|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
Thọ Uẩn
-
---o0o---
-
-
Năm uẩn là thành phần
cấu tạo nên con người gồm có sắc, thọ tưởng, hành, thức. Sắc là
phần vật chất, bốn món sau thuộc về phần tinh thần hay còn gọi
là tâm. Sắc và tâm, hai món này tùy thuộc vào nghiệp chúng sinh
tạo tác mà lưu chuyển trong vòng sinh tử luân hồi.
-
Uẩn hay ấm là ngăn
che, đã bị che rồi thì phải bị mê mờ thấy đâu ra được ánh sáng
của chân tâm thường trú, thể tánh tịnh minh.
-
Thọ uẩn là uẩn thứ
hai của năm uẩn trong Bát Nhã Tâm kinh, đồng thời là nhân duyên
thứ bảy trong "Mười Hai Nhân Duyên". Tuy là một nhân duyên
nhưng vừa là nhân của ái vì có thọ cảm mới có trìu mến , là quả
của xúc vì có đụng chạm mới có thọ cảm. Thọ(vedanànupassanà) là
cảm thọ hay cảm giác (feeling). Trong duy thức đề cập đến ba
loại chính là:
-
Lạc thọ – Cảm thọ an
lạc, hạnh phúc.
-
Khổ thọ - Cảm thọ
bất an, khổ đau.
-
Xả thọ - Cảm thọ
trung tính, không bị chi phối bởi vui, buồn, khổ, lạc ...
-
Hay năm thọ là khổ
thọ, lạc thọ, ưu thọ, hỷ thọ và xả thọ.
-
Nguyên nhân
chính gây ra cảm thọ là do năm căn khi tiếp xúc với năm trần
(visaya) có tác ý, nghĩa là có sự quan tâm chú ý đến đối tượng
như sau:
-
1.
Sắc cảnh -
Mắt nhìn thấy cảnh vật. Phân làm hai loại:
-
- Hiển sắc - Chỉ là
màu sắc mhư xanh, vàng đỏ, trắng, sương mù .....
-
-
Hình sắc - Có
hình dáng như dài, ngắn, vuông, tròn, cao thấp. ...
-
Sắc cảnh cộng chung
có hai mươi thứ, nhưng không đề cập đến nơi đây.
-
2.
Thinh cảnh –
Tai nghe được âm thanh. Phân làm hai loại:
-
- Hữu tình danh -
những âm thanh ngôn ngữ có mang ý thức, chia làm hai:
-
- Âm thanh
có ý thức là những âm thanh làm vui tai như lời khen.
-
- Âm thanh
chẳng có ý thức là những âm thanh không làm vui tai như lời chê
bai, mắng nhiếc.
-
- Phi hữu tình danh -
Những âm thanh không có mang ý nghĩa, có hai:
-
- Âm thanh
có ý nghĩa là âm thanh làm vui tai như tiếng vỗ tay.
-
- Âm thanh
không thể có mang ý nghĩa, những âm thanh không làm vui tai như
lời tiếng ngáy, tiếng ho, tiếng vật bị rớt.
-
3.
Hương cảnh –
Mũi ngưởi lấy mùi hương. Có bốn loại tổng quát:
-
- Thơm
- Làm dễ chịu khi cảm thọ như mùi trầm hương, chiên đàn ...
-
- Thối
- Làm khó chịu khi cảm thọ như mùi hành, tỏi có mùi hăng nồng.
-
- Ðẳng
hương - Những mùi có lợi ích cho thân thể, như mùi dầu khuynh
diệp trị nghẹt mũi ....
-
- Bất
đẳng hương - Những mùi có hại cho thân thể, như mùi xăng dầu,
mùi gas ...làm hư não bộ.
-
4.
Vị cảnh - Lưởi
nếm hương vị, có tất cả sáu vị là đắng, cay, mặn, lạt, chua,
ngọt. Tùy theo tính ưu thích cảm thọ mà phân loại thành khả ý vị
(ưu thích), bất khả ý vị (không ưu thích), xả vị (bình thường).
-
5.
Xúc cảnh -
Thân thể đụng chạm, tiếp xúc với trần cảnh sinh cảm thọ. Chia
làm hai:
-
-
Năng tạo xúc -
Là hiển lộ của tứ đại đất, nước, gió lửa hoàn toàn như cứng,
ướt, ấm, động.
