|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
- THỰC TẠI TÍNH KHÔNG
- ĐƯỢC
NHÌN NHẬN
QUA
- HAI
BÌNH DIỆN CỦA BIỂU TỪ
- Thích
Tâm Thiện
-
--o0o--
-
-
Lời dẫn
-
Một trong những điểm
giáo lý quan trọng của Phật giáo Phát triển là Thực Tại Tánh
Không – một hệ thống giáo lý thường được bàn cải bởi các nhà
luận lý học. Người ta thường hiểu nhầm một cách vô tình hoặc cố
ý rằng Tánh Không được xem như là một loại hư vô luận, một loại
triết lý mang tính cách phủ định (phủ định luận) … ; và dĩ
nhiên, trong lúc được giải minh theo xu hướng hư vô không tận
đó, Tánh Không thường bị phê phán như là một thứ triết lý mông
lung không hơn, không kém. Tuy nhiên, tại sao một giáo thuyết
quan trọng như thế lại thường bị hiểu nhầm ? Phải chăng điều
này bắt nguồn từ một quá trình diễn dịch và diễn dịch khoong
chisnh xác ? Sự thể như thế nào, trong phạm vi của bài viết này,
chúng tôi xin trình bày giáo thuyết về Tánh Không được nhìn nhận
từ hai bình diện biểu từ của nó theo thể cách của luận lý học .
-
Về thuật
ngữ
-
Tánh Không tiếng Phạn
gọi là Sùnyatà. Đây là một từ hợp biến của hai âm : sùnya và tà.
Sùnya có nghĩa là không, là rỗng; tà là tiếp vĩ ngữ (tiếng hợp
âm để biến thành danh từ) . Theo ngữ căn, thì từ sùnya được phát
sinh từ động từ svi, có nghĩa là phồng lên, sưng lên…Ở đây, hễ
cái gì phồng lên bên ngoài–như bong bóng chẳng hạn- thì bên
trong nó bao giờ cũng rỗng không. Do đó, sùnyatà được hiểu như
là tính cách của trương độ (sự phồng lên) nó luôn luôn bao gồm
hai mặt : bên trong và bên ngoài; hễ bên ngoài phồng lên thì bên
trong rỗng.
-
Tuy nhiên, có lẽ do
một lý do nào đó, hoặc không có sự tương đương trong ngôn ngữ
phương Tây, nên sùnyatà thường được dịch chỉ có một chiều- đó là
sự rỗng không. Như trong tiếng Anh, sùnya được dịch là empty hay
void, và tà được dịch là ness, kết hợp giữa hai từ này (sùnya +
tà= sùnyatà) sùnyatà được dịch là emptiness, voidness, hay
nothingness … Và tất cả những từ trên đều có nghĩa là sự trống
không, sự rỗng tuếch, sự không có gì cả…
-
Mâu
thuẫn cho sự nhận thức
-
Từ những cách diễn
dịch như trên, một số mâu thuẫn thường xuất hiện trong nhận thức
của chúng ta khi nói đến sự rỗng không. Có thể đề cập đến một
vài mâu thuẫn cơ bản như sau:
-
Trước hết, khi
sùnyatà, qua ngôn ngữ phương Tây như vừa trình bày, được hiểu
như một loại hư vô luận, đại khái như thế, điều đó khiến ta luôn
bị ám ảnh một cách trực diện rằng thế giới này thực tại này là
rỗng không, nó mang đặc tính Không; và những gì xuất hiện lồ lộ
trước mắt chúng ta đều được xem là không. Một sự phán quyết như
thế quả là rất cưỡng ép và rất có thể bị phê phán bởi nhận thức
thông thường. Vì lẽ, đối tượng của nhận thức như sông, suối,
núi, đồi, cái bàn, cái ghế, đàn ông, đàn bà…trước mắt chúng ta
là những gì được xem như là hiện thực không thể chối bỏ. Đấy
chính là sự hiện diện của thế giới thực tại khách quan, một thế
giới xuất hiện giữa muôn ngàn sai biệt, mà dù muốn hay không,
thế giới đó (thế giới mà chúng ta đang sinh sống) vẫn luôn luôn
đối tượng của nhận thức.
