng ta, mắng nhiếc ta, gây lộn với ta, nhưng
ta không nhận; thế thì những sự việc ấy hẳn sẽ về lại với người
thôi(Tương Ưng I.199)
-
Đối với những người
có ác tâm hủy báng, Đức Phật thường kham nhẫn chịu đựng, hoặc
khoan dung tha thứ, hoặc dùng những lời lẽ ôn hòa, nhã nhặn để
đối thoại. Một phương pháp tuyệt diệu nhất của Phật là nêu ví dụ
cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề, khiến cho kẻ đối thoại thấy rõ
được sai lầm, do đó bày tỏ thái độ thành khẩn và phục thiện. Nhờ
đức nhẫn nhục và lòng khoan dung mà Phật đã cảm hóa được biết
bao người như thế.
-
5. Trang
trải từ tâm đối với muôn loài
-
Tu tập từ tâm đạt
được lợi ích
-
Sứ mệnh của một Như
Lai sứ giả là đem lại thanh bình an lạc cho tất cả chúng sinh,
nhưng muốn cho muôn lòai được hạnh phúc thật sự thì chính bản
thân mình trước hết phải tu tập từ tâm. Chính phương pháp tu tập
này, Đức Đạo Sư đã ân cần trao truyền cho các đệ tử:
-
"Này các Tỳ kheo,
trong khi tu tập lòng từ, vị Tỳ kheo phải trang trải từ tâm khắp
cả bốn phương, cùng khắp vô biên giới, với tâm từ quảng đại,
không hận, không sân; đồng thời cũng trang trải bi tâm, hỷ tâm
và xả tâm như thế đến với tất cả muôn loài"(Trung Bộ kinh I.38).
-
Là người, ai cũng
muốn cộng đồng sinh hoạt chung sống hòa bình. Nhưng muốn chung
sống hòa bình, trước hết mỗi người phải từ bỏ tánh ích kỷ vị lợi
của chính mình, mà tuân theo những quy luật xã hội để đem lại an
vui lợi lạc cho tập thể. Chính Tôn giả Anuruddhà đã phát biểu về
nguyên tắc sống chung hòa bình ấy, khi bậc Đạo Sư hỏi thầy:
-
- Này Anuruddhà, các
ngươi sống hòa bình hoan hỷ với nhau như nước hòa với sữa, sống
nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm như thế nào?
-
- Bạch Thế Tôn ở đây
chúng con nghĩ như sau:
-
"Thật vô cùng lợi ích
đối với ta, khi ta được sống chung với các vị đồng phạm hạnh như
vậy".Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này,
con khởi lên ý nghĩ, lời nói và hành động từ bi khi họ có mặt
cũng như khi họ vắng mặt. Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau:"Ta hãy
từ bỏ tâm vị kỷ của ta và sống thuận theo theo tâm của các Tôn
giả này". Do vậy, Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng
giống như đồng một tâm.(Trường Bộ kinh I.200).
-
Người có lòng từ
chẳng những dễ hòa mình cảm thông với đồng loại mà còn hưởng
được niềm an lạc ngay trong khi ngủ:
-
"Khi thức không lo
âu,
-
Khi ngủ không sợ hãi,
-
Phiền não nào động
tâm,
-
Ngày đêm đều thoải
mái".
-
(Tương Ưng1, tr.136)
-
Ai cũng
mong muốn đời sống của mình được hạnh phúc, an vui, nhưng ít ai
nỗ lực từ tâm. Nếu ai tụ tập từ tâm thuần thục người ấy sẽ hưởng
được 11 lợi ích:
-
"Này các Tỳ kheo, từ
tâm giải thoát được tu tập sung mãn, sẽ tác thành cỗ xe, thành
căn cứ địa, nếu được tích lũy và phát triển sẽ thành tựu 11 lợi
ích sau đây: - Ngủ an lạc; thức an lạc; không ác mộng; được lòai
người ngưỡng mộ; được phi nhân nhân ái kính; được chư thiên bảo
hộ; không bị lửa, thuốc độc, đao kiếm xúc chạm; được thiền định
mau chóng; sắc mặt tươi sáng; khi mệnh chung không hôn ám;nêu
chưa thể nhập thượng pháp(đắc quả A la hán) thì sẽ sinh lên Phạm
Thiên giới".(Tăng Chi Bộ kinh IIIB.300).
-
"Chính nhờ lòng từ bi
mà Phật giáo đã được truyền bá khắp một vùng rộng lớn ở Châu Á
một cách êm đẹp, không bao giờ có sự can thiệp của vũ lực hay uy
thế chính trị, không một giọt máu nào phải đổ trong khi truyền
giáo; không một cuộc chém giết nào xảy ra nhân danh Đạo Phật,
hay nhân danh Đức Thế Tôn, thật là hãnh diện biết bao!" (Tiến sĩ
K. N. Jayatilleke).
-
- --o0o--
|
|