|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
Hãy Nói Về Đau Khổ
- Tỳ
kheo Gavesako
-
Tỳ Kheo Giác Nguyên Việt Dịch
-
--o0o--
-
Giới thiệu:
-
Đại đức
Gavesako (Mitsuo Shibahashi) sinh năm 1951 tại Nhật Bản. Là một
nhà leo núi lão luyện, đại đức đã từng thành lập một nhóm hội
viên để chinh phục dãy núi Himalayas. Lần đó đại đức cùng cả
đoàn đi sang Ấn Độ và trong thời gian chờ đợi thời tiết tốt để
bắt đầu cuộc thám hiểm, đại đức đã quyết định ở lại một thảo xá
dưới chân núi. Thế rồi trước khi các thành viên trong đoàn có
mặt đầy đủ (đại đức đã đi trước một mình), đại đức bỗng nhiên
cảm thấy thích thú với đời sống thiền định qua chút ít kiến thức
mà mình đã biết được về pháp môn này để rồi đại đức không còn
thấy hứng thú trong chuyện leo núi nữa. Đại đức đã ở lại thảo xá
đó suốt hai năm liền. Và cũng trong thời gian này đoàn leo núi
của đại đức gặp phải tai nạn, một số người trong bọn họ đã bị
vùi chôn trong một dòng băng hà đổ từ núi xuống.
-
Do một
ít khó khăn về vấn đề giấy tờ nhập cảnh, đại đức buộc phải đi
qua Thái Lan, nơi mà đại đức vẫn hy vọng mình sẽ tiếp tục tu tập
pháp môn thiền định. Gặp được các vị sư người Tây Phương ở
Bangkok giới thiệu, đại đức đã đến chùa Pah Pong ở vùng đông bắc
Thái Lan, rồi thọ giới tỳ kheo với Ngài Ajahn Chah. Lúc này là
năm 1975. Đại đức Gavesako gần như chuyên sống hạnh đầu đà và
đại đức cũng là người đã hết mình tận tụy chăm sóc thiền sư
Ajahn Chah trong suốt những năm tháng cuối đời của Ngài.
-
Năm
1989 đại đức đã được mời về Nhật Bản để trình bày về thiền định
Phật giáo Nguyên thủy suốt mấy tháng trời.
-
Bài
viết sau đây là một pháp thoại cho các Phật tử từ
Bangkok
đến viếng thăm đại đức. Nội dung của bài viết có thể được tóm
tắt trong mấy dòng sau đây "Hãy làm thế nào để thấy được bản
chất ma chướng của lòng ham muốn và chấp thủ. Cho đến khi nào
thoát khỏi được sự chi phối của chúng thì coi như đã thành
Phật".
-
Trong
bài nói chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh với quý vị một số tiêu đề
có thể tạm gọi là những kinh nghiệm tu học mà chúng ta cần phải
có.
-
Vấn đề
trước tiên mà tôi muốn đề cập ở đây chính là thái độ đối diện
của người Phật tử trước tất cả những đau khổ trong đời sống. Có
là kỳ quái lắm không khi tôi đề nghị các vị hãy học cách trân
trọng trước những đau khổ như là đối với một người thầy. Chúng
ta đừng theo thói quen mà chán ghét, trốn chạy hay e sợ các đau
khổ. Các đau khổ luôn giúp ta một lời cảnh báo, nó giúp ta thông
minh hơn để có thể nhìn thẳng vào mọi sự trong đời. Nếu chúng ta
có đủ can đãm để đón nhận các đau khổ thì sẽ thấy được rằng
chúng thật ra có nhiều ý nghĩa tuyệt vời lắm. Trong tinh thần
đó, chúng ta sẽ khỏi phải lo ngại bất cứ điều gì mà chỉ việc
củng cố ở nội tâm mình một sức mạnh chịu đựng. Nói vậy có nghĩa
là chúng ta phải biết mạo hiểm và gan lì, bởi vì bất luận là
những đau khổ đó có mặt ở đâu chúng ta cũng phải nhìn ngắm nó
một cách trọn vẹn. Nỗi đau khổ nào cũng cần được nhận thức, cho
nên chúng ta phải học được cách nhận thức đau khổ. Có điều là
chúng ta cũng đừng quên rằng sự đam mê trong khả năng nhận thức
đó không khéo cũng tạo ra hai thứ hình thái phiền não hết sức
nguy hiểm là tham ái và chấp thủ. Chính hai phiền não này là cội
nguồn cho tất cả đau khổ; đồng thời cũng che khuất tất cả nhận
thức của chúng ta về đau khổ. Đến lúc này thì chúng ta chỉ có
thể bị đau khổ mà không thể nhìn thấy sự đau khổ. Chính vì vậy,
vấn đề cốt lõi của cuộc tu là biết chọn lấy cho mình một con
đường chín chắn để thấy rõ tất cả đau khổ. Từ cái thấy hời hợt
của buổi đầu mới tu học, chúng ta sẽ dần dần có được một cái
nhìn sâu sắc hơn. Thuật ngữ Phật học gọi đó là Chánh Tri Kiến,
cái khả năng trí tuệ thấy rõ được từng giai đoạn xuất hiện, tồn
tại và biến mất của các đau khổ để rồi từ trên cơ sở này, Chánh
Tri Kiến của chúng ta lại lần lược đi đến những cấp độ khác cao
hơn: không có hạnh phúc hay khổ đau gì cả, mọi hiện tượng chỉ là
từng tiến trình "xuất hiện - tồn tại - biến mất". Với trình độ
Chánh Tri Kiến này, ta sẽ thấy rằng thật ra không có Cái Gì xuất
hiện hay biến mất cả. Không có cái gì trên đời này đáng để ta ôm
ấp. Tất cả các pháp đều vô ngã.