-
-
Sở tạo xúc -
Do tứ đại điều hoà mà sinh như láng, nhám, nặng, nhẹ, lạnh, đói,
khát. Vì thọ nên chúng sinh chấp có Mình, có cái của Mình (Ngã,
Ngã sở), do đó tâm tánh, ý tưởng và kiến thức của họ trở nên
điên đảo, mộng tưởng, tà loạn. Những sự trìu mến và khổ sở đều
từ thọ mà sinh ra muôn vàn trần lao, phiền não. Vì vậy, muốn
dứt ái, trước hết phải quán sát cảm thọ.
-
Thọ chính
là thức ăn để nuôi sống tâm thức con người. Cảm thọ như một dòng
sông trôi chảy tương tục trong đời người, nó không hề ngừng
nghỉ. Do đó, con đường giải thoát chính là sự thoát ly mọi nô lệ
của con người về sự cảm thọ của tâm thức vô minh. Những quả báo
xấu do thọ gây ra là vì muốn nhận lấy những sự vui sướng vô
thường, bất tịnh, người ta bất chấp tất cả để làm điều độc ác,
dứt các thiện căn của mình. Cũng chính vì thọ mà con người dễ sa
đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh cho đến chịu vô lượng khổ
não trong tam giới vì luân hồi, sinh tử.
-
Năm uẩn gồm
có thọ uẩn cũng là thành phần cấu tạo thành chúng sinh, thế
giới. Vì thọ uẩn cũng là những thứ che khuất Phật tính của chúng
sinh nên tâm bồ đề của chúng sinh bị lu mờ, không phát triển
được. Bởi vì không thấy được bản tâm bồ đề nên đạo tâm không
hiển lộ. Ðạo tâm không hiển lộ thì làm sao đạt được niết bàn
tịch tĩnh, thiện pháp lạc trú. Xưa nay, chúng sinh cứ bị năm thứ
này che lấp nên không thấy được tự tánh của chính mình phải lặn
ngụp trong biển ái sinh tử.
-
Ðể đối trị
với thọ uẩn, chúng ta có thể dùng nhiều phương pháp trong kinh
điển. Ở đây, chỉ đề cập đến thiền Tứ niệm xứ vì phương pháp này
của Phật Giáo Nguyên Thủy có quan hệ mật thiết với Bát Nhã Tâm
kinh là tâm cang, huyết mạch của Phật Giáo Bắc Tông. Trí tuệ Bát
Nhã là trí tuệ siêu việt từ dụng công tư duy, tu tập chứ không
phải từ nơi học thức thế gian tích tụ lại. Thiền Tứ Niệm Xứ nói
về bốn lãnh vực quán niệm, nói về cách thức tu tập, pháp hành.
Còn Bát Nhã Tâm Kinh nói về triết lý cao siêu, pháp học nên hợp
nhất và đi song song bên nhau, hổ trợ cho nhau. Có học phải có
hành, thật ra cả hai đều nói về năm uẩn nói chung trong đó có
thọ uẩn nói riêng.
-
Nếu trong kinh Bát
Nhã đề cập đến "chiếu kiến ngũ uấn giai không độ nhất thiết
khổ ách" nghĩa là phải nhận diện rõ ràng, chân thật năm uẩn
nói chung và thọ uẩn nói riêng là không có gì thực tiễn, tồn tại
cả. Nó chỉ là hoa đốm bay giữa hư không, là những lượn sóng nhấp
nhô, gợn lên giữa biển tâm mênh mông, vắng lặng. Nếu nói là có
nó, thì tại sao nó không tồn tại miên viễn chứ ? Hôm nay, tâm
vui, ngày mai, tâm buồn, ngày mốt tâm hờn giận .....Ðiều này
khiến cho hành giả cố gắng tìm tòi, suy tưởng, mượn những lý
thuyết giúp cho hiểu thấu được tánh không của năm uẩn nói chung,
thọ uẩn nói riêng. Cho nên mới tiếp nối là "Vô thọ tưởng
hành, thức" tức là không có chi hết, từ thọ cho đến thức đều
là một tánh không rổng rang. Nếu nhận thức được thọ uẩn vốn
không tự tánh, hư dối thì tâm bồ đề sẽ phát xuất, nương theo tâm
bồ đề mà tu cho đến ngày thành Phật.