-
Thế rồi, khi sùnyatà
được hiểu như là bản chất của thế giới thực tại hay còn gọi là
thực tại rỗng Không; và cảnh giới thực tại rỗng Không đó nếu
được xem là đồng nghĩa với Niết bàn thì lập tức mâu thuẫn sẽ
xuất hiện .Vì hầu hết các giáo thuyết về Niết bàn thường gợi lên
một sự tương đồng với cảnh giới Không thông qua các khái niệm
như : tịch diệt, vô tướng, bất sinh…Tuy nhiên trên thực tế, Niết
bàn, theo như quan niệm thông thường, là cảnh giới tối thượng
của bậc Thánh trí, do đó hẳn không thể nói Niết bàn là đồng nhất
với sự rỗng không. Vì nếu Niết bàn đồng nhất là với rỗng không
thì Niết bàn chẳng khác gì một loại hư vô, như hư không, không
có bất kỳ một giá trị tâm chứng nào và cũng không cần thiết phải
bàn đến.
-
Từ đó, nếu sùnyatà
chỉ được hiểu là sự rỗng không, một sự rỗng không từ ngôn từ cho
đến ý nghĩa, từ lý tưởng cho đến thực tại, thì quả thực sùnyatà
là một giáo thuyết vô nghĩa, và tất nhiên nó có thể được xem như
là một thứ hư vô luận, một thứ phủ định luận cực đoan. Nhưng
không ! Sùnyatà không phải là như thế. Vậy phải hiểu nó theo ý
nghĩa nào ?
-
Tính
cách hai mặt của biểu từ
-
Ở đây, trước hết như
cách gọi của một số nhà Phật học (Trung Hoa và Việt Nam),
sùnyatà là Tánh Không. Và tánh Không, như đã trình bày ở phần
thuật ngữ, là một danh từ dùng để cắt nghĩa thuộc tính của thế
giới sự vật hiện tượng dựa trên hai tính chất : nội hàm và ngoại
diên. Tỉ dụ, như bọt nước, bên ngoài (ngoại diên) của nó thì
phồng lên, bên trong ( nội hàm) của nó thì rỗng không . Từ một
cách diễn đạt mang tính biểu tượng như thế, chúng ta bắt đầu
quan sát chính cơ thể của mình cũng như thế giới thực tại chung
quanh mình.
-
Tâm kinh nói rằng "
yah rùpam sa sùyatà"- hễ cái gì là sắc thì cái đó là không. Ở
đây, sắc ( gồm sắc biểu hiện và sắc không biểu hiện 1) về cơ bản
là sự thể mang tính vật chất được cấu thành từ các hợp chất,
như hydro cộng oxy để tạo thành nước (H2O) . Hoặc,
như cơ thể con người, nhìn bên ngoài thì nó là một khối cấu
thành bằng xương bằng thịt, nhưng bên trong tận cùng cốt tủy thì
nó vẫn là rỗng không. Cho đến tất cả hiện hữu trong thế giới sự
vật hiện tượng này, nếu được nhìn từ điểm cực nhỏ -như sự vật
được nhìn xuyên qua kính hiển vi – thì chúng đều là rỗng không.
Tuy nhiên, cái gì rỗng không ở đây? Đấy chính là cái tự tính
(svabhàva) rỗng không. Nghĩa là mọi sự thể đều được hình thành
qua duyên hội ( kết hợp bởi nhiều yếu tố ), và những gì được
hình thành từ duyên hội2, thì chúng đều rỗng không, không có bất
kỳ một tự tính nào mang tính cách độc lập, vĩnh hằng.
-
Do đó, Tánh Không
không có nghĩa là không có gì hay là hư vô không tận, mà trên ý
nghĩa cơ bản nhất, nó là sự phủ định cái tự tính cá biệt vốn
được xem là một thực thể bất biến, là nguyên động lực cấu thành
nên tự ngã. Hay nói khác hơn, nó khẳng định cái tự tính của pháp
là Không, là tự tính Không, làVô tự tính (nihsvabhàva) hay không
có tự tính. Đây là những gì cần thiết được chuẩn hóa cho biểu từ
sùnyatà.