-
Bất cứ
cái gì đã xuất hiện thì phải có lúc biến mất. Nếu chúng ta có
thể buông bỏ hết mọi thứ: Không cực lòng với những đau khổ,
không thích thú cũng không bất mãn thì chắc chắn chúng ta sẽ
được an lạc. Bất cứ một đau khổ nào có thể xảy ra trong lúc này
thì cũng chỉ là những bóng khói hình sương.
-
Thái độ
thứ hai mà các Phật tử cần phải có được trước tất cả các đau khổ
là chúng ta học được cách đánh giá mọi áp lực trong đời sống như
là những người khách lạ. Quả đúng như vậy, những cảm giác bức
xúc khó chịu thực ra chỉ đến rồi đi qua tâm hồn ta như những
bóng nắng bên thềm. Chúng đi rồi cũng có lúc quay lại. Nếu chúng
ta không bận lòng vật lộn với chúng thì chắc chắn chúng sẽ không
lưu trú lại được. Tuy vậy, chúng ta cũng đừng quá chủ quan trong
thái độ đó của mình. Hãy bình thản một cách tự chủ: Không xua
đuổi để khách không có cơ hội phản ứng và cũng đừng nồng nhiệt
chào đón để khách có hứng thú ở lại. Hãy để mặc chúng đến và đi
theo nhân duyên của chúng, ta không cần thiết phải can thiệp
vào. Quý vị hãy an tâm, các cảm giác đau khổ bức xúc chỉ là
những du khách chứ không phải là những cư dân. Khi chúng đến ta
biết là chúng đến rồi bình thản nhìn ngắm cho tới khi chúng ra
đi. Chúng ta phải xây dựng ở nội tâm mình một khả năng trung
hòa: Không ghét thương, không sợ hãi... Chỉ giữ lại cho mình khả
năng hiểu biết mà thôi. Cứu cánh của cuộc tu không phải là một
cái hầm trú ẩn để trốn tránh đau khổ mật cách nhút nhát tiêu cực
mà là một trạng thái tĩnh lặng, thanh tịnh và trong sáng.
-
Vấn đề
thứ ba chính là một câu hỏi của tôi cho các vị. Có ai trong số
chúng ta ở đây đã từng trải qua cái cảm giác đau đớn gần như
muốn chết hay không? Cho dù sự đau khổ có nghiêm trọng đến mức
nào đi nữa thì công việc tốt nhất cho nội tâm chúng ta là nhận
biết chính xác sự có mặt của nó. Chỉ nhận biết thôi, chúng ta
không cần có thêm một nỗ lực nào khác nữa. Hãy kham nhẫn và quan
sát mọi cảm giác chứ không nên thích thú hay chối bỏ chúng.
Trong những hoàn cảnh đó hãy cố giữ sao cho nội tâm được chuyên
nhất không thiên lệch. Cái cần thiết của chúng ta lúc này chính
là sự hiểu biết: Ngồi trong sự hiểu biết, đi trong sự hiểu biết.
