|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
CHẾT & TÁI SINH
-
(DEATH & REBIRTH)
-
Thích Nguyên Tạng
-
***
-
Mục
Lục
-
1. Chết, thân trung ấm à tái sinh
-
2. Hành trình đi đến kiếp sau
-
- Khi nào thần thức rời khỏi thể xác
-
- Sau khi thần thức thoát ra khỏi thể xác, nó phải ở trong trạng
thái trung ấm bao lâu trước khi đi tái sinh ?
-
- Quan điểm của Phật giáo về việc tự sát
-
- Hiến tặng thể xác có tốt không ?
-
- Làm gì để chuẩn bị cái chết ?
-
- Chủ nghĩa vị tha là trái tim của Phật giáo
-
3. Dưới ánh sáng của cái chết
-
4. Bạn muốn ''ngày ấy'' như thế nào ?
-
5. Chết, một pháp môn tu
-
6. Thực hành Pháp quán về cái chết
-
7. Hiến xác theo quan điểm của Phật giáo
-
8. Cơ thể sau khi chết
-
9. Một Lạt ma Tây Tạng tái sinh ở Hoa Kỳ
-
10. Một thế hệ mới của Lạt ma Tây Tạng
-
11. Tái sinh ở Phương Tây
-
12. Tin Phật trước khi chết
-
13. Một bằng chứng sống về thuyết tái sinh
-
14. Alan Molloy, một bác sĩ Phật tử người Mỹ.
-
-
CHẾT, TRUNG ẤM THÂN VÀ TÁI SINH
-
1. CHẾT :
-
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác
nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức
qua những khuynh hướng có mục tiêu. Khi con người chết, nếu có
những khuynh hướng như thế sẽ tiếp tục đầu thai trong vòng sanh
tử luân hồi với thân và tâm được thừa hưởng từ sự tích lũy
nghiệp thiện và ác ở kiếp sống vừa qua.
-
Một số người chết vì kiệt sức hoàn toàn, một số khác chết do hao
mòn phước đức, chết không đúng thời điểm hay còn gọi là bất đắc
kỳ tử.
-
Một người chết trong ba trạng thái tâm : Thiện, Bất thiện hay Vô
ký. Trong trường hợp thứ nhất, người hấp hối có thể quán tưởng
về Tam Bảo hay một vị thầy đức hạnh của mình, bằng cách đó tâm
của vị ấy mới phát sinh tín tâm. Hoặc người hấp hối có thể nuôi
dưỡng niềm hỷ lạc vô biên để thoát khỏi sự ràng buộc của những
phiền não tham dục, luyến ái, thay vào đó bằng cách quán niệm
Tánh không và Tâm từ bi. Điều này có thể tự người hấp hối làm
hoặc qua sự trợ niệm của người khác. Nếu những yếu tố trên được
nuôi dưỡng trong thời điểm hấp hối, một người chết với tâm thanh
tịnh như thế thì việc tái sinh của họ sẽ được cải thiện. Đây là
cách tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết.
-
Mặt khác, ta nên tránh đánh thức, quấy nhiễu người đang hấp hối,
điều đó chỉ khiến cho họ nổi giận thôi. Đôi khi người thân và
bạn bè tập trung quanh tử sàng bày tỏ niềm tiếc thương và khóc
lóc bi thảm, sẽ làm cho người hấp hối khởi tâm tham ái và quyến
luyến. Nếu người chết với tâm niệm bất thiện như thế, sẽ đẩy họ
đầu thai vào cõi xấu, điều này rất nguy hiểm.
-
Trong bất cứ trường hợp nào, trạng thái tâm của người hấp hối
bao giờ cũng quan trọng trước khi chết. Bởi vì ngay cả một người
tu luyện tâm linh mà bị quấy rầy vào thời điểm ấy cũng làm cho
phiền não phát khởi, chính trạng thái tâm này sẽ tạo ra ác
nghiệp và đó là động cơ chính dẫn dắt người ấy tái sinh vào một
cõi bất lợi như tam đồ ác đạo : Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh.
Vì thế, điều tối quan trọng cho cả người hấp hối lẫn người sống
là tránh tạo ra những tình huống gây bất lợi cho tâm thức của
người chết. Chúng ta cần biết điều này.
-
Những người chết trong trạng thái tâm thiện đều có cảm giác mình
thoát ra ánh sáng từ trong bóng tối, loại bỏ sự khổ đau và đạt
được hạnh phúc. Có nhiều trường hợp người bệnh rất nặng, đến lúc
gần chết đã nói ra những điều tốt đẹp thoải mái thay vì nói đến
căn bệnh của họ. Còn đối với người bệnh tuy nhẹ nhưng nỗi sợ hãi
quá lớn, giai đoạn cuối cùng này tâm họ luôn hoảng hốt, nên có
cảm giác mình từ nơi ánh sáng đi vào trong bóng tối và từ nơi
hạnh phúc bị rơi vào cảnh khổ đau.
-
Một số người, thân thể ấm áp của họ đã bị suy yếu qua cơn bệnh
nên họ trở nên khao khát muốn được hơi nóng, bằng cách này củng
cố thêm cho khuynh hướng tái sinh của họ vào nơi như địa ngục
nóng hoặc một nơi có khí hậu nóng. Những người khác thích cái
mát lạnh, thích uống nước lạnh và khiến cho khuynh hướng tái
sinh của họ vào nơI như địa ngục hàn băng chẳng hạn. Vì thế điều
này rất quan trọng là tránh khởi những ý niệm tham ái trong lúc
chết và trực tiếp hướng tâm đến những điều thiện.
-
2. THÂN TRUNG ẤM :
-
Thân trung ấm (bardo/intermediate state) nên hiểu nôm na là sự
sống sau khi chết trước khi thần thức người ấy đi tái sinh vào
một trong sáu cõi nào đó (Trời, Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ
quỷ va Súc sinh). Thân trung ấm là thân không có xác thịt mà là
lấy tư tưởng làm thân. Sau khi người ấy chết, thần thức thoát ra
khỏi xác thì trụ lại ở thế giới trung gian này từ một đến bảy
tuần lễ, rồi sau đó tìm kiếm một nơi thích hợp với nghiệp lực
của mình mà đi tái sinh. Nếu trong thời gian này, thân trung ấm
chưa tìm thấy một nơi tương ứng với mình để tái sinh thì nó lại
chết đi sau mỗi bảy ngày, sau đó thần thức lại chuyển qua một
thân trung ấm khác, chu kỳ sinh diệt này cứ lập lại cho đến khi
thần thức đi tái sinh.
-
Trong thời gian ở lại với cõi trung ấm này, vào những ngày đầu,
vong linh không nhận ra mình đã chết, họ quay lại gia đình để
gặp những người thân nhưng không ai biết, họ hỏi thăm từng người
nhưng không ai trả lời, họ cố gắng sinh hoạt trở lại bình thường
như lúc còn sống nhưng không thể được, cho đến khi họ tự phát
hiện ra bóng hình không in lên đất, không phản chiếu trên gương,
họ mới biết là mình đã chết. Từ đây, họ lần lượt nhớ lại những
thiện và ác nghiệp mà họ đã tạo ra trong đời sống vừa qua. Tất
cả những cảnh tượng hạnh phúc hay khổ đau đều hiện ra trước họ
như một cuộn phim suốt cuộc đời họ. Nếu vong linh là người từng
tạo phước, tu tập tâm linh, thì luôn có những cảm giác yên bình,
thanh thản và dễ dàng để tìm đường tái sinh vào cõi lành. Còn
nếu những người từng tạo ra ác nghiệp, có đời sống tiêu cực thì
luôn đối mặt với những cảnh tượng khổ đau, kinh hoàng, sợ hãi,
thất vọng và chán chường. Họ lang thang một cách tuyệt vọng
trong cõi trung ấm và muốn tìm một thân xác để tái sinh tương
xứng với nghiệp lực của họ. Nếu thân trung ấm có tu tập và làm
chủ được thần thức của mình, thì người ấy chọn lựa cho mình một
cảnh giới tốt để tái sinh, ngõ hầu tiếp tục tu luyện hoặc vì
hạnh nguyện cứu độ chúng sinh. Trái lại thì không có sự lựa chọn
nào, mà thần thức người ấy bị buộc phải thọ sinh vào một cảnh
giới nào đó khế hợp với nghiệp lực của mình, cho dù người ấy có
muốn đi hay không.
-
3. TÁI SINH :
-
Nếu được tái sinh trở lại cõi người, thần thức của người ấy thấy
cha mẹ tương lai của mình đang nằm với nhau. Nếu người ấy tái
sinh thành người nam thì phát khởi tâm muốn chiếm hữu người mẹ
mà rất ghét người cha. Nếu tái sinh trở thành người nữ thì ngược
lại, thần thức người khởi tâm muốn giao hợp với người kia, nhưng
lúc ấy họ chỉ thấy bộ phận sinh dục của người kia (nam hay nữ)
mà không thể thực hiện được, do đó họ nổi giận, chính cơn giận
này đã làm chấm dứt thân trung ấm của họ và thần thức của họ
được chuyển qua đời sống kế tiếp, bằng cách nhập vào bào thai
của người mẹ và bắt đầu với hình dáng của một con người. Khi ấy
tinh cha và huyết mẹ được kết hợp với thần thức của người ấy, họ
tự nhiên và dần dần phát triển thành một con người.
-
Như đã nói ở trên, khi gần đến ngày tái sinh, thần thức của
người ấy bị lôi kéo về nơi tái sinh tương lai, thậm chí nơi ấy
là địa ngục. Ví dụ, một người đồ tể nhìn thấy một con cừu, anh
ta muốn đuổi bắt và giết chết nó, nhưng lập tức anh ta thấy bóng
mờ xuất hiện, nên anh ta giận dữ, cơn giận đã làm kết liễu thân
trung ấm của y và thần thức của y rơi vào địa ngục hay súc
sinh.
-
Sự chuyển tiếp sự sống từ đời này sang đời khác là nghiệp lực.
Nghiệp (karma) có một năng lực cá biệt và đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh của con người. Nghiệp
được hình thành dưới sự tập hợp của tam độc tham, sân, si hay vô
minh và ái dục. Chính vô minh (ignorance) và ái dục (desire) là
cội rễ của mọi ác nghiệp. Do ác nghiệp này mà khiến cho con
người trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Để thoát khỏi vòng
luân hồi sinh tử khổ đau này con người phải nổ lực tu tập đoạn
diệt cho bằng được cội rễ của vô minh. Khi vô minh bị tận diệt
thì ái dục cũng bị tận diệt, ái dục diệt thì sinh, lão, bệnh, tử
sầu bi khổ ưu não cũng không còn, và lúc ấy con người mới thật
sự thoát khỏi vòng vây của sinh tử luân hồi.
-
-
CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN KIẾP SAU
-
Thượng tọa Pende Hawter, sáng lập viên Dưỡng Đường Tiếp Dẫn
Kasura để chăm sóc người sắp lâm chung ở thành phố Brisbane,
tiểu bang Queensland, Úc Đại Lợi, đã thực hiện cuộc phỏng vấn
các bậc Lama tên tuổi như Dalai Lama, Dilgo Khyentse Rinpoche,
Kirti Tsen-shab Rinpoche, Garje Khamtul Rinpoche, và Geshe
Lamrimpa, về tiến trình hấp hối, chết và tái sinh của con
ngườị. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 5 năm 1995 tại
tỉnh Dharamsala, miền Bắc nước Ấn Độ.
-
GIÚP ĐỠ CHO NGƯỜI HẤP HỐI
-
Xin cho biết cách nào tốt nhất để chung ta có thể giúp đỡ cho
người đang hấp hối và người vừa qua đời ?
-
Dalai Lama :
Khi gặp người đang hấp hối tuyệt đối tránh quấy rầy họ. Đặc biệt
là không làm cho họ nổi giận hoặc khóc lóc để họ sanh tâm quyến
luyến. Ngược lại, phải nhắc nhở để họ hành trì, tu tập vào giờ
phút cuối, ví dụ như quán tưởng hình ảnh của chư Phật, các vị
thầy đức hạnh, Chúa Jesus, hoặc một lời dạy nào đó tùy theo tín
ngưỡng của họ. Nếu người ấy không theo một tôn giáo nào, nên
giúp đỡ cho họ chết trong thanh thản và yên bình.
-
Khi người ấy trở nên hôn mê, nếu là hành giả, thì nhắc nhở pháp
môn mà họ công phu thường ngày, đặc biệt là lúc họ sắp ra đi. Kế
đó tụng một số bài cầu nguyện. Nếu thân nhân muốn tốt cho người
đang hấp hối thì tự tụng niệm hoặc cung thỉnh chư tăng về nhà để
cầu nguyện cho họ. Trường hợp không có chư Tăng tiếp dẫn, người
thân trong gia đình có thể tụng thần chú Om mani padme hum, hoặc
những thần chú khác mà họ biết, để tiếp dẫn cho người chết. Sau
tang lễ, gia đình tiếp tục thọ trì, tụng niệm đến ngày thứ 49
cho hương linh dễ dàng tìm lối tái sinh vào cõi lành.
-
Công việc mai táng thi hài còn tùy nghi theo mỗi nền văn hóa hay
tập tục của người chết, điều này không mấy quan trọng, bởi vì
một khi thần thức (consciousness) đã thoát thân thì xác chết ấy
cũng giống như một đống đất. Tại một làng không theo Phật giáo
thuộc miền Nam Ấn Độ, tập quán của họ là chôn cất thi hài rồi
trồng cây lên mộ. Đây là một cách để chấm dứt việc ô nhiễm không
khí (air pollution) từ hỏa táng bằng củi đuốc, một tập tục
thường thấy ở Ấn Độ, điều này còn tránh đi việc hủy diệt cây
rừng, một tài nguyên quý giá của quốc gia. Đây là một phương
pháp tốt mặc dù nó không bằng như ở phương Tây nơi dùng điện để
hỏa táng.
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Đối với người hấp hối và người vừa chết, cách tốt nhất mà bạn
muốn giúp đỡ là phát khởi lòng bi mẫn của chính bạn hướng đến
với người sắp lâm chung. Lòng thương yêu và bi mẫn của bạn rất
có lợi ích cho người hấp hối, vì nó phát khởi từ lòng bạn nên
bạn dễ dàng tỏ bày cho người ấy lòng bi mẫn vô điều kiện mà
người sắp chết rất cần. Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra
một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều
hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương
lai. Một điều quan trọng khác là bạn đừng xa lánh và bỏ người
đang hấp hối một mình. Chết là sự thật và là một nỗi sợ hãi ghê
gớm nhất đối với con người. Do đó, bạn nên ở bên cạnh họ, hoặc
cầm tay họ nói lời an ủi, hoặc nhìn vào mắt họ với niềm cảm
thông. Thân thể cũng có ngôn ngữ yêu thương của nó, hãy sử dụng
nó đừng sợ hãi vì e rằng họ hôi hám, dơ bẩn hoặc sợ họ bắt mình
theo, nếu bạn thể hiện được những cử chỉ trìu mến như thế, thì
bạn sẽ đem lại cho người sắp lâm chung niềm an lạc lớn nhất ở
cuối cuộc đời họ.
-
Khi bạn chắc chắn người ấy đã chết, bạn vẫn duy trì lòng bi mẫn
vô bờ của bạn và cùng với mọi người ở bên cạnh tử sàng mà tụng
lớn danh hiệu chư Phật như Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà
hoặc danh hiệu 35 vị Phật v.v... Nếu bạn niệm Phật với lòng bi
mẫn vô biên của bạn sẽ giúp cho người lâm chung một bước đường
tái sinh.
-
Kirti Tsenshab Rinpoche : Có hai hạng người cần xem xét ở đây.
Thứ nhất là người có tín ngưỡng. Thứ hai là người không theo một
tôn giáo đặc biệt nào. Nếu người hấp hối là một Phật tử thì
chúng ta tụng kinh và niệm Phật tiếp dẫn siêu độ cho họ. Nếu
người ấy không theo tín ngưỡng nào thì điều tốt nhất để giúp đỡ
họ là khuyên họ nghĩ đến những người tốt và những điều tốt đẹp
nhất trên cuộc đời. Khi một người đang hấp hối và trong giờ phút
bối rối ấy, không gì tốt hơn là đem lại cho họ cái cảm giác bình
an và ấm áp của lòng người, cảm giác này rất có ích cho tâm thức
của họ.
-
Tôi sẽ giải thích chi tiết về những gì để giúp đỡ hai hạng người
này. Đối với người theo đạo Phật, chúng ta có thể gợi cho họ hồi
hướng về những gì mà họ từng quy y và tu tập. Chúng ta có thể
nhắc cho họ nhớ về Bồ đề tâm, tỉnh thức tâm, thanh tịnh tâm và
sự tập trung thiền định... Điều này rất có lợi cho một Phật tử.
Đối với người không có đạo, chúng ta có thể khuyên họ suy nghĩ
rằng : "Cầu mong cho mọi người được hạnh phúc, cầu mong cho mọi
sinh linh được an vui, cầu nguyện cho mọi chúng sanh thoát khỏi
những khổ sầu của họ". Những ý tưởng muốn sự tốt đẹp đến với
người khác, rất có ích cho người hấp hối.
-
Đối với Phật tử lúc sắp chết, nên nhắc cho họ nhớ về công hạnh
của chư Phật, nhớ về hình ảnh của một vị Phật nào đó, có thể đặt
một ảnh Phật trong phòng của họ... Điều này rất có ích và là
điều kiện giúp cho vong linh tái sinh vào đất tịnh.
-
Ngay sau khi người ấy chết, điều rất quan trọng cần lưu ý là
không được đụng chạm đến thi hài của họ để cho tiến trình chết
không bị gián đoạn, tiến trình này chỉ chấm dứt khi thân trung
ấm (Bardo/Intermediate state) hoàn toàn thoát ra khỏi thân xác.
Ở Tây Tạng, người thân phải đợi 48 tiếng đồng hồ sau mới tiến
hành tang lễ.
-
Geshe Lamrimpa :
Nói chung, khi đã xác định người ấy sẽ chết, điều quan trọng là
phải hoàn thành mọi ước nguyện của họ. Nếu họ tỏ ra luôn luôn
giận dữ thì chúng ta nên làm cách nào để ngăn chặn cơn giận của
họ, giữ cho họ luôn ở trạng thái thanh thản và yên bình. Nên
tránh gây ồn ào và di chuyển đi lại thường xuyên bên người ấy.