-
Lý thuyết
Bát nhã như thế rồi thì phải thực hành làm sao để "Ðộ nhất
thiết khổ ách" bây giờ ? Trong thiền "Tứ Niệm Xứ" có một
phép quán gọi là "Quán Thọ thì khổ" để đối trị với thọ uẩn. Thọ
khổ thì khổ đã đành rồi, nhưng thọ lạc tức là vui cũng vẫn cứ
khổ như thường. Bởi vì trong cái vui đã hàm chứa một sự lo âu vì
dính mắc niềm vui trong tâm, khi tâm muốn chỉ được vui thôi mà
không được như ý vì nó không bao giờ vĩnh hằng cả, thì đã sinh
ra cảm giác phiền não, ưu bi là khổ thọ.
-
Phép quán
này chỉ dạy hành giả quán sát, ghi nhận trực tiếp và khách quan
tính cách sinh diệt của thọ uẩn. Nếu tinh tấn thực tập, sẽ đích
thân trực nghiệm được tính cách vô thường của thọ uẩn, khi hiểu
được vô thường sẽ hiểu được vô ngã. Vô ngã (anatta) của Bát Nhã
Tâm Kinh đứng trên phương diện một chúng sinh và không (sunyata)
của Tứ Niệm Xứ là đứng trên phương diện pháp giới.
-
Ðể thực
hành phép quán này, hành giả hãy "niệm thọ" hay "cảm giác".
Thực tập quán niệm cảm giác, giác tỉnh đang hiện hữu rồi chú tâm
ghi nhận "một cách khách quan" những cảm giác hay cảm thọ của
mình về vui sướng (lạc thọ), đau khổ (khổ thọ), không vui sướng
hay đau khổ (xả thọ), xem chúng khởi lên ra sao, biến mất như
thế nào, ghi nhận kỷ lưởng từng giai đoạn một mà tư duy từng cảm
thọ một.
-
Thông thường, người
ta hay thất vọng khi chứng nghiệm về thọ khổ, phấn khởi bằng
lòng với thọ lạc. Tuy nhiên, trong công trình tu tập, theo dõi,
niệm thọ sẽ giúp cho hành giả chứng nghiệm tất cả cảm giác một
cách khách quan, với tâm xả thật bình thản, nhất là cố tránh cho
con người khỏi bị chao động bởi cảm giác chi phối, phân biệt hai
bên, phải buông bỏ tất cả những lệ thuộc nơi cảm giác để không
làm nô lệ cho nó.
-
Tóm lại,
trong Bát Nhã Tâm kinh, thọ uẩn là cửa ngỏ, là quả của sắc,
lànguyên nhân chính trong năm uẩn để gây nên điên đảo, mộng
tưởng. Trong mười Hai Nhân Duyên, thọ là móc xích giữa xúc và
ái, cũng là lý do để đi đến móc xích sinh, lão, tử. Nếu không
muốn cảm thọ thì nên vô tâm, nên thực hành hạnh xả ly từ năm
giác quan. Mỗi ngày, đừng dụng tâm để năm giác quan tác ý gì
nhiều với trần cảnh mỗi khi tiếp xúc. Dỉ nhiên là phải biết tất
cả, nhưng biết để màsống và sinh hoạt, phải thực hành biết với
tâm không phân biệt, thương ghét, dính mắc vào bất cứ pháp trần
nào. Nên ghi nhớ một chữ "LY" quan trọng khi tiếp xúc với trần
cảnh.
-
Ðể đạt đến
trạng thái này, gọi là "như như bất động", "vững như bàn
thạch" hay "bát phong bất động", hành giả phải trải qua một quá
trình công năng thực hành, quán chiếu theo dõi tâm thức đều
đặn, thật lâu và liên tục mới biết được khi nào tâm bắt đầu cảm
thọ. Chỉ biết và nhận diện nó thôi để dừng lại kịp thời cũng là
có kết quả tốt rồi. Các cụ ngày xưa vẫn dùng câu tục ngữ "dù
ai nói ngữa nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiền ba chân"
để khuyên con cháu đừng chạy theo thinh trần bên ngoài, chạy
theo lời nói, ý kiến người khác hầu thay đổi ý kiến mình.