Trong khả năng ý thức này, chúng ta sẽ thấy được rằng mọi sự đều
rổng tuếch ngay trong chính bản chất của chúng. Mọi đau khổ và
bức xúc chỉ đơn giản là các cảm giác phù du, chúng không phải là
chúng ta cũng không thuộc quyền sở hữu của chúng ta. Chúng được
xem là quan trọng chỉ vì chúng ta nắm bắt chúng bằng những khái
niệm. Trong khi đó mọi thứ luôn vô thường, cái cũ sẽ được thế
chỗ bằng cái mới một cách liên tục. Bản thân chúng chỉ là những
gì mà Đức Phật vẫn gọi là vô thường, khổ não, vô ngã.
-
Nói một
cách chính xác, chúng ta đau khổ chỉ vì chúng ta chấp thủ. Chúng
ta phải học được cách đào luyện nội tâm mình cho trở thành một
nguồn sức mạnh đủ để đối diện và chấp nhận mọi sự: có thấy được
sự đổi thay liên tục của các cảm giác, chúng ta mới thấm thía
được định lý vô thường. Và định lý vô thường thì luôn gắn liền
với định lý vô ngã.
-
Vấn đề
tiếp theo mà tôi muốn nhấn mạnh với các vị là chúng ta đừng bao
giờ đồng hoá mình với bất cứ một đau khổ nào khác. Sự đau khổ
không phải là TA và ta cũng không phải là sự đau khổ. Sự đau khổ
không tồn tại bên trong bất cứ AI và cũng không có AI sống trong
sự đau khổ. Sự đau khổ tự nó xuất hiện, tồn tại rồi biến mất.
Chúng ta chỉ có mỗi một trách nhiệm đơn giản là nhận ra được
từng diễn biến của sự đau khổ để xem nó đến và đi như thế nào.
Hãy nhìn ngắm đau khổ mà không cần thiết phải bận tâm xem nó ở
mức độ nào, nhiều hay ít. Nhờ vậy chúng ta mới có thể chấp nhận
được nó một cách can đảm, bởi bổn phận của người tu chỉ đơn giản
có bốn chữ "can đảm chấp nhận". Và được gọi là một bậc hiền giả
thì chỉ đơn giản là người chấp nhận được mọi đau khổ.
-
Vấn đề
tiếp đến có giá trị như là một món hành trang tâm lý để chúng ta
có thể đối mặt với cuộc đời nói chung và sự đau khổ nói riêng. Ở
đây tôi muốn nói đến thái độ "bao dung" trong tinh thần thấu đáo
được cái lẽ tương đối trên đời.
-
Trước
khi đánh giá ai đó là lỗi lầm sai trái thì chúng ta hãy nhớ lại
rằng bản thân mình cũng có lúc sai trái lỗi lầm và người kia
không phải lúc nào cũng lỗi lầm sai trái. Hãy giữ lại mọi thứ ở
một nửa con số đo lường của mình thôi. Có biết suy nghĩ như vậy
chúng ta sẽ không bị các tư tưởng chủ quan của mình đày ải. Hoặc
khi nghe lại câu chỉ trích của ai đó về mình, chúng ta đừng nông
nổi tin tưởng hay phủ bác hoàn toàn. Tức là chỉ giữ lại con số
đo năm mươi phần trăm mà thôi. Điều đặc biệt là đừng để nội tâm
mình có những phản ứng không cần thiết để rồi bị đau khổ. Mọi sự
không có gì là tuyệt đối: Rất có thể từng người có liên quan
rong chuỗi dài thông tin kia đã thêm thắc vào đó một ít tư ý.
Nói vậy có nghĩ là chúng ta đừng bao giờ bị mắc bẩy trong cái
suy nghĩ của người khác. Quý vị hãy nhớ lại xem chúng ta thường
nổi giận trước khi tìm ra căn cội của vấn đề chính bằng sự suy
nghĩ cẩn thận của mình. Đại khái, hãy luôn tỉnh táo và sáng suốt
trước khi muốn làm điều gì đó.
-
Những
khi bị buộc phải làm điều gì đó mà mình không thích, chúng ta
thường tỏ ra bất mãn. Hãy nhớ rằng đó không phải là cách phản
ứng tốt. Đừng giử lại trong lòng mình những cảm giác bực bội chỉ
vì nghĩ rằng đó là điều vô lý. Ở đây tôi ví dụ như quí vị đang
làm việc với một đồng sự của mình. Cả hai bên làm sao có cùng
một suy nghĩ được. Mà mọi suy nghĩ thì luôn vô thường, thay đổi.