Nếu người hấp hối quá quyến luyến người thân, vợ (hoặc chồng),
cha mẹ con cái, thì tốt nhất không cho những người thân này đến
gần tử sàng. Hãy cố gắng làm điều này để chấm dứt lòng luyến ái
của người hấp hối. Nếu xác định chắc chắn rằng họ sẽ chết, thì
chúng ta nên cho họ những thức ăn uống về những thứ mà họ đòi
hỏi để họ vui lòng và thỏa mãn, ngay cả thức ăn được kiêng cữ
trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, không được cung cấp độc
dược và thức ăn có thể đe dọa đến mạng sống.
-
Nếu chúng ta cố gắng nói pháp cho người hấp hối nhưng họ không
thích nghe, thì tốt hơn hết là đừng nói, vì điều này tạo cho họ
có ác cảm đối với Chánh pháp. Nếu họ nghĩ như vậy thì đời sau họ
sẽ không thích gần gũi với Phật pháp.
-
Tương tự, nếu họ thích an uống mà mình không làm thỏa mãn ước
muốn của họ, điều này làm họ giận dữ và là nguyên nhân khiến họ
đọa vào loài ngạ quỷ (hungry ghost).
-
Nếu một người tin tưởng vào sự giúp đỡ của người khác và cũng là
người từng giúp đỡ kẻ khác trong đời này, chúng ta nên nhắc cho
họ nhớ về công hạnh tốt của họ và chúc mừng họ về việc tốt mà họ
đã làm. Việc này làm tâm họ vui và họ sẽ tái sinh ở một nơi đầy
hạnh phúc. Nếu chúng ta giúp cho ước nguyện của người hấp hối
hoàn thành, thì họ sẽ rất mãn nguyện. Điều này ngăn ngừa lòng
tham ái, giận dữ, quyến luyến và những tâm tà kiến khác của
người hấp hối nổi lên, vì thế sẽ giúp họ không đọa vào cõi xấu
mà tái sinh vào cõi lành.
-
Đối với Phật tử và người từng thọ trì một pháp môn nào đó thì
thật là thuận lợi nếu họ được chúng ta nhắc lại mười điều Phật
dạy trước khi chết như sau :
-
1. Không nên khởi niệm tham đắm chấp thủ mọi dục vọng ở đời
này. Nên cố gắng và tránh hướng tâm ái luyến đến người thân của
mình, vì dẫu đời sau có gặp lại thì cũng phải chia lìa. Trong
thời điểm hấp hối, ta phải bỏ tất cả mọi thứ lại phía sau. Ta
cũng không nên chấp đắm tấm thân của mình, vì lúc chết ta phải
rời bỏ nó. Ta không luyến tiếc các thứ như thức ăn, áo quần, nhà
cửa, vì những thứ ấy cuối cùng cũng từ bỏ ta.
-
2. Ta nên phát khởi lòng bi mẫn và thương yêu đối với mọi chúng
sanh.
-
3. Ta nên đoạn tận mọi phẫn uất và thù hằn, nếu không thì nó sẽ
làm hại ta trong kiếp sau.
-
4. Tất cả các giới pháp mà mình thọ trì nấu đã vi phạm thì phải
cố gắng sám hối cho thanh tịnh trước khi chết.
-
5. Ta phải phát tâm dõng mãnh trong đời vị lai sẽ thọ trì và giữ
giới pháp thanh tịnh.
-
6. Ta phải cảm thấy đau xót về những ác nghiệp mà mình đã gây
tạo cho người khác trong đời này và phải sám hối để dễ dàng tái
sanh.
-
7. Ta phải nhớ đến những công đức mà mình đã làm trong đời này,
về những công đức của người khác đã làm và phát tâm sẽ tiếp tục
làm trong vị lai.
-
8. Ta nên nghĩ đã đến lúc mình phải ra đi để đến đời sau, không
có gì sợ hãi cả, vì đó là quy luật tự nhiên có sinh ắt có tử.
-
9. Phải quán thấy mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên sinh
và cũng do nhân duyên ma hoại diệt.
-
10. Ta phải quán thấy rằng mọi sự vật hiện tượng đều vô ngã để
ta vượt thoát khỏi sầu và đạt được sự an lạc.
-
Dilgo Khyentse Rinpoche :
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động
của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung
thỉnh Lama đức hạnh đến để làm pháp chuyển đi tâm thức
(transference of consciousness) cho người hấp hối. Pháp này Tạng
ngữ gọi là Powa, được xem là một pháp tu đặc biệt có giá trị và
hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Bạn quán tưởng hình ảnh
đức Phật ở trên đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng
chiếu rọi vào người sắp lâm chung làm sạch bản thể của họ, và
quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào ánh sáng của chư
Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy
thuộc vào sức thiền định của người đang thực hiện pháp tu nà
Pháp tu đặc biệt này không những dành cho người sắp chết mà còn
có thể giúp tịnh hóa và chữa lành bệnh cho người còn sống. Các
vị Lama vẫn thường dùng pháp này để cầu an thọ mạng cho người
già yếu. Một số vị thầy cho rằng nên thực hiện pháp chuyển di
tâm thức vào khoảng ngừng lại giữa hơi thở vào và hơi thở ra.
Nhiều người khác thì nói rằng nên thọ trì pháp này càng nhiều
càng tốt sau khi người đó chết để hộ trì cho thân trung ấm của
họ dễ dàng tái sinh.
-
Theo giáo nghĩa của Luật Tông thì nên hỏa táng thi thể càng sớm
càng tốt sau khi chết. Nhưng theo Mật Tông thì tốt nhất là đừng
di dời thân thể sau khi chết trong vòng ba ngàbsp;
-
Hỏi : Người sắp lâm chung rất đau đớn về thể xác và hãi hùng với
nỗi sợ chết. Phương pháp nào tốt nhất để giúp họ vượt qua nỗi sợ
hãi đó ?
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Ở phương Tây người ta thường dùng thuốc Á phiện hoặc thuốc an
thần để giảm nỗi đau thể xác của người hấp hối và giúp cho họ
chết trong bình an. Tuy nhiên theo Phật giáo thì con người cần
phải chết một cách đầy đủ ý thức, có sự tự chủ và tỉnh táo càng
nhiều càng tốt. Vì thế cần phải kiểm soát sự đau đớn để nó không
thể che mờ ý thức của người sắp lâm chung, đó là điều kiện cốt
yếu của việc làm giảm sự đau đớn về thể xác.
-
Thứ hai, làm gì để giúp người sắp chết vượt qua nỗi sợ chết?
Trước hết, bạn phải thật bình tĩnh và chính bạn cũng phải vượt
qua trước nỗi sợ ấy khi giúp đỡ người hấp hối, bạn cần phải để ý
mỗi phản ứng của chính bạn, vì phản ứng của bạn sẽ phản chiếu
trên phản ứng của người sắp chết và nó sẽ góp phần rất lớn vào
sự an ủi của họ hay tàn phá họ. Khi niệm Phật tiếp dẫn, bạn cần
chú ý trấn an người hấp hối rằng trong giờ phút cuối cùng ngày
họ sẽ đối mặt với vô số những cảnh tượng hãi hùng khác nhau mà
lâu nay họ chưa từng biết, và điều đó khiến cho họ vô cùng sợ
hãi. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng những ảo ảnh đó
là không có thật, chúng chỉ là sản phẩm từ ảo giác của người hấp
hối. Nếu có thể trao cho họ chuỗi ngọc Mani, hoặc một xâu chuỗi
hạt của các thầy đức hạnh sẽ giúp đỡ cho họ vượt qua nỗi sợ hãị
(Chuỗi hạt ở đây là biểu tượng năng lực của bậc đạo sư).
-
Hỏi : Đối với người không phải là Phật tử, họ không theo một tín
ngưỡng nào, thì làm gì để giúp họ ?
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Đối với một người không tin hoặc không biết gì về đạo Phật, chỉ
cho họ viên ngọc Mani cũng như an ủi và giải thích cho họ biết
những cảnh tượng rùng rợn mà họ sắp thấy trong chốc lát chỉ là
những ảo ảnh trong giấc mộng chứ không thật có. Nhờ sự dặn dò
trước này mà họ sẽ vượt qua nỗi sợ hãi khi hấp hối.
-
-
KHI NÀO THẦN THỨC CỦA NGƯỜI MỚI RA KHỎI THỂ XÁC ?
-
Hỏi : Ở phương Tây, dấu hiệu thông thường của cái chết là chấm
dứt hơi thở và tim ngừng đập. Còn theo Phật giáo thì phải mất
bao lâu sau khi việc này xảy đến thần thức mới thoát ra khỏi thể
xác ?
-
Kirti Tsenshab Rinpoche :
Có lẽ có hai hạng người cần xem xét ở đâhứ
nhất, những người trẻ tuổi hoặc những người đã nằm chờ chết
trong một thời gian dài. Hạng người này tâm thức rất tinh tế và
thần thức của họ sẽ không lưu lại trong thể xác lâu, có thể chỉ
một ngày thôi. Thứ hai là những người mạnh khỏe và cái chết đến
nhanh, thần thức của họ lưu lại trong thể xác đến ba ngày;
-
Những cái chết khác như chết bất đắc kỳ, chết vì tai nạn hay vì
bạo lực. Chẳng hạn hai người đánh chém nhau, một người trong số
đó chết đột ngột, thì thần thức của họ không lưu lại trong thể
xác lâu. Nói chung mọi người tùy thuộc vào tâm thức nặng hay nhẹ
của mình mà thoát ra khỏi thân xác sau khi chết.
-
Geshe Lamrimpa :
Khi hơi thở dứt và tim ngừng đập, nó chỉ rõ rằng phần thô của
thần thức đã tan mất. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, phần tinh
tế của tâm thức còn lưu lại trong xác thân người ấy hàng tuần
lễ, thậm chí có lúc cả tháng. Nhưng hầu hết là phần tinh tế tâm
thức rời khỏi thể xác trong ba hoặc bốn ngày, trong thời gian
này thi hài không bốc mùi hoặc thối rữa.
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Chưa thể xác định rằng một người bình thường chết thần thức của
họ rời khỏi xác trong ba ngày sau đó. Nhiều người lưu lại lâu
hơn, nhưng một số người khác thì trụ lại thời gian ngắn hơn. Có
nhiều ví dụ điển hình trong số các vị Lama Tây Tạng. Như đức
Lama Ling Rinpoche, thầy dạy học của đức Dalai Lama, thần thức
của ngài đã trụ lại trong xác thân cả tuần lễ sau khi viên tịch.
Ở trong cộng đồng người Tây Tạng, những trường hợp tương tự vẫn
thường xảy ra.
-
Tóm lại, việc hỏa táng hoặc tiến hành tang lễ hay di chuyển thể
xác tốt nhất phải đợi ba ngày sau. Tuy nhiên, ngày nay điều này
khó thực hiện được vì người ta sợ ô nhiễm, do vậy, nên làm phép
chuyển di tâm thức trước khi động đến thể xác của quá cố.
-
Hỏi : Trường hợp của những người chết vì bệnh quá nặng như ung
thư và Aids (Sida) thì thần thức của họ có thoát xác nhanh hơn
không ?
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Điều này không chắc chắn lắm. Việc thoát xác sớm hay muộn không
thực sự tùy thuộc vào người chết bị tai nạn hay bị bệnh nặng, mà
tôi nghĩ rằng việc ấy có liên hệ mật thiết đến thiện và ác
nghiệp của người mất. Ví dụ, đối với một người tu tập theo pháp
Dzogchen hay một pháp nào khác thì sau khi chết họ tiếp tục quán
tưởng Tánh không và thần thức của họ duy trì lại trong thể xác
rất lâu, cho dù họ không thể luyến ái tấm thân ngũ uẩn này.
-
Hỏi : Các ngài có thể cho biết khi nào thì thần thức rời khỏi
thể xác ? Những dấu hiệu nào cho chúng ta biết rõ điều này ?
-
Kirti Tsenshab Rinpoche :
Một lần nữa chúng ta lại thảo luận về hai hạng người thoát xác
sau khi chết. Bây giờ tôi sẽ không đề cập đến hạng người có thần
thức lập tức thoát xác sau khi chết mà chỉ nói đến hạng người có
phần tinh tế thần thức lưu lại trong thi thể nhiều ngày người ta
nói rằng trước khi thần thức người ấy thoát ra khỏi xác thì trên
thi thể họ sẽ có một điểm nóng được tụ lại duy nhất có màu đỏ
hoặc màu trắng, điểm nóng tụ lại ở đâu thì thần thức sẽ thoát ra
ở chỗ đó. Ví dụ, nếu điểm nóng hội tụ ở đỉnh đầu thì chúng ta
tin rằng người ấy sẽ tái sinh vào cõi lành, điểm nóng tụ lại ở
bàn chân thì chắc chắn người ấy sẽ đọa vào hạ giới. Dấu hiệu cho
biết khi thần thức thoát xác sẽ có một ít máu chảy ra ở lỗ mũi
hoặc tinh dịch thoát ra từ bộ phận sinh dục.
-
Tuy nhiên, có một số người không thấy dấu hiệu này, đó là những
người chết đột ngột vì tai nạn hay bị bệnh tim. Dấu hiệu này chỉ
tìm thấy ở những người có tiến trình chết chậm và lâu.
-
Geshe Lamrimpa :
Hầu hết người nào bị chết vì bệnh nặng thì khi thần thức rời
khỏi thể xác đều có dấu hiệu máu hoặc chất nước vàng chảy ra từ
lỗ mũi hoặc bộ phận sinh dục. Khi thần thức thoát ra thì thể xác
mới có mùi hôi. Đức Dalai Lama thứ 14 từng nói chuyện với các
bác sĩ nổi tiếng ở phương Tây về vấn đề thần thức rời khỏi thể
xác khi bệnh nhân tắt thở. Các bác sĩ đã trắc nghiệm và nói rằng
họ đã thấy một làn khói trắng nhỏ thoát ra từ một điểm nào đó
trên thân của người chết. Kết quả này được kiểm tra bằng máy móc
và phân tích thể xác một cách cẩn thận.
-
Những dấu hiệu như giọt máu hoặc nước vàng đều xảy ra đối với
những người chết vì bệnh nặng. Tuy nhiên, thi thể người ấy
thường được di chuyển quá nhiều trước khi thấy những dấu hiệu
này, vì vậy những trường hợp như thế tuyệt đối không bao giờ xảy
ra. Ở Tây Tạng, theo tập quán truyền thống phải giữ thi thể
trong ba, bốn hoặc bảy ngày ngõ hầu giúp cho thần thức có đủ
thời gian để thoát xác. Trong thời gian chờ đợi này, các lễ kỳ
siêu cho người quá cố được tiến hành một cách nghiêm mật.
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Bạn có thể biết khi thần thức thoát xác từ sự biến đổi của thi
thể. Khi thần thức còn lưu lại trong thể xác thì bạn cảm thấy
người ấy chưa chết thật sự, nước da của họ còn tươi và sáng lạ
thường, giống như họ đang nằm ngủ. Nhưng một khi thần thức đã
thoát xác thì lập tức ta thấy thi thể thay đổi khác liền, nước
da khô, tái xanh đi và bắt đầu có mùi hôi. Lúc ấy, bạn mới có
cảm giác đó là một xác chết chứ không phải là một người nữa.
-
Những kinh nghiệm về làn khói hoặc giọt máu xuất ra khi thần
thức thoát xác không phải lúc nào cũng nhìn thấy được, chúng ta
chỉ nhìn thấy ở một số ít người. Trong số những người này, khi
thần thức thoát xác, chất nước vàng chảy ra từ lỗ mũi và ở hạ
bộ. Có một vị Lama cao cấp chết và khi thần thức thoát xác, lỗ
mũi của ngài liền chảy ra hai dòng chấ dịch lỏng, một bên thì
màu đỏ còn bên kia màu trắng.
-
Hỏi : Có đúng là cho đến khi thần thức thoát xác, thi thể mới
bắt đầu có mùi hôi và có dấu hiệu thối rữa ?
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Sự thật đúng như thế.
-
Hỏi : Khi một người chết nhưng thần thức vẫn còn lưu lại trong
thể xác. Như vậy người ác có cảm giác gì không nếu bị người khác
đụng chạm đến họ ?
-
Geshe Lamrimpa :
Ho sẽ không có cảm giác gì cả. Khi phần khô của thần thức tan
mất thì người ấy không còn cảm giác nữa. Đối với các vị Lama
chứng đắc và người Phật tử có tu tập, khi chết, phần tinh tế
thần thức còn lưu lại trong thể xác, thì họ có thể ở trong tư
thế ngồi thiền, đến khi thần thức thoát xác, thi thể của vị ấy
mới ngã xuống.
-
Mấy mươi năm trước, khi những người Tây Tạng đầu tiên đến tạm
tại tỉnh Buxa của Ấn Độ, tại một Phật học viện của Phật giáo Tây
Tạng nọ, có hai vị tăng đánh nhau và một người chết. Sau đó, vì
sự vụ này mà chính quyền Ấn và người dân địa phương chỉ trích
rất gắt gao đối với người dân Tây Tạng, họ nói rằng các tu sĩ
Tây Tạng chỉ biết chém giết nhau mà thôi. Về sau có một Lama đức
hạnh tên là Gyari Rinpoche, đến từ tu viện Gender ở Tây Tạng, vị
này đã viên tịch tại Ấn với tư thế ngồi kiết già trong bảy ngày;
Người Ấn được mời đến chứng kiến cái chết lạ thường của vị Lama
này và họ cố gắng giật mạnh khăn trải giường để làm cho thi thể
của ngài ngã xuống, nhưng ngài vẫn ngồi thẳng như pho tượng, dù
trải qua bảy ngày nhưng thể xác của ngài vẫn không có mùi hôi.
Sau sự kiện này, quan điểm của họ về các Tăng sĩ Tây Tạng đã
thay đổi hẳn, họ không còn phê bình, chê bai nữa và họ để cho
các vị muốn làm gì thì làm.
-
Hỏi : Nếu đụng chạm và di chuyển thi thể trước khi thần thức
thoát xác có ảnh hưởng gì đến tâm thức của người chết không ? Vì
ở trong bệnh viện, sau khi người hấp hối ngừng thở và tim hết
đập, còn nhiều thủ tục khác chi phối đến tử thi. Sự can thiệp
này có hại cho thần thức người chết không ?