-
Không cảm
thọ cũng giống như hai tờ giấy khi chồng lên nhau không có keo
nên gở ra rất dễ dàng. Còn cảm thọ giống như hai tờ giấy chồng
lên nhau có phết keo, rất khó khăn khi gở, tùy theo phết nhiều
hay ít keo. Ðể tránh cảm thọ, phải thực tập chánh niệm, theo dõi
hơi thở, câu niệm phật, trì chú, công án ... tùy theo căn cơ
hạp với phương pháp nào mà áp dụng.
-
Kinh Kim Cang có câu
"Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm", không "TRỤ" hay "LY" cũng như
vậy. Ðó là chận giặc từ bên ngoài, trước ngỏ. Người đời thường
có câu rất hay nhưng thực tế như:
-
"Thây/mặc kệ nó đi",
"Ðể ý làm gì cho mệt tâm", "Cho nó qua đi", "Ồ, đó đâu phải
chuyện của mình"
-
Tuy bình dân, đơn
giản mà rất hay, có lý lẽ lắm chứ vì thế nên các thiền sư thường
dùng được ghi lại trong nhiều sách về tu thiền.
-
Ngược lại,
nếu chính hành giả cảm thấy, hay ai đó nói với hành giả rằng:
-
"Thật là chướng tai,
gai mắt", "Thật là bực mình", "Tức quá đi thôi"
-
Khi ấy, hành giả phải
hiểu là dòng sông cảm thọ đang nổi sóng ầm ì đi ngang qua cõi a
tu la để nhà trống cho giặc cướp xông vào. Phải biết tỉnh thức
ngay để còn nhận diện được chính mình mà dừng lại tức thì rồi
dùng những phép quán như huyễn tam ma đề hay quán thọ thì khổ
như đã nêu trên mà quán triệt nó hoàn toàn.
-
Ðể kết thúc
bài này, câu chuyện về đức Thế Tôn cảm thọ về thân ra sao, được
kể lại trong bộ kinh Cõi Thiên Tương Ưng tập I, như sau:
-
-
Chương I
-
TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN
-
PHẨM IV. PHẨM QUẦN TIÊN
-
VIII.
MIẾNG ÐÁ VỤN
-
(Tạp, Ðại 2,355a) (Biệt Tạp, Ðại 2,473c) - (S.i,27) (trang 64)
-
1)
Như vầy tôi
nghe.
-
Một thời Thế Tôn ở
Ràjagaha (Vương Xá), tại vườn Nai(Maddakucchi).
-
2)
Lúc bấy giờ,
chân Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải. Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt.
Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không
khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác,
nhẫn chịu không phiền não.
-
3)
Rồi Thế Tôn
cho trãi áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía
hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, chánh
niệm tỉnh giác.
-
4)
Rồi bảy trăm
quần tiên Satullapakàyikà, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc
thù thắng chói sáng toàn vùng Maddakucchi, đi đến Thế Tôn; sau
khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
-
5)
Ðứng một bên,
một vị Thiên đọc lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:
-
- Sa-môn Gotama thật
là bậc Long tượng. Và với tư cách Long tượng, Ngài nhẫn chịu
thân thọ khởi lên, đau khổ, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt,
không khoái tâm, không thích thú. Ngài chánh niệm tỉnh giác,
nhẫn chịu không phiền não.
-
6)
Rồi một vị
Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:
-
-Sa-môn Gotama thật
là bậc Sư tử. Và với tư cách Sư tử, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi
lên, khổ đau ... không có phiền não.
-
7)
Rồi một vị
Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn
-
-Sa-môn Gotama thật
là Lương tuấn mã. Và với tư cách Lương tuấn mã, Ngài nhẫn chịu
thân thọ khởi lên, khổ đau ... không có phiền não.
-
8)
Rồi một vị
Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:
-
-Sa-môn Gotama thật
là Ngưu vương. Và với tư cách Ngưu vương, Ngài nhẫn chịu thân
thọ khởi lên, khổ đau ... không có phiền não.
-
9)
Rồi một vị
Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:
-
-Sa-môn Gotama thật
là bậc Nhẫn nại Kiên cường. Và với tư cách bậc Nhẫn nại Kiên
cường, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau ... không có
phiền não.
-
10)
Rồi một vị
Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:
-
- Sa-môn Gotama thật
là bậc Khéo điều phục. Và với tư cách bậc Khéo điều phục, Ngài
nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau ... không có phiền não.