-
Giáo
thuyết về tánh Không
-
Từ một vài trưng dẫn
trên, ta có thể thấy rằng, những gì được Phật nói ra đều mang
tính cách hai mặt, bản chất và hiện tượng, công ước và tuyệt
đối…Đây là thể cách thuyết giáo của Phật trong suốt cuộc đời
truyền giáo của Ngài. Vì lẽ, để giúp chúng sinh nhận diện được
chân lý, Phật phải dùng đến phương tiện. Chân lý tự thân nó là
bất khả thuyết, những gì chúng ta nói về chân lý đều không phải
là chân lý chính nó. Cũng như yêu thương, chúng ta có thể nói về
nó, nhưng những gì chúng ta nói về yêu thương thì không phải là
sự yêu thương chính nó. Yêu thương là gì? Thực chất nó không
phải ở trong lời nói , mà trái lại, nó chỉ có thể được biểu hiện
trong im lặng và trong hành động mà thôi. Nhưng ở đây, nếu chân
lý không được nói ra thì chân lý sẽ không được nhận biết; vậy
làm sao để hóa độ chúng sinh ? Vì lẽ đó, các nhà Phật học đã
dùng đến thành ngữ ngón tay chỉ mặt trăng 3để diễn đạt phương
tiện thuyết giáo của Phật. Đây cũng là lý do tại sao Tăng Duệ,
trong bài tựa viết cho trung Luận, bảo rằng :" Thực phi danh bất
ngộ, ngôn phi thích bất tận".
-
Trên cơ sở này, chúng
ta thấy tại sao sùnyatà cần phải được hiểu thông qua biểu từ
trương độ = sự phồng lên. Và nói về thực tại tính Không, Ngài
Long Thọ (nagarjuna) trong Trung Luận bảo rằng: " Chúng nhân
duyên sinh pháp, ngã thuyết tức thị không, diệc vi thị giả danh,
diệc thị trung đạo nghĩa " – các pháp do nhân duyên mà sinh ra,
nên bảo rằng nó là không, là giả danh, và cũng là Trung đạo. Do
đó, khi thế giới thực tại tánh Không này phải được nhìn từ hai
mặt : Giả danh và Trung đạo. Ở đây cần ghi nhận rằng, giả danh
là một tên gọi lâm thời cho một sự thể mà không phải là tên gọi
cho bản chất của một sự thể. Tỉ dụ, mây, mưa, hơi nước, nước…
những sự thể này, những tên gọi này đều mang tính cách lâm thời
nên chúng được gọi là giả danh. Tương tự như thế đối với con
người và thế giới. Và trung đạo là chân lý của hai bình diện :
tương đối(samvriti) và tuyệt đối( paramàtha). Đấy là một loại
chân lý, theo quan điểm của các nhà Đại thừa, là bất khả phân
ly, một loại chân lý" hãy tìm Niết bàn trong sinh tử ".
-
Như thế Không không
có nghĩa là rỗng không, mà Không ở đây là do duyên khởi nên các
pháp hình thành và không mang theo một bản tính cá biệt nào;
pháp hình thành trong tương quan của nhận thức nên chúng được
gọi tên, tên đó là giả danh, vì tên gọi chỉ có trong nhất thời,
khi sự vật thay đổi ( như từ mây sang nước) thì tên gọi không
còn ý nghĩa nữa. Và, pháp xuất hiện trong Duyên khởi và giả danh
nên chúng được gọi là Không và cũng làTrung đạo. Đây là những gì
cần ghi nhận về biểu từ sùnyatà trên góc độ nhận thức luận 4.
-
Kết
Luận:
-
Tóm lại, chúng ta
thấy rằng, để hiểu rõ thuật ngữ tánh Không, luôn luôn đòi hỏi ở
đây một bối cảnh nhận thức bao gồm nhận thức về Không, Duyên
khởi về Giả danh và về Trung đạo. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố
này thì tánh Không khó được giải minh một cách toàn diện. Tuy
nhiên , qua phân tích là như thế, song cả Không, Duyên khởi, Giả
danh và Trung đạo luôn luôn thống nhất với nhau hoặc trong bản
chất hoặc trong hiện tượng . Nghĩa là, khi nói đến tánh Không,
chúng ta đồng thời phải nói đến Duyên khởi, Giả danh và Trung
đạo. Đay chính là hai bình diện chân lý của công ước và tuyệt
đối.
-
Duyên khởi + Giả danh
= Không
-
Không = Giả danh +
Duyên khởi
-
-
Chú
thích :
-
1 Xem Tâm Lý Học Phật
giáo, cùng tác giả.
-
2 Từ này được dùng
đồng nghĩa với Duyên Khởi (Pratityasamupada)
-
3 Xem Vấn đề cơ bản
của triết học Phật giáo, cùng tác giả.
-
4 Bài viết này chỉ đề
cập đến biểu từ sùnyatà theo thể cách nhận thức thông thường
chứ không đề cập đến vấn đề thể nhập thực tại tính Không .
- --o0o--
|
|