-
Kirti Tsenshab Rinpoche :
Trước hết, nếu đó là một người tinh thông có năng thiền định, họ
cố gắng luyện tập thiền định sau khi trút hơi thở, nếu ta lắc
mạnh thi thể của họ vào lúc họ ở trong tạng thái thiền định thì
sẽ quấy rầy đến tiến trình tập trung thần thức của họ. Do đó,
tốt nhất là đừng nên đụng chạm đến thể xác họ trong thời điểm
ấy. Ngay cả một người thường (người không có tu tập) cũng không
được đụng đến thi thể của họ cho đến ba ngày sau. Nếu một người
đang ngủ say, nhưng ta lắc mạnh thì họ sẽ thức giấc ngay, người
chết ở đây cũng vậy, khi chạm đến họ, không có tác hại gì cho
thể xác, nhưng có hại rất lớn đến thần thức của họ.
-
Thêm vào đó, nếu chúng ta buộc phải thay tấm khăn trải giường và
nệm từ giường của người vừa chết cho sạch sẽ thì cũng nên thao
tác nhẹ nhàng. Tương tự, nếu người chết còn mở mắt và hả miệng,
thì yêu cầu một người thân trong gia đình đến trước tử thi bày
tỏ lòng kíng trọng cuối cùng rồi giúp họ khép mắt và miệng lại
để trông dễ nhìn hơn. Đối với những người bị dị tật, tay chân
cong quẹo, lúc tẩm liệm phải kéo thẳng ra dễ dàng đưa vào quan
tài. Nhưng mỗi cử chỉ đối với người chết đều phải nhẹ nhàng và
phải ba ngày sau khi người ấy trút hơi thở cuối cùng.
-
Hỏi : Có lợi ích gì khi chúng ta chạm hoặc kích thích trên đỉnh
đầu của người hấp hối và người chết, đặc biệt là người vừa chết
?
-
Garje Khamtul Rinpoche :
Khi một người vừa chết, chúng ta có thể sờ chạm vào đỉnh đầu của
họ, đó là vùng huyệt đạo tốt nhất để thần thức thoát ra mà ngài
Lama Je Tsong Khapa gọi là "chiếc cổng vàng". Do đó, bạn nên
kích thích vào vùng đỉnh đầu, nếu thần thức của người chết thoát
ra ngoài bằng đường này thì chắc chắn họ sẽ thác sinh vào cảnh
giới an lành.
-
Nhưng nếu thần thức thoát ra các đường ở hạ bộ, từ lỗ rốn trở
xuống, người ấy sẽ thác sinh vào ác đạo, như cõi ngạ quỷ hay
loài cầm thú. Vì thế, người Tây Tạng không bao giờ tiếp xúc phần
hạ bộ của thi thể người chết, nếu ta chạm vào chỗ nào của họ thì
thần thức sẽ tụ lại chỗ ấy mà thoát ra ngoài.
-
Dilgo Khyentse Rinpoche :
Tiếp xúc vào đỉnh đầu của người hấp hối được xem như là đang làm
phép "chuyển di tâm thức" cho họ. Thực hiện phép này không phải
là một vấn đề đơn giản, phải làm cẩn thận để giúp cho thần thức
của người hấp hối tập trung ở đỉnh đầu, chỗ mái tóc giáp nhau,
gọi là cửa Brahma. Nếu đầu của người ấy không bị sói thì chúng
ta phải nhổ năm ba sợi tóc bên trên cửa ấy và dùng ngón tay trỏ
cạo nhiều lần vào chỗ ấy, việc làm này nhằm giúp cho thần thức
của người chết biết chỗ mà thoát ra ngoài. Kỹ thuật này cũng
thường giúp cho chất nước vàng chảy ra từ cửa ấy, dấu hiệu đó
chứng minh cho phép chuyển di tâm thức đã thành công.
-
SAU KHI THẦN THỨC THOÁT RA KHỎI XÁC, NÓ PHẢI Ở TRONG TRANG THÁI
TRUNG ẤM THÂN BAO LÂU TRƯỚC KHI ĐI TÁI SINH?
-
Sau khi thần thức rời khỏi thể xác và bước vào giai đoạn thân
trung ấm giữa đời này và cuộc sống kế tiếp, phải mất bao lâu
trước khi thần thức này gá vào một bào thai mới ?
-
- Kirti Tsenshab Rinpoche :
Thời gian kéo dài trung bình để một người đi tái sinh vào một cơ
thể mới là bảy tuần lễ. Cứ sau bảy ngày thì thân trung ấm chết
đi và rồi tái sinh lại trong một thân trung ấm khác cho đến khi
nó bắt được liên lạc với cha mẹ tương lai mới đi tái sinh. Tuy
nhiên có nhiều người sau khi chết chỉ mất hai giây họ đã đi tái
sinh vào cảnh giới khác.
-
Lý do tại sao thần thức phải chịu đựng trong tiến trình trung
gian sinh và tử giốnh như ma quỷ này ? Vì do nghiệp thiện và ác
của người ấy gây tạo đời trước sẽ quyết định dẫn dắt họ đến nơi
thích hợp, do đó phải cần có thời gian nhất định để tìm kiếm cho
một đời sống tương lai.
-
- Dilgo Khyentse Rinpoche :
Bốn mươi chín ngày là thời gian dành chung cho tất cả mọi người,
nhưng có một số người khác cứ vất vưởng trong thế giới trung ấm
này một thời gian rất lâu, có lúc đến bảy năm mới đi tái sinh.
Nếu trường hợp họ bị kẹt lại trong thế giới trung gian này, họ
sẽ trở thành ma quỷ. Thông thường khi một người đang hấp hối,
chúng ta đọc kinh cầu nguyện hoặc nhắc nhở, họ đều nghe thấy,
thậm chí người bất tỉnh cũng thế. Đối với vong linh trong cõi
trung ấm cũng có khả năng nghe, cảm nhận và hiểu được khi chúng
ta đọc sách "Tử thư Tây Tạng" (Tibetan Book of the Death) để
cảnh tỉnh họ. Vì thế, trong bảy tuần lễ đầu sau khi chết là thời
gian rất quan trọng để cho người sống làm mọi việc có thể giúp
sức tái sinh cho người chết.
-
Còn thần thức của những bé chết trước khi sinh (bị sẩy thai),
trong lúc sinh hoặc tuổi còn nhỏ, sẽ đi qua các trạng thái trung
ấm một lần nữa và nhận thấy một hiện hữu khác. Cha mẹ của họ
cũng có thể tạo phước (meri-forious acts) để hồi hướng công đức
cho vong linh hoặc thực hiện các pháp dành cho người chết như
thọ trì thần chú Kim cương Tát đỏa một trăm âm (Hundred -
syllable mantra of vajrasattva Helve norg), đủ túc số 100 biến,
cúng dường đèn, bố thí, phóng sinh các loài vật... để giúp cho
thần thức của hài nhi đó được nhẹ nhàng và dễ dàng tìm lối tái
sinh.
-
- Geshe Lamrimpa :
Không thể xác định thời gian chính xác là bao lâu. Nếu một người
không phải tái sinh vào cõi người thì họ liền thác sinh đến cõi
khác chứ không qua giai đoạn thân trung ấm. Nhưng nói chung một
người có thể ở trong cõi trung ấm trung bình là 49 ngày, có
người ở một ngày, bốn ngày và có khi bảy ngày... Trong thời gian
trụ lại trong trung ấm thân, vong linh tìm kiếm một đời sống
tương lai khế hợp với nghiệp của mình để tái sinh.
-
- Gerje Khamtul Rinpoche :
Đối với một số người thời gian dài nhất là bảy tuần lễ, nhưng có
một số khác chỉ ở trong thân trung ấm ba ngày. Phần lớn mọi
người đều phải đầu thai sau hai mươi mốt ngày.
Không phải ai chết cũng qua giai đoạn thân trung ấm.
Có một số người tu tập chứng ngộ, có một đời sống phạm hạnh và
lợi lạc, khi chết họ trực tiếp tái sinh vào cảnh giới tốt lành
chứ không qua giai đoạn trung gian này. Một người phạm tội ngũ
nghịch (giết cha mẹ, phá hoại chánh pháp...), hoặc có một đời
sống tiêu cực, ác độc... thì sẽ đọa liền vào địa ngục, hoặc một
cõi xấu nào đó chứ không qua giai đoạn thân trung ấm.
-
-
QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ VIỆC TỰ SÁT
-
Xin cho biết quan điểm của Phật giáo như thế nào về vấn đề tự
sát ?
-
- Kirti Tsenshab Rinpoche :
Đối với người Phật tử, tự giết mình là một tội rất lớn. Vì sao ?
Bởi vì có được thân người là một trong những điều khó và làm bị
thương hoặc hủy diệt thân ấy là một điều sai lầm rất lớn. Tự tử
thường bắt nguồn từ kết quả của những cơn nóng giận. Chỉ có giận
dữ người khác mà không làm gì được nên trở lại giết chết mình.
Đối với một người không theo đạo Phật cũng thế, tự tử là một
hành vi đáng trách và tội lỗi. Sau khi chết, thần thức của họ
không có một nơi nào khác là phải lao theo nghiệp ác của mình.
Vì thế chúng ta phải nghĩ cách làm thế nào để giúp họ vượt qua
những cơn khủng hoảng tinh thần và nỗi khổ đau của họ. Ở trong
tình trạng rối loạn, bế tắc và tuyệt vọng, cơn khủng hoảng trầm
trọng này có thể đẩy con người đến chỗ tự sát.
-
- Garje Khamtul Rinpoche :
Nhà Phật cho rằng tự tử là một điều tồi tệ nhất mà con người có
thể làm. Đây là một hành động tiêu cực khiến cho thần thức của
kẻ ấy gặp khó khăn trong việc tái sinh. Theo truyền thống của
Phật giáo Tây Tạng thì có hàng trăm vị nam và nữ thần ở trong
thân của chúng ta, nếu phạm vào tội tự sát, đồng thời ta cũng
giết cả họ. Còn theo Phật giáo Đại Thừa thì dưới chân của mỗi
sợi tóc thì có hàng ngàn tế bào sống khác ..., khi ta giết ta
thì đồng thời ta cũng hủy diệt chúng.
-
- Geshe Lamrimpa :
Theo Phật giáo thì tự tử là một hành vi tiêu cực và là nguyên
nhân khiến cho thần thức của người ấy rơi rớt vào cõi xấu.
-
- Dilgo Khyentse Rinpoche :
Khi một người tự tử, thần thức của họ thường phải đi theo nghiệp
xấu của mình, rất có thể họ sẽ bị một ác ma bắt lấy và chiếm
đoạt sinh lực. Để giúp cho những người này, các vị thầy có năng
lực phải làm nhiều lễ cầu siêu đặc biệt như năm cuộc lễ và những
nghi thức khác để siêu độ thần thức cho người chết.
-
Trong thời gian chiến tranh tại Việt
Nam,
có nhiều Tăng sĩ đã tự thiêu, với động cơ là làm cho thế giới
chú ý đến nỗi khổ đau chiến tranh ở VN. Việc tự thiêu của họ
phải chăng là hành vi tiêu cực ?
-
- Geshe Lamrimpa :
Các vị Bồ Tát được phép thực thi một số hành vi mà người thường
cho đó là tiêu cực. Tuy nhiên, theo Phật giáo Nguyên thủy thì
phản đối hành động này, vì thế tự tử luôn được xem là hành vi
tiêu cực trong truyền thống này. Nếu bạn phân tích kỹ hơn, xem
động cơ khiến các vị Tăng này tự thiêu là gì thì chúng ta mới
phán quyết là tiêu cực hay tích cực. Trong một bộ kinh của Phật
giáo có ghi lại câu chuyện về một vị Tỳ kheo trẻ bị một phụ nữ
ép buộc phải lấy bà ta. Vị này biết rõ rằng nếu mình chịu lấy
thì sẽ phá bỏ giới luật ; mặt khác, nếu không chịu lấy bà ta sẽ
vu khống rằng mình đã có những hành vi tồi bại. Vì thế, để giải
quyết tình cảnh bế tắc này mà không phạm giới, vị ấy quyết định
tự kết liễu đời mình. Suy nghĩ như thế rồi, vị ấy giả vờ đồng ý
và nói với bà ấy đợi một chút. Vị ấy vào phòng trong, đóng cửa
và tự đâm vào cổ họng mà chết. Trước khi tắt thở, vị ấy kính lễ
mười phương Tam Bảo và nói rằng : "Vì tôn kính Tam Bảo và gìn
giữ giới hạnh mà con quyết định từ bỏ thân này".
Trong kinh nói đây là hành vi tích cực và có công đức. Nếu
trường hợp các Tăng sĩ Việt Nam vì động cơ muốn cứu vãn Chánh
pháp của đất nước họ không lún sâu vào chiến tranh, vì một động
cơ cao cả như thế thì hành vi tự thiêu của họ không thể cho là
tiêu cực mà phải được xem là hành vi của các vị Bồ Tát.
-
Quan điểm của Phật giáo như thế nào về việc chấm dứt mạng sống
trước khi người ấy chết ? Bệnh nhân yêu cầu để cho họ chết tự
nhiên bằng cách không dùng thuốc hay những phương pháp y học nào
đó vì họ quá đau đớn về thể xác và tinh thần trong khi việc điều
trị không mang lại kết quả.
-
- Garje Khamtul Rinpoche :
Trong trường hợp này rõ ràng bạn muốn đem lại lợi ích cho người
khác, chấm dứt sự đau đớn của họ. Tuy nhiên, cần phải xem xét
cẩn thận chứ đừng nên hành động thiếu suy nghĩ, bởi vì giết một
mạng người là một tội ác, vì vậy, dù đau đớn dữ dội, thay vì để
cho họ chết thì cố gắng dùng hết khả năng để điều trị cho họ, có
thể cho họ uống thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần chẳng hạn. Mặt
khác, nên nhớ rằng thân người rất khó khăn mới có được. Do vậy,
các nhà chữa bệnh phải suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định
việc này.
-
- Geshe Lamrimpa :
Người ta nên tiếp tục chữa trị để giữ mạng sống cho họ. Nếu
người ấy chết với trạng thái tâm giận dữ, bất an, tiêu cực hay
hôn mê thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu thai và sẽ
gặp bất lợi cho đời sống tương lai của họ. Tuy nhiên, nếu cho họ
uống thuốc để rút ngắn mạng sống thì cũng không thích hợp.
-
Đôi khi họ muốn được chết thì sao ?
-
- Geshe Lamrimpa :
Họ muốn chết trước thời hạn, bởi vì họ không chịu đựng nổi sự
đau đớn ngay trong đời này. Nhưng họ đâu biết rằng nỗi khổ đau
ấy họ vẫn phải đối mặt trong đời sau, vì thế, tốt hơn hết nên
giúp họ điều trị.
-
- Dilgo Khyentse Rinpoche :
Sử dụng máy móc để kéo dài mạng sống của một người không còn cơ
may lành bệnh là điều vô lý và hãi hùng. Tốt hơn cứ để cho họ
chết một cách tự nhiên trong bầu không khí yên bình. Khi sử dụng
máy móc mà không có hy vọng hồi phục cho người bệnh thì không
phải là tội ác để chấm dứt việc điều trị bằng máy. Rõ ràng không
cần thiết để kéo dài sự sống nhân tạo cho họ. Theo cái nhìn của
nhà Phật, thì chúng ta nên làm bất cứ điều gì có thể để trợ giúp
cho người ấy đối phó với sự xuống tinh thần trong giờ phút đau
đớn và sợ hãi, đem lại cho họ niềm bình an vào phút cuối của
cuộc đời.
-
-
HIẾN TẶNG THỂ XÁC CÓ TỐT KHÔNG ?
-
Hỏi : Ở phương Tây, hiến tặng những bộ phận trong cơ thể người
vừa chết là việc bình thường, như hiến tặng cặp mắt, quả thận để
cho người khác, việc làm này có ảnh hưởng hay làm trở ngại gì
cho thần thức của người chết không ?
-
- Dilgo Khyentse Rinpoche :
Việc hiến tặng thi thể ấy là một điều tốt, bởi vì nó phát khởi
từ động cơ làm lợi lạc cho người khác với lòng bi mẫn chân thật.
Và một khi nó là ước nguyện cuối cùng của người chết thì tuyệt
nhiên không có ảnh hưởng hoặc có hại gì cho thần thức của họ khi
họ rời bỏ thể xác. Trái lại, việc làm tích cực này sẽ góp phần
tạo thiện nghiệp cho người ấy trong đời sống vị lai.
-
- Garje Khamtul Rinpoche :
Nếu một người muốn hiến tặng thi thể của họ thì nên lấy những bộ
phận cần thiết ấy sau khi người đó chết. Điều này không có gì
ảnh hưởng đến tiến trình thần thức thoát xác và tái sinh của
họ.
-
Hỏi : Có nhiều trường hợp nếu các bộ phận của thi thể được lấy
đi mà thần thức của họ chưa rời khỏi thể xác thì sao ?
-
- Dilgo Khyentse Rinpoche :
Điều này tùy thuộc vào lòng bi mẫn và ước nguyện của người chết.
Nếu người ấy đã từng bày tỏ nguyện vọng bố thí lớn lao đó một
cách chân thành, thì có thể lấy đi những bộ phận cần thiết ngay
cả trước khi tim ngừng đập, cũng không có hại gì cho thần thức.
-
- Garje Khamtul Rinpoche :
Như tôi đã nói trên, thần thức sẽ rời khỏi thể xác khi ta đụng
chạm đến thi hài của họ, chẳng hạn như ta kích thích vào vùng
đỉnh đầu để chỉ dẫn cho thần thức thoát ra. Một khi thần thức đã
ra rồi thì bạn có thể lấy đi những thân phần cần thiết. Do đó,
nên lưu ý giúp người chết làm phép chuyển di thần thức trước khi
lấy những thân phần của họ.
-
Hỏi : Còn phương pháp đông lạnh (Cryonics) thi hài sau khi chết
thì sao ?
-
- Dilgo Khyentse Rinpoche :
Việc ấy hoàn toàn vô nghĩa, không đem lại một lợi ích nào. Thần
thức người ấy không thể quay lại thi thể một khi người ấy đã
chết thật sự.