Người đồng sự của quí vị có thể rồi sẽ thay đổi suy nghĩ hoặc
cũng có thể họ nghĩ một đàng mà làm một nẻo...Quý vị đừng để
mình bị đánh lừa bởi các cảm giác. Bởi nếu chúng ta tỉnh táo thì
chúng ta không bị đau khổ. Đừng bao giờ hoàn toàn tin tưởng vào
bất cứ cái gì dầu là chính mình, người khác hay bất cứ một sự
kiện nào. Hãy học cách bình thản và không sợ hãi. Đồng thời cũng
đừng để mình bị cuốn hút vào những gì nghe thấy được. Bởi hãy
nhớ: cái gì cũng đều vô thường và bất toại, hãy dành cho mọi sự
trên đời năm mươi phần trăm giá trị thôi.
-
Nãy giờ
tôi vẫn nói với quí vị về những thái độ cần thiết phải có để đối
diện với đau khổ nhưng nếu như ta đã bằng đủ mọi cách mà chúng
ta vẫn cứ tiếp tục đau khổ thì phải làm sao? Ở đây tôi chỉ có
một câu trả lời thôi và đồng thời đây cũng chính là một vấn đề
nữa trong bài nói chguyện này. Đó là cố gắng nhìn thẳng vào mọi
sự một cách cam đãm và tin tưởng hơn nữa.
-
Cái
nhìn mà tôi muốn nói ở đây chính là trí tuệ về Lý Tứ Đế. Nếu
chúng ta còn "bị đau khổ" thì cũng có nghĩa là chúng ta chưa
hoàn tất được chánh kiến của mình. Khi đau khổ xuất hiện, chúng
ta hãy dõi mắt theo từng dịch biến của nó bằng cách nhìn ngắm
vào chính thân tâm của mình để thấy được thế nào là vai trò nhân
tố của lòng tham muốn và chấp thủ đối với sự đau khổ đang hiện
hữu. Chúng là những ma chướng, những kẻ thù nguy hiểm nhất của
chúng ta. Chúng xuất hiện len lỏi qua các dòng tư tưởng của
chúng ta. Ghi nhận được chúng, ta sẽ được vô hại, không bị kích
động và khỏi phải ôm ấp chúng một cách ngu xuẩn nữa. Con Người
Đau Khổ lúc này đã thành ra một bậc Giác Ngộ, một Đức Phật. Ta
không cần thiết phải đi tìm kiếm thêm những gì thật ra không có
liên quan đến con đường mà mình đang đi. Nếu phải đánh mất cả
tánh mạng để đổi lấy trí tuệ này thì đó cũng là một điều xứng
đáng.
-
Chánh
kiến hay trí tuệ giác ngộ còn có một nguồn trợ lực khác hết sức
quan trọng, đó là Chánh Tư Duy. Cho dù có làm bất cứ công việc
gì, ta cũng phải luôn giữ được cho mình những khả năng chánh
niệm và trí tuệ. Nếu như chúng ta đang lau nhà thì công việc đó
vào ngay lúc này phải được xem là một công việc quan trọng nhất
trên đời, ngoài ra không còn công việc nào quan trọng hơn. Đang
lau nhà thì chúng ta chỉ nên "biết" mình đang lau nhà mà thôi.
Ta phải dành cho công việc đó tất cả sự quan tâm.
-
Cứ thế,
cho đến tất cả những công việc lớn nhỏ khác trong đời sống
thường nhật cũng đều phải được thực hiện bằng tinh thần đó. Mỗi
việc có một thời gian hoàn toàn độc lập để chúng ta có thể
chuyên tâm bất nhị trong mỗi cử động của mình. Như vậy thì công
việc nào đối với chúng ta cũng đều có thể là những thiền án: làm
chỉ biết là làm, không bận tâm đến những gì ngoài ra. Làm với
một tâm hồn thanh thản, không để mình phải bị cực lòng vì những
ám ảnh về một quan điểm hay khái niệm nào đó. Chúng ta hãy làm
việc như đang thực hiện bổn phận bằng tất cả tinh thần trách
nhiệm. Nếu đối với bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng có thể sống với
thái độ nội tâm đó được thì chúng ta sẽ không bị đau khổ và sẽ
có được một nguồn an lành, tịnh lạc rộng lớn, thường trực. Có
thể nói đây là con đường tu hành được đặt cơ sở trên Chánh Kiến
và Chánh Tư Duy.
-
(Trích
"Họ đã nghĩ như thế", Chùa
Pháp
Luân,
Texas,
USA,
ấn tống)
-
- --o0o--
|
|