-
11)
Rồi một vị
Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:
-
-Hãy xem tâm của Ngài
khéo được tu tập Thiền định và giải thoát, không có nổi lên,
không có chìm xuống, mọi hành động được tác thành, không có ai
kích thích. Ai có thể nghĩ mình đi ngược lại một Long tượng như
vậy, một bậc Sư tử như vậy, một bậc Lương tuấn mã như vậy, một
bậc Ngưu vương như vậy, một bậc Nhẫn nại Kiên cường như vậy, một
bậc Nhiếp phục như vậy, trừ phi là một người mù.
-
Các vị Bà-la-môn,
-
Tinh thông năm Vệ-đà,
-
Dầu tu tập khổ hạnh,
-
Cho đến hàng trăm
năm,
-
Tâm họ không có thể,
-
Chơn chánh được giải
thoát.
-
Tự tánh quá hạ liệt,
-
Không đến bờ bên kia,
-
Bị khát ái chi phối,
-
Bị giới cấm trói
buộc,
-
Dầu tu tập khổ hạnh,
-
Cho đến hàng trăm
năm,
-
Tâm họ không có thể,
-
Chơn chánh được giải
thoát.
-
Tự tánh quá hạ liệt,
-
Không đến bờ bên kia.
-
Ở đời không nhiếp
phục,
-
Kiêu mạn cùng các
dục,
-
Tâm không được an
tịnh,
-
Không tu tập thiền
định.
-
Ở trong rừng cô độc,
-
Nhưng tâm tư phóng
dật,
-
Vị ấy khó vượt khỏi,
-
Sự chinh phục tử
thần.
-
Nhiếp phục được kiêu
mạn,
-
Khéo tu tập Thiền
định,
-
Tâm tư khéo an tịnh,
-
Giải thoát được viên
mãn,
-
Ở trong rừng cô độc,
-
Tâm tư không phóng
dật,
-
Vị ấy khéo vượt
khỏi,
-
Sự chinh phục tử
thần.
-
-
Chương IV
-
TƯƠNG ƯNG ÁC MA
-
PHẨM II. PHẨM THỨ HAI
-
III.
PHIẾN ÐÁ (S.i, 110) (Trang 245)
-
1)
Như vầy tôi
nghe.
-
Một thời Thế Tôn ở
Ràjagaha (Vương Xá), tại Maddakucchi, vườn Nai (Migadaya).
-
2)
Lúc bấy giờ,
chân Thế Tôn bị phiến đá gây thương tích. Thế Tôn cảm xúc khốc
liệt, toàn thân đau đớn, nhói đau, đau nhức mãnh liệt, không
thích thú, không vừa ý. Và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn
chịu không để tâm tư buồn nản.
-
3)
Rồi Ác ma đi
đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này với Thế Tôn:
-
Sao Ngài uể oải nằm,
-
Hãy tìm thơ, tìm vận,
-
Phải chăng việc sai
biệt,
-
Không chờ đợi Ngài
làm,
-
Phải một mình cô độc,
-
Trên ghế giường nằm
ngồi,
-
Với gương mặt ngái
ngủ,
-
Sao Ngài ngủ như vậy?
-
(Thế Tôn):
-
Ta không uể oải nằm,
-
Không tìm thơ, tìm
vận,
-
Mục đích Ta đã đạt,
-
Ðâu có sầu nuộn gì!
-
Ta nằm ngồi một mình,
-
Trên ghế giường vắng
lặng,
-
Yên tĩnh Ta nằm nghỉ,
-
Tâm từ thương chúng
sanh.
-
Những kẻ ngực bị đâm,
-
Hổn hển tim dồn dập,
-
Vẫn tìm được giấc
ngủ,
-
Dầu bị thương tích
nặng.
-
Sao Ta lại không ngủ,
-
Khi không bị thương
tích,
-
Khi thức không âu lo,
-
Khi ngủ chẳng sợ hãi,
-
Ngày đêm không khởi
lên,
-
Phiền não bận lòng
Ta?
-
Ta không thấy tai
hại,
-
Một chỗ nào trên đời,
-
Do vậy ta nằm nghỉ,
-
Tâm từ thương chúng
sanh.
-
4)
Rồi Ác ma biết
được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất
vọng liền biến mất tại chỗ ấy.
-
(Adelaide -
Muà An Cư 2002)
- --o0o--
|
|