-
-
LÀM GÌ ĐỂ CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT ?
-
Hỏi : Có phương pháp nào tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết của
mình không?
-
- Dilgo Khyentse Rinpoche :
Phương pháp tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết của mỗi người là
nên tu tập tâm linh trong suốt cuộc đời mình.
-
- Kirti Tsenshab Rinpoche :
Một lần nữa tôi phải đề cập đến hai hạng người, thứ nhất là tín
đồ theo đạo Phật, thứ hai là những người không có đạo.
-
Đối với hạng người thứ nhất đã từng quy y và tu học theo Chánh
pháp, khi họ biết rằng cái chết đang đến với họ thì đó là thời
gian giúp họ tinh tấn hơn trong việc tu tập của mình.
-
Đối với hạng người thứ hai, chưa hề nghĩ gì về con đường đạo
trong cuộc đời họ, nên khuyên họ cố gắng phát khởi tâm đạo, tâm
đạo ở đây nghĩa là suy nghĩ về điều tốt, nghĩ và cầu mong điều
tốt đến với người khác. Đây là cách tốt nhất dành cho những
người không có đạo chuẩn bị cái chết.
-
- Garje Khamtul Rinpoche :
Giống như ta đi đến một nha sĩ, đó là điều không ai tránh khỏi,
việc cuối cùng cũng phải xảy ra, chết cũng thế, vì vậy có gì tốt
đẹp bằng nếu ta bắt đầu suy nghĩ về nó ngay bây giờ. Để biết rõ
về cái chết ta nên hỏi các bậc thầy của mình, những người có
kiến thức về cái chết, các ngài sẽ cho chúng ta biết con người
sẽ chết như thế nào. Nếu ta có những hiểu biết như thế, ta thật
sự không sợ chết và nó sẽ giúp đỡ ta rất nhiều.
-
- Geshe Lamrimpa :
Nếu một người đang chuẩn bị một nơi tái sinh hạnh phúc thì sẽ
loại bỏ tham sân si và tịnh hóa mười ác nghiệp nếu đã phạm phải
trong quá khứ, bày tỏ sự hối tiếc và lập nguyện không vi phạm
giới pháp trong tương lai. Đây là lời dạy chung cho tất cả mọi
chúng sinh. Đối với một người đã thọ giới để tu hay một hành giả
Mật giáo, họ phải sám hối và tịnh hóa tất cả giới luật và lời
phát nguyện mà họ đã phá bỏ.
-
Mặt khác, nếu muốn đời sau giàu sang thì phải thực hành pháp bố
thí, muốn được hạnh phúc thì phải giữ giới hạnh, muốn được
trường thọ nên tránh sát sinh, muốn được ngưỡng mộ và tôn kính
phải tu pháp nhẫn nhục. Muốn giải thoát thì tu tập sáu hạnh của
Bồ Tát, v.v... Nói chung, nếu chúng ta loại bỏ hết ác nghiệp,
tịnh hóa hết tất cả nghiệp chướng và hướng đến hành vi công đức,
tạo cho ta có một sức mạnh hỷ lạc về nội tâm. Khi cái chết đến
với ta, chính năng lực công đức và giới hạnh ấy sẽ tiếp sức cho
ta đi tới một đời sống khác an toàn và hạnh phúc. Đó là cách tốt
nhất để chuẩn bị cho cái chết của mọi người.
-
Hỏi : Ở trong Phật giáo có một vài phương pháp thiền quán niệm
về cái chết và kể lại tiến trình chết. Loại thiền này có lợi ích
gì không ?
-
Theo triết học của Phật giáo, phương pháp thiền quán tưởng về
cái chết là nhắm vào mục đích để ta ý thức được cuộc đời là vô
thường và ta sẽ trở nên quen thuộc với những diễn biến khác nhau
về cái chết mà con người sẽ phải đi qua. Điều đó rất có ích.
Trong pháp tu này, hành giả biết rõ những dấu hiệu xảy ra trong
tiến trình đưa đến cái chết như sự suy yếu của sáu giác quan, và
sự tan rã dần của thân tứ đại... Rồi tiếp đó, ta cũng nhận ra
rằng khi ta tái sinh vì sự hỗn hợp giữa tinh cha, huyết mẹ và
thần thức của ta ; một lần nữa, ta lại thấy cái chết đến với ba
thứ này, tiến trình sinh tử này không dứt cho đến khi ta giác
ngộ. Theo triết học Phật giáo Tây Tạng thì luyện tập quán tưởng
về cái chết là một pháp tu rất quan trọng.
-
-
CHỦ NGHĨA VỊ THA LÀ TRÁI TIM CỦA PHẬT GIÁO
-
Hỏi : Ở phương Tây, nhờ Phật giáo mà trong những năm gần đây có
sự phát triển rất nhanh về phong trào thiết lập những Tiếp Dẫn
Đường để chăm sóc cho những người sắp lâm chung. Các ngài có
nghĩ rằng chúng ta có thể đem lại lợi lạc cho người chết không
?
-
- Garje Khamtul Rinpoche :
Tôi cho rằng phong trào này rất tốt bởi vì người phục vụ và
người được chăm sóc đều biết rõ mình cuối cùng cũng đi đến cái
chết, do đó khi còn sống trên đời này họ cố gắng làm mọi điều
tốt đẹp và nhất là giúp đỡ những người sắp lâm chung. Giống như
khi bạn đi máy bay, biết rằng bạn đang ở trên không trung và có
cảm giác sợ hãi. Nhưng khi bạn thấy xung quanh có đủ tất cả
những tiện nghi để giúp đỡ bạn thì bạn cảm thấy như mình đang ở
nhà, bạn cảm thấy hạnh phúc về điều đó. Tóm lại, tôi thấy rằng
các Tiếp Dẫn Đường ở phương Tây rất tốt, vì nó giúp cho người
sắp lâm chung cảm thấy an toàn, tự tin và không sợ hãi nữa.
-
- Kirti Tsenshab Rinpoche :
Ý tưởng thành lập các dưỡng Đường Tiếp Dẫn cho người sắp lâm
chung là biểu trưng cho lòng bi mẫn vô biên của chúng ta đối với
người sắp chết. Đây là một phong trào rất tốt mà tôi cho rằng
phát triển nhiều Trung tâm thêm chừng nào tốt chừng ấy. Ở phương
Tây xưa nay không quan tâm đến vấn đề tu tập tâm linh, nên người
sắp chết rất cần sự nâng đỡ về tinh thần ở cuối đời, điều này
giúp cho họ có một sức mạnh nội tâm để vượt qua nỗi hãi hùng của
cái chết.
-
Cuối cùng, trái tim của Phật giáo là lòng vị tha, nghĩ đến người
khác và giúp đỡ cho họ. Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có
thể đem lại sự an ủi, nâng đỡ tinh thần cho họ mà xã hội đã một
thời bỏ rơi và thiếu quan tâm.
-
Từ đáy lòng mình, tôi muốn nói lời cảm ơn Thầy (người thực hiện
cuộc phỏng vấn này là sáng lập viên một Tiếp Dẫn Đường ở Úc Đại
Lợi) rất nhiều và tôi phải nói rằng Thầy đừng nghĩ rằng mình
đang cô đơn với việc làm này. Vì tất cả những gì mà Thầy đang
làm hiện nay là đại diện cho một đường hướng hoạt động của Phật
giáo trong thời hiện đại. Chư Phật, Bồ tát và các vị Thiên thần
Hộ pháp luôn ủng hộ và luôn ở phía Thầy.
-
-
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CÁI CHẾT
-
Rich Fields, một nhà thơ, nhà văn, đệ tử của Hòa thượng Chogyạm
Trungpa Rinpoche và nhiều bậc thầy nổi tiếng người Tây Tạng, ông
được ghi nhận là mắc bệnh ung thư phổi từ năm 1995. Hiện nay ông
đang giữ chức Tổng biên tập tạp chí Yoga và Phó tổng biên tập
nguyệt san Phật giáo Tricyle (xuất bản tại Hoa Kỳ). Ông đang cư
ngụ tại
Fairfax,
bang
California với người săn sóc là bà Marcia Cohen. Ông là tác giả
của nhiều quyển sách Phật giáo có giá trị như "Làm sao những con
thiên nga đến được cái hồ, Lịch sử Phật giáo nước Mỹ...". Cuộc
phỏng vấn này do đạo hữu Helen Tworkov (Tổng biên tập tờ
Tricyle) thực hiện vào tháng 5 năm 1997 để tìm hiểu quan điểm về
cái chết của ông.
-
Tricycle : Lần đầu tiên khi biết mình ung thư, ông đã làm gì ?
-
Fields :
Vào tối hôm ấy, một vị Lama cho tôi một lời dạy của đức Phật
Dược Sư (Medicine Buddha) và tôi cảm thấy an ủi. Tôi xem căn
bệnh nan y này là một cơ hội tốt để tôi trả nghiệp. Đó là một
trong những Bồ tát hạnh mà bạn phải thực hành. Quan điểm này rất
khác biệt so với quan điểm của phương Tây. Quan điểm của Bồ tát
làm đảo lộn hết mọi thứ xung quanh nó. Đây là một pháp môn luyện
tập của Kim Cương thừa, chấp nhận bất cứ mọi hoàn cảnh khó khăn
nào và phải đưa nó vào con đường tu tập, không cứ là hoàn cảnh
tốt mà bất cứ một tình huống nào cũng biến nó trở thành phương
tiện để tu luyện. Bạn có thể mong rằng "chứng bệnh này giúp tôi
mang lấy hết bệnh của tất cả chúng sinh, nhận lấy hết đau đớn
của chúng sinh, để cho họ khỏi bệnh và đau đớn". Bằng cách này,
bạn tấn công vào "bạn ngã tự thương xót lấy mình" và nhiều vấn
đề cơ bản khác phát sinh khi chúng ta mắc bệnh, chẳng hạn như
chúng ta tự hỏi "tại sao tôi... ?".
-
Tricycle : Các bậc thầy của ông đã nói gì ?
-
Fields :
Câu nói đầu tiên của họ luôn luôn là : "Mọi người đều phải chết.
Chết là một sự thật". Hoặc "Chúng ta có thể điều trị bệnh này và
con sẽ khỏi thôi". Hay "Ổ, con chờ đợi cái gì nào ? Có sanh ắt
phải có tử". Rồi một ý kiến khác "Con may mắn vì nó là một cơ
hội tốt cho việc tu luyện của con".
-
Tricycle : May mắn, bởi vì ông là một hành giả tu luyện ?
-
Fields :
May mắn là vì có thời gian để chuẩn bị mọi thứ, dù bạn là một
hành giả hoặc không. Quan điểm thông thường ở phương Tây là "Ổ,
may mắn là vì họ đã chết trong lúc ngủ hay chết vì cơn đau tim
hoặc chết đột ngột". Tuy nhiên, bệnh ung thư là đặc biệt tốt cho
bạn, bởi vì bạn có đủ thời gian để tiên liệu mọi việc và giải
quyết nó. Về việc tu tập thì theo lời dạy của thầy Trungpa
Rinpoche rằng : "Chết là sự thật, nó đến mà không báo trước.
Thân này sẽ trở thành một xác chết". Chết chỉ là một phần trong
đời sống của chúng ta. Nền văn hóa của phương Tây giúp đỡ chúng
ta phớt lờ với cái chết, nhưng phương Đông thì phải nhìn thẳng
vào cái chết, từ một quan điểm ấy, một căn bệnh ở vào giai đoạn
chót rất có thể hữu ích cho việc tu tập tâm linh.
-
Tricycle : Những ý kiến "nó tốt cho việc tu tập của bạn" có
quấy rầy ông không?
-
Fields :
Ở những trung tâm tu học điều đó thường được xem là chuyện đùa.
Đối với một người chưa có kinh nghiệm thì điều đó thật phiền hà,
họ lập tức phản kháng, đầu hàng hay chấp nhận. Còn đối với tôi
thì không.
-
Tricycle : Ông quan tâm đến việc tiên đoán sự phát triển của
căn bệnh không ?
-
Fields :
Không, quan điểm của tôi là "Tôi sẽ sống cho đến lúc chết", một
việc mà tất cả mọi người đều có thể làm. Tôi không hiểu hết giá
trị của những câu nói mà mọi người thường nói rằng : "Anh còn
bốn tháng nữa để sống". Và tôi không muốn tạo ra bất cứ một gánh
nặng nào cho ai. Tôi không bao giờ quan tâm đến những lời nói
may mắn.
-
Tricycle : Ông sẽ chọn giải pháp nào giữa việc chấp nhận cái
chết và cố gắng điều trị căn bệnh ở đoạn cuối ?
-
Fields :
Chúng ta có quyền chọn lựa sao ? Cuối cùng tất cả chúng ta đều
phải chết. Chết là sự thật, nó đến mà không cần báo trước, và
thân này sẽ trở thành cái xác. Phật giáo luôn luôn kiên định về
vấn đề này. Những bác sĩ đầu tiên nói với tôi rằng số lượng
thống kê bệnh ung thư phổi giống như tôi đều không có cơ may
chữa khỏi. Tôi đã từng nói với các bác sĩ, tôi không quan tâm
đến việc nghe họ. Tôi sẽ sống cho đến khi tôi chết dù bốn tháng
hay năm năm. Các bái sĩ cũng như thế, họ cũng sống cho đến lúc
chết. Ông ta biết khi nào tôi chết nhưng ông ta thì không biết
khi nào đến lượt mình. Nếu tôi chống lại cái chết, có thể tôi sẽ
chết sớm hơn.
-
Tricycle : Khi ông chống lại bệnh ung thư, nó có trở nên là một
cái gì đó phân ly giữa nó và ông không ?
-
Fields :
Trước hết, tôi cảm thấy nó giống như một cái gì đó đã tấn công
tôi. Dĩ nhiên, các tế bào tôi đã bảo vệ tôi. Những phản ứng đầu
tiên của tôi là xác định mình là một chiến binh đầy sức mạnh.
Tôi phải chiến đấu. Sau đó, có một lần chữa bằng hóa trị, tôi
dùng Mật Chú và quán niệm thần Phẫn nộ để tiêu diệt các tế bào
ung thư trong thời gian hóa trị.
-
Tricycle : Việc công phu tu tập của ông có thay đổi khi ông
được chẩn đoán không ?
-
Fields :
Công việc tu tập của tôi càng trở nên tích cực. Tôi thấy có kết
quả rõ ràng hơn trong một thời gian ngắn so với những thành tựu
thiền định mà tôi phải bỏ ra trong một thời gian dài như trước
đây.
-
Tricycle : Ông có bắt đầu dành nhiều thời gian cho công phu
buổi sáng không ?
-
Fields :
Có, tôi vẫn công phu như mỗi ngày. Tôi cảm thấy không có vấn đề
là tôi ngồi bao lâu hoặc có liên hệ đến chỗ ngồi. Việc hành trì
của tôi vẫn không thay đổi.
-
Tricycle : Nó có ảnh hưởng đến cách cư xử của ông không ?
-
Fields :
Có thể. Tuy nhiên tôi vẫn có những thói quen thông thường. Tôi
vẫn làm việc như mọi ngày, vẫn giữ các mối quan hệ, vẫn viết bài
và tôi vẫn sống. Đôi khi tôi nghĩ mình nên gia nhập vào một trại
tu dưỡng và tôi nỗ lực tu tập để đắc đạo trước khi chết (cười
lớn). Nhưng đồng thời tôi thích chờ đợi từng phút giây, bình an
và chiến đấu để sống một cách trọn vẹn, và đó là những gì mà tôi
chọn.
-
Tricycle : Ông có tự thương hại mình không ?
-
Fields :
Tôi nghĩ tự thương hại mình là đi cùng với bản ngã. Khi điều này
xảy ra lần đầu tiên, nó mong muốn tất cả những nghiệp của tôi
đến đậu đúng trên chóp mũi của tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi, liếc
nhìn tôi và tôi bắt đầu liếc nó trở lại. Đó là bộ mặt của một
chiến binh. Sau đó, tôi được chẩn đoán. Allen Ginsberg gọi điện
và nhắc cho tôi nhớ lời của thầy Trungpa Rinpoche đã nói với
Billy Burroughs, một người sống nhờ ghép bộ phận gan mới.
Rinpoche nói rằng : "Con sẽ sống hoặc sẽ chết, cả hai cái đều
tốt cả". Tôi không muốn cái chết của tôi là một kẻ đối đầu. Chết
không phải là một kẻ thù. Chết là một phần trong đời sống của
chúng ta. Ung thư có thể xem nhu là kẻ thù. Nhưng chính cái chết
tự nó đến và đến bất cứ lúc nào, nó không phải là một kẻ thù.
Đó là cái đã được chấp nhận và đó là thế đứng của một chiến
binh. Đối với một chiến binh, chết không phải là kẻ thù. Khi các
sĩ quan đội quân cảm tử của Nhật Bản ra chiến trận, họ thường
được lãnh tiền thưởng cảm tử. Nếu bạn bước vào chiến trận với sự
can đảm không sợ hãi và biết rằng cái chết có khả năng xảy ra,
thì bạn sẽ chiến đấu giỏi hơn và bạn sẽ chiến thắng ! Nhiều pháp
môn tu tập của Phật giáo nói chung là nhắm vào việc loại bỏ sự
sợ hãi về cái chết, một loại sợ hãi về cái sinh hay sợ hãi về
cuộc sống của chúng ta.
-
Tricycle : Ông đã chẩn đoán biết mình đang bệnh ung thư còn
tôi thì không. Có sự khác biệt nào giữa chúng ta ? Có phải ông
hấp hối trước tôi ? Có phải tình cảnh của ông có thức tỉnh về
cái chết trong khi tôi vẫn ở trong vòng ảo tưởng là tôi sẽ sống
mãi ?
-
Fields :
Không phải là bạn sẽ sống mãi mãi. Những sự tính toán thời gian
có hơi khác biệt. Tôi được nói rằng tôi đang ở trong cơn nguy
cấp. Sự lựa chọn thời gian chính xác là một vấn đề. Nhưng tôi
nói với một bác sĩ ở Stanford về ý kiến thứ hai, tôi nói "Mọi
người đều nói đây là bệnh không thể cứu chữa được", và ông ta
nói "Có phải ai đó nói với anh là "không thể chữa được" ở giai
đoạn cuối phải không ?". Và tôi trả lời : "Không có ai đề cập
đến việc đó cả". Có nhiều căn bệnh không thể chữa được hoặc mãn
tính, nhưng có thể xoay xở và cứu vãn được ở giai đoạn chót. Tôi
đang sống với thời kỳ thay đổi thường xuyên. Hiện nay tôi đang ở
trong tình trạng thuyên giảm. Bệnh ung thư giống như một con tê
giác (Rhi-noceros) bề ngoài của nó trông rất xấu xí, đôi mắt
nhỏ, làn da sần sùi, ruồi bu xung quanh, trông giống như một con
kỳ lân hung dữ ; và đó là con tê giác hiền lành, đang nhai cỏ
trong đầm lầy, không chú ý đến bạn, bạn cảm thấy thuyên giảm và
khỏe mạnh. Nhưng vào lúc nào đó, con tê giác nhìn quanh quẩn,
chạy như điên đến chỗ bạn... Sự khác biệt ở đây là tôi luôn có
một con tê giác ở xung quanh.
-
Tricycle : Ông tin điều gì sẽ xảy ra sau khi chết ?
-
Fields :
Tôi không biết. Tôi nghĩ tôi cảm thấy thoải mái với một người
theo thuyết bất khả tri, có xảy ra hoặc không xảy ra cũng vậy
thôi. Và tôi nghĩ là tôi đồng ý với những gì mà cư sĩ Stephen
Batchelor nói với mọi người có lý khi tu tập để có một nơi tái
sinh tốt, đó không phải là kinh nghiệm của tôi. Tôi tu luyện tâm
linh để có đời sống hiện tại tốt hơn, an vui hơn... Và nếu kết
quả tu tập giúp tôi trong đời sống này thì tôi chắc rằng nó cũng
giúp tôi lúc tôi chết, vì chết là một phần của đời sống.
-
Tricycle : Ông muốn an táng thi thể của mình như thế nào ?
-
Fields :
Tôi muốn nghe ý kiến của bạn trước.
-
Tricycle : Tôi muốn theo phương pháp "không táng" (sky burial)
ở
Nova Scotia.
Đặt thi hài trên vùng St. Lawrence để làm thức ăn cho chim đại
bàng, quạ, chó sói và côn trùng. Dĩ nhiên điều này bất hợp pháp,
nhưng đó là sở thích của tôi.
-
Fields :
Tôi cũng thích kiểu "không táng" này, tuy nhiên hỏa táng
(cremation) thì dường như là một sự lựa chọn tốt hơn. Nhưng phải
là hỏa táng theo kiểu của người Ấn Độ, đặt thi thể lên đống củi
để thiêu. Ý kiến của tôi bị ảnh hưởng bởi lời dạy của thầy
Trungpa Rinpoche là không di chuyển thể xác chỗ khác trong 3
ngày đầu, bởi vì cần có đủ thời gian để cho thần thức rời khỏi
xác thân hoàn toàn. Lý tưởng nhất là đặt thể xác trong chánh
điện rồi đắp chiếc mền lên, để cho mọi người nhìn thấy, chiêm
nghiệm hoặc để quán tưởng tử thi, và rồi có một buổi lễ đặc biệt
được thực hiện. Nếu có một người nào đó đến làm phép chuyển đi
tâm thức thì thật là tuyệt vời. Tôi nghĩ thật là tốt biết bao
cho mọi người có một buổi tiệc vào ngày ấy. Nói chung, một lần
nữa, tôi thích hỏa táng ngoài trời theo kiểu của người Ấn.
-
Tricycle : Ông có thể khuyên điều gì cho những người có hoàn
cảnh tương tự như ông ?
-
Fields :
Tôi là nhân vật trung tâm của cuộc nói chuyện này, mọi người có
thể tìm thấy những điều hữu ích cho bản thân mình về sự lựa chọn
phương pháp điều trị theo y học truyền thống. Trong một số
truyền thống tâm linh, có một quan điểm cho rằng mọi việc đều
xuất phát từ tâm, cho nên mọi căn bệnh cũng phải được chữa trị
từ tâm hay bằng cách luyện tập tâm linh, tư duy tích cực hoặc có
niềm tin. Có người nói rằng cả thân và tâm đều có sự ảnh hưởng
lẫn nhau. Nhưng một số người khác thì cho rằng chỉ quan tâm đến
việc điều trị bằng y khoa, kinh nghiệm của tôi là chữa trị bằng
thuốc Tây, bằng phương pháp xạ và hóa trị, nếu điều trị đúng
cách đúng lúc thì sẽ có kết quả tốt, thậm chí có một số người
chữa trị bằng độc dược nữa. Nói chung, theo tôi người bệnh phải
theo dõi và kiểm tra thường xuyên căn bệnh của mình rồi chọn lựa
phương pháp điều trị. Tôi thấy một số người đã chết vì bị hỗn
loạn giữa các lối điều trị.
-
Tricycle : Vai trò của người chăm sóc bệnh như thế nào ?
-
Fields :
Tôi thấy người săn sóc gặp khó khăn nhiều hơn người bị ung thư.
Sức chịu đựng của họ còn nhiều hơn người bệnh. Tôi may mắn có
được Marcia săn sóc. Cô ấy phát nguyện giúp đỡ tôi trong thời
gian điều trị này. Cô ấy cùng tôi đi bác sĩ, ghi chép, hỏi han
và chuẩn bị mọi thứ cho cuộc giải phẫu phức tạp. Giúp đỡ một
người chống lại ung thư thật sự là một điều khó khăn thử thách.
-
Tricycle: Ông có quan tâm đến việc chẩn đoán bệnh không ?
-
Fields :
Lại đề cập đến vấn đề này một lần nữa. Thừa là không tốt. Một
trăm phần trăm là tôi sẽ chết. Nhưng tôi sẽ sống cho đến khi tôi
chết. Có một điều tôi muốn nói ở đây là giáo pháp của đạo Phật
rất tuyệt vời ở phần đầu, phần giữa và phần cuối, mọi người nên
cầu học và tu tập trước khi quá trễ.
-
-
BẠN MUỐN NGÀY ẤY NHƯ THẾ NÀO ?
-
"Tôi muốn được chết như một người phụ nữ mà tôi đã từng săn sóc,
đã qua đời hai tuần trước. Bà là một người bình thường. Nhưng bà
có phước chết vào lúc tuổi già mà không bệnh hoạn, đầu óc hoàn
toàn tỉnh táo, có đầy đủ thân quyến và Tăng Ni bên cạnh bà vào
giờ phút cuối cùng. Vào ba tuần lễ cuối, bà tỏ ra sáng suốt lạ
lùng giống như thể bà là một bậc thầy. Bà cung cấp các nhu cầu
cần thiết cho mọi người, một việc mà bà vẫn luôn làm. Cuối cùng
bà bày tỏ lòng biết ơn mọi người và bà ra đi..."
-
Ni sư Ani Lodro
-
(63 tuổi, Tu viện Samye Ling ở Scotland)
-
"Tôi muốn chết trong trạng thái yên bình, lúc nào
thì không thành vấn đề. Tôi không biết lúc đó như thế nào nhưng
bây giờ đây tôi rất an lạc. Hy vọng rằng tôi sẽ an lạc khi cái
chết đến với tôi".
-
Thích Giác Hạnh
-
(Làng Hồng, Pháp quốc)
-
"Cháu không muốn chết. Nhưng cháu đoán là mình sẽ sống lâu như
cháu mong muốn".
-
Bé Nandita
-
(10 tuổi ở Santafe, New Mexico, Hoa Kỳ)
-
"Tôi muốn hoàn tất mọi việc trước khi ngày ấy đến...".
-
Lee Moore
(24 tuổi ở
Kent,
bang Ohio, Hoa Kỳ)
-
"Tôi muốn chết tỉnh thức, vì thế tôi sẽ biết rằng tôi đang chết.
Tôi muốn chết trong chánh niệm và tỉnh giác. Tôi không sợ
chết".
-
Thượng tọa Bimal Tishya
-
(Tu viện Bodhi Carya, bang Calcutta, Ấn Độ)
-
"Tôi muốn chết trong tỉnh thức".
-
Chân Hội
-
(Montreal, Canada)
-
"Tôi muốn chết một mình. Một nơi nào đó cách biệt và giữa những
hàng cây đẹp với những con chó yêu dấu của tôi".
-
Gretel Ehrlich
-
(Bang California, Hoa Kỳ)
-
"Tôi muốn chết trong hạnh phúc".
-
Harrison Hoblitrelle
-
(74 tuổi, Massachusetts, Hoa Kỳ)
-
"Tôi muốn chết một cách tự nhiên, ngay cả lúc tôi bị bệnh. Tôi
muốn chết trong cách chết của con người : Máy móc của nền y học
hiện đại ngày nay kéo dài mạng sống của con người làm cho họ
không thể chết theo thời gian của họ, con người không thể chết
với phẩm cách của họ".
-
Thượng tọa Nakagana
-
(Chùa Daihizan Fumon, Đức quốc)
-
-
CHẾT, MỘT PHÁP MÔN TU
-
Nhiều người sẽ ngạc nhiên hỏi tại sao chết cũng là pháp tu. Theo
giáo lý đạo Phật, đó là pháp tu rất quan trọng. Chết xuất phát
từ tính vô thường, sự thay đổi và biến chuyển, vạn vật có sinh
có tử, có hợp có tan, là trung tâm điểm của việc tu tập Tuệ
giác.
-
Quán niệm về cái chết không phải là một bài luyện tập về sự bi
ai, cũng không phải sự bất hạnh của cuộc sống. Thật ra khi quán
niệm về cái chết được thực hành đúng, nó sẽ mang lại sự bình yên
biết bao. Có lẽ không có gì phải ngạc nhiên vì hầu hết mỗi chúng
ta đều bối rối khi nói đến cái chết. Chúng ta đã không thỏa hiệp
với bản chất của cơ thể và không thấy cái chết là quá trình tự
nhiên. Vì vậy chúng ta có những phản ứng buồn cười, đùa cợt quá
mức, lẫn tránh hay bi lụy. Quán niệm về cái chết có thể mang lại
cho chúng ta sự cân bằng.
-
Trong Kinh Sattipatana đức Phật có dạy nhiều phương pháp quán
niệm, trong đó có pháp quán niệm về nghĩa địa (cemetery
contemplation). Vào thời đức Phật còn tại thế, các hành giả đi
đến nhà các nghĩa địa thật và đôi khi họ sống ở đó trong một
thời gian dài. Các tử thi không được chôn cất hay hỏa táng mà
vứt bỏ tại nghĩa trang làm thức ăn cho những con kên kên và
những con thú ăn thịt khác. Vì thế, các hành giả phải quan sát
thi thể con người qua những giai đoạn hôi hám, sình ươn, mục
rữa... Vấn đề chính mà hành giả phải thấy là dù thân thể này của
ai đi nữa thì cũng phải chịu cùng một quy luật sinh diệt.
-
Hiện nay, pháp tu quán niệm về nghĩa trang này vẫn còn áp dụng ở
các tự viện trong rừng sâu tại châu Á. Đạo Phật cho rằng, nay ta
còn trẻ áp dụng pháp tu này sẽ giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi về
cái chết.
-
Quán niệm về cái chết là tu tập về Tuệ giác. Trí tuệ này có thể
nhìn thấy rõ bản chất như thật của sự vật. Bạn có thể thấy rằng
quán niệm về cái chết sẽ khiến cho bạn mạnh mẽ, giúp bạn vượt
qua những khó khăn trong tu tập, chẳng hạn như cảm giác bồn
chồn, buồn ngủ hay đau đớn. Như chính trường hợp của người viết,
khi tôi thấy mình buồn ngủ trong lúc tọa thiền thì tôi chỉ nghĩ
đến các chết của chính mình, nó lập tức đánh thức tôi. Hay lúc
tôi khó chịu, cau có hoặc thả hồn đâu đâu, thì tôi cũng nghĩ về
cái chết của chính tôi. Rất ít điều cản trở khi bạn chiếu ánh
sáng của các chết lên nó. Hãy xem cái chết như một người cố vấn
của bạn.
-
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), chứa đựng nhiều lời dạy độc đáo
của Phật, rằng con người sẽ không đánh nhau hay tranh cãi khi họ
biết rõ rằng tất cả đều sẽ chết. Khi quán về cái chết chúng ta
cũng đang bày tỏ lòng từ bi với kẻ thù. Chúng ta thấy rằng chúng
ta cùng là đồng sự với nhau. Tâm chúng ta sẽ mềm đi khi ta nhận
ra tất cả mọi người đều có chung một số phận : chết.
-
Có nhiều lợi ích khác khi chúng ta thực hành pháp quán niệm về
cái chết. Hiện tại bạn đang bận rộn làm mọi việc, dành nhiều
thời giờ để ăn và ngủ. Chỉ một lời thỉnh cầu ở đây là bạn hãy
suy gẫm về cái chết, điều đó có thể giúp bạn đánh giá các bạn
tiêu hao năng lượng của mình. Một khi bạn biết rằng không có sự
vĩnh cửu: (forever) thì có lẽ bạn sẽ thay đổi tích cực và dành
nhiều thời gian để tu tập.
-
-
THỰC HÀNH PHÁP QUÁN VỀ CÁI CHẾT
-
I. Nội dung của pháp quán :
-
Cái chết không thể tránh khỏi.
-
1. Mọi người đều phải chết.
-
2. Tuổi thọ của ta đang giảm xuống theo thời gian.
-
3. Thời gian dùng để tu tập trong đời ta rất ngắn ngủi.
-
Không thể biết khi nào ta chết.
-
4. Tuổi thọ con người không chắc chắn.
-
5. Có nhiều nguyên nhân đưa đến cái chết.
-
6. Cơ thể con người quá mong manh.
-
Thực tế chỉ có tu tập mới có thể giúp chúng ta lúc chết.
-
7. Tài sản và thú vui không thể giúp ta.
-
8. Người thân của ta cũng không thể giúp ta.
-
9. Chính cơ thể của ta cũng không thể giúp ta.
-
II. Quán niệm như thế nào ?
-
Nhiều hành giả đang tu pháp thiền quán niệm (Vipassana) có thể
chưa bao giờ niệm về cái chết. vì pháp thiền này nhấn mạnh trực
tiếp đến những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại. Khi hành
thiền quán niệm bạn không được khuyến khích tư duy. Tuy nhiên
trong thiền quán niệm về cái chết bạn phải sử dụng tiến trình tư
duy một cách sáng tạo để tạo ra một trợ thủ cho việc phát triển
Tuệ giác.
-
Thật hữu ích khi bắt đầu pháp quán này bằng cách chú tâm vào hơi
thở hay tận dụng những kỹ thuật khác để làm tâm bạn an tịnh. Mỗi
ngày bạn có thể luyện tập 20 phút. Trước hết là tìm cách tĩnh
tâm. Chọn một trong những đối tượng niệm để quán tưởng và đi sâu
vào đó. Khi chấm dứt quán niệm ở phần này bạn lướt qua phần khác
(xem lại trong bản nội dung ở trên).
-
Cụ thể bạn quán tưởng như sau : Bạn chọn ý tưởng và nói : "Mọi
người đều phải chết". Rồi bạn đem ý tưởng đó vào trong suy tưởng
và quán niệm nó. Đây là lúc việc thực hành trở nên rất sáng tạo.
Mỗi người đều có thể thực tập theo cách riêng của mình. Bạn có
thể quán tưởng chính bản thân mình hay một người bạn của mình
đang hấp hối, hay quán tưởng những nấm mồ của người thân trong
nghĩa địa, hoặc bộ xương của chính bạn. Mức độ định tĩnh và tập
trung mà bạn có được từ quán niệm có liên quan rất lớn đến chất
lượng và kết quả tu tập của bạn. Nếu bạn đã có định lực rồi, bạn
sẽ trở nên rất linh hoạt, bạn có thể chất vấn, suy niệm và ngay
cả chơi đùa với nó : cái chết.
-
-
HIẾN XÁC THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO
-
Việc hiến tặng các cơ quan nội tạng đối với nhiều Phật tử là một
vấn đề đầy mâu thuẫn. Một mặt, chúng ta luôn muốn thực hành Bồ
tát hạnh ở mọi nơi có thể, vì ở Hoa Kỳ hằng ngày có chín người
hấp hối trong sự chờ đợi tuyệt vọng những người hiến tặng. Mặt
khác, theo giáo lý đạo Phật, chỉ khi thần thức rời khỏi thể xác
mới gọi là chết, chứ không phải sau khi trút hơi thở cuối cùng,
và người ta thường tin rằng chính hoàn cảnh tử vong lâm sàng và
thời gian sau đó, trước khi thần thức thoát đi, là thời điểm
then chốt quyết định sự tái sinh hoặc đầu thai của người đó.
Theo quan niệm này, tốt nhất là không được cắt xẻ thi hài trong
vòng ba ngày sau cái chết lâm sàng, nếu không nó sẽ gây ra sự
rối loạn cho tiến trình tái sinh.
-
Tuy nhiên, theo y học, để cấy ghép cơ thể có hiệu quả, những bộ
phận đó trong cơ thể người chết phải được cắt càng nhanh càng
tốt sau khi trút hơi thở sau cùng, như vậy nó có thể làm rối
loạn nghiêm trọng đến quá trình tự nhiên của ý thức quan về dạng
vô hình. Nhiều Phật tử đã phát nguyện hiến xác theo yêu cầu
không được cắt cơ thể họ sau ba ngày, nhưng làm như vậy không
đảm bảo chất lượng cấy ghép các cơ quan nội tạng, các mô đã hiến
tặng.
-
Thiền sư Sheng Yen và Tangen Harada cho rằng dù việc hiến tặng
có thể làm rối loạn đến tiến trình chuyển hóa ý thức của người
hiến tặng, nhưng nếu người ấy có tu tập và có ước nguyện mạnh mẽ
giúp đỡ người khác thì sự chi phối đến thể xác của họ ít làm ảnh
hưởng đến sự tán loạn ở giai đoạn chuyển di thần thức.
-
Quan điểm khác thì cho rằng vì ta không biết mình sẽ phản ứng
như thế nào đối với quá trình hiến tặng trong giai đoạn trung
chuyển này, vì vậy tốt nhất là nên tránh. Những người theo quan
niệm này thường nhấn mạnh đến khía cạnh thương mại phiền toái
đến việc hiến tặng, như chi phí cao và sự ưu tiên mang tính độc
đoán trong việc phân phối. Họ cũng cho rằng sự hấp tấp quá mức
có thể dẫn đến việc cắt đi các cơ quan trong khi bệnh nhân đó
vẫn còn có khả năng hồi sinh.
-
Cái chết của não (Brain death) cũng đưa ra nhiều vấn đề khác.
Phần lớn các cơ quan hiến tặng là bệnh nhân bại não, khi cơ thể
vẫn được tiếp tục nuôi sống, gia đình và người thân đã sắp xếp
việc hiến tặng. Tuy nhiên, từ chết não cũng không chính xác vì
não cho thấy có một số còn hoạt động ngay cả sau nhiều giờ ngừng
thở. Đến nay, chúng ta vẫn chưa hiểu hết về mối quan hệ giữa
thần thức và chết não. Tuy nhiên, ta dễ đoán ra rằng hoạt động
của não sau khi trút hơi thở cuối cùng có liên quan đến hoạt
động của thần thức.
-
Đối với một số người, một phương pháp khác có thể tránh được sự
rối loạn trong quá trình chuyển tiếp của thần thức do việc hiến
tặng các bộ phận cơ thể mà vẫn có ích cho người khác. Sau hăm
bốn giờ khi tim ngừng đập, ngoại trừ việc cắt đi các cơ quan nội
tạng người ta có thể hiến xương và các mô sống. Mặt khác, có ba
cách nữa để trở thành người hiến tặng khi ta còn sống và khỏe
mạnh là hiến tặng máu, tủy hay thận.
-
-
CƠ THỂ SAU KHI CHẾT
-
Phương thức chăm sóc thi hài người chết tùy thuộc theo tập tục
và truyền thống văn hóa khác nhau. Những đề nghị sau đây là xuất
phát từ kinh nghiệm của chị Joan Hallifax, một Phật tử, chị săn
sóc những người hấp hối tại một Tiếp Dẫn Đường ở Hoa Kỳ.
-
Ngay sau khi chết :
-
Giữ cho bầu không khí đơn sơ và yên bình quanh người chết. Nếu
có thể, tránh đụng chạm di dời cơ thể ngay sau khi chết. Nếu cần
thì phải thật nhẹ tay.
-
Khi người ấy đang hấp hối thì cầu nguyện hoặc niệm Phật tiếp
dẫn. Sau khi chết, nếu thích hợp thì hãy tụng kinh siêu độ hay
tiến hành các nghi lễ truyền thống.
-
Trước khi xác bắt đầu lạnh cứng :
-
Khoảng hai giờ sau tử thi mới lạnh cứng, bạn có đủ thời gian để
tắm và thay đồ cho người chết. Những thành viên trong gia đình
hay bạn bè có thể làm việc này như biểu lộ hành động thân yêu và
kính trọng người chết lần sau cùng. Ta biết rằng trước khi mất,
người hấp hối có thể ói mửa, đổ mồ hôi hay tiểu tiện. Bạn có thể
tắm cơ thể bằng khăn thấm trà thơm và một ít rượu để bịt lỗ chân
lông. Nhét bông gòn vào hậu môn, âm vật hay bao cao su bịt dương
vật để tránh các chất bài tiết thoát ra. Răng và miệng có thể
lau sạch nhưng đừng lấy răng giả ra, vì bạn sẽ gặp khó khăn khi
lắp vào lại sau này. Những phản xạ co giật ở cơ mặt và tứ chi
cũng thường xảy ra.
-
Nên chú ý đến việc ăn mặc và xếp tư thế của tử thi trước khi tử
thi lạnh cứng. Hãy mặc đồ vải mỏng, tránh che phủ tử thi bằng
khăn trải giường. Tử thi cần an trí ở một nơi càng thoáng mát
càng tốt. Quạt máy, máy điều hòa hay cửa sổ mở có thể giúp cho
tử thi tươi tốt.
-
Một số người chết còn mở mắt, một người thân trong gia đình đến
nhẹ nhàng khép mí lại hoặc dùng băng keo dán lại. Miệng cũng có
thể mở, bạn có thể dùng một khăn quàng cột quanh đầu để khép
lại. Nơi cuối cùng còn ấm là vùng tim hoặc một chỗ nào khác.
Theo truyền thống Phật giáo cho biết hơi ấm tụ ở đầu hoặc ở
ngực, là dấu hiệu cho biết người ấy sẽ tái sinh vào cõi lành.
-
Làm gì với tử thi ?
-
Bạn thường lo lắng là giữ tử thi trong nhà không tốt, nhưng
không có gì nguy hiểm cả. Chăm sóc tử thi giống như bạn săn sóc
một người đang sống, bạn cũng chú ý về y tế, đặc biệt là những
người chết vì bệnh dễ lây nhiễm. Cần phải có bác sĩ ký tờ khai
tử. Trước khi đến bác sĩ xin giấy khai tử, tốt nhất nên tiếp xúc
với cơ quan mai táng, nếu bạn muốn tử thi không bị quấy rầy. Nhớ
cởi đồ trang sức của người chết trước khi đưa tử thi đến nhà
tang lễ, nếu muốn thì thân nhân có thể mang lại cho người mất
trước giờ phút tẩm liệm.
-
Một thi thể không ướp phải chôn cất hay hỏa táng trong vài ngày
để tránh vi trùng lây lan từ người chết vì bệnh. Cơ quan phục vụ
mai táng chỉ đòi hỏi phải ướp xác khi phải đưa tử thi ra nước
ngoài, hay đông lạnh trong vòng hai mươi bốn đến bốn mươi tám
tiếng sau khi chết. Chú ý việc ướp xác không phải khử trùng xác.
Hóa chất dùng trong việc ướp xác là chất độc đối với người
sống.
-
Điều quan trọng nhất là hãy làm theo ý nguyện của người chết.
-
-
MỘT LAMA TÂY TẠNG TÁI SINH Ở HOA KỲ
-
Ngày 3/2/1993, đó là ngày đầu tiên tại thành phố Victorville,
tiểu bang California, Hoa Kỳ, Hội Phật giáo Tây Tạng ở nước
ngoài đã tổ chức lễ thụ phong (enthronement) Lama cho một cậu bé
người Hoa, năm tuổi, tên là Simon Hen, được xem là hậu thân của
Lama Lobsang Phakpa.
-
Simon Hen có thể là một cậu bé năm tuổi bình thường, nhưng các
tu sĩ Phật giáo Tây Tạng tin rằng cậu chính là hậu thân của một
Lama tiền bối người Tây Tạng. Vị Lama này viên tịch tại Tây Tạng
đã hơn 50 năm qua. Hen mới được khám phá khi cậu bé gặp vị
Thượng tọa Geshe Lobsang Tsepel, một tăng sĩ coi sóc Trung tâm
PG của người Tây Tạng ở cách San Diego 140 km. Cậu bé được cha
mẹ đưa đến tham quan phong cảnh tại tu viện này và lần đầu tiên
cậu Simon nhìn thấy Thượng tọa Tsepel, cậu liền nói : "Tôi biết
ông, ông từng là bạn tôi". Tuy nhiên, Thượng tọa Tsepel không để
ý đến những lời "đùa giỡn" này của cậu bé. Nhưng sau đó không
lâu, vị tu sĩ này nằm mơ thấy Thầy bổn sư Lobsang Phakpa của
mình, người mất vào năm 1950. Thượng tọa Tsepel hoang mang và lo
lắng, không biết cậu bé ấy có phải là hóa thân của thầy mình hay
không. Thượng tọa Tsepel quyết định viếng thăm, tìm hiểu về thân
phận của cậu bé Simon Hen, và được biết rằng cha mẹ cùng gia
đình của Simon cũng có thắc mắc tương tự, vì cậu bé đã tỏ ra là
một đứa trẻ "không bình thường". Bà nội của Simon cho biết cậu
bé đã có những lời tiên đoán chính xác trong ba tháng vừa qua,
cậu cho biết những tai nạn sắp xảy ra, cho biết ai là người tốt,
ai là người xấu, hoặc cậu muốn đi Ấn Độ để trở thành một
Lama...
-
Để kiểm chứng lại các sự kiện này, Thượng tọa Tsepel đã viết thư
thỉnh cầu ý kiến của đức Dalai Lama thứ 14 (lãnh đạo tối cao của
Phật giáo Tây Tạng) ở Ấn Độ. Đức Dalai Lama nói rằng nên theo
dõi và kiểm tra lại cậu bé một thời gian rồi sẽ quyết định. Sau
một thời gian trắc nghiệm về khả năng nhận thức của cậu bé theo
một số phương pháp truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, cậu
Simon Hen đã được nhìn nhận đúng là người tái sinh của một Lama
Tây Tạng từng mang pháp hiệu là Lobsang Phakpa.
-
Tất cả những tín đồ Phật giáo đều tin rằng có sự đầu thai hoặc
tái sinh (rebirth) sau khi con người chết. Nhưng tín đồ Phật
giáo Tây Tạng tin tưởng một cách mãnh liệt rằng những vị lãnh
đạo tôn giáo cao cấp của họ sẽ quay trở lại với một dáng hình
khác để tiếp tục công việc hoằng pháp lợi sanh.
-
Việc chọn lọc những người tái sinh và quyết định phong chức Lama
ít khi được xảy ra ở nước ngoài, (trước năm 1959 tổ chức ở Tây
Tạng, sau năm này các lễ nghi quan trọng như thế được tổ chức ở
Ấn Độ). Nhưng đây là lần đầu tiên một cậu bé Lama được tìm thấy
và chính thức được thụ phong trên nước Mỹ.
-
-
MỘT THẾ HỆ MỚI CỦA LAMA TÂY TẠNG
-
Chết không phải là hết, mà chỉ là một sự thay đổi về hình hài,
dòng tâm thức vẫn lưu chuyển cho đến khi con người ấy đạt đạo.
Đặc biệt theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, các vị Cao
tăng sau khi viên tịch thường chọn phương pháp tái sinh
(Reincarnation) vào một cảnh giới khác để tiếp tục tu tập hoặc
tái sinh trở lại kiếp người trong những điều kiện thuận lợi hơn
để hoàn tất hạnh nguyện độ sinh mà họ còn dở dang ở kiếp trước.
-
Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu bốn vị Lama tái sinh Tây
Tạng nổi tiếng ở thế kỷ 20 đã viên tịch đầu thập niên 80 và tái
sinh trở lại kiếp người. Hiện tại các "hài đồng Lama" này đang
tu học tại các Phật học viện Tây Tạng ở miền Nam nước Ấn Độ. Đại
đức Roger Kunsang, phóng viên tạp chí Mandala, USA, đã viếng
thăm các vị để thực hiện một cuốn băng video về sinh hoạt hằng
ngày của các vị Lama tý hon này.
-
Ling Rinpoche :
Lama Ling Rinpoche năm nay 10 tuổi, hiện đang tu học tại Phật
học viện Drelung, là hậu thân của cố Đại sư Kyabje Ling Rinpoche
(1903 - 1993), từng là Viện trưởng Đại học Phật giáo Gander,
thầy dạy học cao cấp của đức Dalai Lama thứ 14 và nhiều Lama nổi
tiếng khác. Từ năm 1986 đến những năm cuối đời, ngài được cung
thỉnh sang châu Âu và châu Mỹ để truyền giới pháp cho người Tây
phương tu học.
-
Roger : Kính chào, chú khỏe không ?
-
Ling :
Cảm ơn, tôi khỏe.
-
Roger : Xin hỏi, năm nay chú bao nhiêu tuổi ?
-
Ling :
Mười tuổi.
-
Roger : Ước mơ lớn nhất của chú là gì ?
-
Ling :
Ước mơ lớn nhất của tôi là mong ước một nền hòa bình thực sự
trên hành tinh này.
-
Roger : Còn hạnh phúc dành cho riêng chú ?
-
Ling :
Dành cho mọi người.
-
Roger : Làm sao chú có thể đạt được ước mơ đó ?
-
Ling :
Cầu nguyện, thiền định và học hành. Không phải một người mà tất
cả mọi người.
-
Roger : Chú sẽ hóa độ cho mọi người chứ ?
-
Ling :
Sẽ làm tất cả với khả năng của mình.
-
Roger : Khi nào chú mới bắt đầu ?
-
Ling :
Khi việc học và tu của tôi hoàn tất.
-
Roger : Sẽ phải mất bao lâu ?
-
Ling :
Tôi không biết, nhưng tôi phải hoàn tất.
-
Roger : Theo chú, thiền định cần thực hành như thế nào ?
-
Ling :
Thiền à ? Bạn nên quán tưởng đến đức Phật hoặc tập trung vào một
đề mục nào đó để tâm bạn được yên tịnh. Làm sao cho tâm bạn
không dao động là cốt lõi của thiền.
-
Roger : Chú có lời khuyên nào cho các đệ tử (của vị tiền thân)
trên thế giới?
-
Ling :
Hãy nỗ lực tu học, kiên nhẫn và không nên ích kỷ.
-
Trijang Rinpoche :
Năm nay ngài 14 tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Gander
(ở Nam Ấn Độ), được xem là hóa thân của cố Đại sư Kyabje Trijang
Rinpoche (1904 - 1981), là thầy dạy học trung cấp của đức Dalai
Lama thứ 14.
-
Roger : Kính chào chú, chú có khỏe không ?
-
Trijang :
Khỏe, cảm ơn.
-
Roger : Chú có nhớ gì về kiếp trước không ?
-
Trijang :
Không, hiện tại tôi đang ôn lại những gì mà tôi từng biết.
-
Roger : Chú học thuộc lòng có dễ không ?
-
Trijang :
Dễ.
-
Roger : Thời khóa biểu sinh hoạt của chú một ngày như thế nào ?
-
Trijang :
Tôi thức dậy vào lúc 5 giờ 30, tôi đi đảnh lễ bảo tháp vị tiền
nhiệm. Sau đó tôi có một thời kinh sáng, rồi dùng điểm tâm. Từ
7g30 đến 9g tôi đọc kinh. Sau đó tôi nghỉ và chơi khoảng nửa
giờ. Từ 9g30 đến 10g30 tôi ôn lại các bộ kinh mà tôi từng thuộc
trước đây. Từ 10g30 tôi học văn phạm Tạng ngữ ; 11g tôi thọ
trai, 11g30 tôi tập viết. Từ 1g đến 2g30 tôi nghỉ trưa. Thức dậy
tôi uống trà rồi bắt đầu với lớp học tranh luận đến 5g. Sau đó
là giờ tiểu thực ; 6g tôi học giáo lý với thầy Khensur Lati
Rinpoche ; 8g tôi tranh luận với các bạn cùng lớp và 9g đến 11g
tôi tiếp tục học thuộc lòng kinh. Sau đó tôi đi ngủ.
-
Zong Rinpoche :
Mười tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Gander, là hậu
thân của cố Đại sư Kyabje Zong Rinpoche (1905 - 1983), ngài từng
là Viện trưởng Đại học Gander nổi tiếng ở Tây Tạng (từ năm 1959,
trường này được dời sang Ấn Độ), được xem là một người có nhiều
pháp thuật trong giới Lama Tây Tạng. Từ năm 1978 đến 1980, ngài
thường đến phương Tây để thuyết giảng, hàng ngàn tín đồ tại Ấn
Độ và các nước ở phương Tây đã tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc
từ lời dạy của ngài.
-
Roger : Kính chào chú.
-
Zong :
Xin chào !
-
Roger : Hôm nay là ngày nghỉ của chú ?
-
Zong :
Vâng.
-
Roger : Chú đang làm gì ?
-
Zong :
Tôi đang chơi.
-
Roger : Còn ngày mai ?
-
Zong :
Ngày mai thứ hai, cũng là ngày nghỉ của tôi.
-
Roger : Buổi sáng, bình thường chú làm gì ?
-
Zong :
Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ. Tôi tụng kinh đến 8g, rồi ăn sáng và
nghỉ đến 9g. Sau đó tôi học giáo lý.
-
Roger : Hiện nay chú đang học giáo lý gì vậy ?
-
Zong :
Tôi đang học đến chương hai cuốn "Con đường hướng đến Trung
đạo".
-
Roger : Chương thứ nhất là gì ?
-
Zong :
Gander Lha Gyema.
-
Roger : Buổi sáng, học xong chú làm gì ?
-
Zong :
Tôi nghỉ trưa và chơi đến 15 giờ. Sau đó tôi học đến 17 giờ. Học
xong tôi đi tắm, ăn tối và đi ngủ.
-
Roger : Chú có học tiếng Anh không ?
-
Zong :
Có chứ !
-
Roger : Chú có thích sang các nước phương Tây không ?
-
Zong :
Có.
-
Roger : Chú nghĩ là chú sẽ thuyết pháp cho Phật tử phương Tây
chứ ?
-
Zong :
Tất nhiên.
-
Roger : Khi nào chú mới bắt đầu ?
-
Zong :
Thầy Tenzin biết việc ấy.
-
Tenzin (vị thị giả của Zong Rinpoche) : Chúng tôi có dự kiến
viếng thăm phương Tây vào năm tới. Chú có thể nói một số thời
pháp ngắn. Tuy nhiên, chú thực sự sẽ làm công tác truyền giáo
sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ.
-
Roger : Rinpoche, quốc gia nào chú sẽ đến trước ?
-
Zong :
Canada và Hoa Kỳ.
-
Roger : Chú sẽ ở đó bao lâu ?
-
Zong :
Khoảng ba tháng.
-
Roger : Chú có nhắn nhủ với Phật tử phương Tây điều gì không ?
-
Zong :
Xin đừng quên lời dạy của cố Đại sư Zong Rinpoche (tiền thân của
chú).
-
Roger : Chú có thích thú vật không ?
-
Zong :
Có.
-
Roger : Chú thích loài nào nhất ?
-
Zong :
Rùa.
-
Roger : Tại sao chú lại thích rùa ?
-
Zong :
Vì nó không bỏ chạy, nó sẽ ở lại với bạn. Tôi đang nuôi 5 con.
-
Roger : Chú có biết câu chuyện nào về thú vật không ?
-
Zong :
Ổ rất nhiều, nhưng tôi thích nhất là câu chuyện về chú rùa con.
Chuyện kể rằng, một hôm rùa con đến hỏi bố mẹ : "Tại sao con cứ
mãi mang cái "tòa nhà" nặng nề này trên lưng hoài vậy ?". Bố mẹ
rùa nói : "Con may mắn lắm mới có được nó, nó rất có ích khi con
đi ra ngoài". Rùa con không đồng tình với giải đáp kia nhưng chú
nghĩ mình phải nghe và chấp nhận lời dạy của bố mẹ.
-
Rồi một ngày nọ, rùa con gặp bạn của chú, bạn ếch cũng thắc mắc
: "Tại sao bạn phải mang cái nhà trên lưng vậy ?". Rùa chưa kịp
trả lời, vừa lúc ấy có một người cưỡi ngựa chạy đến, ếch cấp tốc
nhảy xuống cái ao gần đó, còn rùa thì chậm chạp nhưng chú nhanh
chóng nhớ đến lời dạy của bố mẹ nên chú liền thụt đầu vào "ngôi
nhà" của mình. Bạn ếch lo lắng "chắc rùa đã chết rồi". Nhưng sau
khi con ngựa chạy qua rồi, chú rùa từ từ di động và bò đi. Chú
không làm sao cả. Chú nhớ lại lời của bố mẹ : "Này con trai, con
may mắn mới có được ngôi nhà ở trên lưng !".
-
Osel Rinpoche :
Mười hai tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Sera, là hậu
thân của cố Đại sư Thubten Yeshe (1935 - 1984), một Pháp sư nổi
tiếng Tây Tạng, người góp sức san bằng các chướng ngại địa dư và
nối liền những phân cách văn hóa, chủng tộc để dòng tuệ giác mặt
trời đầu nguồn Tây Tạng có thể tuôn chảy xuống vùng đất lạ Tây
phương, người đã giảng giải giáo lý tái sinh bằng chính sự thong
dong đôi bờ sinh tử và chuẩn bị sắp xếp cho mình để có thể tái
sinh như ý và để người khác có thể nhận ra hóa thân của mình.
Bậc thầy vĩ đại ấy đã qua đời vì bệnh tim tại bang California,
Hoa Kỳ ở tuổi 49, để lại phía sau mình một tổ chức khổng lồ.
[ông là người sáng lập Hội Hộ Trì Phật giáo Đại Thừa (FPMT) và
cho xuất bản tạp chí Mandala tại Hoa Kỳ, hiện nay tổ chức này
phát triển thêm hàng trăm chi nhánh trên khắp thế giới]. Hai năm
sau (từ ngày mất) người ta phát hiện ra ngài trong một dáng hình
khác, đó là Osel Rinpoche, sinh ngày
12/2/1985
tại Bubion, Tây Ban Nha. Giới Phật giáo Tây Tạng đã đưa chú bé
tái sinh này trở lại Ấn Độ để tiếp tục tu học.
-
Sau đây là thời khóa sinh hoạt hàng ngày của Osel Rinpoche :
-
6g thức dậy, 6g10 - 7g tụng kinh, 7g - 8g điểm tâm, 8g - 9g học
kinh, 9g - 9g30 chơi, 9g30 - 10g30 học tiếng Tây Ban Nha, 10g30
- 11g nghỉ giải lao, 11g - 12g học tiếng Anh, 12g - 14g thọ trai
và nghỉ trưa, 14g - 16g học tiếng Anh, 16g - 17g chơi, 17g30 -
19g học tiếng Tây Tạng, 19g - 20g tiểu thực, 20g - 20g30 nghỉ,
20g30 - 21g học văn phạm, 21g tắm và đi ngủ.
-
-
TÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY
-
Cô Vicki Mackenzie, một ký giả người Anh, từng là tác giả quyển
sách nổi tiếng "The Boy Lama", kể chuyện về cậu bé tái sinh
người Tây Ban Nha Tenzin Osel Rinpoche, hậu thân của cố Đại sư
Thubten Yeshe (1935 - 1984). Đó là một người truyền dạy minh
triết, kẻ vượt qua mọi chướng ngại địa lý, phong tục tập quán
định kiến tôn giáo, để đánh thức khơi dậy những điều tốt đẹp
nhất đang bị chôn kín trong lòng người. Một con người mà y học
của thời đại "chim sắt" phán quyết là phải chết nhưng vẫn sống
và sống hùng tráng như một mặt trời.... Quyển sách in lần đầu
tiên vào năm 1989 bởi Nhà xuất bản Bloomsbury (Luân Đôn) và lập
tức được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới (đến nay đã
chuyển ngữ ra mười thứ tiếng, bản dịch mới nhất là tiếng Nhật.
Bản dịch Việt ngữ "Hài đồng Lama" in năm 1994.
-
Quyển sách thứ hai của Vicki là "Tái sinh ở phương Tây" (Reborn
in the West" cũng do Nhà xuất bản
Bloomsbury
ấn hành vào tháng 4 năm 1995. Quyển sách lần này viết về năm vị
thầy tái sinh người Tây phương - bốn nam và một nữ - những người
được thừa nhận là hậu thân của các Lama người Tây Tạng. Quyển
sách đề cập đến một số người khác tái sinh ở phương Tây nhưng họ
không phải là Phật tử.
-
Adèle Hulse, phóng viên tạp chí Mandala, nói chuyện với Vicki
Mackenrie (đang cư ngụ tại Melbourne, Australia) để biết thêm về
nội dung quyển sách này.
-
Điểm chính của tôi khi viết cuốn sách này là an ủi mọi người
rằng họ không bao giờ bị lãng quên khi họ chết và sau khi chết
họ còn có một cuộc sống mới khác. Các Nhà xuất bản yêu cầu tôi
viết một cuốn sách về tái sinh, nhưng khi tìm hiểu thì tôi thấy
người ta chỉ thừa nhận việc tái sinh xảy ra trong cộng đồng
người Tây Tạng, vì thế tôi sử dụng "tái sinh ở phương Tây" để
làm chủ đề chính ngõ hầu đánh tan sự ngộ nhận vốn có bấy lâu nay
của mọi người. Tôi cũng giới thiệu những sự kiện tái sinh của
người phương Tây không theo Phật giáo. Tôi đã phỏng vấn tiến sĩ
Roger Woolger, một tu sĩ đạo Do Thái, người nghiên cứu về tái
sinh trong cộng đồng người Do Thái. Tôi đã thử so sánh những kết
luận của người phương Tây về vấn đề này với những giáo lý về tái
sinh của Phật giáo Tây Tạng.
-
Điều kích thích tôi hơn tất cả là sự nhận ra rằng hiện nay là
thời điểm lịch sử của các bậc thầy phương Đông hiện thân ở
phương Tây và sự trùng khớp đầy ý nghĩa này với cuộc tranh luận
gắt gao trong giới khoa học về tâm thức và não bộ có giống
không. Dĩ nhiên các bậc thầy thì nói rằng tâm thức là một phần
độc lập đối với cơ thể.
-
Tôi cũng đề cập đến vấn đề "vun trồng" Phật giáo Tây Tạng thông
qua những bậc thầy trên mảnh đất phương Tây là một quá trình đầy
khó khăn vì phải va chạm sự cách biệt gữa các nền văn hóa.
-
-
TIN PHẬT TRƯỚC KHI CHẾT
-
"Là một người đồng tính luyến ái mắc bệnh Aids (Sida), tôi có
nhiều thời gian để chấp nhận hoàn cảnh bi đát của mình. Nhưng
khi nói chuyện với Sư cô về vấn đề chết và hấp hối, tôi cảm thấy
mình có một nhận thức sâu sắc về cuộc sống và chấp nhận căn bệnh
quái ác này. Qua phương pháp thiền chữa bệnh, kỹ thuật khống chế
cơn đau và nhiều lần tranh luận với Sư cô... giờ đây tôi có cảm
giác yên bình kỳ lạ, một cảm giác mà chưa từng bao giờ có trong
cuộc đời của tôi. Theo cái nhìn của nhà Phật thì mỗi chúng sinh
đều bị sinh, lão, bệnh, tử chi phối, nhưng dòng tâm thức thì vẫn
lưu chuyển từ đời này sang đời khác. Quan niệm này rất chí lý và
an ủi tôi...".
-
Trên đây là lá thư cuối cùng của Tim Sulliwan đề ngày
26/6/94
gửi cho tôi (Sư cô T. Wongmo) từ bang
Chicago.
Tim đến trung tâm tu học Togmay Sangpo tìm kiếm sự bình ổn cho
tâm hồn vì tự biết mình sẽ chết trong vòng mấy tháng nữa từ bệnh
Aids.
-
Giống như một người bị ruồng bỏ, Tim dành hết thời giờ để học
Phật. Đọc sách, bàn thảo về Phật tánh, sự tái sinh, nhân quả,
nghiệp báo... tất cả đều làm cho anh ta say mê và nó đã tạo cho
anh ta một cảm giác dễ chịu. Anh ta là một người có từ tâm, dù
rõ ràng bị đau đớn và đối diện với cái chết, nhưng cái đau lớn
nhất của Tim là vẫn lo lắng cho gia đình và bạn bè, những người
đang đau khổ vì căn bệnh nan y của anh. Tim tổ chức một buổi họp
mặt với số người thân này lại để tôi có dịp giải thích về cuộc
hành trình của tâm thức đi tới kiếp sau. Vai trò hộ niệm của
người thân rất quan trọng đối với việc chuyển sanh của tâm thức.
Người thân có thể cầu nguyện, phóng sanh, bố thí, cúng dường,
hồi hướng công đức đó cho người mạng chung thọ sanh vào cảnh
giới an lành. Bằng cách tập trung hộ niệm của quyến thuộc và bạn
bè như thế sẽ giúp cho tâm thức của người đó tự động nâng lên.
Tim và người thân của anh ta nhận thấy ý tưởng này mới lạ và
tích cực so với những cảm giác bình thường của sự bơ vơ và chán
nản đi kèm với cái chết.
-
Ngay cả lúc khó chịu với cơ thể bệnh hoạn của mình, Tim vẫn cố
gắng tập thiền và niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư mỗi ngày. Đặc
biệt, vào những ngày cuối cùng anh ta quá đau đớn không làm đưọc
gì cả, tôi đến hướng dẫn cho anh ta phương pháp thư dãn khống
chế cơn đau. Tim để cho trí não của mình đi theo sự dẫn dắt của
thiền và cuối cùng dễ dàng đi vào giấc ngủ.
-
Tim thành thật nói với mọi người đừng lo buồn, rằng anh ra sẽ
sẵn sàng đón nhận cái chết. Tim cho thấy sự từ bỏ đó của anh ta
đối với tiền bạc bằng cách ban phát từ thiện. Khi Tim phàn nàn
về việc tóc rụng do liệu pháp hóa học (chemotherapy), tôi đề
nghị Tim nên cạo nó đi. Thoạt đầu anh ta cảm thấy bồn chồn vì sợ
dư luận, nhưng sau đó anh ta cũng cạo nó và bắt đầu mặc chiếc áo
thun màu vàng cam. Vì thế chúng tôi thường chế nhạo anh ta trông
giống như một "tu sĩ"
Chicago.
-
Rồi thời gian trôi qua, Tim tự theo dõi khi nỗi lo âu hiện lên
trên diện mạo của mình, anh ta cười khúc khích và nói : "đừng
quyến luyến nữa!".
-
Khi người nhà biết rõ Tim đang hấp hối, tôi được mời đến nhà
Tim. Tôi đến anh ta đang vật lộn với bình ôxy và gần như không
thể nói chuyện được. Như đã hứa, tôi bắt đầu trì trú hộ niệm và
nhắc nhỡ anh ta nên nhiếp niệm trong giờ phút căng thẳng đó. Tôi
hỏi Tim có cần gì nữa không, anh ta tháo mặt nạ ôxy ra và nói :
"Không cần gì cả, cảm ơn cô đã lo cho con". Đó là những lời sau
cùng của Tim.
-
Tôi nói với Tim : "Mọi thứ đều ổn cả, con có thể ra đi được rồi,
đừng quyến luyến và sợ hãi, thôi con có thể ra đi". Tim đáp lại
những lời này bằng cách gật đầu xuống và ngừng thở trong yên
bình.
-
Đại đức Jangchup tiếp tục niệm Phật tiếp dẫn cho Tim. Bầu không
khí trong phòng yên lặng và nghiêm trang giữa tiếng cầu kinh như
để đưa lối cho Tim ra đi.
-
Với tro của Tim, Đại đức Jangchup đã tạo ra một pho tượng Chuẩn
Đề ngay sau lễ hỏa táng. Tim đã có dịp tạo ra công đức của mình.
-
Theo MANDALA Journal, tháng 10/1994
-
-
MỘT BẰNG CHỨNG SỐNG VỀ THUYẾT TÁI SINH
-
Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche, là đồng sáng lập viên "Hội bảo
vệ truyền thống Phật giáo Đại thừa" (năm 1975, văn phòng trung
ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ). Hiện tổ chức này có gần
một trăm chi nhánh trên khắp các châu lục. Vừa qua, một tu viện
tại Nepal đã cử hành lễ "thụ phong cho một chú bé bốn tuổi mà
giới Phật giáo Tây Tạng xem đây là người tái sinh của cụ bà
Amala (mẫu thân của Thượng tọa Zopa Rinpoche). Dưới đây là bài
viết của Sư cô Robina Courtin, đúc kết lại những gì đã nghe thấy
về cuộc "hành trình chuyển tiếp" khá lý thú này.
-
"Tôi đã tìm thấy được mẹ tôi", Ngawang Samten, chị của Thượng
tọa Zopa, reo lên một cách vui sướng khi vừa gặp lại cô Merry
Colony vào tháng 8 năm 1993, sau hai năm vắng mặt từ ngôi làng
bé nhỏ nằm trong vùng núi đá lởm chởm thuộc vùng Khumbu, nước
Nepal.
-
Cụ bà Amala, bà thân sinh của Thượng tọa Zopa Rinpoche, được rất
nhiều người biết đến, đã qua đời vào đầu năm 1991. Merry nghĩ
rằng chắc Ngawang Samten muốn ám chỉ một điều gì đó có liên quan
đến sự tái sinh của cụ Amala.
-
Merry rất thân với cụ Amala và Ngawang Samten trong dịp cô đến
tu thiền trong một hang động gần đó và thường đến thăm họ ở chùa
Lawudo. Cả hai đều là nữ tu, công việc chính của họ là chăm sóc
các hang động và ngôi chùa này. Họ đến đây từ Thami, Tây Tạng.
-
" Gia đình tôi rất nghèo", Ngawang Samten nhớ lại, "bố
tôi qua đời lúc em trai tôi Sangye còn trong bụng mẹ. Mẹ tôi
suốt ngày đi chặt củi đổi lấy gạo để nuôi cả gia đình. Bà chỉ
kiếm vừa đủ để nuôi anh em chúng tôi và bà thường lượm những
mảnh vải người ta vứt trong thùng rác để may áo quần cho chúng
tôi".
-
"Và bà ta thường đến biên giới Tây Tạng (hai ngày đi bộ) mua
muối đem về bán cho người trong làng - Merry nói - Bà cụ là một
người nhỏ nhắn nhưng rất khỏe mạnh, bà làm mất đi nhiều ngón tay
của mình khi chặt củi. Giống như nhiều người ở miền núi, bà cụ
không biết chữ, bà cũng không biết nhiều về giáo lý. Nhưng bà
tin tưởng Đức Bồ tát Quán Thế Âm và siêng năng thọ trì câu thần
chú : "OM MANI PADME HUM" trong mọi lúc, mọi thời. Bà cụ rất tận
tụy với các tăng ni. Mỗi ngày bà đều chăm sóc hang động, quét
dọn, cúng dường hương đèn lên các bàn thờ".
-
Gần đây, Thượng tọa Zopa Rinpoche cũng cho biết rằng : "Sau khi
làm xong mọi việc trong chùa mỗi ngày, bà cụ đều đến đảnh lễ
Phật và cầu nguyện cho tôi. Bà cụ nói là bà cụ cầu nguyện cho
tôi ba lần trong một ngày, sáng, trưa và buổi tối".
-
"Mẹ cầu nguyện những gì ?", tôi hỏi bà cụ, "Bà nói rằng bà chỉ
cầu mong chư Phật gia hộ cho tôi vượt qua mọi chướng ngại trên
con đường tu học của mình".
-
Vào tháng 12 năm 1990, cụ Amala muốn đi thăm Đức Dalai Lama (ở
Ấn Độ) trước khi cụ qua đời. Già và yếu, nhưng bà vẫn cố gắng
băng núi đèo để đến Kathmandu, và rồi đến tỉnh Sarnath (Bắc Ấn),
đi cùng với bà có cậu út Sangye và Ngawang Samten.
-
"Đó là ngày trăng tròn tháng giêng năm 1991", Sangye nhớ lại,
"cũng là ngày cuối cùng của khóa tu Mật tông Kalachakra. Suốt
ngày hôm đó cụ Amala, chị Ngawang và tôi đã dự lễ điểm đạo của
Đức Dalai Lama. Sau đó chúng tôi trở lại túp lều và cụ Amala bảo
: "Mẹ muốn nghỉ ngơi, đừng quấy rầy mẹ". Chúng tôi linh cảm có
một điều gì đó sắp xảy ra, chúng tôi ngồi quanh giường của cụ,
khoảng mấy phút sau, cụ trở mình nghiêng bên phải và rồi "mất"
tại đó. Khuôn mặt bà như đang ngủ".
-
"Bà cụ vẫn nằm trong tư thế "kiết tường" như vậy trong ba ngày,
nét mặt đẹp hơn, sáng hơn. Chúng tôi không chạm đến thi thể của
cụ cho đến chiều ngày thứ ba, nét mặt vẫn không thay đổi. Chúng
tôi tiến hành tang lễ và hỏa táng sau đó. Có hơn 200 Tăng Ni và
Phật tử đến dự.
-
Rõ ràng vào ngày cụ Amala qua đời là ngày trăng tròn, người dân
trong vùng Lawudo (ở Nepal) nhìn thấy một con chim ưng lông
trắng bay lượn ba vòng ở trong vùng rồi sau đó bay về hướng đông
Tây Tạng. Sau này họ nói cho tôi về điều đó, họ nói là họ rất
ngạc nhiên".
-
Trên đây là toàn bộ câu chuyện mà Ngawang đã kể cho cô Merry
nghe, khi cô đến thăm Lawudo vào tháng 8 năm 1993.
-
Vào đầu tháng 7 năm đó (1993), Ngawang Samten hay tin một người
bạn láng giềng của chị là Lhakpa bị tai nạn, vì thế chị quyết
định đi thăm cô ta. Ngawang không gặp cô ta từ khi cụ Amala qua
đời. Gia đình cô dời về ở một ngôi làng Genukpa cách chùa Lawudo
khoảng mười lăm phút đi bộ.
-
Đó không phải là nơi gần với Lawudo, nên Ngawang Samten và
Lhakpa ít khi gặp nhau. Lhakpa bị thương ở chân nhưng không nặng
lắm, cô ta rất mừng khi gặp lại Ngawang Samten.
-
Lhakpa có bốn đứa con, đứa nhỏ nhất là một cậu bé được sanh sau
khi cụ Amala mất vài tháng ở Ấn Độ. Lhakpa bắt đầu nói với
Samten về đứa con trai út của mình. Nó là một đứa trẻ thông minh
lạ thường, cô ta nói, từ khi nó tập nói lúc 2 tuổi, chú bé
thường nhắc đến chùa Lawudo, một ngôi chùa mà chú chưa từng biết
đến bao giờ. Vì thế, điều này làm cho chị và cả gia đình rất
kinh ngạc.
-
Và khi Ngawang Samten gặp riêng chú bé, chú dường như nhận ra
chị, và chú yêu cầu chị đưa chú đi thăm chùa Lawudo. Chú bé là
một đứa trẻ đẹp và khỏe mạnh, chú bày tỏ sự quen thuộc đối với
Lawudo - nhắc đến tên của ba con bò chẳng hạn. Và chú tiếp tục
nói là chú muốn đi đến đó : "Đó là nơi cháu đã từng sống", chú
nói. Ngawang Samten rất ngạc nhiên, chị bắt đầu đến thăm chú bé
thường xuyên hơn và luôn luông tìm thấy những điều tương tự. Chú
yêu cầu chị: "Hãy đưa cháu về Lawudo đi".
-
Một điều đáng chú ý hơn, là chú thường nhắc đến Sangye, Thượng
tọa Zopa Rinpoche và ngôi tu viện Kopan của ngài, trong khi tu
viện đó ở dưới thung lũng Kathmandu. "Cháu tự hỏi không biết khi
nào Thượng tọa và Sangye sẽ đến thăm cháu", chú nói. Ngawang
Samten đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chú đưa ra
những thông tin mới hơn : "Con đường đi đến tu viện Kopan rất
xấu, có lẽ họ đang bận rộn sửa sang lại nói". Rõ ràng đó là sự
thật. Chú bé cũng thường bày tỏ ý định muốn đến Kopan một mình.
-
Một ý tưởng nẩy sinh, phải chăng chú bé này là một bằng chứng
tái sinh của mẹ chị ? Ý tưởng đó đã ngự trị và trở nên rối bời
trong đầu óc của Ngawang Samten. Chị nghĩ rằng mình không thể
ngạc nhiên và bỏ qua cơ hội này ; chị quyết định trắc nghiệm chú
bé.
-
Cuối cùng, chị đưa bé về thăm chùa Lawudo. "Ngay khi bước vào
phòng ăn", chị nhớ lại, "Chú bé bắt đầu mô tả nhà bếp, những
băng ghế, cái lò sưởi ; điêu đáng chú ý là chú chạy lên chánh
điện và đi kinh hành mấy vòng - giống như cụ Amala đã từng làm.
Dù ở đây chú hay bị vấp và té, bởi vì chú nhỏ quá".
-
Ngawang Samten cùng kiểm tra với Hòa thượng Wangchuk, một người
địa phương lừng danh trong việc quan sát các trường hợp như
thế, và ngài đã xác nhận chú bé này đúng là người tái sinh của
cụ Amala.
-
Ngawang Samten cũng viết thư cho Hòa thượng Trulshig và Thượng
tọa Nyingma thuộc tu viện Thubten Choeling ở Jumberi. Hai ngài
đã trả lời thư, chứng nhận rằng chú là một hình dạng khác của cụ
Amala và khuyên chị phải làm lễ cầu an cho chú cũng như chăm sóc
chú một cách cẩn thận. Ngài Trulshig đã đặt tên cho chú là
Ngawang Jigme.
-
Ngawang Samten rất sung sướng. Chị quyết định tổ chức lễ cầu an
cho N. Jigme, mời tăng ni và bà con trong làng đến dự.
-
Trong buổi lễ ở chùa Lawudo, chú bé lại một lần nữa làm cho mọi
người phải ngạc nhiên bởi việc đi kinh hành ba vòng trong chánh
điện và sau đó chú lễ Phật giống như cụ Amala đã làm trước đây.
-
Ngawang Samten may cho chú mấy bộ đồ và trong số đó có cả chiếc
mũ len của cụ Amala. Giật lấy chiếc mũ một cách vui mừng, chú
reo lên "đây là cái mũ của cháu", và lập tức chú nhận ra một số
nút áo cũ mà cụ Amala đã để dành trước kia, nay được khâu vào
chiếc áo ấm mới : "Cái nút này của cháu", chú la lên một cách
sung sướng.
-
Sangye đã nhớ lại trong buổi lễ hôm đó mọi người đều tặng khăn
trắng Khatas cho chú, chú đều biếu lại họ theo truyền thống như
một cử chỉ ban phước. Điều này không có ai dạy cho chú biết
trước đó.
-
Kể từ hôm đó, chú thường xuyên đến chùa Lawudo, và chú tiếp tục
làm cho mọi người phải chú ý về sự hiển lộ trí nhớ của mình. Chú
chỉ ra mọi việc trong chùa, trong nhà bếp, trong hang động. Chú
biết rõ những thứ đó là gì và dùng để làm gì. Chú cũng hỏi thăm
các đồ vật thuộc về cụ Amala mà chú không thấy ở chỗ cũ.
-
"Cây đèn của cháu ở đâu "". Chú hỏi. Cụ Amala gìn giữ các đồ
dùng riêng trên một chiếc kệ trong phòng ngủ của cụ : Một cái
kính đeo mắt, một bánh xe pháp luân nhỏ (dùng để cầu nguyện),
một xâu chuỗi, một cây đèn dầu...
-
Chú bé dường như quyết định tìm các đồ vật và chú tỏ ra bực mình
khi không tìm thấy chúng. Cầm tay Ngawang Samten, chú chỉ về
phía chiếc kệ : "Cháu muốn lấy cây đèn của cháu về nhà, cháu sẽ
mang nó trở lại vào ngày mai".
-
"Chú bé rất kỳ lạ", Sangye cảm nhận, "và mọi người gặp chú cũng
đều cảm thấy như thế". Cách cư xử của chú quá lạ lùng so với các
đứa trẻ khác. Chú hành xử và nói năng như người lớn một cách tự
nhiên. Về trí nhớ của chú cũng hoàn toàn chính xác.
-
Vào tháng 5 năm 1994, bố mẹ của Ngawang Jigme cảm thấy đã đến
lúc đưa đứa con của họ đến tu viện Kopan. Buổi lễ thụ phong được
tổ chức để chính thức xác nhận chú là tái sinh của cụ Amala, một
nữ tu người Tây Tạng, bởi 250 Tăng ni và Phật tử.
-
Cuối cùng, chú cũng đã bước vào tu viện như là một tu sĩ thực
thụ và chú sẽ được giáo dục theo một phương pháp dành riêng cho
người được xem là tái sinh. Tu viện và các bậc cao đức sẽ tạo
cho chú có cơ hội để tiếp tục công việc tu tập, hóa giải nghiệp
lực, phát triển tâm linh và hoằng pháp lợi sinh sau này.
-
Khi Đức Dala Lama lần đầu tiên gặp chú bé tái sinh người Tây Ban
Nha, Tenxil Osel Rinpoche (1), và Ngài đã thừa nhận chú ấy là
hóa thân của cố Lama Thubten Yeshe. Ngài nói : "Tất nhiên, khi
chú lớn hơn một chút, tự chú sẽ để lộ ra những chứng cứ cho
người ta biết chú thật sự là ai". Và trường hợp của N. Jigme ở
đây cũng tương tự như vậy.
-
Nhưng nếu bằng chứng đã có giá trị bề mặt thì chú là một minh
chứng hùng hồn nhất về công hiệu của luật nhân quả. Đó là suốt
một quãng đời cống hiến và tận tụy mà cụ Amala đã đặt trọng niềm
chánh tín của mình cho Chánh pháp để cuối cùng đổi lấy một kết
quả thấy rõ, đó chính là sự "quay lại" của mình trong một dáng
hình nam tử mà trước đây cụ đã hằng mong ước.
-
1. Tenzil Osel, sinh ngày 12/02/1985 tại Tây Ban Nha, được xem
là hậu thân của cố Lama Thubten Yeshe (một pháp sư nổi tiếng
của Phật giáo Tây Tạng ở phương Tây, là thầy của Thượng tọa
Zopa Rinpoche).
-
Hiện tại Lama Tenzil Osel 2 tuổi đang sống và tu học ở tu viện
Sera, nước Ấn Độ. (ND)
-
-
ALAN MOLLOY
-
Một Bác Sĩ Phật Tử Người Úc
-
"Làm thế nào bạn có thể áp dụng việc tu tập trong
đời sống bận rộn hằng ngày?". Đây là một trong những câu hỏi mà
phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một
thành viên lâu năm của Viện Phật Học Tara ở tiểu bang Melbourne,
Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại Quốc
gia này từ cuối thập niên 70 đến nay. Trong bài nói chuyện này,
ông chia xẻ với độc giả những kinh nghiệm tu học của mình trong
đời sống hằng ngày.
-
Bác sĩ Alan Molloy đang làm việc toàn thời gian ở
một bệnh viện ung thư lớn nhất tại tiểu bang Melbourne, Úc, và
khoa Lão ở một viện dưỡng lão. Gần đây, ông còn là giảng viên
thỉnh giảng về môn "Tôn giáo Tỷ giảo" ở các đại học
Australia.
-
Công việc vẫn không ngưng khi bác sĩ Alan về nhà. Nhà ở đây là
Viện Phật Học Tara (VPH Tara), nơi ông đã cư trú 9 năm qua với
một nhóm 35 thành viên khác. Ở VPH Tara, Alan là một trong những
giáo viên Phật học đứng lớp hằng tuần. Ông cũng phụ trách giảng
dạy giáo lý ở nhiều trung tâm khác ; và như một học trò, Alan
đang theo học lớp Phật học cao cấp hằng tuần do TT. Geshe Doga
và HT. Tsong Khapa hướng dẫn. Năm rồi, Alan đã thành lập và điều
hành một cơ sở in ấn tài liệu cho Viện. Năm nay, Alan là một
thành viên trong ban tổ chức chuyến viếng thăm Úc của Đức Dalai
Lama vào tháng 9 này.
-
Lần đầu tiên, Bác sĩ Alan tiếp xúc với Phật giáo vào năm 1975.
Lúc đó, ông thấy tờ áp phích quảng cáo dán ở đại học Melbourne
về buổi diễn thuyết của một tăng sĩ Tây Tạng. Ông đã đến nghe và
liền xin theo học giáo lý tại một ngôi nhà nhỏ ở ngoại vi
Melbourne, đó là tiền thân của VPH Tara bây giờ. Năm 1979 trong
kỳ nghỉ phép, Alan cùng với ba người bạn sang thăm Nepal và kết
thúc chuyến đi này bằng một lễ quy y. Alan trở thành một tín đồ
Phật giáo phát nguyện giữ gìn năm giới.
-
Trở lại Melbourne, ông tiếp tục học giáo lý với TT. Dawo. Năm
1985 TT. Dawo thuyên chuyển Ấn Độ và TT. Geshe Doga thay thế.
Nói về vị Thầy này, Alan cho biết : "TT. Doga là giáo sư thuộc
phái Hoàng Mạo, xuất thân từ Phật học viện Sara, có công đào tạo
nhiều thế hệ tăng sĩ Tây Tạng. Ngài rất thông hiểu tập tục và
ngôn ngữ của người Tây phương. Ở Sera, ngài là thầy của nhiều
Lama, nhưng ở Úc ngài là thầy của chúng tôi, chúng tôi thực sự
rất may mắn". Năm 1985, BS Alan đi Thụy Sĩ dự khóa tu Mật tông
Kalachakra do Đức Dalai Lama làm Đàn chủ và sau đó theo hầu TT.
Zopa Rinpoche trong một chuyến đi hoằng pháp khắp thế giới. Tiếp
theo, Alan làm việc năm tháng trong một bệnh viện nhi đồng ở
Dharamsala, Ấn Độ. Sau đó, Alan đi Anh quốc để tu nghiệp về một
khóa học đặc biệt.
-
Hoàn tất khóa tu nghiệp ở Luân Đôn, Alan trở lại Melbourne và đi
làm ở bệnh viện. Sau đó ông được cử là trưởng ban điều hành công
trình xây dựng VPH Tara. Ông bắt đầu tìm kiếm, vận động và mua
một miếng đất để xây dựng VPH Tara. Vì lúc ấy
Tara
quá nhỏ không thể làm nơi sinh hoạt cho số lượng Phật tử đang
gia tăng.
-
Lúc đầu công việc gần như bế tắc, vì không có nơi thích hợp và
không đủ kinh phí. Nhưng cuối cùng BS Alan cũng tìm và mua được
một nơi đàng hoàng, đó là một dinh thự được xây dựng từ cuối kỷ
19 trên một mẫu đất nằm ở ngoại ô Melbourne. BS Alan nhớ lại
việc mua lúc đó : "Mua được VPH Tara, theo tôi, đó là một bước
nhảy vọt phi thường ngoài khả năng của chúng tôi. Viện đã cung
cấp cho chúng tôi thêm sức mạnh trong công tác truyền bá Phật
giáo vào thế giới phương Tây. Lúc đó chúng tôi không có một đại
thí chủ nào ủng hộ. Nhưng với tấ lòng thành, nỗ lực và kết hợp
của hàng ngàn Phật tử, họ đã làm việc đều đặn, cặm cụi trong
nhiều năm để đóng góp kinh phí cho
Tara.
Chính đức tính cần cù và đều đặn này của Phật tử đã giúp cho VPH
Tara thành công".
-
Thật vậy, trong khoảng 10 năm qua, VPH Tara ở Úc là một trong
những trung tâm Phật giáo lớn nhất thuộc Phật giáo Tây Tạng ở
phương Tây. Chương trình học giáo lý hằng tuần vẫn diễn ra đều
đặn gồm tối thứ hai giới thiệu các lớp ; tối thứ ba môn triết
học Phật giáo ; tối thứ tư thảo luận những gì đã học ; cuối tuần
là thời gian để tụng niệm và thiền định. Tuần lễ đông nhất là có
trên 300 Phật tử về dự.
-
VPH Tara cũng điều hành các khóa học thiền cho người bệnh kinh
niên và các khóa học cho những người tinh nguyện giúp đỡ người
lớn tuổi và người bệnh. Viện cũng ủng hộ cho các tổ chức cộng
đồng địa phương và điều hành một ngân quỹ từ thiện. Đặc biệt,
VPH Tara đã cung cấp nhiều giảng viên Phật học để làm công tác
giảng dạy cho nhiều cộng đồng ở Úc.
-
Về công tác chuyên môn ở bệnh viện, BS Alan đối với cái chết
hằng tuần thậm chí hằng ngày. Theo kinh nghiệm ông cho rằng
người già trong xã hội phương Tây luôn đối diện với cô đơn và sợ
hãi trước con vô thường của bệnh tật và chết chóc. Đó là một nhu
cầu rất lớn cho các Trung tâm ở thành phố như Tara phải cung cấp
và hướng dẫn họ về đời sống tâm linh. BS Alan nói : "Tuổi già là
cái mất mát kéo theo những mất mát khác như sức khỏe, tính năng
động, nhục dục, cha mẹ, vợ con, tài sản.... Cái chết, vô thường
và nghiệp lực là cái đáng sợ hãi của tuổi già. Điều quan trọng
là người ta có được sự giải thích tại sao họ chết và cái gì xảy
ra sau khi chết ?".
-
"Cái chết thường đi kèm sau cái bệnh, có nghĩa là chúng ta không
thể tu tập được. Vì thế rất quan trọng để nghĩ rằng hiện tại
chúng ta đang khỏe mạnh, ta đang có cơ hội để tu tập, chuẩn bị
con đường tâm linh cho mình. Tôi có được cái may mắn là trong
nghề nghiệp chuyên môn tôi nhận ra điều này trong mọi lúc và tôi
không ngừng được nhắc nhở về điều đó. Chính nó đã tạo cho tôi có
một sức mạnh để tu tập. Người Tây phương cần được hiểu về cái
chết và giáo lý vô thường để họ có thể vượt qua khổ đau trong
giai đoạn cuối của cuộc đời".
-
Hiện tại, BS Alan đang chờ đợi sự tái sinh của vị thầy bổn sư
của ông, đó là HT. Gershe Dhargyey vừa viên tịch vào năm rồi ở
Tân Tây Lan. Năm nay, BS Alan bận rộn cho việc chuẩn bị viếng
thăm và truyền pháp của Đức Dalai Lama ở Úc (từ 16/9 đến
01/10/1996). Ông cũng là người tổ chức hai chuyến viếng thăm
trước đây (năm 1982 va 1992) của Đức Dalai Lama. Đặc biệt, năm
1992 BS Alan muốn cho mọi người tận mắt thấy Đức Ngài, nên ông
đã tổ chức buổi diễn thuyết tại trung tâm quần vợt quốc gia, có
trên 20.000 người về dự trong dịp đó.
Phật giáo là một tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Úc, với hằng
trăm ngàn tín đồ của 80 triệu dân. Phật giáo Tây Tạng có mặt ở
Úc từ giữa thập niên 70 của thế kỷ này và đến nay đã có 13 trung
tâm Phật giáo của người Tây Tạng ở Úc. Bác sĩ Alan rất hồ hởi và
nói về chuyến viếng thăm lần này của Đức Dalai Lama : "Lần này
chắc sẽ vui lắm. Đức Dalai Lama thứ 14 rất thương mến và quan
tâm đến Phật tử ở Úc châu. Lần này Ngài trở lại Australia giống
như ghé thăm một người bạn cũ. Nhiều người sẽ đến nghe Ngài
giảng và cuộc sống của họ sẽ thay đổi./.
-
Tổng hợp theo các Tạp chí Mandala và Tạp chí Tricycle từ năm
1995 đến 1997
-
|
|